Thuyết minh lập dự án trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu

Thuyết minh lập dự án trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm nông sản, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thuyết minh lập dự án trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu

MỤC LỤC THUYẾT MINH

------****-----

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG.. 4

I.1. Các căn cứ pháp lý. 4

I.2. Giới thiệu Chủ đầu tư. 5

I.3. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. 5

I.4. Mô tả sơ bộ dự án đầu tư. 6

I.4.1. Nội dung đã được duyệt: 6

I.4.2. Nội dung đề nghị điều chỉnh Dự án. 7

I.4.3. Thông tin về dự án đầu tư sau khi điều chỉnh. 12

CHƯƠNG II. MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN.. 15

II.1. Mục tiêu. 15

II.1.1. Mục tiêu chung. 15

II.1.2. Mục tiêu riêng. 15

II.1.3. Nghiên cứu thị trường. 16

II.1.4. Tiềm năng phát triển và hạn chế. 18

II.1.5. Hạn chế và thách thức. 19

II.2. Sự cần thiết phải đầu tư: 20

CHƯƠNG III. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN.. 22

III.1. Điều kiện tự nhiên. 22

III.1.1. Vị trí địa lý. 22

III.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng. 24

III.2. Điều kiện kinh tế -xã hội 28

III.3. Đánh giá về các điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại khu vực Dự án. 30

III.3.1. Các thuận lợi 30

III.3.2. Khó khăn. 30

CHƯƠNG IV. PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.. 31

IV.1. Hình thành chuỗi liên kết sản xuất, hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình hợp tác trồng chuối già Nam Mỹ để xuất khẩu. 31

IV.1.1. Mục tiêu liên kết 31

IV.2. Công nghệ - kỹ thuật của Dự án. 38

IV.2.1. Công nghệ trồng và chăm sóc chuối  - áp dụng nông nghiệp công nghệ cao. 38

IV.2.2. Quy trình công nghệ trồng, chăm sóc và thu hoạch. 48

IV.2.3. Kho lạnh bảo quản. 52

IV.2.4. Giải pháp tái sử dụng phụ phẩm chuối 55

IV.2.5. Giải pháp đầu tư trang thiết bị của Dự án. 56

IV.3. Sản phẩm của Dự án. 58

IV.4. Nhu cầu nguyên liệu của Dự án. 59

IV.4.1. Nhu cầu về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: 59

IV.4.2. Nhu cầu sử dụng nước. 59

CHƯƠNG V. HẠNG MỤC ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ  BIỆN PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG.. 62

V.1. Hạng mục công trình. 62

V.2. Biện pháp thi công xây dựng. 63

V.2.1. Tổ chức thi công. 63

V.2.2. Biện pháp thi công chi tiết, phương án cơ bản xây dựng công trình. 64

CHƯƠNG VI. PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG.. 69

VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức. 69

VI.1.1. Hình thức quản lý Dự án. 69

VI.1.2. Tổ chức quản lý. 69

CHƯƠNG VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 73

VII.1. Tác động của Dự án đối với môi trường. 73

VII.1.1. Giai đoạn xây dựng. 73

VII.1.2. Tác động của Dự án đối với môi trường trong quá trình hoạt động. 77

VII.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường. 81

VII.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án. 81

VII.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. 86

VII.3. Kết luận. 91

CHƯƠNG VIII. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ – HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ       92

VIII.1. Tổng mức đầu tư của dự án. 92

VIII.1.1. Các căn cứ để tính toán tổng mức đầu tư. 92

VIII.1.2. Tổng mức đầu tư của Dự án. 93

VIII.2. Tiến độ sử dụng vốn. 97

VIII.3. Bảng tính lãi vay. 97

VIII.4. Phương án trả nợ ngân hàng. 99

VIII.5. Doanh thu của dự án. 99

VIII.6. Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án. 100

VIII.6.1. Mục đích tính toán. 100

VIII.6.2. Chi phí khai thác. 100

VIII.6.3. Tỷ suất chiết khấu. 100

VIII.7. Hiệu quả kinh tế xã hội 101

CHƯƠNG IX. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 103

IX.1. Kết luận. 103

IX.2. Kiến nghị 103

PHỤ LỤC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH DỰ ÁN.. 95

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG

I.1. Các căn cứ pháp lý

I.1.1. Pháp lý chung

- Luật Thương mại số 36/2005/QH 11 ngày 27/6/2005;

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;

- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/10/2020;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư.

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và đầu tư Quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng quy định về hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ;

- Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ xây dựng về hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 05/2023/TT-BKHĐT ngày 30/6/2023 của Bộ Kế hoạch và đầu tư Quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư; chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

- Thông tư số 25/2023/TT-BKHĐT ngày 31/12/2023 của Bộ Kế hoạch và đầu tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

- Thông tư số 07/2025/TT-BTNMT ngày 28/2/2025 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

I.1.2. Pháp lý của dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số: ... do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu Tư Tỉnh Tây Ninh cấp lần đầu ngày 03/11/2023. Đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 30/07/2024.

- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 68/QĐ-UBND, ngày cấp lần đầu: 09/01/2025; cơ quan cấp: Ủy Ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

- Thỏa thuận ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư số 187 ngày 13/3/2025.

I.2. Giới thiệu Chủ đầu tư

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ...

- Đại diện: ........  Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ trụ sở chính: ........Ấp Thạnh Nam, Xã Thạnh Tây, Huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

- Mã số thuế: ............

- Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm tỷ đồng).

- Hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số: ........ do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu Tư Tỉnh Tây Ninh cấp lần đầu ngày 03/11/2023. Đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 30/07/2024.

- Ngành nghề hoạt động chính: Chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn; Trồng cây có hạt chứa dầu; Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa; Trồng cây hàng năm khác; Trồng cây ăn quả; Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò,…

I.3. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại: (028) 35146426; Fax: (08) 39118579

- Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thanh - Chức vụ : Giám đốc

I.4. Mô tả sơ bộ dự án đầu tư

1. Nhà đầu tư:

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Công nghệ cao..... Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ........; ngày cấp 03/11/2025, đăng ký thay đổi lần 3: ngày 30/07/2024; Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu Tư Tỉnh Tây Ninh.

Mã số thuế:.......

Địa chỉ trụ sở: ....Ấp Thạnh Nam, Xã Thạnh Tây, Huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Điện thoại: ...... Email: ....

2. Tên dự án đầu tư: Trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu

3. Mục tiêu dự án: Trồng và sơ chế, chế biến (sấy, hấp) chuối già Nam Mỹ.

4. Quy mô dự án:

a) Diện tích đất sử dụng: 1.014.981,3 m2 (101,498 ha)

b) Công suất thiết kế: 50 tấn chuối/ha/năm; Sản lượng bình quân chuối hàng năm có thể cung cấp: 4.600 tấn/năm; chuối sấy, hấp: 250 tấn/năm.

c) Sản phẩm dịch vụ cung cấp: chuối già, chuối sau khi chế biến (sấy, hấp).

5. Tổng vốn đầu tư của dự án:

  • Tổng vốn đầu tư Dự án là: 196.784.000.000đồng (Bằng chữ: Một trăm chín mươi sáu tỷ, bảy trăm tám mươi bốn triệu), tương đương ….00 USD (Bằng chữ: Mười lăm triệu năm trăm năm mươi hai nghìn, một trăm đô la Mỹ) Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.720 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 18/02/2025, trong đó:

Nguồn vốn đầu tư gồm các thành phần như sau: 

+ Vốn góp của nhà đầu tư: Vốn tự có (30%): 59.035.200.000đồng (Bằng chữ:          Năm mươi chín tỷ, không trăm ba mươi lăm triệu, hai trăm ngàn đồng), tương đương … USD (Bằng chữ: Bốn triệu sáu trăm sáu mươi hai nghìn, sáu trăm ba mươi đô la Mỹ).

+ Vốn huy động (70%): 137.748.800 đồng (Bằng chữ: Một trăm ba mươi bảy tỷ, bảy trăm bốn mươi tám triệu, tám trăm ngàn đồng), tương đương … USD (Bằng chữ: Mười triệu tám trăm tám mươi sáu nghìn, bốn trăm bảy mươi đô la Mỹ).

6. Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm kể từ ngày được cấp quyết định giao đất, cho thuê đất.

7. Địa điểm thực hiện dự án: xã Tân Hội – Tân hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

8. Tiến độ thực hiện dự án:

- Tiến độ hoàn thành các thủ tục đầu tư, đất đai, môi trường và các thủ tục có liên quan: tháng 01/2025 – tháng 12/2025.

- Tiến độ trồng chuối, xây dựng các hạng mục phục vụ trồng chuối và xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến chuối: tháng 12/2025 – tháng 12/2026.

- Đi vào hoạt động: tháng 01/2027.

CHƯƠNG II. MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN

II.1. Mục tiêu

II.1.1. Mục tiêu chung

- Phát triển dự án Trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm nông sản, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.

- Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Tây Ninh.

- Xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ trồng trọt đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Tây Ninh.

- Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

II.1.2. Mục tiêu riêng

*Về sản xuất:

Trồng chuối theo quy trình khoa học, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng.

Áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ hoặc tiêu chuẩn GAP để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Mở rộng diện tích canh tác theo kế hoạch phù hợp với thị trường tiêu thụ.

*Về chế biến:

Đầu tư dây chuyền chế biến để sản xuất các sản phẩm từ chuối như chuối sấy dẻo, chuối sấy giòn, chuối hấp, v.v.

Nâng cao giá trị gia tăng của chuối thông qua chế biến sâu.

*Về thị trường:

Xây dựng thương hiệu sản phẩm chuối chế biến và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu, siêu thị, chuỗi cửa hàng để tiêu thụ sản phẩm.

*Về kinh tế - xã hội:

Tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho nông dân và lao động địa phương.

Góp phần phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống người dân.

II.1.3. Nghiên cứu thị trường

II.1.3.1. Tổng quan thị trường trồng và chế biến chuối

Tại Việt Nam, cây chuối là một trong những loại cây ăn quả chủ lực, được trồng rộng rãi trên khắp cả nước và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế nông nghiệp.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 154.000 ha trồng chuối, với sản lượng hàng năm vượt hơn 2,3 triệu tấn, chiếm khoảng 13% diện tích và 18% sản lượng cây ăn quả cả nước. Các tỉnh có diện tích trồng chuối lớn bao gồm Đồng Nai (trên 13.000 ha) và Sóc Trăng (9.500 ha).

Xuất khẩu và thị trường tiêu thụ:

Nội địa: Khoảng 65% sản lượng chuối được tiêu thụ trong nước, cho thấy nhu cầu nội địa khá lớn.

Xuất khẩu: Chuối là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, đứng thứ ba trong nhóm trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2023, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc đạt trên 270 triệu USD trong 11 tháng đầu năm. Tuy nhiên, vào tháng 12, nhu cầu từ Trung Quốc giảm do nguồn cung nội địa tăng và sự cạnh tranh từ các nước khác như Philippines, Lào và Campuchia.

Thực trạng ngành chế biến chuối tại Việt Nam:

Tỷ lệ chế biến sâu còn thấp: Mặc dù chuối là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tỷ lệ chế biến sâu cho các sản phẩm từ chuối vẫn dưới 30%. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu chỉ qua các công đoạn sơ chế như làm sạch, sấy khô hoặc đông lạnh, dẫn đến giá trị gia tăng chưa cao.

Sản phẩm chế biến chủ yếu: Ngành chế biến chuối tại Việt Nam tập trung vào các sản phẩm như chuối sấy, bột chuối, chuối đóng hộp và sinh tố chuối. Trong đó, chuối sấy có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, nhưng giá trị sản phẩm vẫn chỉ chiếm khoảng 1,4% so với chuối tươi.

II.1.3.2. Thị trường xuất khẩu chuối Việt Nam

Xuất khẩu chuối của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, với nhiều thị trường tiềm năng nhưng cũng có không ít thách thức. Dưới đây là phân tích chi tiết về các thị trường chính:

1. Trung Quốc – Thị trường lớn nhất (60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu)

Nhu cầu lớn: Trung Quốc là nước nhập khẩu chuối hàng đầu thế giới, tiêu thụ hơn 10 triệu tấn/năm.

Ưu điểm: Khoảng cách địa lý gần, chi phí vận chuyển thấp, tiêu chuẩn nhập khẩu dễ đáp ứng hơn so với châu Âu, Mỹ.

Thách thức:

Trung Quốc siết chặt kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc (yêu cầu phải có mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói).

Cạnh tranh với chuối Philippines và Lào (Lào có ưu đãi thuế nhập khẩu 0% từ Trung Quốc).

Giải pháp: Tăng diện tích vùng trồng đạt chuẩn, đa dạng hóa giống chuối, đầu tư vào bảo quản sau thu hoạch.

2. Nhật Bản – Thị trường khó tính nhưng tiềm năng

Nhu cầu nhập khẩu: Nhật Bản nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn chuối/năm, chủ yếu từ Philippines (>85%).

Ưu điểm: Nhật Bản ưa chuộng chuối chất lượng cao, giá bán cao hơn Trung Quốc.

Thách thức:

Yêu cầu tiêu chuẩn rất cao: GlobalGAP, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Chuối Việt Nam phải cạnh tranh với chuối Philippines có ưu thế về giá và chuỗi cung ứng.

Giải pháp: Đáp ứng tiêu chuẩn GAP, xây dựng thương hiệu "chuối sạch", đẩy mạnh quảng bá tại Nhật.

3. Hàn Quốc – Thị trường có tiềm năng mở rộng

Nhu cầu nhập khẩu: Hàn Quốc nhập khẩu hơn 800.000 tấn chuối/năm, chủ yếu từ Philippines (>90%).

Ưu điểm: Thu nhập cao, người dân có xu hướng tiêu thụ thực phẩm sạch, hữu cơ.

Thách thức:

Hàn Quốc áp thuế nhập khẩu 30% đối với chuối Việt Nam (trong khi chuối Philippines hưởng ưu đãi thuế 0% theo FTA).

Yêu cầu bảo quản chuối chín ở nhiệt độ tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Giải pháp: Đàm phán giảm thuế thông qua FTA, nâng cao công nghệ bảo quản, phát triển thương hiệu riêng cho thị trường Hàn Quốc.

4. EU – Thị trường cao cấp, giá trị cao

Nhu cầu nhập khẩu: EU nhập khẩu khoảng 5-6 triệu tấn chuối/năm, chủ yếu từ Ecuador, Colombia, Costa Rica.

Ưu điểm:

EVFTA giúp giảm thuế nhập khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh cho chuối Việt Nam.

Người tiêu dùng EU sẵn sàng chi trả cao cho chuối hữu cơ, đạt tiêu chuẩn sinh thái.

Thách thức:

Yêu cầu tiêu chuẩn rất khắt khe: GlobalGAP, Rainforest Alliance, Fairtrade…

Cần hệ thống logistics tốt để vận chuyển chuối tươi với thời gian dài.

Giải pháp: Đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ, nâng cấp quy trình bảo quản và vận chuyển, tiếp cận kênh phân phối siêu thị lớn tại EU.

5. Trung Đông – Thị trường mới nổi

Các nước nhập khẩu chính: UAE, Ả Rập Xê Út, Qatar.

Ưu điểm:

Ít rào cản kỹ thuật hơn so với EU, Mỹ.

Nhu cầu nhập khẩu cao do khí hậu sa mạc không thể tự trồng chuối.

Thách thức:

Cần chuối chất lượng cao, vận chuyển xa nên chi phí logistics lớn.

Thị trường còn mới, chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia.

Giải pháp: Đẩy mạnh tiếp thị, tham gia hội chợ thực phẩm tại Trung Đông, thiết lập hệ thống logistics ổn định.

6. Hoa Kỳ – Thị trường lớn nhưng rào cản cao

Nhu cầu nhập khẩu: Mỹ nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn chuối/năm, chủ yếu từ Ecuador, Colombia, Guatemala.

Ưu điểm: Giá chuối tại Mỹ cao, nếu vào được siêu thị lớn thì khả năng tiêu thụ rất tốt.

Thách thức:

Quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt, yêu cầu xử lý chiếu xạ hoặc hơi nước nóng.

Thời gian vận chuyển dài, dễ hư hỏng.

Giải pháp: Hợp tác với đối tác có hệ thống phân phối tại Mỹ, đáp ứng tiêu chuẩn FDA, USDA.

II.1.4. Tiềm năng phát triển và hạn chế  

II.1.4.1. Điểm mạnh:

1. Nhu cầu thị trường lớn

Chuối là một trong những loại trái cây được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.

Xu hướng ăn uống lành mạnh giúp gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm từ chuối.

Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc với khoảng cách vận chuyển ngắn, giảm chi phí logistics.

2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Khí hậu nhiệt đới của Việt Nam phù hợp để trồng chuối quanh năm, giúp duy trì nguồn cung ổn định.

Các khu vực ở Tây Ninh có đất đai màu mỡ, thích hợp phát triển trang trại quy mô lớn.

3. Lợi nhuận và vòng quay vốn nhanh

Chuối có thời gian sinh trưởng từ 9 - 12 tháng, giúp quay vòng vốn nhanh hơn so với nhiều loại cây ăn quả khác.

Nếu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chuối có thể mang lại lợi nhuận 10.000 - 15.000 USD/ha/năm.

4. Chính sách hỗ trợ từ nhà nước

Nhà nước khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ vốn vay ưu đãi.

Các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP giúp giảm thuế xuất khẩu chuối sang nhiều thị trường lớn.

5. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Mô hình trồng chuối sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP giúp nâng cao giá trị xuất khẩu.

Công nghệ tưới nhỏ giọt, nhà màng, kiểm soát sâu bệnh bằng sinh học giúp tăng năng suất, giảm thất thoát.

II.1.5. Hạn chế và thách thức

1. Cạnh tranh quốc tế khốc liệt

Việt Nam phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu chuối hàng đầu như Ecuador, Philippines, Costa Rica, nơi có lợi thế sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp hơn.

Tiêu chuẩn nhập khẩu của châu Âu, Nhật Bản rất khắt khe, đặc biệt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

2. Rủi ro về dịch bệnh

Bệnh Panama (TR4) và đốm lá Sigatoka có thể tàn phá toàn bộ vùng trồng nếu không kiểm soát tốt.

Giống chuối Cavendish có khả năng kháng bệnh kém, cần đầu tư vào giống sạch bệnh và biện pháp phòng ngừa khoa học.

3. Biến đổi khí hậu và thiên tai

Mưa bão, hạn hán, nhiệt độ cao ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chuối.

Cần đầu tư vào hệ thống tưới tiêu hiện đại, che chắn gió bão để giảm thiểu thiệt hại.

4. Chi phí logistics và bảo quản cao

Chuối dễ hư hỏng, cần bảo quản lạnh từ 13-15°C, làm tăng chi phí vận chuyển.

Cước phí vận chuyển quốc tế biến động mạnh, ảnh hưởng đến giá xuất khẩu.

5. Thiếu liên kết sản xuất bền vững

Nhiều nông hộ trồng tự phát, nhỏ lẻ, thiếu hợp đồng bao tiêu, dễ bị ép giá.

Chưa có nhiều thương hiệu chuối Việt Nam trên thị trường quốc tế.

II.2. Sự cần thiết phải đầu tư:

1. Nhu cầu tiêu thụ chuối tăng cao trên toàn cầu

Chuối là một trong những loại trái cây được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, với hơn 150 triệu tấn/năm.

Các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ đều có nhu cầu nhập khẩu chuối ổn định.

Xu hướng ăn uống lành mạnhchế độ dinh dưỡng giàu kali, vitamin thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ chuối và các sản phẩm chế biến từ chuối.

2. Việt Nam có lợi thế xuất khẩu chuối

Vị trí địa lý thuận lợi, gần các thị trường tiêu thụ lớn giúp giảm chi phí vận chuyển.

Các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP, RCEP tạo cơ hội xuất khẩu chuối với thuế suất ưu đãi.

Chuối Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng khi đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

3. Chu kỳ sinh trưởng ngắn, lợi nhuận cao

Chuối có chu kỳ sinh trưởng từ 9 - 12 tháng, nhanh hơn nhiều loại cây ăn quả khác.

Năng suất bình quân 40 - 50 tấn/ha/năm giúp quay vòng vốn nhanh.

Nếu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giá trị có thể đạt 10.000 - 15.000 USD/ha/năm.

4. Giá trị gia tăng từ chế biến chuối

Ngoài chuối tươi, các sản phẩm chế biến từ chuối giúp gia tăng giá trị và mở rộng thị trường:

Chuối sấy dẻo, chuối sấy giòn: Xu hướng tiêu dùng đồ ăn vặt lành mạnh đang tăng mạnh.

Năng lực kinh nghiệm, tiềm năng liên doanh liên kết của nhà đầu tư:

Từng bước thực hiện trang trại trồng chuối ứng dụng công nghệ cao toàn diện và hướng đến mô hình liên kết chuỗi khép kín; Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Công nghệ cao Kim Quyên đã ký kết Hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm chuối xuất khẩu với Công ty cổ phần đầu tư thương mại nông nghiệp sạch và xanh công nghệ cao Đại Kỷ Nguyên – Trụ sở: 124 Đường số 5, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP HCM; nội dung Công ty cổ phần đầu tư thương mại nông nghiệp sạch và xanh công nghệ cao Đại Kỷ Nguyên sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm chuối thu hoạch từ dự án để xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc,...

Công ty cổ phần đầu tư thương mại nông nghiệp sạch và xanh công nghệ cao Đại Kỷ Nguyên còn đồng ý bao tiêu chuối của Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Công nghệ cao Kim Quyên để đưa về nhà máy chế biến chuối xuất khẩu của Công ty cổ phần đầu tư thương mại nông nghiệp sạch và xanh công nghệ cao Đại Kỷ Nguyên tại địa chỉ: Ấp Thạnh Phú, Xã Tân Bình, Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp, nhằm giải quyết bao tiêu triệt để sản lượng chuối của dự án.

Từ các dữ liệu thị trường được tổng hợp như trên, có thể nhận định rằng, thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu chuối tươi và chuối chế biến sấy/hấp có tiềm năng rất lớn, vấn để trọng yếu là khả năng khai thác và vận hành dự án để có thể tận dụng tối đa các lợi thế tiềm năng.

Từ việc phân tích được nhu cầu của thị trường và đánh giá được tiềm năng, điểm mạnh điểu yếu cùng với những lợi thế, năng lực kinh nghiệm sẵn có của mình, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Công nghệ Cao Kim Quyên quyết định đầu tư dự án Trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu tại xã Tân Hội – Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh là thực sự cần thiết.

Việc đầu tư dự án điều chỉnh, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Công nghệ Cao Kim Quyên chú trọng các giải pháp đầu tư để hạn chế các thách thức, khó khăn của ngành:

Đầu tư vào công nghệ: Tăng cường đầu tư vào công nghệ trồng, chế biến và bảo quản hiện đại, nâng cao mức độ tự động hóa để cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm.

Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và nâng cao trình độ cho lao động trong ngành chế biến trái cây, đặc biệt là kỹ năng áp dụng công nghệ mới.

Tăng cường liên kết chuỗi giá trị: Xây dựng mô hình liên kết chặt chẽ giữa nông dân, doanh nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định và chất lượng.

 Xây dựng thương hiệu và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế: Phát triển và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm trái cây chế biến của Việt Nam, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

>>> XEM THÊM: Tham vấn báo cáo ĐTM dự án nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 0903 649 782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha