Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường cơ sở nước khoáng. Sản phẩm của cơ sở là nước uống tinh khiết đóng chai, bình với công suất thiết kế 50.000.000 lít/năm.
Ngày đăng: 17-12-2024
23 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...............................3
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................4
CHƯƠNG 1.THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ .......................................6
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở...........................8
1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
điện, nước của cơ sở...............................................................15
1.5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở..............................................23
CHƯƠNG 2.SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƯỜNG................................................................................24
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:............25
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
3.1.Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..........26
3.3.Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường ...............32
3.4.Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn nguy hại........................33
3.5.Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.....................................33
3.6.Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường......................................34
3.7.Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.............................................34
3.8.Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
CHƯƠNG 4.NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG...................38
4.3.Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung........................................40
4.4.Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
CHƯƠNG 5.KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......................42
5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải....................................42
CHƯƠNG 6.CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .........46
CHƯƠNG 7.KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ...47
CHƯƠNG 8.CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................................................................48
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần nước khoáng ..
- Địa chỉ: Tổ 3A, khu 4, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long.
- Điện thoại/Fax: ............
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .......... - Chức vụ: Tổng giám đốc
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ........ do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp (đăng ký thay đổi lần thứ 8, ngày 22/06/2018. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH .... Nước khoáng và TMDV.... thành Công ty CP nước khoáng ....).
- Tên cơ sở: Phân xưởng sản xuất – cơ sở ..........
- Địa điểm cơ sở: Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp với khu đồi 8 Cái Dăm, phường Bãi Cháy (nơi đặt giếng khoan).
+ Phía Đông, Tây, Nam giáp khu dân cư và đường dân sinh.
Hình 1: Vị trí Phân xưởng sản xuất
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần (nếu có) và các văn bản pháp lý:
+ Quyết định số .../QĐ-UBND ngày 07/2/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với Phân xưởng sản xuất Suối Mơ 2 tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long của Công ty TNHH MTV Nước khoáng và Thương mại dịch vụ ....
+ Quyết định số ....../QĐ-UBND ngày 15/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nâng công suất Phân xưởng sản xuất – Cơ sở Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, Tp. Hạ Long của Công ty cổ phần Nước khoáng ....
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ...... do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 28/03/2018;
+ Hợp đồng thuê đất số ......./HĐTĐ ngày 23/3/2018 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Công ty CP Nước khoáng .......
+ Bản đồ xin điều chỉnh ranh giới, diện tích thuê đất khu sản xuất, tỷ lệ 1/500 đã được UBND tỉnh phê duyệt ngày 23/02/2018;
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số .../GP-UBND ngày10/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh cấp cho công trình giếng khoan LK8 tại khu 7, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của Công ty Cổ phần nước khoáng.........
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số ....../GP-UBND ngày 09/11/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh đối với công trình giếng khoan LK-M9 tại khu 7, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của Công ty Cổ phần nước khoáng.
+ Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): tổng mức đầu tư của Cơ sở: 5.193.833.0000 (Năm tỷ, một trăm chín mươi ba triệu, tám trăm ba mươi ba nghìn đồng) đồng thuộc Dự án nhóm C, công trình công nghiệp.
+ Quy mô diện tích: Diện tích phân xưởng sản xuất: 2.855 m2; khu giếng khoan là 360m2 và tuyến ống dẫn nước là 1.160m2 (theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CM051213 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 28/03/2018; Hợp đồng thuê đất số 61/HĐTĐ ngày 23/3/2018 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Công ty CP Nước khoáng).
+ Quy mô sản xuất: 50.000.000 lít/năm. (Nước uống đóng chai).
+ Quy mô cán bộ công nhân viên: 60 lao động.
- Quy mô các hạng mục công trình tại cơ sở:
Bảng 2: Danh mục hạng mục công trình
- Công suất sản xuất nước uống đóng chai: 50.000.000 lít/năm.
- Công suất hệ thống lọc RO: 20m3/h.
- Công suất dây chuyền chiết chai/bình: 6000 chai/h.
a. Công nghệ sản xuất nước tinh khiết
Tại cơ sở sử dụng Công nghệ lọc RO công nghệ tiên tiến của Mỹ và hệ thống đèn UV công suất lớn để sản xuất nước uống đóng chai. Cụ thể:
Hình 2: Công nghệ sản xuất nước đóng chai tại Dự án
Thuyết minh công nghệ sản xuất công suất 40-50 triệu lít/năm:
Công nghệ khai thác sản xuất nước khoáng tinh khiết gồm các bước sau:
Nguồn nước khoáng được bơm lên từ lỗ khoan LK8 và LK-M9 khu đỉnh đồi Cái Dăm khu 8, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh từ độ sâu cách mặt đất 59m.
Nước thô bơm lên được chứa vào các Téc bằng Inox (thép không gỉ) lượng nước chứa thường xuyên 20m3 để sẵn sàng đưa vào lọc.
- Lọc cơ học lần 1: Bằng phương pháp lắng, tạo dòng xoáy loại bỏ các huyền phù và các tạp chất lấp xuống đáy thùng.
- Siêu lọc lần 1: Cho nước đã qua lọc cơ học lần 1 chảy qua lưới lọc 1 microm để loại bỏ các huyền phù và tạp chất nhỏ mịn.
- Khử trùng lần 1 và kết tủa tạp chất bằng phản ứng Ozon: Nước siêu lọc lần 1 được đưa qua thùng phản ứng, tại đây có thiết bị tạo Ozon riêng biệt phun khí ozon vào thùng phản ứng chứa nước lọc bằng phương pháp khuyếch tán khí ozon và nước thực hiện phản ứng ozon hóa trong một thời gian. Tại đây phản ứng xảy ra mãnh liệt tiêu diệt khả năng hoạt động của vi khuẩn và các loại nấm có trong nước, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ, các ion sắt và các chất khác biến chúng thành các hợp chất kết tủa tạo cho nước sạch và đưa vào siêu lọc.
- Lọc cơ học lần 2: Loại trừ các vi khuẩn và kết tủa do phản ứng ozon hóa.
Khử trùng lần 2 bằng tia cực tím: Nước tinh khiết cho qua hệ thống tiệt trùng lần nữa bằng thiết bị tạo ra tia cực tím và hệ thống lọc nước RO 20m3/h bảo đảm cho nước vô trùng tới khi chiết rót vào chai.
- Siêu lọc lần 2: Nước tinh khiết cho qua hệ thống tiệt trùng lần nữa bằng thiết bị tạo ra tia cực tím bảo đảm cho nước vô trùng tới khi chiết rót vào chai.
Quy trình xử lý nước thực hiện sau bình thành phẩm qua đèn cực tím khử khuẩn rồi qua màng lọc xác khuẩn, đến việc thực hiện chiết rót.
Nước tinh khiết sau khi qua bình thành phẩm được cho qua tia cực tím UV được phát ra từ thiết bị phát xạ tia cực tím với công suất 2000w để tiêu diệt những vi khuẩn còn sót lại trước khi cho qua lõi lọc 10-6m để loại bỏ hầu hết các vi trùng, tạp chất. Nước tinh khiết sau đó được kiểm tra lần cuối và thực hiện chiết rót đóng gói và nhập kho. Công đoạn này có công dụng chống rong rêu cho nước lưu trữ lâu, giúp tăng thời hạn bảo quản sản phẩm. Cần lưu ý là, công đoạn tiệt trùng này sẽ vô nghĩa nếu như phòng chiết rót không đạt yêu cầu về vô trùng không khí cũng như tình trạng vệ sinh và sức khỏe của người tham gia sản xuất không đảm bảo, vệ sinh vỏ bình vỏ chai không đạt.
- Chiết rót thành phẩm:
+ Rửa chai và đóng chai trong phân xưởng dùng lao động thủ công.
+ Nước tinh khiết sau khi lọc, kiểm tra được đưa sang máy chiết rót (đã được bổ sung thêm 02 dây chuyền chiết chai và chiết bình từ phân xưởng Bãi Cháy), nhãn in ngàysản xuất trên chai và dán màng co bảo hiểm được thực hiện trên một máy liên hoàn tự động.
+ Sau khi sản phẩm ra khỏi băng tải được lao động thủ công đưa vào hộp Cacton để nhập khu hoặc đưa ra thị trường tiêu thụ.
b. Công nghệ hoạt động lò hơi
*/ Quy trình vận hành lò hơi:
Lò hơi của cơ sở được đặt trong Phòng lò hơi diện tích khoảng 20-25m2 (nằm trong Phân xưởng sản xuất) sử dụng nồi hơi mã hiệu LD0,2/5 (công suất 200kg/h, áp suất thiết kế Ptk = 5 kg/cm2, áp suất làm việc Plv ≤ 4 kg/cm2) phục vụ cho quá trình sấy màng co và hầm làm ấm. Hai lò hơi được đặt ở phía Tây Bắc của phân xưởng sản xuất, lò hơi 1 có diện tích 2,85m2, lò hơi 2 có diện tích 3,74m2, quy trình công nghệ vận hành lò hơi như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị
- Phải vệ sinh sạch sẽ lò hơi và các thiết bị lò hơi, vệ sinh nhà lò hơi.
- Phải kiểm tra hệ thống điện như đủ điện áp, đủ pha hay dây dẫn và thiết bị điện đã an toàn khi sử dụng chưa.
- Kiểm tra hệ thống cấp nước vào Bồn chứa lò hơi đủ nước, các van trên đường cấp nước vào lò hơi mở, mực nước trong lò hơi phải ở vị trí làm việc.
- Kiểm tra tình trạng của lò hơi các thiết bị áp kế, ống thủy, rowle áp suất, van an toàn, bộ điều khiển bơm nước và quạt phải ở trạng thái sử dụng tốt.
- Chuẩn bị các vật liệu cho lò hơi để bắt đầu vận hành.
- Kiểm tra mực nước trong lò hơi các hệ thống đo lượng của lò hơi.
- Kiểm tra các hệ thống an toàn của lò hơi.
- Mở áptômát từ vị trí (OFF) sang (ON) cấp điện nguồn cho lò hơi.
+ Bước 2: Vận hành bơm nước
- Bơm nước cấp vào lò hơi làm việc theo chế độ tự động do tủ điều khiển chỉ thị và bơm nước ngừng hoạt động khi mực nước trong lò hơi đã đủ.
- Nếu chạy bơm nước bằng tay thực hiện trong các trường hợp :
* Thay nước khi làm vệ sinh cho lò hơi.
* Cấp nước khi hệ thống cấp nước vào lò hơi tự động bị hư hỏng.
Người Công nhân vận hành lò hơi cần theo dõi các tín hiệu báo sự cố và hệ thống và chỉ thị mực nước để vận hành bơm nước dự phòng cho lò hơi khi cần thiết.
+ Bước 3: Vận hành bơm dầu, cấp dầu cho bồn trung gian
- Bơm dầu đặt ở phía đầu bồn chính làm việc theo chế độ tự động và điều khiển bằng phao báo đặt trong bồn dầu trung gian.
- Việc chạy bơm bằng tay:
Được thực hiện khi hệ thống bơm tự động bị hỏng, công nhân vận hành lò hơi cần theo dõi mức dầu của bồn trung gian để tránh xảy ra trường hợp thiếu dầu hoặc đầy tràn dầu ra khỏi nồi.
+ Bước 4: Vận hành bơm dầu trung gian
- Mở công tắc hâm dầu để cho bộ hâm dầu hoạt động.
- Khi nhiệt độ dầu tại tại bồn chứa đạt 60oC thì cho bơm dầu trung gian hoạt động mục đích là làm cho dầu trong đường ống nội bộ được hâm nóng đồng đều.
- Bộ hâm dầu sẽ ngừng hoạt động nếu nhiệt độ dầu trong bồn trung gian đạt nhiệt độ đặt trước (có thể điều chỉnh nhiệt độ này). Nhiệt độ đặt của bộ hâm trung gian thường khoảng 60 - 70oC.
+ Bước 5: Khởi động
1. Mở công tắc chính đèn báo nguồn bật sáng, các tín hiệu sự cố báo ngay cho công nhân vận hành để biết xử lý.
2. Khởi động :
+ Khi các đèn báo sự cố tắt hết là lúc lò hơi đã sẵn sàng hoạt động ở chế độ đốt tự động.
+ Bắt đầu Mở công tắc của bơm nước, hệ thống đốt về vị trí chạy tự động.
+ Cho tới khi thấy hơi nước thoát nhẹ ra ở van xả khí, lúc này khoá chặt van lại tiếp tục vận hành lò hơi đến áp suất quy định.
Trong quá trình lò hơi hoạt động, người công nhân vận hành phải thường xuyên theo dõi các tín hiệu báo hiệu trong bảng báo sự cố để có thể xử lý kịp thời. Ngoài ra còn phải thường xuyên kiểm tra các bộ phận sau:
- Bộ phận chỉ mực nước của lò hơi.
- Bộ phận cung cấp nhiên liệu.
- Các thiết bị đo lường lò hơi.
- Các thiết bị an toàn...
+ Bước 6: Ngừng hoạt động
1. Chuyển công tắc chính về trạng thái OFF.
2. Tắt hệ thống cấp nhiên liệu và đóng các van trên đường hút và đẩy.
3. Tắt bơm nước trung gian và đóng toàn bộ van trên đường hút và đẩy.
4. Tắt quạt gió cung cấp cho buồng đốt .
5. Cắt cầu dao điện ngừng cung cấp điện cho tủ điều khiển lò hơi
6. Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống và vệ sinh thiết bị, ghi sổ theo dõi vận hành.
7. Làm các thủ tục bàn giao ca tại chỗ (theo quy định ).
*/ Quy trình công nghệ lò hơi:
Hình 1.2 Quy trình công nghệ lò hơi
Thuyết minh quy trình công nghệ lò hơi:
Lò hơi sử dụng dầu DO đốt trong để cung cấp nhiệt cho hệ thống. Công suất lò hơi 200kg/h, thể tích chứa hơi 275 lít hoạt động 6h/ngày. Sử dụng 1.000 – 3000 lít dầu/tháng.
1. Cấp nước: Nước cấp từ bình chứa đặt trên cao tự chảy vào bình cấp nước trung gian, khi mở các van 1;4 và đóng các van 2;3;5 (xem sơ đồ lò hơi) khi đã đầy bình thì đóng các van 1;4 và mở hơi sang để cấp hơi sang bình cấp nước trung gian, chờ một thời gian để nước trong bình ấm lên (khoảng 1-2 phút) thì mở van 2 để nước trong bình cấp nước trung gian cấp vào lò, khi nước cấp hết vào lò thì đóng van 2;3. Quá trình cấp nước vào lò thì lại làm theo trình tự trên. Khi áp suất trong lò gần tương đương áp suất làm việc tối đa thì chuẩn bị cấp hơi.
2. Cấp hơi: Trước khi cấp hơi mực nước trong không để cao hơn mức bình thường. Khi cấp hơi chế độ cháy phải ổn định. Khi cấp hơi mở từ từ van hơi chính để một lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trên đường ống dẫn hơi khoảng 10 ÷ 15 phút, trong thời gian quan sát hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống, nếu thấy bình thường thì mở hết cỡ van hơi chính để cấp hơi đi. Việc mở van hơi phải từ từ, khi mở hết cỡ thì xoay ngược lại nửa vòng vô lăng van hơi lại. Để tránh hiện tượng hơi có lẫn nước, nước được cấp vào lò phải từ từ, không nên cho mức nước trong lò cao quá mức bình thường theo ống thuỷ;
3. Ngừng lò: Đóng van cấp hơi và van xả hơi ra ngoài khí quuyển bằng cách kênh van an toàn, giảm dần áp suất của lò xuống, nâng mức nước của lò đến cao nhất của ống thuỷ bằng cách thêm nước vào lò; Ngừng cấp nhiên liệu, cho lò nguội từ từ, chỉ được tháo nước khi áp suất hơi bằng 0kg/cm2 và nhiệt độ nước lò 700C, việc tháo nước phải thực hiện từ từ, và khi đã mở van xả le hoặc kênh van an toàn.
c. Công nghệ bơm dẫn nước từ giếng khoan về cơ sở
Nước sản xuất được bơm từ giếng khoan theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 3068/GP-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh cấp cho công trình giếng khoan LK8 tại khu 7, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của Công ty Cổ phần nước khoáng; Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 4610/GP-UBND ngày09/11/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh đối với công trình giếng khoan LK-M9 tại khu 7, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của Công ty Cổ phần nước khoáng. Trong đó:
+ Nguồn nước giếng khoan tại LK8, khu đồi 8 cái Dăm, phường Bãi Cháy với lưu lượng 160m3/ngày.đêm, chiều sâu mực nước tĩnh là 51m, chiều sâu mực nước động là 59m, cách phân xưởng 200m về phía Tây Bắc. Nguồn nước này dùng để cấp nước sản xuất nước lọc đóng chai/bình.
+ Nguồn nước giếng khoan LK-M9 tại khu 7 phường Bãi Cháy, TP Hạ Long với lưu lượng 80m3/ngày.đêm, độ sâu mực nước tĩnh là 5,1m, độ sâu mực nước động là 9,6m và chiều sâu đặt ống lọc từ 18-28m; cách nhà xưởng sản xuất 200m về phía Tây Bắc. Nguồn nước này dùng để cấp nước sản xuất nước lọc đóng chai/bình.
Sản phẩm của cơ sở là nước uống tinh khiết đóng chai, bình với công suất thiết kế 50.000.000 lít/năm.
Nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất của Cơ sở là nước giếng khoan. Ngoài ra còn có vỏ chai, bình, vỏ bao bì. Nguyên vật liệu sử dụng đều không thuộc danh mục cấm ở Việt Nam.
- Nguồn nước: Nguồn nước sản xuất là nguồn nước khoáng thiên nhiên được lấy tại lỗ khoan số LK8 và LK-M9 tại đỉnh đồi Cái Dăm, khu 8 Bãi Cháy, TP Hạ Long đã được cấp phép (Giấy phép số 3068/GP-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh và Giấy phép số 4610/GP-UBND ngày 09/11/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh đính kèm phụ lục).
+ Lưu lượng nước cấp sản xuất: 139m3/ng.đ.
+ Độ sâu khai thác: với LK8 là 59m; với lỗ khoan LK-M9 là 9,6m.
+ Thời hạn khai thác: với LK8 là hết ngày 25/4/2022; với LK-M9 là 5 năm kể từ ngày ký giấy phép.
Bảng 3: Thành phần cơ bản của nước khoáng thiên nhiên
- Bao bì, bình đựng:
+ Chai Pet, bình nhựa 18,9lit: Tái sử dụng, thu hồi hằng ngày, vệ sinh và tái sử dụng từ người tiêu dùng. Công suất: 3.000 chai Pet/h; 300 bình 5galon/h.
+ Tem nhãn: Nhãn bằng nilong tự co khi bị gia nhiệt mua tại các cơ sở in nhãn trong nước.
+ Hộp Cacton: Mua tại nhà máy sản xuất bao bì Hà Nội hoặc Hải Phòng
Điện năng:
Nguồn cung cấp: Hiện tại cơ sở có hệ thống điện 220V của khu dân cư chạy qua, Công ty lắp đặt một trạm biến thế từ lưới điện quốc gia 380/220V, công suất trạm 100 KWA.
- Công suất tiêu thụ trên dây chuyền sản xuất:
+ Tổng công suất: 65KW
+ Máy bơm nước từ dưới lên: 10KW
+ Cụm xử lý nước: 15KW
+ Chiết rót chai, bình: 30 KW
Dầu Diesel:
- Nguồn cung cấp: Dầu được từ các đơn vị cung cấp trên địa bàn Thành phố vận chuyển đến kho dầu của Cơ sở (dầu được sử dụng cho xe nâng hàng, máy phát điện và là nhiên liệu cho lò hơi). Dầu được bơm vào téc chứa qua họng nhập kín.
- Lượng sử dụng khoảng: 4-6m3/tháng (trong đó lò hơi sử dụng 1,11 m3/tháng).
Dầu Diesel là loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ, có thành phần chưng cất từ dầu hỏa và dầu bôi trơn. Nhiệt độ bốc cháy của DO từ 175 – 370oC, các nhiên liệu Diesel nặng hơn và bốc hơi ở nhiệt độ 315-4250C.
Bảng 4: Các thông số kỹ thuật của dầu Diesel
Gas:
- Nguồn cung cấp: Gas được mua tại các đại lý có uy tín, chất lượng trên địa bàn.
- Lượng sử dụng khoảng 80kg/tháng.
Hóa chất sử dụng chủ yếu cho máy làm lạnh, lọc CO2, tẩy cặn lò hơi...với khối lượng 2380 kg/năm.
Bảng 5: Danh mục hóa chất sử dụng
a. Nhu cầu sử dụng nước cấp sinh hoạt
- Nước cấp chủ yếu phục vụ cho mục đích sinh hoạt của lao động làm việc tại nhà máy, với quy mô 60 lao động có ăn ca, trong đó có khoảng 10 người/ngày có hoạt động lưu trú tại cơ sỏ. Lưu lượng tổng vào khoảng 3m3/ng.đ. Hiện tại phân xưởng đã xây dựng một bể chứa nước V = 10m3, cấp nước sinh hoạt, ăn uống cho công nhân.
- Nguồn cung cấp nước: bơm từ giếng khoan LK – M9 qua tuyến đường ống HDPE có chiều dài 500m đưa về Cơ sở.
b. Nhu cầu sử dụng nước cấp cho sản xuất: - Các nhu cầu sử dụng gồm:
+ Nước được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của Dự án. Với công suất thiết kế 50.000.000 lít nước sản phẩm/năm, nhu cầu sử dụng nước đầu vào theo đó:
Lượng nước cấp sử dụng trung bình 111m3/ngày.đêm, lớn nhất 139 m3/ngày.đêm.
+ Nước cấp lò hơi: nhu cầu sử dụng khoảng 1,3 m3/ngày. Lượng nước này không phát sinh nước thải.
+ Nước vệ sinh nhà xưởng: khoảng 5,7 m3/ngày.
+ Nước vệ sinh chai lọ, bình đựng, rửa vật liệu lọc: Nhu cầu vệ sinh bình Pet, chai nhựa đựng nước: 3.000 chai Pet/h; 300 bình 5galon/h với lưu lượng 11m3/ng.đ.
- Nguồn cung cấp nước:
+ Đối với nước vệ sinh công nghiệp tại cơ sở: bơm từ giếng khoan LK – M9 qua tuyến đường ống HDPE có chiều dài 500m đưa về Cơ sở.
+ Nước sản xuất: Nước ngầm được lấy từ lỗ LK8 và giếng khoan LK-M9.
Trong đó:
++ Lỗ khoan LK8 tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 3068/GP-UBND ngày 10/8/2018 với mục đích cấp nước sản xuất nước lọc đóng chai/bình tại Phân xưởng Suối Mơ 2 và cấp nước sinh hoạt cho một số hộ dân khu 7, 8 phường Bãi Cháy, TP Hạ Long. Lượng nước khai thác lớn nhất 185m3/ngày(cấp nước sản xuất nước lọc đóng chai/bình: 160m3/ngày.đêm; cấp nước sinh hoạt cho một số hộ dân khu 7, khu 8: 25m3/ngày.đêm, thời hạn giấy phép đến ngày 25/4/2022.
++ Công trình giếng khoan LK-M9 tại Bãi Cháy, TP Hạ Long được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 4610/GP-UBND ngày 09/11/2018 với mục đích cấp nước sản xuất nước lọc đóng chai/bình tại Phân xưởng Suối Mơ 2, lượng nước khai thác lớn nhất là 80m3/ngày.đêm, thời hạn khai thác 5 năm. Trước khi đưa vào sản xuất, nước sẽ được kiểm tra đầu vào sau đó đưa vào hệ thống lọc và téc nước trung gian.
>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước uống đóng chai và nhà máy sản xuất nước uống tinh kiết
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn