Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất xoài sấy

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án nhà máy sản xuất xoài sấy công suất tối đa của nhà máy là 1.010 tấn sản phẩm/năm.Công nghệ sản xuất của dự án là chế biến nông sản (nông sản, trái cây sơ chế và qua chế biến xuất khẩu), nguyên liệu sử dụng chế biến là xoài keo (không sử dụng nông sản và trái cây khác) và sản phẩm chính là xoài sấy dẻo.

Ngày đăng: 10-04-2025

58 lượt xem

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.............................................................................. 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................ 7

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................ 10

1.    Tên chủ dự án đầu tư.......................................................................................... 10

2.    Tên dự án đầu tư.................................................................................................... 10

2.1.    Địa điểm thực hiên dự án đầu tư....................................................................... 10

2.2.    Quy mô của dự án đầu tư............................................................................... 12

3.    Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư............................................... 13

3.1.    Công suất của dự án........................................................................................... 13

3.2.    Công nghệ hoạt động của dự án.......................................................................... 13

3.3.    Sản phẩm của dự án........................................................................................ 16

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư.... 17

4.1.    Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án........... 17

4.1.1.     Giai đoạn thi công xây dựng................................................................. 17

4.1.2.     Giai đoạn vận hành dự án........................................................................ 18

4.2.    Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện, nước của dự án.............................. 19

4.2.1.     Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện................................................ 19

4.2.2.     Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước........................................ 19

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 21

1.     Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường... 21

2.    Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường........................ 21

Chương III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............. 22

1.    Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật........................................... 22

2.    Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án................................................ 22

2.1.    Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải.............................. 22

2.1.1.     Nhiệt độ.................................................................................................... 22

2.1.2.     Chế độ ẩm................................................................................................. 23

2.1.3.     Lượng bốc hơi............................................................................................ 24

2.1.4.     Chế độ nắng.............................................................................................. 24

2.1.5.     Gió bão....................................................................................................... 25

2.1.6.     Chế độ mưa............................................................................................... 25

2.1.7.     Điều kiện thuỷ văn......................................................................................... 26

2.2.    Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải.............. 26

2.3.    Hiện trạng xả thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải.............. 26

Chương IV. ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 27

1.    Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án...27

1.1.    Về công trình, biện pháp xử lý nước thải......................................................... 27

1.1.1.     Nước thải sinh hoạt................................................................................ 27

1.1.2.     Nước thải xây dựng.............................................................................. 27

1.1.3.     Nước mưa chảy tràn.......................................................................... 27

1.2.     Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.... 28

1.2.1.     Chất thải sinh hoạt............................................................................. 28

1.2.2.     Chất thải xây dựng.................................................................................. 29

1.2.3.     Chất thải nguy hại.................................................................................... 29

1.3.    Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................... 29

1.3.1.     Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ quá trình vận chuyển, tập kết nguyên liệu và máy móc thiết bị thi công.... 29

1.3.2.     Giảm thiểu khó hàn do hàn, cắt kim loại..................................................... 31

1.4.    Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..................................... 31

1.5.    Công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khác........................... 31

1.5.1.     Giảm thiểu ô nhiễm nước mưa chảy tràn..................................................... 31

1.5.2.     Giảm ô nhiễm nước thải xây dựng............................................................... 32

1.5.3.     Giảm tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội................ 32

1.5.4.     Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án......... 32

2.    Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành...36

2.1.    Về công trình, biện pháp xử lý nước thải........................................................... 36

2.1.1.     Đánh giá tác động của nước thải................................................................. 36

2.1.2.     Các công trình, biện pháp xử lý nước thải..................................................... 38

2.2.    Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải............................................................ 44

2.2.1.     Khí thải lò hơi................................................................................................ 44

2.2.2.     Khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm.............. 47

2.2.3.     Giảm thiểu mùi hôi do phụ phẩm trong quá trình sản xuất và tại khu vực xử lý chất thải...48

2.3.    Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn........................................ 48

2.3.1.     Chất thải sinh hoạt..................................................................................... 48

2.3.2.     Chất thải rắn sản xuất.............................................................................. 49

2.3.3.     Chất thải nguy hại...................................................................................... 49

2.4.    Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường...50

2.5.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành... 51

2.5.1.     Phòng cháy chữa cháy........................................................................... 51

2.5.2.     Giảm thiểu tác động do nhiệt từ khu vực đốt trấu cung cấp nhiệt cho lò hơi và sự cố vận hành lò hơi...52

2.5.3.     Phòng chống sự cố tại hệ thống xử lý khí thải lò hơi........................ 53

2.5.4.     Phòng chống sự cố tại hệ thống xử lý nước thải tập trung...................... 53

2.5.5.      Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn giao thông, tai nạn lao động....53

3.    Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.................... 54

3.1.    Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư............ 54

3.1.1.     Giai đoạn thi công xây dựng..................................................................... 54

3.1.2.     Giai đoạn vận hành.................................................................................. 54

3.2.    Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải , bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.... 55

3.2.1.     Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường............. 55

3.2.2.     Lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục....................... 55

3.3.    Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác...................... 55

3.4.    Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường......... 55

4.    Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo......... 56

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................... 58

1.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.................................................. 58

1.1.    Nguồn phát sinh nước thải......................................................................... 58

1.2.    Lưu lượng xả thải tối đa............................................................................... 58

1.3.    Dòng nước thải........................................................................................... 58

1.4.    Các chất ô nhiễm và giới hạn giá trị của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải....... 58

1.5.    Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải................. 59

2.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải..................................................... 59

2.2.    Lưu lượng xả khí thải tối đa............................................................ 59

2.4.    Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải........... 59

2.5.    Vị trí, phương thức xả khí thải và nguồn tiếp nhận khí thải......................... 59

3.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn và độ rung.......................................... 60

3.1.    Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.............................................................. 60

3.2.    Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung...................................................................... 60

3.3.    Giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung................................................................. 60

Chương VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN... 61

1.    Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư............... 61

1.1.    Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.......................................................... 61

1.2.    Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải...61

1.2.1.      Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường....... 61

1.2.2.      Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải.......... 62

2.    Chương trình quan trắc chất thải...................................................................... 62

2.1.    Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.................................................. 62

2.1.1.     Quan trắc trong giai đoạn xây dựng........................................................... 62

2.1.2.     Quan trắc trong giai đoạn hoạt động..................................................... 62

2.2.    Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải............................................. 63

3.    Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm................................................. 63

3.1.    Chi phí đo đạc, phân tích mẫu khí thải............................................................. 63

3.2.    Chi phí đo đạc, phân tích mẫu nước thải............................................... 64

Chương VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................ 66

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM

Địa chỉ văn phòng: xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ......

Điện thoại:........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp: ....., đăng ký lần đầu ngày 22 tháng 05 năm 2024.

2.Tên dự án đầu tư

NHÀ MÁY SẢN XUẤT XOÀI SẤY

2.1.Địa điểm thực hiên dự án đầu tư:

Dự án “Nhà máy sản xuất xoài sấy” được thực hiện tại xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Nhà máy sản xuất xoài sấy .... được Công ty TNHH Thực phẩm .... Việt Nam hợp đồng thuê nhà xưởng hiện trạng của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại .... và mở rộng thêm Nhà xưởng có diện tích 2.918,9m2.

Dự án thuộc các thửa đất sau:

  • Thửa đất số 1467, tờ bản đồ số 5, số vào sổ cấp GCN: CN11060, ngày 06/07/2023;
  • Thửa đất số 1855, tờ bản đồ số 5, số vào sổ cấp GCN: CN11061, ngày 06/07/2023;
  • Thửa đất số 1470, tờ bản đồ số 5, số vào sổ cấp GCN: CN11059, ngày 06/07/2023;
  • Thửa đất số 1296, tờ bản đồ số 5, số vào sổ cấp GCN: CS09664, ngày 07/02/2022;
  • Thửa đất số 2003, tờ bản đồ số 5, số vào sổ cấp GCN: CN11239, ngày 28/08/2023;
  • Thửa đất số 2147, tờ bản đồ số 5, số vào sổ cấp GCN: CN11380, ngày 10/10/2023;
  • Thửa đất số 2148, tờ bản đồ số 5, số vào sổ cấp GCN: CN11381, ngày 10/10/2023.

Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

  • Phía Bắc: giáp đất nhà dân;
  • Phía Nam: giáp đất nhà dân;
  • Phía Tây: giáp đường ĐT850;
  • Phía Đông: giáp đất nhà dân.

Tọa độ các góc khu vực dự án như sau:

Bảng 1. 1. Thống kê tọa độ các góc của dự án

STT

Tên điểm

Tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105°, múi chiếu

X

Y

1

A

1146331

586511

2

B

1146360

586531

3

C

1146319

586624

4

D

1146308

586620

5

E

1146283

586674

6

F

1146260

586668

7

G

1146245

586706

8

H

1146220

586707

9

I

1146241

586658

10

J

1146221

586654

11

K

1146239

586611

12

L

1146254

586617

13

M

1146260

586605

14

N

1146283

586612

(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ....Việt Nam, 2024)

Vị trí của dự án cụ thể như sau:

Hình 1. 1. Sơ đồ giới hạn vị trí các mốc điểm của dự án

2.2.Quy mô của dự án đầu tư

Tổng mức đầu tư là 16.000.000.000 VNĐ (Mười sáu tỷ đồng). Căn cứ Khoản 3 Điều 10 của Luật Đầu tư công 2019, dự án thuộc nhóm C phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 có tổng mức vốn dưới 60 tỷ).Dự án thuộc nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, thuộc số thứ tự 2 Mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08:2022/NĐ-CP.

Tổng diện tích xây dựng là 7.492,9m2. Trong đó, diện tích nhà máy hiện trạng là 4.574 m2, diện tích nhà máy mở rộng là 2.918,9m2, với các hạng mục như:

Bảng 1. 2. Thống kê các hạng mục công trình và phân khu chức năng của dự án

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

A

Khu nhà máy hiện trạng

4.574

1

Nhà xưởng 1

2.174

a

Khu vực đóng gói

270

b

Khu vực sấy

410

c

Khu vực vớt xoài lên khay

680

d

Khu vực ngâm đường

600

e

Khu vực nấu nước đường

214

2

Nhà xưởng 2

918

a

Nhà rác

90

b

Khu vực chứa xoài nhập về

210

c

Khu vực cắt gọt

300

d

Khu vực rửa xoài và giặt khăn

105

e

Khu vực ngâm đường

213

3

Khu văn phòng (02 tầng)

185

4

Nhà chứa lò hơi

100

5

Nhà chứa rác thải nguy hại

3

6

Nhà chứa rác sản xuất

38

7

Khu xử lý nước thải

66

8

Bể biogas

1.090

B

Khu nhà máy mở rộng

2.918,9

1

Khu vực đóng gói

300

2

Khu vực sấy

500

3

Khu vực vớt xoài lên khay

700

4

Khu vực ngâm đường

700

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

5

Khu vực nấu nước đường

300

6

Khu vực chứa thành phẩm

418,9

(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ... Việt Nam, 2024)

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án

Dự án “Nhà máy sản xuất xoài sấy" được đầu tư mở rộng thêm 01 khu nhà xưởng có diện tích 2.918,8m2, tuy nhiên không thay đổi công suất so với nhà máy hiện trạng. Do đó, công suất tối đa của nhà máy là 1.010 tấn sản phẩm/năm.

3.2.Công nghệ hoạt động của dự án

Công nghệ sản xuất của dự án là cơ sở sản xuất, chế biến nông sản (nông sản, trái cây sơ chế và qua chế biến xuất khẩu), nguyên liệu sử dụng chế biến là xoài keo (không sử dụng nông sản và trái cây khác) và sản phẩm chính là xoài sấy dẻo.

Quy trình công nghệ sản xuất cụ thể như sau:

Hình 1. 2. Quy trình công nghệ sấy xoài của dự án

 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất tại dự án:

Xoài trái nguyên liệu (xoài keo) khi đến thời gian thu hoạch được các chủ vườn hái và chọn lọc đúng theo quy cách đã hợp đồng cung cấp sản phẩm với dự án. Sau đó, xoài trái nguyên liệu được vận chuyển về dự án và đưa vào quy trình sản xuất.

- Ủ xoài: xoài trái nguyên liệu được ủ chín tại Khu vực ủ xoài đảm bảo đạt độ chín theo yêu cầu của quy trình chế biến.

+ Nếu xoài nguyên liệu chưa chín tới mức độ yêu cầu thì một số thành phần hóa học chưa bị biến đổi nhiều như tinh bột, hàm lượng acid còn cao, cấu trúc xoài còn chắc, như vậy công đoạn ngâm thẩm thấu sẽ kéo dài làm mất thời gian, đồng thời khi sấy sẽ cho ra sản phẩm có cấu trúc hơi dai, cưng, hương vị kém.

+ Nếu xoài nguyên liệu quá chín thì sinh ra nhiều nước, cấu trúc trái xoài rất mềm, gây khó khăn trong công đoạn gọt vỏ, cắt lát, miếng xoài dễ nát làm giảm hiệu suất thu hồi, sản phẩm sau sấy có cấu trúc mềm, dẻo nhưng trạng thái cảm quan không đạt, bề mặt thường bị nhăn, teo, màu sắc hơi sẫm.

Gọt vỏ: Xoài trái sau khi ủ chín được chuyển qua Khu vực gọt vỏ để tách bỏ phần vỏ bên ngoài rồi được rửa sạch.

Rửa: Xoài trái sau khi gọt vỏ được chuyển qua Khu vực rửa để rửa bằng nước sạch và loại bỏ lượng mủ còn sót lại, đảm bảo cho công đoạn chế biến kế tiếp.

Gọt thịt: Xoài trái sau khi rửa sạch được chuyển qua Khu vực gọt thịt để tách hạt và thịt xoài. Thịt xoài được gọt đảm bảo bề dầy lát cắt theo kích thước yêu cầu. Kích thước lát xoài ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm, nếu quá dày dẫn đến thời gian ngâm ủ đường lâu hơn, thời gian sấy lâu, dẫn đến tiêu tốn năng lượng. Nếu lát xoài cắt quá mỏng thì lát xoài dễ bị nát, làm giảm hiệu suất thu hồi, quá trình sấy tuy thuận lợi nhưng sản phẩm có hình dạng bên ngoài không đạt.

Ủ đường: Sau khi xoài thịt được cắt lát, được đưa vào công đoạn ủ đường. Phần thịt xoài được ngâm trong dung dịch nước đường. Phương pháp ngâm thẩm thấu này giúp quá trình tách nước từ nguyên liệu ra ngoài và đường từ ngoài dung dịch ngấm vào bên trong miếng xoài diễn ra từ từ, tránh hiện tượng tôi cứng bề mặt, khi sấy sẽ cho ra sản phẩm có cấu trúc mềm dẻo hơn.

Sấy: Thịt xoài sau khi ủ đường được với ra khay và xếp vào khay để đưa vào sấy ở chế độ thích hợp. Máy sấy được thiết kế điều khiển nhiệt độ, thời gian, độ ẩm cài đặt tự động, giúp tự động hóa quá trình sản xuất. Kết thúc quá trình sấy cho ra sản phẩm xoài sấy dẻo.

Đóng gói sản phẩm xoài sấy dẻo: Xoài sấy dẻo sau khi sấy được đóng gói theo quy cách và nhập vào kho chứa (sản phẩm được đóng gói trong túi PE với khối lượng 250gr/túi và chứa vào thùng carton 10kg).

Thành phẩm sau khi đóng gói tùy vào đơn đặt hàng của khách hàng sẽ được xuất trực tiếp hoặc nhập kho để chờ xuất. Thành phẩm nhập kho được phân loại riêng biệt theo đơn hàng và bảo quản theo tiêu chuẩn.

Trong quá trình sản xuất của dự án, các tác động đến môi trường có khả năng phát sinh chủ yếu bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, nước thải sinh hoạt, bụi, khí thải và tiếng ồn.

Các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của dự án được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1. 3. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của dự án

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Tình trạng (%)

1

Sọt nhựa chứa xoài nguyên liệu loại 30kg, 50kg

700 cái

100

2

Sọt nhựa chứa xoài thành phẩm

700 cái

100

3

Thùng chứa để ngâm xoài (loại 1.000L)

100 cái

100

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Tình trạng (%)

4

Thiết bị sấy

02 thiết bị

100

5

Dây chuyền đóng gói

01 dây chuyền

100

6

Dây chuyền băng tải xuống xoài

01 dây chuyền

100

7

Dây chuyền rửa xoài

01 dây chuyền

100

8

Bồn nấu đường

02 cái

100

9

Máy xịt rửa khay đựng xoài

02 cái

100

10

Hệ thống làm lạnh hơi nước

01 hệ thống

100

11

Xe nâng

04 xe

100

12

Nồi hơi, công suất 2 tấn hơi/giờ

01 hệ thống

100

(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm .... Việt Nam, 2024)

Công nghệ sản xuất của dự án được Chủ cơ sở tham khảo và ứng dụng từ các cơ sở đã và đang đi vào hoạt động sản xuất, cùng với việc áp dụng các máy móc, thiết bị hiện đại và hoàn toàn mới (sử dụng máy móc, thiết bị chế tạo mới 100%) đảm bảo chất lượng của sản phẩm, đáp ứng được các quy định về xuất khẩu sản phẩm đến khách hàng nước ngoài. Đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất phát thải ô nhiễm và phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương.

3.3.Sản phẩm của dự án

Sản phẩm chính của của dự án đầu tư là xoài sấy dẻo thành phẩm. Tổng khối lượng sản phẩm tối đa theo thiết kế là 1.010 tấn sản phẩm/năm.

Khối lượng và tỷ lệ thu hồi sản phẩm được tính toán như sau:

* Thuyết minh tính toán:

Công đoạn sơ chế: trái xoài nguyên liệu (xoài keo) sau khi sơ chế gọt bỏ vỏ và hạt sẽ cho ra xoài thịt với tỷ lệ thu hồi là 70%, tỷ lệ thải bỏ (vỏ, hạt, thịt xoài hỏng) là 30%, tương đương khối lượng xoài thịt thu được là 14.000 kg/ngày (20.000 kg/ngày × 70% = 14.000 kg/ngày).

Công đoạn ủ đường: lượng xoài thịt sau khi sơ chế với khối lượng 14.000 kg/ngày đưa vào công đoạn ủ đường toàn bộ và sản phẩm chính thu được là xoài sấy dẻo.

Công đoạn sấy: lượng xoài ngâm đường đưa vào sấy là 14.000 kg/ngày và sản phẩm thu được là xoài sấy dẻo (tỷ lệ thu hồi là 30%), tương đương khối lượng xoài sấy dẻo thu được là 4.200 kg/ngày (14.000 kg/ngày × 30% = 4.200 kg/ngày).

Tổng sản phẩm thu được của dự án tối đa trong năm là: 4.200 × 240 ngày/năm = 1.008.000 kg/năm ≈ 1.010 tấn/năm.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1.Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

4.1.1.Giai đoạn thi công xây dựng

Dự án đòi hỏi khối lượng vật liệu xây dựng không quá lớn cho việc thi công xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ. Nguồn vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi,... được lấy từ các nguồn gần khu vực dự án với chất lượng đảm bảo theo yêu cầu thiết kế. Các nguyên, vật liệu khác được mua từ các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hoặc các tỉnh lân cận.

Bảng 1. 4. Thống kê nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dự án giai đoạn xây dựng

STT

Nguyên, vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

1

Sắt, thép

tấn

250

2

Gạch

m3

130

3

Đá

m3

500

4

Cát xây

m3

150

5

Cát nền

m3

100

6

Xi măng

tấn

130

7

Xà gồ, khung kèo thép

tấn

300

8

Tháp tròn các loại

tấn

20

STT

Nguyên, vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

9

Tole dày 4,5 dzem

m2

3.500

10

Phụ kiện khác

tấn

4,0

(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm .... Việt Nam, 2024)

Máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 5. Thống kê máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn xây dựng dự án

STT

Tên máy móc, thiết bị

Công suất

Số lượng

1

Máy đào

0,7 m3

01

2

Máy ủi

110CV

01

3

Máy trộn bê tông

500L

02

4

Máy khoan bê tông

700W

02

5

Xe lu bánh thép

10 tấn

01

6

Xe cẩu

5 tấn

02

7

Máy uốn sắt

< d40

02

8

Máy cắt sắt

< d40

02

9

Xe rùa

170kg

10

10

Máy hàn điện

23KW

01

11

Máy bơm nước

110CV

02

(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ...... Việt Nam, 2024)

Ghi chú: Các thiết bị, máy móc được liệt những thiết bị khả năng gây tác động đến môi trường. Cột số lượng thể hiện số phương tiện tối đa mặt cùng một thời điểm trên công trường.

Hóa chất: hoạt động thi công xây dựng dự án không sử dụng hóa chất.

Giai đoạn vận hành dự án

Hoạt động của dự án chủ yếu là sản xuất, chế biến nông sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Nguyên liệu tối đa sử dụng trong 01 ngày sản xuất được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 6. Thống kê nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dự án giai đoạn vận hành

STT

Tên hàng hóa

Đơn vị tính

Số lượng

1

Xoài nguyên liệu

tấn/ngày

20

2

Đường cát hoặc đường phèn

tấn/ngày

1,5

3

Mạch nha

kg/ngày

300

5

Bao bì

cái

160

6

Nhiên liệu (củi)

kg/giờ

150

(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ..... Việt Nam, 2024)

Bảng 1. 7. Thống kê nhu cầu hóa chất dùng cho hệ thống xử lý nước thải

STT

Tên hàng hóa

Đơn vị tính

Số lượng

1

Xút (NaOH)

kg/ngày

20

2

Dinh dưỡng

kg/ngày

2,0

(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ... Việt Nam, 2024)

4.2.Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện, nước của dự án

4.2.1.Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho dự án được đấu nối từ lưới điện quốc gia dọc theo tuyến đường xung quanh khu vực dự án. Nhu cầu điện năng sử dụng phục vụ giai đoạn xây dựng ước tính khoảng 30 KW/ngày và giai đoạn vận hành ước tính khoảng 10.000 kWh/tháng.

4.2.2.Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước

Giai đoạn thi công, xây dựng dự án

Nhu cầu sử dụng lao động trong giai đoạn này dự kiến khoảng 20 người. Thời gian làm việc trung bình là 1 ca/ngày, mỗi ca kéo dài 8 tiếng, không có công nhân lưu trú tại khu vực dự án. Khi đó, theo tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tính theo đầu người trong một ca làm việc là 25 lít/người.ca và hệ số dùng nước không điều hòa ngày lớn nhất là Kngày = 1,2. Khi đó, lượng nước cấp sinh hoạt lớn nhất là: Qngàymax = (25 L/người.ca × 20 người) × 1,2 = 600L/ngày = 0,6 m3/ngày.

Giai đoạn vận hành

Nhu cầu sử dụng được tính toán như sau:

- Nước cấp cho sản xuất:

+ Hoạt động sản xuất của dự án sử dụng nước cho các công đoạn: rửa nguyên liệu, nước ủ đường, nước vệ sinh máy móc, thiết bị và nước vệ sinh nhà xưởng, rửa sàn.

+ Tham khảo theo tiêu chuẩn TCXD 33-2006 – Mục 2.4 thì đối với loại hình sản xuất của dự án thì nhu cầu cấp nước là 22 m3/ha/ngày. Diện tích bố trí sản xuất (xưởng 1 và xưởng 2) của dự án là 3.092 m2 (≈ 0,3 ha), tương đương nhu cầu nước cấp cho sản xuất là: 22 m3/ha/ngày × 0,3 ha = 6,6 m3/ngày.

+ Bên cạnh đó, tham khảo các dự án có loại hình sản xuất tương tự cho thấy định mức cấp nước cho sản xuất khoảng 1,0 - 1,5 m3 nước/tấn nguyên liệu. Lượng nguyên liệu sử dụng tối đa trong ngày sản xuất là 20 tấn, tương đương nhu cầu nước cấp cho sản xuất là: 1,5 m3 nước/tấn nguyên liệu × 20 tấn = 30 m3/ngày.

+ Do đó, nước cấp cho sản xuất của dự án được tính toán theo nhu cầu sử dụng ở mức tối đa để đảm bảo hoạt động cho hoạt động sản xuất, tương đương 30 m3/ngày.

  • Nước cấp cho nồi hơi công suất 2 tấn hơi/giờ:

+ Nồi hơi tại dự án được thiết kế công suất 2 tấn hơi/giờ, định mức tiêu thụ nước cấp để sinh ra 2 tấn hơi/giờ cần phải cung cấp 2 m3 nước. Lò hơi hoạt động tối đa 8 giờ/ngày nên lượng nước cấp tối đa cần thiết là 16 m3/ngày.

  • Nước cấp cho xử lý khí thải nồi hơi:

+ Nước cấp sử dụng để cung cấp cho quá trình xử lý khí thải lò hơi với khối lượng tối đa là 2 m3 nước/ngày.

  • Nước cấp cho sinh hoạt công nhân:

+ Tham khảo theo tiêu chuẩn TCXD 33-2006 – Bảng 3.4 thì tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp tính cho 01 người trong 01 ca áp dụng cho các loại phân xưởng khác là 25 (l/người/ca). Công nhân làm việc tại dự án theo ca 8 giờ, khi tăng ca tối đa trong ngày là 12 giờ và không thực hiện tắm, giặt, nấu ăn tại dự án.

+ Do đó, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho công nhân được tính toán tối đa trong trường hợp có tăng ca và lượng công nhân hoạt động tối đa là 140 người, định mức nước cấp là 37,5 lít/người/ca (ca làm việc tính toán là 8 giờ cộng thêm 4 giờ tăng ca).

  • Tham khảo QCVN 01:2021/BXD của Bộ Xây dựng (mục 2.10.2 Nhu cầu sử dụng nước và mục 2.10.5 Cấp nước chữa cháy) để tính toán các nhu cầu sử dụng nước: Nước tưới cây, rửa đường; Nước cấp chữa cháy.

Tổng nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất tại dự án được trình bày tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1. 8. Thống kê nhu cầu sử dụng nước của dự án

STT

Nhu cầu sử dụng

hiệu

Định mức

Tổng nhu cầu (m3/ngày)

1

Nước cấp cho sản xuất

Qsx

1,5 m3/tấn nguyên liệu x 20 tấn nguyên liệu

30

2

Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân

Qsh

37,5 lít/người/ca x 140 người

5,25

3

Nước cấp cho lò hơi

Qlh

2 m3 nước/giờ x 12 giờ

24

4

Nước cấp xử lý khí thải lò hơi

Qkt

2 m3 nước/giờ

2

5

Nước tưới cây, rửa đường

Qtc

8% x nước cấp sinh hoạt

0,08

6

Nước cấp chữa cháy

Qcc

15 lít/s/đám cháy x 3.600 x 1,5h

81

Tổng nhu cầu

142

(Nguồn: Đơn vị vấn tính toán, 2024)

Như vậy, theo tính toán, lượng nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của dự án làm phát sinh nước thải với tổng khối lượng là 35,25 m3/ngày.đêm (30 m3/ngày đêm + 5,25 m3/ngày.đêm).

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1.Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án phù hợp theo Nghị quyết số 372/2020/NĐ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 05 năm (2021 – 2025). Theo đó, dự án phù hợp với nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế là đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp để thu hút, phát triển ngành công nghiệp mới; xem công nghiệp là động lực góp phần tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ nông sản; Hình thành các trung tâm chế biến nông sản, thủy sản và thực phẩm.

Dự án phù hợp theo Quyết định số 29/QĐ-UBND-NĐ ngày 15 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Cao Lãnh.

Dự án phù hợp theo Quyết định số 114/QĐ-UBND-NĐ ngày 20 tháng 5 năm 2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Cao Lãnh.

2.Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường

Đối với khả năng tiếp nhận nước thải: dự án thuộc ngành nghề phát sinh lưu lượng nước thải tương đối ít với lưu lượng nước thải theo ước tính khoảng 35,25 m3/ngày.đêm. Lượng nước thải này sẽ được Công ty TNHH Thực phẩm ... Việt Nam xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải công suất 40 m3/ngày.đêm. Chất lượng nước thải trước khi xả vào Sông Xẻo Quýt đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT.

Đối với khả năng chịu tải bụi, mùi, khí thải: Quá trình hoạt động của dự án có phát sinh bụi, khí thải nhưng chủ yếu là từ các nguồn như: giao thông vận chuyển, mùi hôi trong quá trình chế biến và từ quá trình xử lý nước thải. Hầu hết các nguồn thải này phát sinh nồng độ các chất ô nhiễm thấp, cục bộ. Khi phát tán vào môi trường xung quanh, nhờ môi trường thông thoáng nên khí thải, bụi, mùi nhanh chóng pha loãng vào môi trường không khí xung quanh.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 0903 649 782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903 649 782 - 028 35146426

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm