Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cơ sở thu mua và tái chế phế liệu. Công suất thiết kế: 70.680 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm của dự án: Hạt nhựa PET là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất các sản phẩm từ nhựa hướng đến thị trường trong nước và quốc tế.
Ngày đăng: 17-03-2025
71 lượt xem
CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
Dự án Đầu tư mở rộng và nâng công suất Cơ sở thu mua và tái chế phế liệu
Tên dự án: Đầu tư mở rộng và nâng công suất Cơ sở thu mua và tái chế phế liệu.
Chủ dự án: Công ty TNHH MTV...
+ Địa chỉ liên hệ: Tân Thuận, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
+ Điện thoại:.........
+ Đại diện là: ............. - Chức vụ: Giám đốc.
Địa điểm thực hiện dự án: Tân Thuận, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Quy mô dự án
+ Diện tích: Tổng diện tích khu đất đầu tư dự án 21.396,5 m2.
+ Qui mô dự án: Công suất thiết kế: 70.680 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm của dự án: Hạt nhựa PET là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất các sản phẩm từ nhựa. Sản phẩm của dự án hướng đến thị trường trong nước và quốc tế.
Công nghệ sản xuất:
Hoạt động chủ yếu của dự án là thu mua các phế liệu trong nước để sản xuất thành hạt nhựa. Thời gian làm việc của dự án tối đa 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, 310 ngày/năm. Công suất hoạt động sau khi mở rộng là khoảng 70.680 tấn sản phẩm/năm với 6 dây chuyền sản xuất (01 dây chuyền cũ và 05 dây chuyền mới), công suất hoạt động của dây chuyền cũ là 3 tấn sản phẩm/ngày, công suất của mỗi dây chuyền mới là 45 tấn sản phẩm/ngày). Toàn bộ dự án hoạt động trong nhà xưởng.
Quy trình hoạt động của dây chuyền hiện hữu tiếp tục sử dụng
Công suất hoạt động là 3 tấn sản phẩm/ngày với một dây chuyền sản xuất. Quy trình công nghệ sản xuất hiện hữu:
Hình: Quy trình sản xuất hạt nhựa hiện hữu
Quy trình hoạt động của 5 dây chuyền mới
Công suất hoạt động của mỗi dây chuyền là 05 tấn sản phẩm/ngày.
Quy trình công nghệ sản xuất dự kiến như sau:
- Các hạng mục, công trình chính của dự án, gồm: Nhà xưởng 01, Nhà xưởng 02, Nhà xưởng 03, Nhà xưởng 04; Nhà phụ trợ 01, Nhà phụ trợ 02, hệ thống xử lý nước thải,…
Giai đoạn xây dựng
Giai đoạn xây dựng
Nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa nguyên vật liệu sẽ cuốn trôi các chất lơ lửng vào nguồn nước, góp phần làm ô nhiễm nguồn nước mặt của khu vực. Tuy nhiên, do khối lượng vật tư phục vụ cho xây dựng công trình không nhiều và được chia làm nhiều đợt tập kết nên nước mưa chảy tràn ảnh hưởng không lớn đến môi trường khu vực.
Khi dự án hoạt động, số lượng nhân viên phục vụ cho hoạt động của dự án khoảng 30 người, trong đó ước tính khoảng 02 người sinh hoạt tại dự án, những người còn lại sinh hoạt tự túc. Theo QCVN 01:2019/BXD thì lượng nước cấp cho công nhân ước phát sinh khoảng 1,2 m3/ngày đêm.
Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa BOD5,SS, NH +,... với nồng độ các thông số ô nhiễm rất cao, lượng nước thải này nếu không được xử lý trước khi xả ra môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường đất và nước của khu vực dự án.
Quá trình thi công xây dựng nhà xưởng sẽ phát sinh một lượng nước thải từ các khâu: trộn bê tông, vệ sinh dụng cụ xây dựng, bảo dưỡng bê tông,…. Thành phần nước thải chủ yếu là cát và tạp chất xây dựng, mang tính đặc thù riêng, lưu lượng nước thải ít (khoảng 0,5-1 m3/ngày).
Nước mưa chảy tràn: Dự án có diện tích 10.846,6 m2, theo Niên giám thống kê năm 2014 và năm 2018, cho thấy lượng mưa tháng lớn nhất trong 10 năm gần đây trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là 360 mm/tháng (tháng 9 dl năm 2013), bình quân là 0,012 m/ngày.
Nước thải sản xuất: tổng lượng nước thải sản xuất tối đa khoảng 163,1m3/ngày.đêm, lấy tròn là 163m3/ngày phát sinh từ công đoạn bằm, rửa, tuyển nổi, bể làm mát, nước thải vệ sinh bể lắng hệ thống xử lý mùi, khí thải,... Thành phần tính chất nước thải sản xuất của dự án chủ yếu là thành phần chất rắn lơ lửng, một số ít chất hữu cơ hòa tan do quá trình sử dụng hóa chất để làm sạch nguyên liệu sản xuất.
Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ công nhân và nhân viên làm việc. Theo Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng thì lượng nước thải chiếm 80% nước cấp, thì lưu lượng nước thải phát sinh là 1,8 m3/ngày.đêm.
Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt chủ yếu là TSS, BOD5 của nước chưa lắng, Amôni (N-NH4), Phốt phát (P2O5), Chất hoạt động bề mặt,...
Giai đoạn xây dựng
Hoạt động thi công xây dựng: Hoạt động xây dựng công trình chủ yếu sử dụng máy trộn bê tông, xe cuốc, máy ép cọc... các thiết bị này khi vận hành sẽ phát sinh bụi và khí thải. Theo WHO 1993, bụi và khí thải phát sinh từ các thiết bị phục vụ xây dựng có thành phần chủ yếu là bụi khói (TSP), SOx, NOx, CO,...
Hoạt động hàn, cắt kim loại: Phát sinh do hoạt động hàn, cắt kim loại, quá trình hàn điện sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí như các oxit kim loại: Fe2O3, SiO2, K2O, CaO,… tồn tại ở dạng khói bụi.
Tuy nhiên, các nguồn gây ô nhiễm này được bố trí phân tán, không tập trung nên ít tác động đến môi trường xung quanh. Ngoài ra, bụi còn phát sinh từ quá trình tháo lắp cốp pha, dàn giáo, bụi phát tán từ mặt bằng trong ngày nắng,... Bụi có thành phần chủ yếu là bụi đất, bụi cát,...
Hoạt động lắp đặt dây chuyền sản xuất: Dây chuyền sản xuất là những cấu kiện được chế tạo hoàn chỉnh và chỉ lắp đặt bằng cách kết nối các bộ phận với nhau. Trong quá trình lắp đặt có thể khoan sàn bê tông để đóng tắc-kê. Các tác nhân ô nhiễm có thể phát sinh từ quá trình khoan (gây bụi, ồn) và tiếng búa (gây ồn). Tuy nhiên, phạm vi tác động từ các nguồn này chủ yếu trong khu vực dự án và ít ảnh hưởng đến các hộ dân và các doanh nghiệp lân cận.
Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nhập xuất nguyên liệu, sản phẩm: Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu DO. Khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ phát sinh bụi và khí thải có thành phần như SO2, NOx, CO, THC,... Tuy nhiên, nguồn ô nhiễm này mang tính gián đoạn, phân tán, khó kiểm soát. Đối tượng bị tác động nhiều nhất là trong khu vực của dự án. Vì vậy, nguồn phát sinh ô nhiễm từ phương tiện vận chuyển có mức độ tác động không đáng kể đến môi trường không khí xung quanh.
Hoạt động của xe nâng: dự án sử dụng xe nâng để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm vào kho lưu chứa hoặc xuất hàng. Nhiên liệu sử dụng dầu DO, với mức tiêu thụ 3 lít/giờ. Khối lượng riêng của dầu DO 0,84 kg/lít. Vậy nhu cầu tiêu thụ dầu tính theo khối lượng là 2,52 kg/giờ. Khi đốt cháy hoàn toàn 01 kg dầu DO ở điện kiện tiêu chuẩn (00C, 760 mmHg) sẽ phát sinh lượng khí thải khoảng 38 m3. Vậy lượng khí thải của xe nâng thải ra trong 1 giờ là 95,76 m3/giờ.
Kho chứa nguyên liệu PET: nguyên liệu nhập về chủ yếu là chai nhựa phế liệu, lượng bụi bám dính trên các chai nguyên liệu không đáng kể nên những vấn đề gây phát tán ô nhiễm không khí trong kho nguyên liệu được hạn chế.
Hoạt động sản xuất: bụi phát sinh từ hoạt động của máy bằm nguyên liệu ở giai đoạn vận hành thử nghiệm cũng phát sinh bụi gây ảnh hưởng đến môi trường lao động của công nhân trực tiếp vận hành máy.
Mùi hôi từ quá trình lưu trữ hóa chất phục vụ sản xuất (rửa nguyên liệu), hóa chất xử lý nước thải: Hóa chất sử dụng được bố trí khu vực riêng biệt, được đặt trên balet để chống ẩm và cách xa khu vực tập trung công nhân làm việc. Ngoài ra, hóa chất được đựng trong bao bì kín nên hạn chế được mùi hôi phát sinh.
Mùi hôi phát sinh từ công đoạn tạo hạt (dàn máy ó – kéo sợi) trong khu vực sản xuất:
Nhựa PET (gọi tắt là PET - Polyethylene terephthalate) được tổng hợp bởi phản ứng Ester hóa giữa Acid Terepthalic và Ethylene Glycol. Trong đó, để tạo thành Ethylene Glycol thì cần Ethylene oxyt để phản ứng với nước (với xúc tác axit hoặc bazơ) ở nhiệt độ cao theo phương trình sau: C2H4O + H2O → HO-CH2CH2-OH
Do đó, khi thực hiện quá trình tạo hạt nhựa (dàn máy ó – kéo sợi) ở nhiệt độ cao sẽ phát sinh mùi hôi (chủ yếu từ Ethylene oxyt phân giải từ Ethylene Glycol). Hợp chất Ethylene oxyt là một dạng hợp chất hữu cơ bay hơi nên có tính chất hóa học và tác động đến môi trường đặc trưng như sau:
+ Các hợp chất hữu cơ bay hơi cũng như bất kỳ chất gây ô nhiễm không khí nào khác, mức độ ảnh hưởng sức khỏe ngắn và dài hạn sẽ khác nhau rất nhiều về số lượng và thời gian bạn tiếp xúc với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
+ Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng hợp chất hữu cơ bay hơi gây hại đến sức khỏe con người, dễ dàng trở thành khí hoặc hơi, và phơi nhiễm có thể xuất hiện khi hít phải. Chúng cũng có thể đi vào cơ thể khi nuốt phải thức ăn hoặc nước nhiễm bẩn, hoặc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với da.
+ Con người dễ bị dị ứng, đau đầu, chóng mặt, kích ứng mắt, run rẩy, lú lẫn hoặc bất tỉnh do phơi nhiễm ngắn hạn với mức hợp chất hữu cơ bay hơi cao. Phơi nhiễm lâu dài với mức cao có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan bao gồm hệ thần kinh trung ương, gan và thận, ...
Khí thải, mùi hôi từ quá trình xử lý nước thải: nước thải phát sinh được thu gom vào hố ga sau đó được bơm lên hệ thống xử lý nước thải, do tính chất nước thải chủ yếu chứa các thành phần chất rắn lơ lửng từ quá trình rửa nguyên liệu nên quá trình lưu chứa, xử lý nước thải không diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
Giai đoạn xây dựng
Rác thải xây dựng: Việc thi công xây dựng sẽ phát sinh chất thải rắn thông thường. Chất thải có thành phần chủ yếu là bê tông, bao bì nilon, gỗ vụn, cốp pha hư hỏng, dự kiến khối lượng khoảng 50 kg/tháng.
Rác thải sinh hoạt: Số lượng công nhân xây dựng là 30 người. Căn cứ theo quy chuẩn xây dựng Việt nam (QCVN 01:2019/BXD), ước tính khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh: 30 người x 0,9 kg/người/ngày.đêm = 27 kg/ngày.đêm (702 kg/tháng).
Phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân viên. Số lượng công nhân viên của dự án là 50 người, dự án không có tổ chức nấu ăn, định mức 0,9 kg/người, ước tính chất thải rắn sinh hoạt của dự án là 45 kg/ngày (13,5 tấn/năm), thành phần chủ yếu là ni lông, giấy vụn, thức ăn thừa, vỏ trái cây,...
+ Chất thải rắn sản xuất từ quá trình lưu trữ nguyên vật liệu sản xuất, thành phẩm chủ yếu là các palet nhựa (gỗ), dây đai, bao đựng sản phẩm. Lượng chất thải này phát sinh không thường xuyên và tùy thuộc vào tình hình sản xuất tại dự án. Khối lượng phát sinh chất thải này ước tính khoảng 10 kg/ngày (3 tấn/năm).
+ Chất thải rắn sản xuất từ quá trình tách nhãn, nắp chai chiếm 4% nguyên liệu đầu vào khoảng 2.916,6 tấn/năm.
+ Chất thải rắn phát sinh là bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khoảng 100 kg/ngày (31,2 tấn/năm).
Bảng: Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ dự án
STT |
Nguồn phát sinh chất thải rắn |
ĐVT |
Khối lượng |
1 |
Chất thải rắn sinh hoạt |
tấn/năm |
13,5 |
2 |
Chất thải rắn sản xuất |
|
|
Palet nhựa (gỗ), dây đai, bao đựng sản phẩm |
tấn/năm |
3 |
|
Nắp, nhãn chai từ quá trình tuyển lựa |
tấn/năm |
2.916,6 |
|
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải |
tấn/năm |
31,2 |
|
Tổng |
tấn/năm |
2.964,3 |
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động văn phòng, hoạt động sản xuất. Uớc tính CTNH phát sinh từ các hoạt động này của dự án như sau:
Bảng: Danh mục chất thải nguy hại phát sinh tại dự án trong giai đoạn vận hành thương mại
TT |
Tên chất thải |
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) |
Số lượng trung bình (kg/năm) |
Mã CTNH |
1 |
Bóng đèn huỳnh quang thải |
Rắn |
8 |
16 01 06 |
2 |
Giẻ lau thải bị nhiễm các thành phần nguy hại (giẻ lau nhiễm dầu, nhớt thải,...) |
Rắn |
20 |
18 02 01 |
3 |
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải |
Lỏng |
100 |
17 02 03 |
4 |
Pin (đồng hồ, điều khiển..) ắc quy chì thải (từ thiết bị báo cháy, chữa cháy,…) |
Rắn |
30 |
19 06 01 |
5 |
Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại (từ hoạt động văn phòng) |
Rắn |
5 |
08 02 04 |
6 |
Bao bì cứng thải bằng nhựa (chai nhựa đựng hóa chất tẩy rửa, thùng đựng hóa chất xử lý nước thải, thùng đựng nhớt thải) |
Rắn |
200 |
18 01 03 |
7 |
Bao bì mềm thải bằng nhựa (đựng hóa chất làm sạch nguyên liệu sản xuất) |
Rắn |
20 |
18 01 01 |
8 |
Than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải |
Rắn |
80 |
12 01 04 |
Tổng số lượng |
305 |
|
Quy mô, tính chất của chất thải khác: Không.
Để giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình xây dựng, chủ dự án yêu cầu đơn vị thi công và đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng thực hiện những giải pháp sau:
Hoạt động tập kết, lưu trữ vật liệu xây dựng: Bố trí nơi chứa và sử dụng bạt ni lông hoặc tole che chắn nơi chứa vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, sắt thép, sơn), để giảm thiểu bụi do gió cuốn phát tán qua các doanh nghiệp và nhà dân lân cận.
+ Các phương tiện thi công cơ giới, được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và thường xuyên kiểm tra sơ bộ để sửa chữa, nhằm đảm bảo hoạt động trong tình trạng tốt nhất để hạn chế bụi, khí thải.
+ Dùng tole che chắn xung quanh khu vực xây dựng để giảm thiểu bụi và hạn chế ảnh hưởng đến nhà dân và doanh nghiệp lân cận.
+ Thường xuyên tưới đường ra vào cổng để hạn chế bụi phát sinh từ quá trình tập kết vật liệu xây dựng và hoạt động của các phương tiện vận chuyển.
+ Thường xuyên nhắc nhở công nhân xây dựng và quản lý công tác thi công để đảm bảo không ảnh hưởng đến nhà dân và doanh nghiệp xung quanh.
Hoạt động hàn, cắt kim loại: Khí thải phát sinh từ quá trình hàn, tiện kim loại chủ yếu gây ảnh hưởng đến công nhân làm việc. Giải pháp giảm thiểu, trang bị bảo hộ lao động (khẩu trang, mặt nạ hàn, ủng,...) cho công nhân. Bên cạnh đó, trong quá trình hàn khí yêu cầu công nhân không để ngọn lửa cháy tự do, phải điều chỉnh ngọn lửa phù hợp để hạn chế khí độc phát sinh, khi nghỉ phải khoá mỏ hàn.
Để giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn, trong suốt thời gian xây dựng, Công ty sẽ yêu cầu công nhân xây dựng thu gom vật liệu thừa trong mỗi ca làm việc vào nơi chứa vật tư hoặc láng trại công nhân lưu trữ, không để nước mưa cuốn vào nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm.
Nước thải xây dựng: Phát sinh từ quá trình trộn bê tông, vệ sinh dụng cụ xây dựng, bảo dưỡng bê tông,… có tải lượng nhỏ được giảm thiểu bằng cách thu gom cho chảy về hố ga tạm thời tại khu vực xây dựng để lắng cặn, trước khi thoát ra rạch Bà Sắc Nhỏ.
Nước thải sinh hoạt: Ưu tiên tuyển dụng công nhân trong khu vực, có điều kiện tự túc ăn ở để hạn chế phát sinh nước thải. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng hầm tự hoại hiện hữu có thể tích 3,6 m3.
Rác thải xây dựng: Được công nhân hàng ngày thu gom, phân loại bán phế liệu.
Cụ thể:
+ Xà bần (cát, đá...): san lấp tại dự án hoặc cho người dân sử dụng san lấp nền.
+ Ván cốp pha, giấy các tông, ni lông, thùng nhựa, đinh ốc, sắt thép vụn,...: được thu gom riêng vào kho vật tư lưu trữ tạm, định kỳ bán phế liệu.
- Rác thải sinh hoạt: Trang bị thùng chứa rác thải có nắp đậy tại công trường, để công nhân tự thu gom rác bỏ vào. Yêu cầu đơn vị thi công hợp đồng với đơn vị thu gom rác địa phương vận chuyển về bãi rác tập trung để xử lý.
Giảm thiểu tác động khác
+ Sử dụng máy móc, thiết bị thi công được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn. Các phương tiện phải đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành và được cơ quan đăng kiểm xác nhận.
+ Sắp xếp thời gian làm việc hợp lí để tránh việc các máy móc gây ồn cùng làm việc sẽ gây nên tác động cộng hưởng. Thời gian làm việc từ 7giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ.
+ Xây dựng rào chắn ngăn cách khu vực thi công với môi trường xung quanh bằng các tấm ngăn (tấm lợp tôn,...) nhằm hạn chế sự lan truyền tiếng ồn.
+ Móng công trình sử dụng hệ thống máy ép thủy lực để thi công nên hạn chế ảnh hưởng độ rung đến khu vực lân cận.
+ Bố trí các máy móc thi công gây độ rung lớn hoạt động xen kẽ nhau, không hoạt động đồng loạt gây tác dụng cộng hưởng.
+ Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động là găng tay xốp cho công nhân xây dựng khi sử dụng các dụng cụ thi công rung cầm tay hoặc máy đầm cầm tay.
+ Khảo sát, bố trí các mố cọc kế cận các công trình xung quanh thật cẩn thận và kỹ lưỡng, tránh gây sạt tường hoặc nứt tường.
Về thu gom và xử lý nước thải
+ Nước mưa chảy tràn trên sân, trên mái nhà được thu gom qua các hố ga để lắng cặn trước khi thoát ra rạch Bà Sắc Nhỏ.
+ Phân công nhân viên định kỳ vệ sinh sân bãi, đường nội bộ, khai thông hệ thống nước mưa, thu gom bùn lắng trong các hố ga.
+ Nước mưa chảy tràn theo cống bê tông phi 500 thải ra rạch Bà Sắc Nhỏ (1 điểm xả).
+ Lượng nước thải sản xuất tối đa khoảng 163 m3/ngày.đêm, nước thải sinh hoạt khoảng 1,8 m3/ngày.đêm, tổng lượng nước thải khoảng 164,8 m3/ngày.đêm được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
+ Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động, quy mô hệ thống xử lý nước thải được thiết kế dự phòng thêm 15-20%. Lượng nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 200 m3/ngày.đêm.
Quy trình xử lý nước thải như sau:
Hình: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án
Chủ dự án cam kết, nước thải sau xử lý, đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành (QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A).
3.2.Về xử lý bụi, khí thải
- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nhập xuất nguyên liệu, sản phẩm:
Sau khi mở rộng, nâng công suất, để giảm thiểu ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển, định kỳ bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị đúng theo quy định của nhà sản xuất, điều phối xe hợp lý để tránh tập trung quá nhiều xe hoạt động tại kho chứa cùng thời điểm.
Các phương tiện vận chuyển được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp phép lưu hành và còn trong thời hạn sử dụng.
Thường xuyên vệ sinh mặt bằng sân bãi, đường, mặt bằng kho xưởng tại khu vực dự án để hạn chế bụi phát tán.
Hoạt động của xe nâng: Để giảm thiểu sự ô nhiễm, định kỳ kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt nhất.
Mùi hôi trong quá trình lưu trữ nguyên liệu và sản xuất của dự án:
+ Nguồn nguyên liệu chủ yếu là chai nhựa (chai đựng nước uống), chỉ bám dính bụi bẩn nên quá trình lưu trữ cũng như sản xuất phát sinh mùi hôi không lớn. Nguyên liệu được chứa trong nhà xưởng, không để ngoài sân bãi.
+ Lắp đặt quạt thông gió bên trong kho.
Hoạt động sản xuất: dự án sử dụng máy bằm trong môi trường nước nên không có lượng bụi phát sinh ra môi trường trong quá trình bằm.
Giảm thiểu mùi, khí thải từ máy ó – kéo sợi
Tại các vị trí lắp đặt máy ó – kéo sợi của dây chuyền hiện hữu và dây chuyền lắp mới bố trí các chụp hút, quạt hút, đường ống dẫn về 01 hệ thống xử lý khí thải tập trung có quy trình xử lý như sau:
Hình: Quy trình xử lý mùi, khí thải từ máy ó – kéo sợi
Chủ dự án cam kết khí thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành:
+ Thông số Bụi tổng, SO2, NO2, CO so với QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
+ Thông số Ethylene oxyt so với QCVN 20:2009/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
Giảm thiểu mùi, khí thải từ hệ thống xử lý nước thải
Để hạn chế ô nhiễm do khí thải từ hệ thống xử lý nước thải, chủ dự án áp dụng các biện pháp sau:
+ Hệ thống cống thoát nước được xây dựng là hệ thống cống kín.
+ Tại các miệng cống thoát nước, có kế hoạch thường xuyên nạo vét các hố gas tránh tình trạng lắng đọng lâu ngày gây mùi môi.
* Giảm thiểu đối với chất thải rắn thông thường:
Chất thải rắn sinh hoạt: Trang bị thùng chứa rác, tất cả rác thải sinh hoạt phát sinh được thu gom vào thùng chứa rác công cộng. Hợp đồng với đơn vị thu gom rác địa phương vận chuyển, xử lý.
Chất thải rắn sản xuất:
Chất thải sản xuất được lưu giữ tại kho chứa diện tích 180 m2, có mái che và tường bằng gạch bao quanh, biện pháp xử lý chất thải rắn thông thường như sau:
+ Chất thải rắn là palet nhựa (gỗ), dây đai, bao đựng sản phẩm bị hư hỏng,.... được thu gom bán phế liệu cho đơn vị thu mua phế liệu.
+ Nhãn nhựa: được ép lại thành khối và bán phế liệu.
+ Nhãn giấy: được ép lại thành khối và bán phế liệu.
+ Chất thải rắn từ quá trình tách màu miếng nhựa, nắp chai nhựa: được thu gom và bán phế liệu.
+ Than hoạt tính sau khi sử dụng: được thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: Công ty sẽ thuê đơn vị có chức năng lấy và phân tích mẫu để kiểm tra thành phần nguy hại:
+ Trường hợp bùn thải có 01 thông số phân tích vượt ngưỡng thành phần nguy hại: chủ dự án sẽ thu gom và quản lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải như chất thải nguy hại.
+ Trường hợp bùn thải có các thông số phân tích dưới ngưỡng thành phần nguy hại: chủ dự án sẽ thu gom và quản lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải như chất thải thông thường và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.
Chủ dự án bố trí kho lưu giữ CTNH an toàn và quản lý CTNH theo quy định, cụ thể: dán nhãn từng loại CTNH gồm tên, mã số CTNH trong kho; dán biển cảnh báo bên ngoài kho; cập nhật khối lượng CTNH phát sinh và báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm.
Chủ dự án sẽ lập thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường và quản lý theo quy định về chất thải nguy hại tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015.
Chủ dự án sẽ tham gia vào Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm khác
Tiếng ồn: Chủ dự án áp dụng giải pháp sau:
*Giảm thiểu rung động
Gia cố nền móng công trình nơi đặt thiết bị, lắp đặt đệm cao su dưới đế chân cho các máy móc, thiết bị phát sinh rung động. Thường xuyên kiểm tra độ cân bằng của thiết bị, định kỳ sửa chữa thiết bị và thay mới các đệm cao su.
*Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt
Sự cố hóa chất
Biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất được thực hiện theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP, ngày 09/10/2017 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất; Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
Biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất
Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất:
Xây dựng phương án hoặc kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và thực hiện theo kế hoạch hoặc phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khi xảy ra sự cố.
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố của hệ thống xử lý nước thải
+ Trang bị các thiết bị dự phòng (như máy bơm, máy thổi khí, thiết bị châm hóa chất,...) để thay thế khi có sự cố không hoạt động.
+ Trường hợp không thể khắc phục ngay, dự án sẽ tạm ngưng hoạt động, chờ khắc phục, xử lý sự cố.
+ Lập Kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố, đảm bảo thời gian hệ thống được khắc phục, sửa chữa nhanh chóng.
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố của hệ thống xử lý khí thải
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị của hệ thống xử lý khí thải, bụi thường xuyên.
+ Lập Kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố, đảm bảo thời gian hệ thống được khắc phục, sửa chữa nhanh chóng.
+ Trang bị dự phòng các máy móc thiết bị thiết yếu trong hệ thống xử lý như: quạt hút, bơm dung dịch hấp thụ.
- Chất thải rắn thông thường
+ Trang bị thùng chứa có nắp đậy để hạn chế mùi hôi và bánh xe để dễ di chuyển khi cần thiết.
+ Bố trí vị trí đặt thùng chứa chất thải hợp lý, tránh khu vực xe ra vào thường xuyên để tránh va quẹt, gây đổ ngã.
+ Chất thải rắn thông thường định kỳ thu gom, không để tồn đọng trong kho quá lâu.
+ Khi xảy ra sự cố ngã đổ thùng chứa thì phải tiến hành dọn dẹp, vệ sinh ngay để tránh gây mất mỹ quan và ô nhiễm nước mưa chảy tràn.
- Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại được chứa trong dụng cụ chứa riêng biệt, đặt tại khu vực có mái che và tách biệt với các hạng mục khác, đảm bảo chất thải không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn