Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu chế biến than, sản xuất gạch

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu tập kết, chế biến than, sản xuất gạch không nung, bê tông thương phẩm và bê tông nhựa nóng. Tổng vốn đầu tư: 47.000.000.000 đồng. Thời hạn thực hiện cơ sở: 49 năm kể từ ngày 30/6/2015.

Ngày đăng: 16-04-2025

43 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................ 4

DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................... 5

Chương I................................................................................................... 8

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................................... 8

1.   Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH đầu tư quốc tế Chí Quang......................... 8

2.   Tên cơ sở........................................................................................... 8

3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở............................... 10

3.1.   Công suất hoạt động của cơ sở.............................................................. 10

3.2.   Công nghệ sản xuất của cơ sở............................................................... 11

3.3.   Sản phẩm của cơ sở:........................................................................ 17

4.    Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở....18

4.1.   Nhu cầu và nguồn nguyên liệu sử dụng................................................. 18

4.2.   Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, hóa chất của cơ sở.................................... 19

4.3.   Nhu cầu và nguồn cung cấp điện.......................................................... 19

4.4.   Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước:........................................... 20

5.   Các thông tin khác liên quan đến cơ sở.................................................. 23

5.1.   Mục tiêu đầu tư................................................................................... 23

5.2.   Các hạng mục công trình của cơ sở:..................................................... 23

5.3.   Tổng vốn đầu tư của cơ sở................................................................... 25

5.4.   Thời hạn thực hiện cơ sở..................................................................... 26

Chương II.................................................................................................. 27

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........ 27

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...27

2.   Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường....... 27

Chương III............................................................................................ 29

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ... 29

1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải........... 29

1.1.   Công trình thu gom, thoát nước mưa:................................................... 29

1.2.   Thu gom, thoát nước thải..................................................................... 31

1.3.   Xử lý nước thải................................................................................... 32

1.3.1.   Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.................................................... 32

2.   Công trình, biện pháp thu gom và xử lý bụi, khí thải................................. 40

3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................ 43

3.1.   Chất thải rắn sinh hoạt.......................................................................... 43

3.2.   Chất thải rắn sản xuất:......................................................................... 44

4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:............................ 46

5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................... 47

6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.................................. 48

6.1.   Đối với hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn...................................... 48

6.3.   Đối với sự cố cháy nổ........................................................................... 48

7.   Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.... 50

Chương IV......................................................................................... 52

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........................ 52

1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải......................................... 52

1.1.   Nguồn phát sinh nước thải................................................................ 52

1.2.   Lưu lượng nước thải phát sinh tối đa................................................. 52

1.3.   Dòng nước thải................................................................................. 52

1.4.   Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải... 52

1.5.   Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.............. 53

2.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.............................................. 53

3.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.............................. 53

3.1.   Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung........................................................ 53

3.2.   Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung.............................................. 53

Chương V........................................................................................... 55

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........................... 55

1.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.............................. 55

2.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải:......................... 56

Chương VI................................................................................................... 58

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................... 58

1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở............. 58

1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:................................................. 58

1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:......... 58

2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật........ 59

2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................... 59

2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục........................................... 59

3.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm................................ 59

Chương VII....................................................................................... 60

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ... 60

Chương VIII..................................................................................... 61

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ĐẦU TƯ..................................... 61

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần ...

- Địa chỉ văn phòng:.........xã Thái Thọ, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ....... Chức danh: Giám đốc

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần Mã số doanh nghiệp: ......, đăng ký lần đầu ngày 27/08/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 26/04/2022; Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình.

Quyết định số 72/QĐ-BQLKKT về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng khu tập kết, chế biến than, sản xuất gạch không nung, bê tông thương phẩm và bê tông nhựa nóng tại xã Thái Thọ, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình của Công ty Cổ phần ....... (tên cũ là Công ty TNHH ....) do Ban quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình phê duyệt ngày 28/08/2020.

2.Tên cơ sở

“Khu tập kết, chế biến than, sản xuất gạch không nung, bê tông thương phẩm và bê tông nhựa nóng ”

- Địa điểm cơ sở:........ xã Thái Thọ, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

-  Vị trí giáp ranh khu đất:

+ Phía Tây Bắc: Giáp đê trong sông Trà Lý và đường vào Nhà máy nhiệt điện Thái Bình;

+ Phía Đông Nam: Giáp bờ bao ngoài sông Trà Lý;

+ Phía Đông Bắc: Giáp đất dự trữ phát triển công nghiệp;

+ Phía Tây Nam: Giáp đất dự án Công ty TNHH đầu tư quốc tế Chí Quang.

Khu đất thực hiện cơ sở có diện tích 53.941,7 m2 được giới hạn bởi các điểm có tọa độ VN-2000, cụ thể như sau:

Bảng 1. 1. Tọa độ các điểm mốc khu vực thực hiện cơ sở

 

Số hiệu đỉnh

Tọa độ VN-2000

 

Khoảng cách (m)

X(m)

Y(m)

4

2263891.260

608425.930

 

151.97

294.83

211.86

 

302.18

3

2263792.840

608541.730

2

2264006.180

608745.220

1

2264146.990

608586.920

4

2263891.260

608425.930

Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí địa lý khu vực thực hiện cơ sở theo bản đồ map

- Cơ quan thẩm định quy hoạch Tổng mặt bằng xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình.

- Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của cơ sở:

+ Giấy xác nhận số 01/GXN-UBND ngày 25/01/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Thái Thuỵ về việc xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án Đầu tư xây dựng Khu tập kết, chế biến than, sản xuất gạch không nung, bê tông thương phẩm và bê tông nhựa nóng.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở theo đầu tư:

- Cơ sở không tăng công suất hoạt động so với Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 01/GXN-UBND ngày 25/01/2021 của Uỷ ban nhân dân huyện Thái Thuỵ.

- Quy mô dự án: Công suất thiết kế (năm sản xuất ổn định):

+ Sản xuất gạch block không nung: 5.000.000 viên gạch/năm tương đương 9.000 tấn/năm.

+ Bê tông thương phẩm mác 200 đến 350: công suất 13.000 m3/năm tương đương 31.200 tấn/năm.

+ Bê tông nhựa nóng: công suất 30.000 tấn/năm.

+ Chế biến than: 52.000 tấn/năm tương đương 40.000 m3/năm..

+ Bến thuỷ nội địa chuyên dùng.

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

a)Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm:

Sơ đồ công nghệ:

Thuyết minh quy trình:

Bê tông thương phẩm được tạo thành theo phương pháp trộn ướt. Vật liệu được tập trung tại bãi vật liệu, sau đó được định lượng đưa vào phễu rồi qua hệ thống tải đưa vào thùng trộn.

Khi cấp phối đã đủ, hệ thống điều khiển sẽ điều khiển thùng trộn bê tông quay. Việc trộn này được kiểm tra tự động và quan sát trên màn hình điều khiển ở buông trộn và cửa xả.

Khi bê tông đạt chất lượng sẽ được đưa vào xe vận chuyển và đưa tới công trình qua đơn bê tông, bơm tới nơi cần thiết.

b)Quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng:

Quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng gồm hai công đoạn chính là sơ chế nguyên liệu đầu vào (nghiền đá) và quá trình trộn để tạo thành phẩm.

Sơ đồ công nghệ trạm nghiền đá:

Thuyết minh quy trình công nghệ trạm nghiền đá:

Đá sau khi được tập kết về bãi đá hộc và được cho vào phễu cấp liệu sơ cấp. Từ phễu cấp liệu đá được băng tải, đá được đưa đến máy nghiền hàm. Từ đây đá được đưa đến hệ thống sàng phân loại.

Hệ thống sàng phân loại sẽ làm việc, đá đủ tiêu chuẩn về kích thước (đá 0 x 5, đá 10 x 20) được chuyển ra bãi đá thành phẩm bằng hệ thống băng chuyền. Đá không đủ tiêu chuẩn về kích thước được đưa về máy nghiền côn.

Đá sau khi được nghiền tại máy nghiền côn ẽ được chuyển đến máy sàng rung để phân loại sản phẩm (đá 0 x 5, đá 5 x10, đá 10 x 20) và cho ra bãi tập kết.

Sơ đồ công nghệ trạm trộn bê tông nhựa nóng:

-Thuyết minh quy trình công nghệ:

Cát, đá dăm từ kho bãi được máy xúc đưa vào các ngăn phễu cấp liệu, mỗi ngăn chứa một loại riêng biệt. Phía dưới mỗi phễu có gắn thiết bị định lượng sơ bộ vật liệu, vật liệu rơi xuống băng tải dài rồi theo băng gầu nguội đưa lên tang sấy vật liệu. Tang sấy quay liên tục và được đốt nóng bằng ngọn lửa dầu FO. Trục của tang sấy nghiêng từ 2 đến 10 độ, đầu đốt được bố trí ở phía đầu thấp của tang sấy. Cốt liệu nguội được đưa vào tang sấy từ phía đầu cao, được tang sấy đưa dần xuống phía dưới. Vật liệu được sấy nóng bằng ngọn lửa tại đầu đốt. Đầu đốt hoạt động kiểu phun sương phân tách dầu thành các hạt sương nhỏ và được đốt cháy, làm nóng cốt liệu. Khi ra khỏi tang sấy, cốt liệu đã được đốt nóng đến nhiệt độ 200-250°C nhờ ngọn lửa ở đầu đốt. Cát, đá sau khi được sấy nóng ở nhiệt độ 200- 250°C sẽ theo băng gầu nóng đưa vào máy sàng. Tại đây máy sàng sẽ phân ra làm các cỡ hạt: 0-5(mm), 5-10(mm), 10- 20(mm). Mỗi cỡ hạt sẽ rơi xuống một ngăn tương ứng của thùng.

Bột đá được chuyển vào thùng chứa. Dưới các ngăn của thùng chứa là thiết bị định lượng. Tại đây các hỗn hợp vật liệu được cân đúng tỷ lệ quy định của hỗn hợp bê tông nhựa nóng và được đưa vào thùng trộn.

Nhựa đường trước khi đưa vào thùng trộn sẽ được đun nóng đến nhiệt độ 120°C-160°C ở thiết bị nấu nhựa. Thiết bị nấu nhựa đường là một thiết bị kín, bên trong có bố trí các đường ống dẫn dầu truyền nhiệt. Thiết bị nấu nhựa đường tại dự án sử dụng loại dầu truyền nhiệt Shell Head Transfer Oil S2 với ưu điểm hệ số truyền nhiệt cao, độ nhớt thấp. Dầu truyền nhiệt được dẫn bên trong đường ống từ bồn chứa dầu nóng. Bồn chứa dầu nóng được cung cấp nhiệt từ ngọn lửa dầu DO sẽ liên tục cấp dầu nóng chạy trong đường ống làm nóng chảy nhựa đường và lượng dầu này được tuần hoàn liên tục. Nhựa sau khi dược nóng chảy và được bơm định lượng tại thiết bị định lượng rồi bơm vào thùng trộn với thời gian 10- 20 (s) rồi mới mở cửa xả để sản phẩm đổ vào xe vận chuyển chở tới công trường hoặc chứa sẵn vào cylo có vỏ bọc cách nhiệt. Nhiệt độ hỗn hợp của bê tông sau khi trộn phải đạt từ 120°C-160°C.

c)Quy trình công nghệ chế biến than nguyên liệu:

Sơ đồ công nghệ:

Thuyết minh quy trình sản xuất:

-   Tập kết than: Nguyên liệu đầu vào của dự án là than cám 5 (nhập từ tỉnh Quảng Ninh), có kích thước hạt than nhỏ hơn 15mm và tỷ lệ cỡ hạt dưới 6 mm lớn hơn 50%; được vận chuyển bằng đường thuỷ đến cầu cảng bến thuỷ nội địa của dự án.

-   Sàng lọc: Để đảm bảo cho việc cung cấp than cho Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình, kích thước hạt than đạt yêu cầu phải nhỏ hơn 0,5 mm, vì thế phải tiến hành quá trình sàng để loại bỏ các tạp chất có lẫn trong than. Than thành phẩm sẽ theo băng chuyền đưa xuống bến tàu nội bộ của công ty rồi được vận chuyển theo đường thuỷ đến khu vực tập kết than của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình.

-   Nghiền: Than sau đó được đưa sang máy nghiền để nghiền đến cỡ hạt đạt yêu cầu.

-  Phối trộn: Lượng than khai thác từ các mỏ than trong nước chủ yếu là than antraxit, đây là một loại than có hàm lượng chất bốc thấp, khó cháy, hiệu suất cháy không cao. Ngoài ra khi sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện phải sử dụng phụ tải đốt kèm (dầu FO), lượng xỉ than nhiều gây hư hỏng buồng đốt, tốn nhiều liệu than, tro xỉ khó sử dụng để sản xuất VLXD, tăng chi phí.

Việc phối trộn than với tỷ lệ nhất định sẽ tăng hiệu suất cháy của nguyên liệu, đồng thời tiết kiệm tổng số lượng nguyên liệu than phải sử dụng và lượng nhiên liệu phụ tải (dầu FO).

Với nguyên liệu sau khi được sàng lọc, nghiền đạt kích thước tiêu chuẩn, các máy xúc lật sẽ phối trộn than theo tỷ lệ để trở thành than đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng.

d. Quy trình hoạt động của bến thủy nội địa:

Bến thủy nội địa của công ty được sử dụng với mục đích bốc xếp nguyên vật liệu và sản phẩm phục vụ hoạt động tập kết, chế biến than, sản xuất gạch không nung, bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng của dự án. Các tàu thuyền chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án có trọng tải từ 700 đến dưới 1.500 tấn vì vậy công ty thiết kế công suất tương ứng của bến thủy nội địa đảm bảo khả năng tiếp nhận các phương tiện nêu trên. Công ty cũng cam kết chỉ sử dụng bến thủy nội địa phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty, không sử dụng vào mục đích thương mại.

e) Danh mục máy móc, thiết bị của cơ sở:

Bảng 1. 2. Danh mục máy móc, thiết bị của cơ sở

 

Stt

 

Tên gọi

 

Xuất xứ

Đơn vị

Số

lượng

Năm sản

xuất

Chất lượng

 

Ghi chú

I

Thiết bị máy móc chế biến than

1

Máy nghiền

Nhật Bản

Chiếc

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

2

Máy sàng

Nhật Bản

Chiếc

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

3

Máy cẩu

Nhật Bản

Chiếc

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

4

Cần cẩu

Việt Nam

Chiếc

2

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

II

Thiết bị máy móc sản xuất bê tông thương phẩm

1

Phễu cát đá và cân tự động

Việt Nam

Chiếc

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

2

Thùng trộn

Việt Nam

Chiếc

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

3

Băng tải cấp liệu

Việt Nam

Chiếc

2

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

III

Thiết bị máy móc sản xuất bê tông nhựa nóng

1

Phễu cấp liệu

Việt Nam

Chiếc

5

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

2

Máy nghiền hàm

Trung Quốc

Chiếc

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

3

Máy nghiền côn

Trung Quốc

Chiếc

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

4

Máy sàng

Việt Nam

Chiếc

4

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

5

Máy xúc

Việt Nam

Chiếc

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

6

Băng tải

Việt Nam

Chiếc

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

7

Máy trộn

Việt Nam

Chiếc

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

IV

Thiết bị văn phòng

1

Bàn ghế làm việc (quản lý)

Việt Nam

Bộ

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

2

Bàn ghế làm việc (nhân viên)

Việt Nam

Bộ

6

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

3

Điện    thoại    để bàn

Việt Nam

Cái

2

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

4

Máy fax

Việt Nam

Cái

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

5

Máy đếm tiền

Trung Quốc

Cái

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

6

Máy tính

Trung Quốc

Cái

4

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

7

Máy in

Nhật Bản

Cái

2

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

8

Két bạc

Việt Nam

Cái

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

9

Máy photo

Nhật Bản

Cái

1

2020

Còn 90%

Đang hoạt động

3.3.Sản phẩm của cơ sở:

Theo công suất thiết kế:

+ Sản xuất gạch không nung: 5.000.000 viên gạch xi măng cốt liệu/năm tương đương 9.000 tấn/năm.

+ Bê tông thương phẩm mác 200 đến 350: công suất 13.000 m3/năm tương đương 31.200 tấn/năm.

+ Bê tông nhựa nóng: công suất 30.000 tấn/năm.

+ Chế biến than: 52.000 tấn/năm tương đương 40.000 m3/năm..

+ Bến thuỷ nội địa chuyên dùng.

Hiện cơ sở chỉ có hoạt động chế biến than, bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng; không sản xuất gạch không nung.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1.Nhu cầu và nguồn nguyên liệu sử dụng

Khối lượng nguyên liệu sử dụng của cơ sở tính cho năm 2024 như sau:

Bảng 1. 3. Nguyên vật liệu sử dụng của cơ sở

STT

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Khối lượng sử dụng

Nguồn cung cấp

I

Nguyên liệu chế biến than

1

Than cám 5

Tấn/năm

52.000

Việt Nam

II

Nguyên liệu sản xuất bê tông thương phẩm

1

Xi măng

Tấn/năm

4.310

Việt Nam

2

Đá 1x2

Tấn/năm

18.240

Việt Nam

3

Đá 2x4

Tấn/năm

465

Việt Nam

4

Cát vàng

Tấn/năm

8.000

Việt Nam

III

Nguyên liệu sản xuất bê tông nhựa nóng

1

Đá 10x20 (mm)

Tấn/năm

10.320

Việt Nam

2

Đá 5x10 (mm)

Tấn/năm

5.700

Việt Nam

3

Đá 0x5 (mm)

Tấn/năm

5.700

Việt Nam

4

Cát

Tấn/năm

5.700

Việt Nam

5

Bột khoáng (CaCO3)

Tấn/năm

1.140

Việt Nam

6

Nhựa đường

Tấn/năm

1.140

Việt Nam

4.2.Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, hóa chất của cơ sở:

Bảng 1. 4. Nhiên liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở năm 2024

 

STT

Tên nhiên liệu, hóa chất

Đơn vị tính

 

Khối lượng

 

Mục đích sử dụng

Nguồn cung cấp

 

1

 

Dầu DO

 

Kg/năm

 

2.000

Chạy máy phát điện dự phòng khi có nhu cầu.

 

Việt Nam

 

2

 

Dầu mỡ bôi trơn

 

Kg/năm

 

100

Bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Tra vào các chi tiết trong động cơ.

 

Việt Nam

 

3

 

Chlorin

 

Kg/năm

 

50

Khử trùng nước giếng khoan dùng cho sinh hoạt

 

Việt Nam

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện:

Tất cả máy móc, thiết bị dùng trong quá trình sản xuất đều dùng điện hạ thế 220V và 380V chạy dọc đường vào Nhà máy Nhiệt điện sau đó đưa về trạm biến áp của cơ sở. Cơ sở đã lắp đặt 01 trạm biến áp đảm bảo phục vụ cho toàn bộ nhà máy.

Nguồn cung cấp điện: Công ty Điện lực Thái Bình – Chi nhánh Tổng công ty điện lực miền Bắc.

Theo hóa đơn điện 8 tháng đầu năm 2024 của Cơ sở thì lượng điện cần sử dụng cho toàn bộ cơ sở là 1.378.183 kwh/8 tháng, cụ thể như sau:

Bảng 1. 5. Lượng điện tiêu thụ của cơ sở năm 2024

STT

Tháng

Số lượng (kwh)

1

Tháng 1

408.100

 

2

Tháng 2

296.695

 

3

Tháng 3

357.980

4

Tháng 4

202.138

5

Tháng 5

103.078

6

Tháng 6

104.222

7

Tháng 7

61.140

8

Tháng 8

46.968

Tổng

1.378.183/ 8 tháng

4.4. Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước:

a.Nhu cầu sử dụng nước theo công suất thiết kế:

*   Nước cấp cho sinh hoạt: Khi công suất đạt thiết kế, tổng số cán bộ công nhân viên là 35 người (trong đó lao động trong văn phòng là 15 người, lao động trực tiếp tại bãi xưởng là 20 người).

-   Căn cứ theo TCVN 13606:2023: Nước dùng cho sinh hoạt đối với phân xưởng tỏa nhiệt <20 Kcal/m3/h: 25/lit/người/ca: (15 người x 25/lit/người/ca)/1000 = 0,375 m3/ngày đêm.

-   Căn cứ theo TCVN 13606:2023: Nước dùng cho sinh hoạt đối với phân xưởng tỏa nhiệt >20 Kcal/m3/h: 45/lit/người/ca: (20 người x 45/lit/người/ca)/1000 = 0,9 m3/ngày đêm.

-   Căn cứ theo TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế: Nước sử dụng cho nhà ăn ca: 18 - 25 lit/người/bữa ăn: (35 người x 25 lit/người/bữa ăn)/1000 = 0,875 m3/ngày đêm.

Vậy lượng nước phục vụ cho sinh hoạt tại cơ sở theo thiết kế là 2,15 m3/ngày đêm.

*Nước cấp cho sản xuất:

Nước cấp cho quá trình sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu, bê tông thương phẩm, khu tập kết, chế biến than cụ thể như sau:

-   Nước được sử dụng để phối trộn các nguyên liệu là xi măng với xỉ đáy và cát để tạo thành hỗn hợp trước khi đưa vào máy ép để sản xuất gạch. Căn cứ theo định mức tiêu hao nguyên liệu, cứ 1.000 viên sử dụng hết 0,15 m³ nước. Như vậy với công suất thiết kế của cơ sở là 5 triệu viên sẽ sử dụng hết 750 m³ nước cấp/năm = 2,3 m³/ngày.

-   Nước sử dụng để dưỡng hộ sản phẩm gạch không nung: Theo tính toán, lượng nước sử dụng cho hoạt động này khoảng 1,5 - 2 m³/ngày. Đây là lượng nước sử dụng để dưỡng ẩm, phun đều lên bề mặt sản phẩm gạch không nung, lượng nước chỉ đủ làm ướt bề mặt và ngấm vào gạch mà không có nước thải ra môi trường.

-   Nước tưới ẩm khu vực tập kết, chế biến than: theo tính toán, lượng nước sử dụng cho hoạt động này khoảng 0,5 - 1 m³/ngày. Lượng nước chỉ đủ làm tưới ẩm, giảm bụi than nên không có nước thải ra môi trường.

-   Nước phục vụ cho sản xuất bê tông thương phẩm: theo tính toán định mức nước sử dụng cho 1m³ bê tông thương phẩm là 0,185m³. Công suất hoạt động ổn định của cơ sở là 13.000 m³ bê tông/năm sẽ sử dụng 2.405m³ nước/năm = 7,6 m³ nước/ngày.

*   Nhu cầu sử dụng nước cho rửa đường, tưới cây:

Đây là nhu cầu không thường xuyên, tùy theo điều kiện thời tiết và mức độ hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong khu vực cơ sở tại các thời điểm khác nhau sẽ đòi hỏi tần suất rửa đường và tưới cây khác nhau. Vào các thời điểm nắng nóng hoạt động rửa đường có thể được thực hiện 1 lần/ngày, tưới cây có thể được thực hiện 1 lần/tuần. Theo bản vẽ tổng mặt bằng, diện tích đường nội bộ, sân bãi là 44.536 m2, diện tích cây xanh là 7.660,7 m2. Căn cứ theo định mức tưới cây xanh và rửa sân đường quy định tại TCVN 13606:2023 đối với tưới cây 3 - 4 lít/m2/lần tưới, rửa sân đường là 0,4 - 0,5 lít/m2/lần rửa (thủ công).

Theo định mức trên, nhu cầu nước tưới cây, rửa đường của cơ sở là:

+ Nước tưới cây: 7.660,7 × 4 = 30.642,8 (lít/lần) » 30,6 (m3/lần).

Trung bình 01 tháng tưới cây 5 lần. Vậy nhu cầu nước tưới cây là: 36,4 m3/lần × 5 = 182 (m3/tháng).

+ Nước rửa đường, sân bãi: 44.536 × 0,5 = 22.268 (lít/lần) » 22,3 (m3/lần). Trung bình 01 tháng rửa đường 10 lần. Vậy nhu cầu nước rửa đường là: 22,3 m3/lần × 10 lần/tháng = 223 (m3/tháng).

Vậy nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây, rửa đường là: 405 m3/tháng, tương đương 13,5 m3/ngày đêm.

*   Nước cho PCCC

Căn cứ theo TCVN 2622-1995: Tiêu chuẩn PCCC, lưu lượng nước cấp cho chữa cháy xác định theo công thức: Qcc = 10,8 × qcc × n × k (m3/lần). Trong đó:

n: số đám cháy xảy ra đồng thời (n=1);

qcc: tiêu chuẩn nước chữa cháy (qcc=10 l/s);

k: Hệ số xác định theo thời gian phục hồi nước chữa cháy (k=1); Qcc= 10,8 × 10 × 1 × 1 = 108 m3/lần.

b.Nhu cầu sử dụng nước theo thực tế:

*Nước cấp cho sinh hoạt:

Cơ sở đang hoạt động ổn định với số lượng cán bộ, công nhân của Cơ sở là 10 lao động. Cơ sở có nấu ăn cho công nhân viên.

- Căn cứ theo TCVN 13606:2023: Nước dùng cho sinh hoạt đối với phân xưởng tỏa nhiệt <20 Kcal/m3/h: 25/lit/người/ca: (5 người x 25/lit/người/ca)/1000 = 0,125 m3/ngày đêm.

- Căn cứ theo TCVN 13606:2023: Nước dùng cho sinh hoạt đối với phân xưởng tỏa nhiệt >20 Kcal/m3/h: 45/lit/người/ca: (5 người x 45/lit/người/ca)/1000 = 0,225 m3/ngày đêm.

- Căn cứ theo TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế: Nước sử dụng cho nhà ăn ca: 18 - 25 lit/người/bữa ăn: (10 người x 25 lit/người/bữa ăn)/1000 = 0,25 m3/ngày đêm.

Vậy lượng nước phục vụ cho sinh hoạt tại cơ sở theo thực tế là 0,6 m3/ngày đêm.

Nguồn cung cấp nước: Nước được lấy từ giếng khoan bơm lên theo quy cách tháp oxi hoá vào bồn chứa, sau đó qua lọc để khử cặn bẩn và chất lơ lửng, cuối cùng nước được khử trùng bằng Chlorine trước khi đưa vào sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

*Nước cấp cho sản xuất, rửa đường, tưới cây:

Hiện tại, cơ sở đã đầu tư hoạt động dây chuyền tập kết và chế biến than, sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng. Lượng nước sử dụng cho sản xuất như sau:

- Nước tưới ẩm khu vực tập kết, chế biến than: theo tính toán, lượng nước sử dụng cho hoạt động này khoảng 0,5 - 1 m³/ngày. Lượng nước chỉ đủ làm tưới ẩm, giảm bụi than nên không có nước thải ra môi trường.

- Nước phục vụ cho sản xuất bê tông thương phẩm: theo tính toán định mức nước sử dụng cho 1m³ bê tông thương phẩm là 0,185m³. Công suất hoạt động ổn định của cơ sở là 13.000 m³ bê tông/năm sẽ sử dụng 2.405m³ nước/năm = 7,6 m³ nước/ngày.

Nguồn cung cấp nước: Nước được lấy từ 04 bể lắng nước mưa chảy tràn đặt tại 4 góc khu đất cơ sở.

*Nước cấp cho PCCC:

Căn cứ theo TCVN 2622-1995: Tiêu chuẩn PCCC, lưu lượng nước cấp cho chữa cháy xác định theo công thức: Qcc = 10,8 × qcc × n × k (m3/lần). Trong đó:

n: số đám cháy xảy ra đồng thời (n=1);

qcc: tiêu chuẩn nước chữa cháy (qcc=10 l/s);

k: Hệ số xác định theo thời gian phục hồi nước chữa cháy (k=1); Qcc= 10,8 × 10 × 1 × 1 = 108 m3/lần.

Nguồn cung cấp nước: Dự án nằm ven sông Trà Lý nên hiện nước PCCC được lấy từ sông Trà Lý khi có cháy xảy ra.

5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:

5.1.Mục tiêu đầu tư:

-   Sản xuất gạch block không nung.

-   Sản xuất bê tông thương phẩm.

-   Sản xuất bê tông nhựa nóng.

-   Nghiền, sàng, chế biến làm tăng phẩm chất than phục vụ nhu cầu của nhà máy nhiệt điện.

-   Đầu tư xây dựng bến thuỷ nội địa chuyên dùng phục vụ nhu cầu của dự án (không trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng).

5.2.Các hạng mục công trình của cơ sở:

5.2.1.Các hạng mục công trình chính:

Bảng 1. 6. Các hạng mục công trình chính

Ký hiệu (theo TMB)

 

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

 

Ghi chú

1

Khu tập kết than

7.793

Đã xây dựng

2

Khu chế biến than 1

7.508

Đã xây dựng

9

Khu chế biến than 2

1.160

Đã xây dựng

10

Khu sàng lọc than

917

Đã xây dựng

 

Khu nghiền than

765

Đã xây dựng

11

Sân phơi và chứa sản phẩm 1

3.275

Đã xây dựng

12

Sân phơi và chứa sản phẩm 2

5.070

Đã xây dựng

 

Sân bê tông

13.048

Đã xây dựng

 

Trạm trộn bê tông thương phẩm và bê tông nhựa nóng

5.000

Đã xây dựng

5.2.2.Các hạng mục công trình phụ trợ:

Bảng 1. 7. Các hạng mục công trình phụ trợ

Ký hiệu (theo TMB)

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Ghi chú

3

Nhà văn phòng + kho

300

Đã xây dựng

4

Cầu cảng

250

Đã xây dựng

5

Nhà bảo vệ

25*2

Đã xây dựng

6

Trạm cân

150

Đã xây dựng

13

Hồ PCCC

350

Chưa xây dựng

5.2.3.Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Bảng 1. 8. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của cơ sở

 

Ký hiệu (theo TMB)

 

Hạng mục công trình

 

Diện tích (m2)

 

Hiện trạng

8

Khu xử lý nước thải sinh hoạt

15

Đã xây dựng

-

Cây xanh

7.660,7

Đã xây dựng

-

Khu lưu giữ CTNH

30

Đã xây dựng

-

Khu lưu giữ CTRSX

20

Đã xây dựng

 

 

-

Hệ thống thu gom thoát nước mưa (Hệ thống đường cống D500, rãnh bê tông cốt thép, chiều rộng 0,5m, chiều sâu 0,5m. có tổng chiều dài là 797,8 m; 04 bể lắng).

 

 

01 HT

 

 

Đã xây dựng

 

 

 

-

Hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt (đường ống thu gom nước thải kích thước D110, nước sau xử lý được thoát theo rãnh bê tông kích thước BxH: 300x300 (mm)xả ra sông Trà Lý).

 

 

 

01 HT

 

 

 

Đã xây dựng

- Hiện trạng sử dụng đất của cơ sở:

Bảng 1. 9. Bảng cơ cấu sử dụng đất

 

Stt

 

Loại đất

Cơ cấu sử dụng

Diện tích (m2)

Tỷ lệ(%)

1

Đất xây dựng công trình

2.195

4,04

2

Đất giao thông + sân bãi

44.536

81,88

3

Đất sân cây xanh + mặt nước

7.660,7

14,08

 

Tổng diện tích

54.391,7

100

5.3.Tổng vốn đầu tư của cơ sở:

+ Tổng vốn đầu tư: 47.000.000.000 đồng

Vốn cố định: 42.700.000.000 đồng

Vốn lưu động: 4.300.000.000 đồng

+ Nguồn vốn đầu tư: 47.000.000.000 đồng

Vốn tự có: 12.000.000.000 đồng,

Vốn vay ngân hàng: 35.000.000.000 đồng.

5.4.Thời hạn thực hiện cơ sở:

Thời hạn thực hiện cơ sở: 49 năm kể từ ngày 30/6/2015.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 0903 649 782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903 649 782 - 028 35146426

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm