Lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án nhà máy chế biến trái cây, công suất 168.000 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm đầu ra của dự án là các sản phẩm được chế biến từ trái cây (xoài, chuối, đu đủ, rau của và các loại trái cây khác) đạt chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngày đăng: 11-04-2025
43 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT...................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ........................................................... v
Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ....................................................... 1
2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư.. 3
2.3. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)..... 3
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư............................................... 4
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư....10
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư.... 18
4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng sử dụng của dự án...... 18
5.2. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án......................................... 35
Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 38
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có).... 38
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường.............. 39
Chương III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ....... 41
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án................................................ 45
2.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải........................ 45
2.3. Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải......... 58
2.4. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải..................... 58
2.5. Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi.... 58
3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án...58
3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí............................................ 59
3.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt............................................................. 61
Chương IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG... 64
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư...64
1.1. Đánh giá, dự báo các tác động................................................................... 64
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................ 89
2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành....96
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động.................................................................. 96
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện....... 118
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............................ 151
3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư;............ 151
3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục;....151
3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác;............ 152
3.4. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;.... 152
3.5. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường............. 154
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo................. 157
4.3. Nhận xét về mức độ tin cậy của các đánh giá............................................ 158
Chương V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC....159
Chương VI. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............... 160
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có)...................... 160
Chương VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.... 161
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư........... 161
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải....161
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật........ 162
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................ 162
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.................................... 164
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan... 164
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm................................ 164
3.1. Kinh phí thực hiện quan trắc nước thải.................................................... 165
3.2. Kinh phí thực hiện quan trắc khí thải lò hơi....................................... 165
Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................. 166
PHỤ LỤC BÁO CÁO............................................... 168
Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần .....
Địa chỉ văn phòng: .....Long Hậu, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Đại diện theo pháp luật của chủ dự án: ........
Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị
Quốc tịch: Việt Nam
Điện thoại: ........ Email:.........
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần ...., mã số doanh nghiệp số .... do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp; đăng ký lần đầu vào ngày 14/10/2020.
Diện tích khu đất dự án “Nhà máy chế biến trái cây công suất 168.000 tấn sản phẩm/năm” là diện tích 20.528 m2.
Vị trí khu đất quy hoạch thuộc thửa đất số ........ tọa lạc thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nằm trong khu đô thị thông minh Rồng Xanh
Tứ cận khu đất như sau:
Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí tiếp giáp và ranh giới khu đất thực hiện dự án
Khoảng cách từ dự án đến các đối tượng kinh tế xã hội trong khu vực là:
Dự án nằm trong khu đô thị thông minh Rồng Xanh thuộc Thị trấn Thường Thới Tiền, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp, các đối tượng tự nhiên có mối tương quan với dự án là cửa ngõ phía bắc của tỉnh Đồng Tháp, Huyện Hồng ngự có nhiều đường giao thông thủy bộ đi qua. Quốc lộ 30 nối Hồng Ngự với Thành phố Hồ Chí Minh. Đường Hồng Ngự - Sa Rài (20km) nối Hồng Ngự với huyện Tân Hồng. Kinh Trung Ương nối Hồng Ngự với huyện Vĩnh Hưng (Long An). Huyện Hồng Ngự còn là đầu mối đi Phú Tân, Long Xuyên, Tân Châu, Châu Đốc, đặc biệt con song Tiền, Sở Thượng, Sở Hạ giữ vị trí giao lưu quốc tế giữa hai nước Việt Nam – Campuchia trong quan hệ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Giao thông phát triển cả về đường thủy và đường bộ tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa cả trong và ngoài nước được thuận lợi. Kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện Hồng Ngự cũng tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển đô thị và du lịch làm động lực phát triển Thương mại - Dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường
Theo sơ đồ khảo sát hiện trạng xung quanh dự án là các khu dân cư hiện hữu sầm uất, có đầy đủ hạ tầng xã hội như: Trường Tiểu học Thường Thới Tiền 1; Trường THPT Hồng Ngự 3, Công ty May mặc Gia Bảo, Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự, chợ Thường Thới, Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Hồng Ngự, Chi cục thuế huyện Hồng Ngự khoảng 600m; Bến Phà Mương Miễu (Tân Châu - Hồng Ngự), UBND Huyện Hồng Ngự, Bệnh viện đa khoa huyện Hồng Ngự, Công An Huyện Hồng Ngự. Các công trình này hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho dự án (y tế công cộng,...) khi dự án đi vào hoạt động tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư như sau:
Dự án “Nhà máy chế biến trái cây công suất 168.000 tấn sản phẩm/năm” có tổng mức vốn đầu tư: 250.000.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi tỉ đồng) là dự án đầu tư mới, thuộc mục số 2, I các dự án nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm; Phụ lục IV, nhóm II, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường thì dự án “Nhà máy chế biến trái cây Nova-Thabico, công suất 168.000 tấn sản phẩm/năm” thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề xuất cấp Giấp phép môi trường (GPMT). Hồ sơ đề xuất cấp Giấp phép môi trường của dự án trình UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt.
Quy mô, công suất: dự án được triển khai trên khu đất có diện tích 20.528 m2 được phê duyệt Quyết định thiết kế tổng mặt bằng số 961a/QĐ-UBND-NĐ ngày 04 tháng 03 năm 2021 và Quyết định Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án số 495/QĐ-UBND-HC ngày 28 tháng 04 năm 2021 được xây dựng trên đất bao gồm: Nhà xưởng sản xuất chính với diện tích đất là 6.679,53 m2, gồm có 1 tầng, bố trí các hạng mục phục vụ cho quá trình sản xuất và quá trình lưu trữ hàng thành phẩm như khu vực lắp đặt dây chuyền sản xuất, kho vật tư, kho thành phẩm, khu đóng gói, khu đóng gói bằng máy, khu vực sản xuất, kho vật tư, phòng y tế và một số hạng mục khác; Nhà lựa nguyên liệu xây dựng trên diện tích đất 1.311,75 m2, gồm có 1 tầng, bố trí các hạng mục phục vụ cho quá trình lựa nguyên liệu. Nhà văn phòng xây dựng trên diện tích đất diện 500 m2, gồm có 2 tầng, bố trị khu vực làm việc cho nhân viên quản lý và lao động gián tiếp. Ngoài ra còn có nhà bảo vệ, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà trạm bơm-tủ điện, nhà xe công nhân, trạm xử lý nước thải, khu vực xử lý nước cấp, bể PCCC, phòng máy, trạm cân, khu vực để rác sinh hoạt, khu vực chứa rác nguy hại, khu vực lưu chứa chất thải rắn sản xuất và các công trình phụ trợ khác phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty. Dự án hoạt động với sản phẩm chế biến trái cây, rau củ công suất 168.000 tấn sản phẩm/năm.
- Công nghệ và loại hình dự án: Sản xuất các sản phẩm trái cây các loại đông lạnh: xoài, chuối, đu đủ, đậu nành, rau, bắp …; Loại hình dự án đầu tư là vốn tư nhân.
b.Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch đất tại dự án như sau:
Bảng 1. 1. Cân bằng đất đai dự án
STT |
Loại đất |
Diện tích (m²) |
Mật độ xây dựng (%) |
1 |
Đất xây dựng công trình |
9.431,27 |
45,94 |
2 |
Cây xanh |
4.591,67 |
22,37 |
3 |
Đất hạ tầng kỹ thuật, giao thông, bãi xe |
5.513,90 |
31,69 |
4 |
Tổng diện tích khu đất |
20.528,00 |
100,00 |
(Thuyết minh dự án, 2022)
Các hạng mục công trình của dự án
Đất xây dựng Dự án Nhà máy chế biến trái cây với diện tích 20.528 m2 nằm trong quy hoạch chung đô thị, xác định chức năng sử dụng đất theo quy hoạch là đất sản xuất kinh doanh. Dự án được đầu tư xây dựng trên khu đất có:
Với các hạng mục công trình như sau:
Bảng 1. 2. Các hạng mục công trình của dự án
STT |
Hạng mục |
Số tầng |
Chiều cao |
Diện tích sàn (m2) |
Diện tích xây dựng (m2) |
1 |
Nhà xưởng chính |
1 |
|
6,679.53 |
6,679.53 |
2 |
Nhà văn phòng Tầng 1 |
2 |
|
500.00 |
500.00 |
|
Nhà văn phòng Tầng 2 |
|
500.00 |
|
|
3 |
Nhà ăn + WC Tầng 1+ nhà xe 2 bánh |
2 |
|
402.00 |
402.00 |
|
Nhà ăn Tầng 2 |
|
402.00 |
|
|
4 |
Nhà lựa nguyên liệu |
1 |
|
1,311.75 |
1,311.75 |
5 |
Nhà xe công nhân |
1 |
|
402.00 |
402.00 |
6 |
Nhà bảo vệ (cổng chính) |
1 |
|
40.00 |
40.00 |
7 |
Nhà rác |
1 |
|
96.00 |
96.00 |
|
Tổng diện tích |
|
|
10,333.28 |
9,431.28 |
Hình 1. 2. Mặt bằng tổng thể dự án
2.Các hạng mục công trình chính dự án
Nhà xưởng sản xuất chính
Nhà xưởng của công ty được xây dựng với diện tích xây dựng 6.679,53m2, khung kèo thép, xà gồ Z200, mái tôn dày 4,5 dem, tường trần Panel chống cháy, mặt bằng bố trí: dock xuất hàng, kho lạnh, phòng đêm, phòng bao bị, khu đông thủng, khu sơ chế cận, đóng gói tự động, khu cấp đồng, thay đồ cấp đông, khu sơ chế, khu rửa, phòng hóa chất, phòng QC online, phòng chứa CCDC. Kết cấu: Hệ dầm sàn kết cấu bê tông cốt thép, móng cọc ly tâm, hệ khung kèo thép tổ hợp, mái lợp tôn dày. Tại nhà xưởng sản xuất chính, CĐT bố trí kho chứa hóa chất, cụ thể như sau:
Nhà văn phòng
Nhà văn phòng được xây dựng với diện tích 500m2, gồm 02 tầng, diện tích sàn 1.000 m2, mặt bằng tầng 1 bố trí phòng tổng hợp, phòng họp, phòng giám đốc, phòng kế toán, phòng thay đồ bảo hộ, phòng vệ sinh. Mặt bằng tầng 2 bố trí phòng chủ tịch, phòng phó chủ tịch, phòng giám đốc, phòng họp, phòng vệ sinh. Kết cấu: Hệ khung kết cấu bê tông cốt thép, móng cọc ly tâm, Tường xây gạch, nền lát nền gạch, Trần thạch cao, tường bả matic, sơn nước, hệ thống cửa khung nhôm kính.
Nhà lưạ nguyên liệu
Được xây dựng với diện tích xây dựng 1.311,75m2, khung kèo thép, xà gồ Z200, mái tôn dày 4,5 dem, tường trần Panel chống cháy. Mặt bằng bố trí: Khu vực nhập hàng, phòng ủ 1, phòng ủ 2, khu vực hàng chuẩn bị sản xuất (sau ủ), nhà lựa nguyên liệu, kho bao bì vật tư, kho hóa chất, Khu vực thay bảo hộ lao động, Khu vực rửa tay vào khu sản xuất, lối vào, phòng nam, phòng nữ.
Nhà ăn + nhà xe:
Diện tích: 402 m2, chiều cao khoảng 8 m. Có 2 tầng: tấng 1 là nhà vệ sinh công nhân nhà ăn, nhà xe 2 bánh. Tầng 2: là nhà ăn
Kết cấu: Hệ khung kết cấu bê tông cốt thép, móng cọc ly tâm, tường xây gạch, nền bê tông, tường bả matic, sơn nước, hệ thống cửa cuốn, cửa exit thoát hiểm, Sàn mái tạo dốc, chống thấm bằng sika.
Nhà xe công nhân :
Diện tích: 402 m2, chiều cao 8m, Gồm 01 tầng.
Kết cấu: Hệ khung kết cấu bê tông cốt thép, móng cọc ly tâm, Khung kèo thép, xà gồ thép, mái tôn dày, tường gạch.
Nhà rác :
Diện tích: 96 m2, chiều cao khoảng 3,8 m, Mặt mái lợp tôn.
Kết cấu: Khung kèo mái, xà gồ hộp 50x100x1,9, mái tôn dày 4,5 dem.
Nhà bảo vệ:
Diện tích: 40 m2, chiều cao 3,5 m, Mặt bằng tầng 1: Thiết bị, bàn làm việc, Mái bê tông;
Kết cấu: Hệ khung kết cấu bê tông cốt thép, móng đơn, Tường xây gạch, nền bê tông, tường bả matic, sơn nước, hệ thống cửa nhôm kính, sàn lát gạch Ceramic 600x600.
Bãi tiếp nhận nguyên liệu
Được bố trí ở phía Nam khu đất, tiếp giáp với sông Tiền thuận tiện cho công tác vận chuyển Trái cây theo đường thủy. Gồm 01 bãi tiếp nhận nguyên liệu diện tích 1.200m2.
Bãi chứa nguyên liệu được sử dụng để tiếp nhận nguyên liệu Trái cây các loại (Nguyên liệu trái cây, rau củ tại vườn trước khi vận chuyển về dự án). Bãi chứa có mái che, dạng nhà khung thép bán kiên cố, do vậy sẽ ngăn ngừa được nước mưa tràn vào nên sẽ không phát sinh nước mưa nhiễm bẩn từ khu vực này.
B. Các hạng mục công trình phụ trợ dự án
Hệ thống cấp nước
Chủ đầu tư dự kiến xin sử dụng nguồn nước cấp trong khu đô thị thông minh Rồng Xanh được lấy từ nhà máy nước Q (năm 2020) = 3.000 m3/ngày; Q (năm 2030) = 6.000 m3/ngày đồng thời cấp cho đô thị Thường Thới Tiền, khu dân cư xã Thường Phước 2 nằm dọc ĐT.841 và cụm công nghiệp 45 ha. Chủ dự án sẽ liên hệ với đơn vị cấp nước khu vực để tiến hành công tác đấu nối phục vụ cho dự án.
Hệ thống cấp nước chữa cháy: Nước chữa cháy được dự trữ tại bể chứa nước. Dự tính khi có sự cố cháy, lưu lượng nước cần chữa cháy có lưu lượng q = 10 lít/s, theo TCVN 2633:1995, số đám cháy xảy ra đồng thời là 1 đám cháy. Như vậy, lưu lượng cần để chữa cháy liên tục trong vòng 20 phút: Qcc = 12m3 (10 l/s x 20 phút x 60s).
Ngoài ra, CĐT có bố trí hệ thống xử lý nước thải đã qua xử lý. Sử dụng công nghệ làm mềm nước, để tái sử dụng nước thải sau xử lý, phục vụ cho nhà vệ sinh, tưới cây. Bể chứa nước cấp tái sử dụng đặt ở phía Tây Bắc của khu đất. Dung tích của bể chứa 50m3. Lượng nước cấp tái sử dụng dự kiến là 20m3/ngày.
Hệ thống cung cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho dự án giai đoạn đầu là trạm biến thế 110/22 kV – 2x40MVA Hồng Ngự. Chủ dự án sẽ liên hệ với Công ty Điện lực Đồng Tháp tiến hành công tác đấu nối điện và lắp đặt Trạm biến áp 2.000kVA phục vụ cho dự án. Từ trạm biến áp đến các hạng mục công trình dùng cáp điện CXV chôn ngầm đi đến các tủ điện trước khi phân phối vào các tủ điện.
Nguồn điện được lấy từ trạm biến thế trung gian 110/22 kV. Sau đó thông qua các tủ phân phối sẽ phân phối điện năng đến các tải cần tiêu thụ (đèn chiếu sáng, các thiết bị máy móc sản xuất,...). Trong suốt quá trình cung cấp điện trên toàn bộ mạng điện đều được trang bị các thiết bị bảo vệ cũng như các thiết bị điều khiển để điều khiển và bảo vệ theo ý muốn của người sử dụng.
Sử dụng cáp đi từ tủ điện chính đến từng khu vực. Cáp đi trong ống HPDE.
Ngoài ra dự án dự kiến sử dụng 01 máy phát điện dự phòng 825kVA để dự phòng trong trường hợp mất điện.
Hệ thống giao thông
Nhà máy nằm ở vị trí triến lược có 2 mặt tiền ( Mặt tiền Đường D-05 và D-07). Dự án nằm dọc đường kè sông Tiền gần bến phà Hồng Ngự - Tân Châu, thuận lợi cho cả giao thông đường thủy và đường bộ, thích hợp cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa và nguyên liệu.
Đường nội bộ bố trí thuận tiện đến các hạng mục, đảm bảo xe tải nặng và xe chữa cháy đi lại dễ dàng.
Kết cấu đường: Móng cấp phối đá dăm, mặt nhựa thâm nhập, thảm bê tông nhựa nóng cho đường chính, các đường khác sử dụng cấp phối đá.
- Đảm bảo khối lượng xe ra vào trong ngày.
Sân bãi, bãi xe container
Được bố trí phía Đông khu đất với diện tích 1.800m2.
C. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
Hệ thống thu gom nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải thiết kế riêng biệt nhau. Nước mưa từ các mái được thu gom bởi ống PVC D90- D200mm về tầng trệt, sau đó dẫn vào đường ống thoát nước mưa chính, mưa chảy tràn trên mặt bằng khuôn viên nhà máy được thu gom theo hệ thống thoát cống làm bằng HPDE ngoài nhà D200- D600mm có nắp đậy chạy vòng quanh các nhà xưởng, hạng mục xây dựng và đường nội bộ, khoảng 10 -21m có 1 hố ga. Hệ thống cống thoát nước có độ dốc i = 0,5% thu gom nước mưa chảy tràn trên mặt đất và đấu nối ra hệ thống thoát nước mưa tại 2 điểm trên đường D05 và D07. Toàn lượng nước phát sinh tại dự án sẽ đấu nối vào tuyến thu gom nước mưa dọc tuyến đường D05 và D07 của khu đô thị thông minh Rồng Xanh đã hoàn thành với đường cống kính D600- D800mm. Hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải thiết kế riêng biệt nhau.
Hệ thống thu gom, thoát và xử lý nước thải
Nước thải phát sinh tại các khu vực như khu vực sản xuất, khu văn phòng, phòng máy, nhà ăn + WC, bếp phòng ăn, nhà bảo vệ sẽ được thu gom về hệ thống xử lý nước thải. Cụ thể như sau:
Hình 1. 3. Phương án thu gom nước thải của dự án
Nước thải sinh hoạt tại khu văn phòng, nhà bảo vệ, WC: sẽ được thu gom bởi ống thoát nước thải đen & ống thoát nước thải xám vào bể tự hoại. Nước thải sau bể tự hoại sẽ được dẫn đến hệ thống xử lý nước thải để đưa vào xử lý.
Đối với nước thải phát sinh tại Bếp & phòng ăn: sẽ được thu gom & dẫn về bể tách mỡ sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải để đưa vào hệ thống xử lý.
Đối với nước thải phát sinh tại phòng vệ sinh khu nhà ăn: sẽ được thu gom & dẫn về bể vào bể tự hoại. Nước thải sau bể tự hoại sẽ dẫn về hệ thống xử lý nước thải để đưa vào hệ thống xử lý.
Nước thải từ Phòng máy 1 (nước thải trong khu vực phòng máy), sẽ được gom vào bể tách dầu sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải để đưa vào hệ thống xử lý. – Nước thải của khu vực sản xuất sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải để đưa vào hệ thống xử lý. Tất cả nước thải sản xuất và hệ thống nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại sẽ theo hệ thống ống thu gom về HTXLNT công suất 450m3/ngày.đêm. HTXLNT của dự án có công suất 450 m3/ngày.đêm được bố trí ở phía Tây Bắc khu đất. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT – cột A một phần tái sử dụng vào việc sử dụng nhà vệ sinh, tưới cây, rửa đường (20m3/ngày.đêm). Phần còn lại đấu nối về hệ thống thoát nước chung của khu vực trên đường D05. Vị trí đấu nối được thể hiện tại bản vẽ đính kèm báo cáo.
Hệ thống xử lý khí thải
Khu vực xử lý khí thải được bố trí tại khu vực nhà chứa lò hơi phía Tây Bắc của dự án với diện tích 50m2. Hệ thống xử lý khí thải bao gồm các ống đấu nối khí thải bằng thép CT3 từ khu vực lò sấy đi qua bể dập bụi ướt, tháp hấp thụ bằng Inox304 được gia công, lắp đặt phù hợp với lưu lượng xử lý yêu cầu. Khí thải sau xử lý được thải ra môi trường bên ngoài bằng ống khói có chiều cao phù hợp.
Khu vực lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường
Khu vực lưu chứa chất thải rắn thông thường của dự án có diện tích khoảng 60m2 được bố trí ở phía Bắc khu đất. Có cửa ra vào, với kích thước 12m x 5m để thuận tiện cho việc thu gom và vận chuyển chất thải. Bên trong nhà chứa có ngăn thành từng lô. Mỗi lô để chứa mỗi loại chất thải riêng.
Khu vực tập kết chất thải rắn sinh hoạt
Khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt có diện tích 18 m2 được bố trí phía Bắc khu đất, có mái che, kết cấu khung sắt, vỉ kèo. Tại đây bố trí các thùng chứa rác sinh hoạt bằng composite. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hằng ngày được tập trung vào các thùng rác sau đó được chuyển và bàn giao với đơn vị xử lý chất thải vào thời điểm cố định trong ngày.
Kho chứa chất thải nguy hại
Kho chứa chất thải nguy hại có diện tích khoảng 18m2, được bố trí trong khu vực phía Bắc khu đất dự án. Bên trong bố trí các thùng chứa chuyên dụng, có dán nhãn và biển báo theo quy định.
Kết cấu kho được xây dựng theo đúng quy định theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Hệ thống PCCC
Hệ thống cấp nước PCCC cho Dự án thiết kế áp dụng theo các tiêu chuẩn sau:
+Tiêu chuẩn TCVN 4513:1993 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế;
+Tiêu chuẩn TCVN 2622:78 và TCVN 2622:1995 – Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình; +Tiêu chuẩn TCVN 5739:1993 – Thiết bị chữa cháy – Đấu nối;
+Tiêu chuẩn TCVN 3890: 2009 – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Hệ thống cây xanh
Tổng diện tích cây xanh và cây xanh cách ly của dự án là 4.591,67 m2; chiếm 22,37% diện tích dự án. Cây xanh được bố trí trồng dọc theo đường trục chính, đường chính, xung quanh nhà máy, xung quanh khu vực xử lý khí thải, nhà vệ sinh. Trồng các loại cây có tán lá rộng để tạo bóng mát, nhằm giảm tiếng ồn và chắn nắng cho khu nhà xưởng.
Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Quy trình công nghệ sản xuất
a). Công nghệ sản xuất trái cây đông lạnh
Hình 1. 4. Quy trình sản xuất trái cây đông lạnh
Thuyết minh quy trình sản xuất
Nguyên liệu:
Trái cây sau khi thu hoạch được công ty mua từ nhà vườn và vận chuyển về nhà máy phải tiến hành kiểm tra chất lượng, nguồn gốc và số lượng. Sau đó quan sát màu sắc, mùi vị cũng như các biểu hiện bên ngoài thật kỹ càng để tiến hành phân loại.
Phân loại theo màu sắc: dựa vào sự khác nhau về màu sắc trên vỏ quả để xác định mức độ chín. Quá trình phân loại được tiến hành trên băng tải khi cho trái cây vận chuyển trên băng tải.
+ Trái cây chín: đủ tiêu chuẩn sẽ đưa được vào khu vực sơ chế
+ Trái cây chưa chín: sẽ được đưa vào kho trữ trái cây để ủ chín, khi chín sẽ được đưa vào khu vực sơ chế.
Rửa vỏ trái cây:
Trái cây đạt chuẩn đi theo băng chuyền tới bể rửa. Nước dùng để rửa quả phải đảm bảo nước đạt chỉ tiêu nước chế biến thực phẩm. Nước phải được thay thường xuyên để tránh tích tụ các chất hữu cơ và ngăn ngừa ô nhiễm vi sinh lây lan sang quả tươi.
Cho quả vào bể sục ô zôn để khử trùng. Cho trái cây bể rửa, đổ nước ngập bề mặt. Tiến hành sục ô zôn với nồng độ được sử dụng để khử trùng là 20 ppm và thời gian 10 ÷ 15 phút. Sau khử trùng rửa lại và làm ráo.
Gọt vỏ/tách hạt:
Tiến hành loại bỏ các phần không sử dụng của trái cây. Dùng tay/dao hoặc kéo loại bỏ cuống, vỏ, hạt phần quả bị hư hỏng, dập nát.
Rửa:
Sau khi sơ chế các phần thừa đem trái cây đi rửa và làm ráo.
Cắt miếng:
Trái cây sẽ đi theo băng chuyền vào thiết bị cắt, thái. Tùy từng loại trái cây mà thiết kế kích thước cần cắt cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đóng gói, bảo quản và phân phối
Nên chọn những phần thịt quả đồng đều về màu sắc để đảm bảo sự đồng nhất về màu sắc, độ chín của các lát cắt sau này.
Tiến hành chọn lại để loại trừ các mảnh quả bị cắt nhỏ, vụn, nát. Các mảnh quả được chọn sẽ để riêng, phế liệu quả sẽ được để riêng
Đóng gói:
Trái cây cắt miếng đã được chọn lọc sẽ đem đi đóng gói và dán nhãn sản phẩm. Đóng gói đúng khối lượng, kích thước để đảm bảo cho quá trình bảo quản và vận chuyển.
Trữ kho đông:
Đưa thành phẩm vào kho trữ đông để chờ xuất bán theo yêu cầu đặt của khách hàng. Kho trữ đông có nhiệt độ – 20oC. Quá trình này có thể giữ được >95% độ tươi của trái cây nên thời gian bảo quản có thể lên đến vài tháng. Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra sản phẩm để có biện pháp xử lý các sản phẩm hư hỏng một cách kịp thời.
b).Công nghệ sản xuất rau, bắp & các loại rau khác đông lạnh
Hình 1. 5. Quy trình sản xuất rau, bắp & các loại rau khác đông lạnh
Thuyết minh quy trình sản xuất
Nguyên liệu:
Rau củ sau khi được mang về nhà máy phải kiểm tra chất lượng, nguồn gốc và số lượng. Sau đó quan sát màu sắc, mùi vị cũng như các biểu hiện bên ngoài thật kỹ càng để phân loại.
Các thực phẩm rau củ quả tươi ngon, không úa, héo … và nếu đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành đem vào khu vực sơ chế. Nếu không đạt chuẩn sẽ đem đi hủy bỏ.
Rửa rau:
Phần lớn rau quả được thu hái từ môi trường tự nhiên cho nên trên bề mặt của chúng có chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có thể có vi sinh vật gây bệnh, vi sinh vật sinh độc tố. Mặt khác trên bề mặt của rau quả còn có các chất hữu cơ, vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật. Bởi vậy việc rửa sạch rau quả trước khi chế biến không thể bỏ qua.
Nước rửa cần đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh: không có tạp chất, không chứa vi sinh vật gây bệnh, có độ cứng vừa phải.
Số lượng rau củ đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa tới băng chuyền để rửa bỏ đất, bùn ở gốc, hay lá của cây rau. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mà không làm dập, nát rau, củ quả
Sơ chế:
Rau củ sau khi rửa xong sẽ tiếp tục được sơ chế kỹ hơn bằng cách tiến hành loại bỏ những lá râu, lá già, lá úa, lá vàng, lá dập nát, gọt vỏ… Quá trình này cho ra thành phẩm rau củ sạch sẽ.
Cắt theo tiêu chuẩn:
Rau củ sau khi sơ chế sẽ được đưa tới khu vực máy cắt. Cắt, thái thực phẩm rau củ quả đúng kích thước, tiêu chuẩn, hình dáng bắt mắt trước khi đưa vào quy trình chế biến.
Thông thường mỗi loại rau, củ, quả sẽ có cách cắt thái khác nhau như: thái dạng que nhỏ; thái dạng que dày; thái lát; thái sợi nhỏ; thái sợi dài tùy thuộc vào đặc tính rau hoặc theo yêu cầu khách hàng.
Chần nước:
Các thành phẩm rau củ sau khi cắt, thái sẽ đem tới máy chần. Chần nguyên liệu rau quả tại nhà máy được tiến hành bằng hơi nước có nhiệt độ từ 80 – 100°C trong một thời gian nhất định (từ 1 – 10 phút) tùy loại rau củ.
Mục đích:
+ Để diệt men giữ màu sắc cho nguyên liệu và giảm sự oxy hóa các thành phần hóa học (phenol, tanin).
+ Giảm thể tích và khối lượng của nguyên liệu, tạo độ dẻo cho quá trình vào hộp chế biến được thuận lợi, giảm được bao bì chứa đựng.
+ Đuổi bớt được không khí trong các khoảng gian bào của nguyên liệu ra ngoài, giảm tác dụng gây phồng hộp.
+ Loại bớt các chất có mùi vị không thích hợp cho sản phẩm như vị đắng, vị chát…
+ Làm cho rau quả sáng màu hơn do nhiệt độ cao phá hủy một số hợp chất màu (chần trong dung dịch nước muối và acid acetic).
+ Tiêu diệt và ức chế một phần vi sinh vật bám trên bề mặt nguyên liệu.
Để ráo:
Sau khi chần xong, rau củ sẽ được vớt ra băng chuyền và để ráo nước tầm 10 – 15 phút.
Đóng gói:
Tiếp nhận rau củ đã ráo nước để đóng gói. Đóng gói phải đảm bảo đủ khối lượng, số lượng và chắc chắn, an toàn khi vận chuyển
Trữ kho đông:
Đưa thành phẩm vào kho trữ đông. Kho trữ đông có nhiệt độ – 20oC. Quá trình này có thể giữ được >95% phẩm chất tươi sống của rau nên thời gian bảo quản có thể lên đến vài tháng.
Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra sản phẩm rau để có biện pháp xử lý các dạng hư hỏng một cách kịp thời.
Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Tính mới của công nghệ
Tên công nghệ: Thiết bị đông lạnh trái cây Octofrost
Xuất xứ công nghệ: Thụy Điển
Đây là nơi OctoFrost giúp đỡ các nhà chế biến thực phẩm, thông qua Dây chuyền chế biến OctoFrost™ IQF – một công nghệ chế biến thực phẩm sáng tạo mang đến cho các nhà chế biến lợi thế là có thiết bị hiệu quả nhất và là nhà cung cấp duy nhất cho toàn bộ dây chuyền.
Công nghệ chế biến thực phẩm độc đáo này mang lại ba lợi thế chính cho các nhà chế biến thực phẩm:
Kết nối tối ưu giữa các thiết bị
Kích thước hài hòa của các thiết bị riêng biệt cho hiệu quả năng lượng và sản phẩm cuối chất lượng cao.
Một nhà cung cấp duy nhất có trách nhiệm toàn bộ cho dịch vụ kỹ thuật và hỗ trợ
Dây chuyền OctoFrost™ có thể bao gồm Máy luộc/chần (IFC/IFB), Máy làm lạnh (IFCH), Cấp đông siêu tốc (IQF Tunnel Freezer), và các công nghệ chế biến thực phẩm trung gian khác mà bộ xử lý có thể cần đến. Mỗi thiết bị OctoFrost là một công nghệ độc đáo, tinh vi, được xây dựng thông qua sự phát triển liên tục và lắng nghe nhu cầu của khách hàng.
Dưới đây, mô tả dây chuyền chế biến IQF đầy đủ:
Máy luộc cưỡng bức siêu tốc (IFC). Công nghệ chế biến thực phẩm này là cải tiến mới nhất trong ngành công nghiệp tôm IQF, sử dụng 3 vùng nhiệt độ được cấp bằng sáng chế của OctoFrost™, giúp tránh tình trạng quá chín tôm và mang lại năng suất cao nhất có thể. Hệ thống vòi hoa sen độc đáo đảm bảo truyền nhiệt nhanh nhất, cho phép kiểm soát nhiệt độ chính xác trong vòng 0,2 độ C so với nhiệt độ cài đặt. Nước nhẹ nhàng rơi xuống sản phẩm, bằng phương pháp trọng lực (lực hấp dẫn), do đó chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng. Hơn nữa, hệ thống vòi sen phun mưa có chức năng làm sạch sản phẩm. OctoFrost™ IF Cooker là một công nghệ chế biến thực phẩm có ba khả năng xử lý cho sự linh hoạt lớn nhất trong sự đa dạng của sản phẩm: nạp liệu với số lượng lớn, băng tải và khay nạp.
Máy chần cưỡng bức siêu tốc (IFB). Chần là một quá trình nấu trong đó rau hoặc trái cây được truyền qua nước nóng trong một thời gian ngắn. Chần rau hoặc trái cây được thực hiện để ngăn chặn quá trình enzyme và ngăn ngừa mất chất dinh dưỡng, hương vị, kết cấu và màu sắc. Chầncũng làm sạch bề mặt của chất gây ô nhiễm và vi khuẩn. Tối ưu chần để đạt đến nhiệt độ lõi mong muốn, sau đó làm lạnh nhanh.
Công nghệ chế biến thực phẩm này tương tự như IF Cooker, điểm khác biệt duy nhất là IF Cooker chỉ được sử dụng cho hải sản, trong khi IF Blancher được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm khác như rau, trái cây và ngũ cốc. Với công nghệ cưỡng bức OctoFrost™, thời gian chần được giảm đến mức tối thiểu, ngăn chặn chín quá mức và giảm thời gian và tiêu thụ năng lượng.
Máy làm lạnh cưỡng bức siêu tốc (IFCH). OctoFrost™ IF Chiller đảm bảo truyền nhiệt nhanh nhất qua hệ thống phun mưa. Nước được lọc, tuần hoàn, và sau đó được làm lạnh bằng bộ trao đổi nhiệt dạng tấm (PHE). PHE cung cấp nước lạnh với nhiệt độ 1 độ C. Hệ thống được thiết kế để đạt nhiệt độ lõi sản phẩm từ 5 độ C trở xuống.
Tủ đông IQF Octofrost. Công nghệ OctoFrost IQF cung cấp bốn lợi ích chính: sản phẩm với hình dáng tự nhiên sau khi cấp đông, an toàn thực phẩm đáng tin cậy, hiệu quả năng lượng và năng suất cao. Mỗi lợi ích này là kết quả của các tính năng độc đáo và thiết kế khéo léo của tủ đông đường hầm OctoFrost IQF.
Sản phẩm với hình dáng tự nhiên sau khi cấp đông là nhờ vào tầng sôi nhẹ nhàng trên tấm bed OctoFrost, sử dụng chuyển động không đối xứng để nhẹ nhàng tách sản phẩm và đóng băng hiệu quả. Có tới 5 vùng cấp đông có thể điều chỉnh, đảm bảo quá trình cấp đông hiệu quả và sản phẩm cuối cùng trông tự nhiên.
An toàn thực phẩm là một trong những ưu điểm chính của công nghệ OctoFrost IQF và nó được bảo đảm bởi các tấm bed có thể tháo lắp dễ dàng, có thể được làm sạch bên ngoài tủ đông, tránh nhiễm bẩn chéo. Hơn nữa, tủ đông đường hầm OctoFrost™ IQF có hệ thống vệ sinh tại chỗ hiệu quả, kết hợp với các góc tròn và bề mặt dốc của tủ đông, sẽ góp phần mang lại kết quả tốt nhất cho quá trình làm sạch.
Khi nói đến hiệu quả năng lượng, công nghệ chế biến thực phẩm này là tích hợp bộ quạt hiệu quả cao, có thể được điều chỉnh theo tốc độ cần thiết, giúp tăng lợi nhuận và tiết kiệm năng lượng. Hơn nữa, khí động học tối ưu và cuộn coil công suất cao đảm bảo giảm mức tiêu thụ năng lượng trong khi vẫn mang lại kết quả đóng băng tốt nhất. Khí động học tối ưu cũng chịu trách nhiệm cho việc mất nước thấp hơn dẫn đến năng suất cao hơn, một lập luận rất có giá trị cho khách hàng của chúng tôi.
Thiết bị máy móc được nhập khẩu tại các nước tiên tiến tại Châu Âu.
Chủ đầu tư, tìm hiểu và lựa chọn công nghệ phù hợp với công suất yêu cầu của thị trường và năng lực tài chính của công ty.
Công nghệ của dự án có thiết bị xử lý khí thải đồng bộ. Tự động hoàn toàn từ khâu nhập liệu đến khâu đóng gói.
Tính thích hợp của công nghệ và phương án lựa chọn
Đây là công nghệ rất thích hợp hiện nay; để lựa chọn cho dự án; Chủ đầu tư đã tổng quan và rút kinh nghiệm qua một số công nghệ đã được đầu tư ở Đồng Tháp trong vài năm gần đây; tìm hiểu trên các trang sách báo, mạng internet,… trực tiếp tham quan và trao đổi với các nhà cung cấp công nghệ và thiết bị mới lựa chọn loại hình công nghệ này.
– Quy trình công nghệ khá hoàn thiện. Sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ này rất phù hợp với thị trường với những yêu cầu về chất lượng khác nhau, đặc biệt các sản phẩm yêu cầu tính kỹ thuật, thẩm mĩ cao.
3.2.3.Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm đầu ra của dự án là các sản phẩm được chế biến từ trái cây (xoài, chuối, đu đủ, rau của và các loại trái cây khác) đạt chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm của dự án dự kiến khoảng 168.000 tấn sản phẩm/năm.
Hình 1. 6. Hình ảnh sản phẩm trái cây đông lạnh thành phẩm
4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng sử dụng của dự án
Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng phục vụ thi công xây dựng dự án
Nguyên liệu sử dụng phục vụ thi công, xây dựng dự án.
Nguyên, vật liệu phục vụ cho công tác thi công các hạng mục công trình dự án được trình bày chi tiết trong bảng sau đây:
Bảng 1. 3. Nguyên, vật liệu phục vụ công tác thi công, xây dựng
STT |
Tên vật liệu |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
1 |
Gạch 4 lỗ KT 80×80 ×180 |
Tấn |
300 |
2 |
Gạch Ceramic |
Tấn |
25 |
3 |
Gạch men |
Tấn |
25 |
4 |
Xi măng |
Tấn |
700 |
5 |
Cát |
Tấn |
1.000 |
6 |
Bê tông tươi (mua từ nhà cung cấp tại địa phương) |
Tấn |
500 |
7 |
Đá 1×2 |
Tấn |
120 |
9 |
Đá 4×6 |
Tấn |
135 |
10 |
Đá hộc |
Tấn |
45 |
11 |
Thép, sắt các loại |
Tấn |
100 |
12 |
Sơn các loại |
Tấn |
0,1 |
13 |
Vật liệu khác (ván gỗ, đinh, nhựa đường, vải địa chất, que hàn, cọc bê tông,…) |
Tấn |
25 |
Tổng khối lượng vật liệu |
|
2.975,1 |
(Nguồn: Công ty Cổ phần....,02/2022)
Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất phục vụ thi công, xây dựng dự án
Trong giai đoạn xây dựng, các thiết bị thi công của dự án hầu hết sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Định mức tiêu hao nhiên liệu lớn nhất trong 1 ca (8 giờ) trong quá trình thi công, xây dựng được ước tính như sau:
Bảng 1. 4. Nhu cầu nhiên liệu cho các thiết bị thi công dự án
STT |
Tên loại máy thi công |
Đ.mức nhiên liệu, năng lượng (tính trên ca làm việc 8h) |
||
Diezel (Lít) |
Xăng (Lít) |
Điện (KWh) |
||
1 |
Biến thế hàn xoay chiều 14kW |
|
|
29 |
2 |
Cần trục ô tô 6T |
33 |
|
|
3 |
Đầm bánh hơi tự hành 16,0 T |
38 |
|
|
4 |
Đầm bánh hơi tự hành 9,0 T |
34 |
|
|
STT |
Tên loại máy thi công |
Đ.mức nhiên liệu, năng lượng (tính trên ca làm việc 8h) |
||
Diezel (Lít) |
Xăng (Lít) |
Điện (KWh) |
||
5 |
Đầm bánh thép tự hành 10,0 T |
26 |
|
|
6 |
Đầm bánh thép tự hành 8,5 T |
24 |
|
|
7 |
Máy bơm nước, động cơ xăng 3cv |
|
1,6 |
|
8 |
Máy cắt uốn cốt thép 5kW |
|
|
9 |
9 |
Máy đầm bê tông, đầm bàn 1kW |
|
|
5 |
10 |
Máy đầm bê tông, dầm dùi 1,5kW |
|
|
7 |
11 |
Máy đầm đất cầm tay 50kg |
|
3 |
|
12 |
Máy đầm rung tự hành 25T |
67 |
|
|
13 |
Máy đào một gầu, bánh xích 0,8m3 |
65 |
|
|
14 |
Máy nén khí, động cơ diezel 420m3/h |
38 |
|
|
15 |
Máy rải cấp phối đá dăm 60m3/h |
30 |
|
|
16 |
Máy san tự hành 108CV |
39 |
|
|
17 |
Máy trộn bê tông 250L |
|
|
11 |
18 |
Máy trộn vữa 80L |
|
|
5 |
19 |
Máy phun nhựa đường 190CV |
57 |
|
|
20 |
Máy ủi 110CV |
46 |
|
|
21 |
Ô tô tưới nước 5m3 |
23 |
|
|
|
Tổng cộng |
520 |
4,6 |
87 |
(Nguồn: Công ty Cổ Phần ...., 2022)
Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng phục vụ cho các hoạt động của dự án
Nhu cầu nguyên sử dụng phục vụ cho các hoạt động của dự án
Với tổng công suất của dự án là 168.000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó:
+ Trái cây: 168.000 tấn sản phẩm/năm => 560 tấn sản phẩm/ngày.
Thời gian làm việc của công ty trung bình 300 ngày/năm. Ước tính nhu cầu nguyên liệu của dự án như sau:
Bảng 1. 5. Cân bằng nguyên, vật liệu của dự án trong giai đoạn hoạt động
STT |
Tên nguyên liệu |
Thành phần |
Khối lượng |
Thành phẩm, phế thải,… |
Ghi Chú |
1 |
Trái cây (xoài, chuối, đu đủ, đậu nành), rau, bắp.. |
85 % thành phẩm, 15% vỏ, hạt (phế phẩm) |
660 tấn nguyên liệu/ngày |
Thành phầm: 560 tấn sản phẩm/ngày |
Sử dụng trong quá trình sản xuất |
Phế phẩm: 100 tấn/ngày |
|||||
2 |
Thùng Carton |
|
1000 cái/ngày |
|
Sử dụng trong quá trình đóng gói |
3 |
Hộp giấy |
|
500.000 cái/ngày |
|
Sử dụng trong quá trình đóng gói |
4 |
Băng keo |
|
100 cuộn/ngày |
|
Sử dụng trong quá trình đóng gói |
(Nguồn: Công ty Cổ phần ....,02/2022)
Nguồn nguyên liệu sẽ được thu mua thông qua bộ phận kinh doanh của công ty tại Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh và các tỉnh lân cận, vận chuyển bằng xe tải nhỏ và trung ở các nơi gần và xe lớn ở các vùng nguyên liệu xa (vận chuyển bằng container ở các vùng nguyên liệu trọng điểm).
vNhu cầu nhiên liệu, hóa chất phục vụ hoạt động của dự án.
Khi dự án đi vào hoạt động, nguyên, nhiên liệu phục vụ cho công tác chăm sóc cây xanh, nhu cầu sản xuất, hệ thống xử lý nước thải…Nhu cầu sử dụng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1. 6. Danh mục Nhiên liệu, hóa chất đầu vào của Dự án trong giai đoạn hoạt động
STT |
Tên nguyên, nhiên, vật liệu |
Mục đích sử dụng |
Đơn vị |
Nhu cầu |
Nguồn cung cấp |
1 |
Phân bón cây xanh |
Bón cây xanh xung quanh dự án |
Kg/tháng |
3 |
Mua từ các đơn vị cung cấp hóa chất trong nước |
2 |
Hóa chất tẩy rửa nhà vệ sinh |
Tẩy rửa nhà vệ sinh |
Chai/ tháng |
1 |
|
3 |
Dầu DO |
Xe nâng |
lít/tháng |
600 |
|
4 |
Hóa chất diệt côn trùng |
Sử dụng chăm sóc cây xanh |
Lít/năm |
15 |
|
5 |
Methanol, NaOH, Javen, C-Polimer |
Vận hành hệ thống xử lý nước thải |
Kg/tháng |
40 |
|
6 |
Dầu máy biến áp |
Dầu MBA là dầu Supertrans Shell, Diala, Nynas, Caltex hoặc tương đương, không chứa các chất phụ gia, không chứa PCBs. Lượng dầu này được cung cấp kèm theo từng MBA. Thông thường, định kỳ hằng năm sẽ mời điện lực đến kiểm tra dầu trong các MBA. Công tác lọc dầu có thể được thực hiện khi chất lượng dầu có sự thay đổi (thông qua các thí nghiệm) 02 đến 03 năm hoặc 10 năm tùy theo tình hình thực tế. |
(Nguồn: Công ty Cổ phần ....,02/2022)
4.2.Nhu cầu nhân công tại dự án
Nhu cầu lao động phục vụ xây dựng dự án
Do dự án được xây dựng đồng bộ. Vì vậy, số lượng công nhân thi công xây dựng tập trung tối đa tại công trường tại một thời điểm ước tính khoảng 40 người. Thời gian làm việc là 26-30 ngày/tháng.
b.Nhu cầu lao động phục vụ cho các hoạt động của dự án
Bảng 1. 7. Nhu cầu lao động trong giai đoạn hoạt động dự án
TT |
Nội dung |
Số lượng (người) |
1 |
Công nhân sản xuất |
415 |
2 |
Nhân viên văn phòng, quản lý |
27 |
|
Tổng nhu cầu lao động |
442 |
(Nguồn: Công ty Cổ phần ....,02/2022)
Nhu cầu sử dụng lao động trong giai đoạn vận hành dự án khoảng 442 người, chia làm 02 ca hoạt động với thời gian làm việc trung bình 300 ngày/năm
4.3.Máy móc, thiết bị tại dự án
Máy móc thiết bị phục vụ các hoạt động thi công
Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến phục vụ thi công các hạng mục công trình dự án như sau:
Bảng 1. 8. Các loại máy móc sử dụng trong quá trình xây dựng dự án
STT |
Tên loại máy thi công, công suất |
Số lượng |
Xuất xứ |
Năm sản xuất |
I |
Giai đoạn chuẩn bị |
|
|
|
1 |
Máy ủi - công suất 108,0 CV |
2 |
Nhật |
2013 |
2 |
Đầm bánh hơi tự hành - trọng lượng 9,0 T |
2 |
Nhật |
2012 |
3 |
Máy đào một gầu, bánh xích - dung tích gầu 0,80m3 |
1 |
Nhật |
2014 |
II |
Giai đoạn xây dựng |
|
|
|
1 |
Biến thế hàn xoay chiều - công suất 14,0 kW |
1 |
Nhật |
2012 |
2 |
Cần trục ô tô - sức nâng 6,0 T |
1 |
Đức |
2012 |
3 |
Đầm bánh hơi tự hành - trọng lượng 16,0 T |
1 |
Nhật |
2012 |
4 |
Đầm bánh thép tự hành - trọng lượng 8,50 T |
1 |
Nhật |
2012 |
5 |
Máy bơm nước, động cơ xăng - công suất 3,0 CV |
1 |
Nhật |
2014 |
6 |
Máy cắt uốn cốt thép - công suất 5,0 kW |
1 |
Trung Quốc |
2014 |
7 |
Máy đầm bê tông, đầm bàn - công suất 1,0 |
1 |
Nhật |
2013 |
STT |
Tên loại máy thi công, công suất |
Số lượng |
Xuất xứ |
Năm sản xuất |
|
kW |
|
|
|
8 |
Máy đầm bê tông, dầm dùi - công suất 1,5 kW |
1 |
Thái Lan |
2013 |
9 |
Máy đầm đất cầm tay - trọng lượng 50 kg |
1 |
Nhật |
2014 |
10 |
Máy đầm rung tự hành - trọng lượng 25T |
1 |
Nhật |
2014 |
11 |
Máy đào một gầu, bánh xích - dung tích gầu 0,80m3 |
1 |
Nhật |
2014 |
12 |
Máy nén khí, động cơ diezel - năng suất 600m3/h |
1 |
Trung Quốc |
2014 |
13 |
Máy rải cấp phối đá dăm - năng suất 60 m3/h |
1 |
Nhật |
2012 |
14 |
Máy san tự hành - công suất 108,0 CV |
1 |
Nhật |
2013 |
15 |
Máy trộn bê tông - dung tích 250,0 lít |
2 |
Việt Nam |
2013 |
16 |
Máy trộn vữa - dung tích 80,0 lít |
2 |
Việt Nam |
2013 |
17 |
Máy tưới nhựa |
1 |
Việt Nam |
2013 |
18 |
Máy ủi - công suất 108,0 CV |
1 |
Nhật |
2013 |
19 |
Ô tô tưới nhựa 7 Tấn |
1 |
Trung Quốc |
2014 |
20 |
Ô tô tưới nước - dung tích 5,0 m3 |
1 |
Nga |
2010 |
(Nguồn: Công ty Cổ phần ....., 02/2022)
>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn