Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bột sơn tĩnh điện

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) nhà máy sản xuất sản phẩm bột sơn tĩnh điện với công suất 2.725 tấn sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 14-05-2025

22 lượt xem

MỤC LỤC...................................................................................................................................... 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................... 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................................ 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................... 6

Chương 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................................... 7

1.1. Tên chủ dự án đầu tư...................................................................................................... 7

1.2. Tên dự án đầu tư............................................................................................................. 7

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư.................................................................................... 9

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư................................................................... 9

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư...................................................................................... 15

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư....... 15

1.4.1 Nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng..................................................................... 15

1.4.3. Nhu cầu sử dụng nước............................................................................................. 17

1.5.  Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư............................................................ 20

1.5.1.   Vị trí địa lý của dự án............................................................................................... 20

1.5.2.   Các hạng mục công trình của dự án....................................................................... 21

1.5.3.   Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án..................................... 22

Chương 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 23

2.1. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....... 23

2.2. Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường........................... 26

2.2.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường KCN Long Giang........................................ 26

2.2.2. Ảnh hưởng của các nguồn phát sinh chất thải của dự án đối với môi trường xung quanh    31

Chương 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ........ 32

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải...................... 32

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa.................................................................................... 32

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải..................................................................................... 33

3.1.3. Xử lý nước thải..................................................................................................... 34

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................................... 36

3.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí từ phương tiện vận chuyển........... 36

3.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu, thành phẩm....37

3.2.3. Hệ thống xử lý bụi từ quá trình sản xuất............................................................ 38

3.2.4. Biện pháp giảm thiểu hơi hóa chất từ quá trình sản xuất................................. 41

3.2.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí từ phòng mẫu................................. 43

3.2.6. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mùi phát sinh từ khu vực lưu chứa rác, nhà vệ sinh...... 43

3.2.7. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt dư............................................................. 44

3.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường............................................... 45

3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt......................................................................................... 45

3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường............................................................ 46

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.......................................... 47

3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................................. 49

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án............................... 50

3.6.1. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố rò rỉ, vỡ đường ống cấp thoát nước....... 50

3.6.2. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố từ bể tự hoại................................... 51

3.6.3. Phòng ngừa và ứng phó sự cố từ hệ thống xử lý khí thải................................. 52

3.6.4. Phòng ngừa và ứng phó sự cố khu chứa chất thải nguy hại............................. 54

3.6.5. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ........................................... 55

3.6.6. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất.......................................... 58

3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)......................................... 67

3.8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước có công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có)....... 6

3.9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện các phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)...... 68

3.10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)........... 68

3.10.1. Về công suất sản xuất và sản phẩm................................................................. 68

3.10.2. Về máy móc, thiết bị......................................................................................... 68

3.10.3. Về hạng mục công trình bảo vệ môi trường................................................... 70

Chương 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............................... 72

4.1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải...... 72

4.2.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải........... 73

4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................... 74

4.5.  Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.......... 75

4.5.1.   Quản lý chất thải...................................................................................... 75

4.5.2.  Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường..................... 77

Chương 5. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..... 79

5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án............. 79

5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................... 79

5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải....... 79

5.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật....... 80

5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................. 80

5.2.2.  Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................... 81

5.2.3.  Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án...81

5.3.         Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.................... 81

Chương 6. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................. 82

Chương 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT .... VIỆT NAM

Địa chỉ văn phòng: ...Khu công nghiệp Long Giang, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Đại diện pháp luật: Ông. .......      Chức vụ: Tổng Giám đốc.

Điện thoại:........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mã số ......... do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tiền Giang – Phòng đăng ký kinh doanh đăng ký lần đầu ngày 06/07/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 4, ngày 22/06/2023.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án ...... do Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang chứng nhận lần đầu ngày 20/06/2016, chứng nhận thay đổi lần thứ 2, ngày 16/11/2023.

1.2.Tên dự án đầu tư

NHÀ MÁY VẬT LIỆU CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

Địa điểm thực hiện dự án: Khu công nghiệp Long Giang, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 27/04/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy Vật liệu công nghệ kỹ thuật (Sản xuất bột sơn tĩnh điện, công suất 2.750 tấn sản phẩm/năm; băng dính, công suất 1.855 tấn sản phẩm/năm; túi PE, công suất 240 tấn/năm; bột sơn Polyester, công suất 8.000 tấn sản phẩm/năm)” của Công ty TNHH Vật liệu công nghệ kỹ thuật.

Hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất số 36/HĐTQSDĐ.LG.2016 ngày 15/07/2016 Công ty TNHH Phát triển KCN Long Giang và Công ty TNHH Nguyên liệu bao bì Dongtai Việt Nam (Nay là Công ty TNHH Vật liệu công nghệ kỹ thuật).

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số DG 420781 (số vào sổ cấp GCN: CT09245) do Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Tiền Giang cấp ngày 28/07/2022.

Giấy phép xây dựng số 13/GPXD ngày 04/10/2022 của Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang.

Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu, hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng số 10/TB-BQL ngày 26/01/2024 của Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang.

Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 1996/TD- PCCC ngày 15/07/2022 do Công an tỉnh Tiền Giang - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH chứng nhận cho công trình “Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Vật liệu công nghệ kỹ thuật”.

Công văn số 125/TD-PCCC&CNCH ngày 28/12/2023 của Công an tỉnh Tiền Giang – Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH về việc đồng ý thiết kế phòng cháy và chữa cháy với nội dung điều chỉnh kích thước cầu thang bộ thoát nạn trong công trình Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Vật liệu công nghệ kỹ thuật.

Văn bản số 1755/NT-PCCC&CNCH ngày 18/01/2024 của Công an tỉnh Tiền Giang – Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH về việc kiểm tra kết quả nghiệm thu PCCC.

Hợp đồng dịch vụ cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải số 97/HĐ.LG.2025 ngày 25/12/2024 giữa Công ty TNHH Phát triển KCN Long Giang và Công ty TNHH Vật liệu công nghệ kỹ thuật.

Hợp đồng dịch vụ số 174/HĐ.LG.2023 ngày 27/09/2023 giữa Công ty TNHH Phát triển KCN Long Giang và Công ty TNHH Vật liệu công nghệ kỹ thuật về việc vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt.

Quy mô dự án - phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Tổng vốn đầu tư của dự án là 261.250.000.000 VNĐ (Hai trăm sáu mươi mốt tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng). Dự án được phân loại theo tiêu chí dự án nhóm B (dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 9 của Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15 ngày 29/11/2024 có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.000 tỷ đồng theo quy định tại khoản 3, điều 10 Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15 ngày 29/11/2024).

Theo khoản 4 điều 25, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 thì dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Sản xuất sản phẩm từ Plastic.

Năm 2021, dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cấp Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 27/04/2021 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy Vật liệu công nghệ kỹ thuật (Sản xuất bột sơn tĩnh điện, công suất 2.750 tấn sản phẩm/năm; băng dính, công suất 1.855 tấn sản phẩm/năm; túi PE, công suất 240 tấn/năm; bột sơn Polyester, công suất: 8.000 tấn sản phẩm/năm)” của Công ty TNHH Vật liệu công nghệ kỹ thuật. Tuy nhiên, sau khi được phê duyệt ĐTM do ảnh hưởng của dịch bệnh và tình hình kinh tế khó khăn chung nên Công ty chỉ thực hiện sản xuất sản phẩm bột sơn tĩnh điện, đồng thời chậm trễ trong quá trình triển khai dự án đi vào giai đoạn vận hành thử nghiệm, đến nay Công ty tiến hành thực hiện giấy phép môi trường theo đúng quy định.

Dự án thuộc Mục II.2 Phụ lục V (Danh mục các dự án đầu tư nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5, điều 28 Luật Bảo vệ môi trường) ban hành kèm theo Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính Phủ (Dự án có cấu phần xây dựng không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải).

Về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường: Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 và điểm c khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 thì cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thuộc UBND tỉnh Tiền Giang.

Nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án được thực hiện theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục VIII (mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm) Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính Phủ.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án

1.3.1.Công suất của dự án đầu tư

Dự án thực hiện sản xuất sản phẩm bột sơn tĩnh điện với công suất 2.725 tấn sản phẩm/năm.

1.3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình sản xuất

a.Quy trình sản xuất bột sơn tĩnh điện

Các công đoạn trong trình sản xuất bột sơn tĩnh điện của dự án về cơ bản không có sự thay đổi so với ĐTM. Tuy nhiên, khi đi vào giai đoạn hoạt động ổn định dự án sẽ không sử dụng nước để vệ sinh máy móc, thiết bị sản xuất mà chỉ thực hiện vệ sinh khu vực sản xuất bằng phương pháp lau chùi, quét dọn thông thường. Quy trình sản xuất bột sơn tĩnh điện của dự án khi vào hoạt động ổn định cụ thể như sau:

Hình 1.1. Quy trình sản xuất bột sơn tĩnh điện

Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu

Nguyên liệu dùng để sản xuất bột sơn tĩnh điện tại dự án là nhựa polyester bão hòa, ngoài ra còn có các chất phụ gia như Titanium Dioxide, bột màu cùng chất hóa dẻo. Nguyên liệu khi nhập về dự án được công nhân kiểm tra chất lượng và nhập kho nguyên liệu. Đầu ca sản xuất công nhân sẽ đưa nguyên liệu về khu vực sản xuất.

Phối trộn

Các nguyên liệu và chất phụ gia sẽ được cân định lượng và phối liệu theo công thức của sản phẩm, sau đó các nguyên liệu được trộn đều với nhau tại máy trộn trong thời gian khoảng 10 – 15 phút. Loại máy trộn dự án sử dụng là máy trộn kín, nên hạn chế được bụi và hơi hóa chất phát sinh trong quá trình sản xuất.

Ép đùn + cắt

Sau khi phối trộn, bán thành phẩm được đưa qua phễu tại máy trộn nối liền xuống máy ép đùn, tại máy ép đùn được gia nhiệt với nhiệt độ 100 – 125oC bằng điện trở của máy để tạo ra bán thành phẩm dạng tấm. Những tấm nhựa sau khi ép đùn được làm nguội bằng quạt tản nhiệt tích hợp với máy ép đùn và nước từ hệ thống nước giải nhiệt của nhà máy.

Từ dạng tấm, bán thành phẩm được cắt nhỏ thông qua lưỡi cắt bố trí tại đầu ra của máy ép đùn.

Nghiền

Bán thành phẩm sau khi ép và cắt nhỏ tại máy ép đùn được nạp vào máy nghiền, tại đây bán thành phẩm được nghiền thành dạng bột để tạo ra sản phẩm bột sơn tĩnh điện. Trong quá trình nghiền sinh ra nhiệt dư do hoạt động của máy và sự ma sát giữa máy nghiền và bột sơn, để giải nhiệt cho máy nghiền dự án sử dụng nước được lấy từ hệ thống nước giải nhiệt của nhà máy.

Kiểm tra

Sản phẩm bột sơn sau khi nghiền sẽ được nhân viên lấy mẫu đưa đến bộ phận kiểm tra để kiểm tra chất lượng bằng các loại máy móc, thiết bị kiểm tra chuyên dụng. Sản phẩm bột sơn đạt chất lượng sẽ tiến hành đóng gói. Sản phẩm không đạt chất lượng, sẽ được thu gom, xử lý cùng với các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường khác phát sinh tại dự án.

Đóng gói

Sản phẩm bột sơn đạt yêu cầu về chất lượng được đựng bằng bao bì PE, đóng thùng carton theo quy cách 50kg/thùng, sau đó nhập kho thành phẩm để giao đến khách hàng.

b.Quy trình hoạt động của phòng mẫu

Trước khi thực hiện sản xuất số lượng lớn thì sản phẩm được làm mẫu trước, hoạt động của phòng mẫu nhằm giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình sản xuất, tránh hao hụt nguyên liệu và giảm phát sinh chất thải.

Hình 1.2. Quy trình hoạt động của phòng mẫu

Thuyết minh quy trình

Phòng mẫu tại dự án bố trí để làm các sản phẩm mẫu theo yêu cầu của khách hàng, sau đó tiến hành sơn thử sản phẩm mẫu để kiểm tra màu sơn của sản phẩm mẫu. Sản phẩm mẫu sau khi sơn thử sẽ được đến khách hàng, nếu khách hàng đồng ý dự án sẽ tiến hành đưa vào sản xuất sản phẩm theo công thức đã làm mẫu.

Phòng mẫu được trang bị các máy móc, thiết bị với công suất nhỏ có chức năng tương tự các loại máy móc sản xuất tại dự án như máy ép đùn, máy nghiền,… ngoài ra còn có máy phun sơn, tủ hấp để sơn thử màu của sản phẩm mẫu.

1.3.2.2.Danh mục máy móc, thiết bị

Danh mục các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất tại dự án được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Danh mục máy móc, thiết bị tại dự án

STT

Máy móc, thiết

bị

Số lượng

(máy)

Công suất

(kW)

Xuất xứ

Năm sản

xuất

Mục đích

sử dụng

I

Máy móc thiết bị sản xuất

1

Máy trộn lớn

05

27,5

Trung Quốc

2024

Phối trộn

2

Máy trộn nhỏ

01

10,5

Trung Quốc

2024

3

Máy ép đùn

05

49

Trung Quốc

2024

Ép đùn +

cắt

4

Máy nghiền bột

sơn

5

72,5

Trung Quốc

2024

Nghiền

5

Tháp giải nhiệt

6

-

Trung Quốc

2024

 

Giải nhiệt

 

6

Bồn chứa nước giải nhiệt + máy

bơm nước

 

1

 

-

 

Trung Quốc

 

2024

 

7

Máy làm lạnh không khí để sấy khô nguyên liệu bột sơn

 

04

 

15

 

Trung Quốc

 

2024

 

Sấy

9

Máy đo lưu lượng bột

01

-

Trung Quốc

2024

 

 

 

 

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

 

10

Máy   phân   tích kích    thước    hạt

laser

 

01

 

-

 

Trung Quốc

 

2024

11

Máy thử nghiệm phun muối

01

-

Trung Quốc

2024

12

Máy thử giác hơi

01

-

Trung Quốc

2024

13

Bộ đo độ dày

01

-

Trung Quốc

2024

14

Máy do màu

01

-

Trung Quốc

2024

15

Máy in mã vạch

0

-

Trung Quốc

2024

Đóng gói

II

Máy móc, thiết bị phòng mẫu

STT

Máy móc, thiết

bị

Số lượng

(máy)

Công suất

(kW)

Xuất xứ

Năm sản

xuất

Mục đích

sử dụng

1

Máy ép đùn mẫu

02

4

Trung Quốc

2024

 

Làm sản phẩm mẫu

2

Máy nghiền mẫu

03

4 – 6,05

Trung Quốc

2024

3

Máy ép miếng

mẫu

01

-

Trung Quốc

2024

 

4

Máy phun   sơn

mẫu

 

02

 

-

 

Trung Quốc

 

2024

Sơn thử màu sản

phẩm mẫu

 

5

 

Tủ hấp

 

03

 

-

 

Trung Quốc

 

2024

Hong khô

mẫu sau

sơn

III

Máy móc, thiết bị phụ trợ

1

Máy nén khí

01

-

Trung Quốc

2024

Cung cấp

khí nén

2

Máy sấy khí

01

-

Trung Quốc

2024

3

Xe nâng tay

01

-

Trung Quốc

2024

Vận

chuyển

Hình 1.3. Hình ảnh một số máy móc, thiết bị của dự án

1.3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư

Dự án thực hiện sản xuất sản phẩm bột sơn tĩnh điện với công suất 2.725 tấn sản phẩm/năm.

1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1Nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng

a. Tổng hợp nguyên vật liệu, hóa chất

Nhu cầu nguyên vật liệu và hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất tại dự án như sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất phục vụ hoạt động sản xuất

STT

Tên nguyên, nhiên

liệu, hóa chất

Đơn vị

tính

Khối

lượng

Nguồn gốc

Mục đích

sử dụng

I

Nguyên liệu để sản xuất

 

1

 

Nhựa polyester bão hòa

 

Tấn/năm

 

2.000

 

Trung Quốc

Nguyên liệu

chính để sản xuất

2

Titanium Dioxide

Tấn/năm

540

Trung Quốc

Phụ gia

3

Bột màu

Tấn/năm

100

Trung Quốc

4

Bao bì PE

Tấn/năm

5,5

Việt Nam

Đóng gói

5

Thùng carton

Tấn/năm

121

Việt Nam

II

Hóa chất

1

Chất hóa dẻo (DOP)

Tấn/năm

200

Việt Nam

Phụ gia

*Ghi chú: Theo kinh nghiệm của Chủ dự án, ước tính tỷ lệ hao hụt nguyên liệu tại dự án được ước tính như sau:

  • Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ gia trong quá trình sản xuất bột sơn tĩnh điện là 3,169%.
  • Tỷ lệ hao hụt bao bì PE và thùng carton đóng gói là 0,1%.

Bảng 1.3. Cân bằng vật chất tại dự án

Nguyên liệu

Thành phẩm

Chất thải

Tên nguyên liệu

Số lượng

(tấn/năm)

Tên sản

phẩm

Số lượng

(tấn/năm)

Loại chất

thải

Số lượng

(Tấn/năm)

Nhựa polyester bão

hòa

2.000

 

 

 

Bột sơn tĩnh điện

 

 

 

2.750

 

 

Sản phẩm lỗi, nguyên liệu hỏng

 

 

 

90

Titanium Dioxide

540

Bột màu

100

Chất       hóa       dẻo

(DOP)

200

Bao bì PE

5,5

-

-

Bao bì đóng gói

hỏng

0,0055

Thùng carton

121

-

-

0,121

Tổng cộng

2.966,5

-

-

-

90.1265

Nguồn: Công ty TNHH Vật liệu công nghệ kỹ thuật

 Thông tin an toàn hóa chất sử dụng tại dự án

Bảng 1.4. Thông tin an toàn hóa chất sử dụng tại dự án

Tên

thương mại

Thành phần và tính chất

 

Khả năng gây hại

 

Biện pháp xử lý

 

 

 

 

 

Chất hóa dẻo (DOP)

  • Thành phần: Dioctyl Phthalate (99,5%)

- Số CAS: 117-81-7

  • Trọng lượng phân tử: 390,56 g/mol
  • Trạng thái vật lý: Chất lỏng, sánh như dầu
  • Màu: Không màu

hoặc vàng nhạt

  • Hô hấp: Không có ảnh hưởng xấu ở nhiệt độ thường. Hơi nóng có thể gây ho, đau nhức cổ họng, buồn nôn và viêm phế  quản.  Hít  phải

5.000 mg/m3 ngay lập tức nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe.

  • Tiêu hóa: Gây buồn nôn,  tiêu  chảy,  đau
  • Nếu tiếp xúc mắt: Rửa thật kỹ bằng nước sạch ít nhất 15- 20 phút. Sau đó đưa đến trung tâm y tế gần nhất.
  • Nếu hít phải: Đưa bệnh nhân đến nơi thông thoáng, hô hấp nhân tạo nếu cần, giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi, chở đến bệnh viện nếu cần.
  • Nếu tiếp xúc da: Cởi bỏ quần áo dính hóa chất, rửa

Tên

thương mại

Thành phần và tính chất

 

Khả năng gây hại

 

Biện pháp xử lý

 

-     Mùi:    Hầu    như

bụng.

thật nhiều bằng xà phòng ít

không mùi

- Da: Gây kích ứng da

nhất 15- 20 phút cho sạch

- Điểm sôi: 386oC

và bệnh eczema.

hóa chất.

 

- Mắt: Gây kích ứng và

- Ngộ độc, nuốt phải: Làm

 

mẩn đỏ mắt.

cho bệnh nhân nôn  bằng

 

 

cách cho uống nhiều nước

 

 

hay sữa, đưa đến trung tâm

 

 

y tế gần nhất.

1.4.2. Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn cung cấp điện cho toàn bộ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dự án được lấy từ hệ thống mạng lưới điện quốc gia thông qua Trạm biến thế EVN 110/22KV (nằm bên trong KCN Long Giang) do Công ty TNHH Phát triển Khu công nghiệp Long Giang cung cấp. Điện được sử dụng chủ yếu cho hoạt động của các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, thiết bị văn phòng và các thiết bị thắp sáng trong các khu vực hoạt động.

Nhu cầu sử dụng điện khi dự án đi vào hoạt động ổn định khoảng: 50.000 Kwh/tháng.

1.4.3.Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn nước sử dụng cho dự án được cung cấp từ hệ thống cấp nước sạch của Công ty TNHH Phát triển KCN Long Giang. Tại dự án không có sử dụng nước dưới đất.

Nhu cầu sử dụng nước khi hoạt động tối đa công suất

Ước tính nhu cầu sử dụng nước tối đa trong ngày tại dự án như sau:

Bảng 1.5. Ước tính nhu cầu sử dụng nước tối đa tại dự án

 

 

STT

 

 

Mục đích sử dụng

 

 

Định mức sử dụng

 

 

Tần suất xả thải

Lượng nước cấp sử dụng nhiều nhất trong ngày (m3/ngày)

Lượng nước thải phát sinh nhiều nhất (m3/ngày)

 

 

 

1

 

 

Nước cấp sinh hoạt cho

công nhân viên

  • Định mức 80 lít/người theo QCVN 01:2021/BXD – Quy

chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng.

  • Số lượng công nhân viên: 80 người.

 

 

Xả thải hoàn toàn hàng ngày

 

 

 

6,4

 

 

 

6,4

 

 

1

 

Nước cấp lần đầu cho hệ thống giải nhiệt

Thể tích bồn chứa nước giải nhiệt tại dự án khoảng 10 m3, lượng nước chứa trong bồn chiếm 80% thể tích

Sử dụng tuần hoàn, xả đáy 20% định kỳ 1 tuần/lần

 

 

8

 

 

1,6

2

Nước cấp bổ sung cho hệ thống giải nhiệt

Bổ sung 10% thể tích bể

Nước tiêu hao do bay hơi

1

0

 

1

 

Nước tưới cây

  • Định mức 3 lít/m2/ngày đêm theo QCVN 01:2021/BXD.
  • Diện tích cây xanh: 3.037

 

Nước tiêu hao

 

9,11

 

0

 

 

STT

 

 

Mục đích sử dụng

 

 

Định mức sử dụng

 

 

Tần suất xả thải

Lượng nước cấp sử dụng nhiều nhất trong ngày (m3/ngày)

Lượng nước thải phát sinh nhiều nhất (m3/ngày)

 

 

m2.

 

 

 

 

 

2

 

 

Nước rửa đường

  • Định mức 0,4 lít/m2/ngày đêm    theo         QCVN 01:2021/BXD.
  • Diện tích sân bãi, đường nội bộ: 2.220,75m2.

 

 

Nước tiêu hao

 

 

0,88

 

 

0

Tổng cộng

-

25,39

8,0

Lượng nước dự kiến cho hoạt động phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Lưu lượng nước cấp cho một đám cháy phải đảm bảo ≥20 l/s; số lượng đám cháy đồng thời cần được tính toán ≥2 (theo QCVN 06:2021/BXD).

Tính lượng nước cấp chữa cháy cho 3 đám cháy đồng thời xảy ra trong thời gian 40 phút là: Qcc = 20 lít/giây.đám cháy x 3 đám cháy x 40 phút x 60 giây/1.000 = 144 m3.

Phương án cấp nước chữa cháy: Dự án đã xây dựng bể nước PCCC với thể tích 466 m3 phía trước dự án đảm bảo đủ lưu lượng nước để chữa cháy cho 3 đám cháy đồng thời xảy ra trong thời gian 40 phút.

1.5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

1.5.1.Vị trí địa lý của dự án

Dự án “Nhà máy Vật liệu công nghệ kỹ thuật” được thực hiện tại Lô 127A, Khu công nghiệp Long Giang, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang với các vị trí tiếp giáp như sau:

  • Phía Đông: giáp Công ty Công ty TNHH Giày Apache Việt Nam
  • Phía Tây: giáp đất trống KCN.
  • Phía Nam: giáp Công ty TNHH Nhôm Vĩnh Hưng Việt Nam và Công ty TNHH Công nghệ Sinomag Việt Nam.
  • Phía Bắc: giáp đường N5 nội bộ KCN.

Sơ đồ vị trí dự án với các đối tượng xung quanh

Hình 1.4. Sơ đồ vị trí dự án với các đối tượng xung quanh

Tọa độ địa lý giới hạn khu đất của dự án (theo VN 2000):

Bảng 1.6. Tọa độ địa lý giới hạn của dự án

Điểm

X (m)

Y (m)

1                        2       

 

4                         3

1

1157554

561907

2

1157557

561980

3

1157353

561989

4

1157349

561916

Nguồn: Công ty Vật liệu công nghệ kỹ thuật ..Việt Nam

1.5.2.Các hạng mục công trình của dự án

Dự án “Nhà máy Vật liệu công nghệ kỹ thuật” được thực hiện tại tại Lô 127A, Khu công nghiệp Long Giang, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang với tổng diện tích 15.186 m2. Tại vị trí khu đất thực hiện dự án đã được Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Tiền Giang cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số DG 420781 (số vào sổ cấp GCN: CT09245) ngày 28/07/2022.

Các hạng mục công trình tại dự án đã được xây dựng hoàn thiện theo giấy phép xây dựng số 13/GPXD ngày 04/10/2022 và Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu, hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng số 10/TB-BQL ngày 26/01/2024 của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Tiền Giang, cụ thể như sau:

Bảng 1.7. Các hạng mục công trình của dự án

STT

Hạng mục công trình

Diện tích (m²)

Tỷ lệ

(%)

I

Hạng mục công trình chính

1

Nhà xưởng 1

2.936

19,33

2

Nhà xưởng 2

3.600

23,71

3

Nhà xưởng 3

1.440

9,48

4

Nhà xưởng 4

1.440

9,48

II

Hạng mục công trình phụ trợ

1

Hành lang nối nhà xưởng 1 và nhà xưởng 2

168

1,11

2

Hành lang nối nhà xưởng 2 và nhà xưởng 3

20,25

0,13

3

Hành lang nối nhà xưởng 3 và nhà xưởng 4

6

0,04

4

Trạm điện

16

0,11

5

Nhà bảo vệ

16

0,11

6

Nhà xe gắn máy

125

0,82

7

Bể nước PCCC

125

0,82

8

Sân bãi, đường nội bộ

2.220,75

14,58

STT

Hạng mục công trình

Diện tích (m²)

Tỷ lệ

(%)

III

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1

Cây xanh

3.037

20

2

Hệ thống xử lý bụi từ quá trình sản xuất (bố trí

trong nhà xưởng 4)

200

-

3

Khu vực tập kết chất thải rắn sinh hoạt

6

0,04

4

Kho chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường

18

0,16

5

Kho chứa chất thải nguy hại

12

0,07

Tổng cộng

15.186

100

Nguồn: Công ty Vật liệu công nghệ kỹ thuật

1.5.3.Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

a.Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thực hiện dự án được thực hiện như sau:

Bảng 1.8. Tiến độ thực hiện dự án

Nội dung

Thời gian

Lập hồ sơ môi trường

01/2025 – 06/2025

 

 

Vận hành thử nghiệm

 

07/2025 – 12/2025

 

Hoạt động ổn định

 

 

01/2026

b.Vốn đầu tư

- Tổng vốn đầu tư của dự án: 261.250.000.000 VNĐ (Hai trăm sáu mươi mốt tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng). Trong đó: Vốn phục vụ công tác bảo vệ môi trường là 2.000.000.000 VNĐ (Hai tỷ đồng).

c.Nguồn nhân lực

Tổng nhu cầu sử dụng lao động tại dự án như sau:

Bảng 1.9. Nhu cầu nhân lực tại cơ sở

STT

Nguồn lực

Số lượng (người)

Chế độ làm việc

1

Lao động gián tiếp

28

 

8 giờ/ca, 1 ca/ngày,

6 ngày/tuần, 312 ngày/năm

2

Cán bộ chuyên trách về

môi trường

1

3

Lao động trực tiếp

51

Tổng cộng

80

>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 0903 649 782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903 649 782 - 028 35146426

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm