Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao. Sản phẩm của cơ sở là tôm giống thẻ chân trắng chất lượng cao, công suất hiện nay 350 tấn/02 vụ/năm tôm thẻ chân trắng.
Ngày đăng: 10-12-2024
48 lượt xem
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ........................................ 3
1.1. Tên chủ cơ sở.................................................................................... 3
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở..................................... 4
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở......... 9
1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở.................................................. 11
CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....... 13
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.. 13
2.2. Sự phù hợp của cơ sở với khả năng chịu tải của môi trường............... 13
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........ 20
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.......... 20
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải..................................................... 29
3.3 Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường........................................ 32
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.................................... 33
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................... 33
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.................................. 33
3.7 Các nội dung thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt..............34
CHƯƠNG 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........ 37
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải...................................... 37
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải........................................... 37
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.................................. 37
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................. 41
5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................... 41
CHƯƠNG 6 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.... 43
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải......................... 43
6.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.... 43
6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...................................... 44
CHƯƠNG 7 KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ... 45
CHƯƠNG 8 CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................................................... 46
PHỤ LỤC..................................... 47
CHƯƠNG
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH........
Địa chỉ trụ sở chính: Đống Đa, Phường Thị Nại, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
+ Ông .......... Chức danh: Giám đốc
- Điện thoại: .........
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số......; đăng ký lần đầu ngày 30/10/2014; đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 05/11/2014, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 15/12/2023; Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định.
“Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao”
(Gọi tắt là Dự án)
Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao được thực hiện tại xã Cát Thành và xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Khu đất với các hướng tiếp giáp như sau:
Hình 1.1.Vị trí khu đất dự án
Quyết định số 4437/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại xã Cát Thành và xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định của Công ty TNHH ...
Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 26/6/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao.
Văn bản số 2228/SNN-TS ngày 25/09/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc xử lý kiến nghị của Công ty TNHH ....xin lập lại báo cáo ĐTM dự án Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao.
Công văn số 6664/UBND-KT ngày 02/10/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc thực hiện hồ sơ môi trường đối với dự án Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH .....
Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư 284.592.000.000 đồng thuộc loại hình sản xuất nuôi trồng thủy sản, nhóm B (Dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng).
Phân loại theo Luật bảo vệ môi trường: Dự án không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Dự án thuộc nhóm II, thuộc số thứ tự thứ 2, mục I, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo Khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH thì Dự án thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường. Căn cứ theo điểm a, khoản 3, điều 41 của Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thì dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cấp Tỉnh do UBND tỉnh Bình Định cấp và mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án đầu tư nhóm II thuộc phụ lục X Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Quy mô công suất sản xuất
Công suất của toàn Dự án 07 phân khu là 2.700 tấn/02 vụ/năm tôm thẻ chân trắng. Công suất theo thực tế hiện nay của 03 phân khu đang hoạt động là 350 tấn/năm/02 vụ, trung bình 01 vụ khoảng 175-200 tấn. Mỗi năm nuôi 02 vụ nuôi và việc thả tôm giống sẽ tiến hành cách nhau 10 ngày giữa các phân khu.
Quy mô xây dựng
Tổng diện tích của dự án theo quy hoạch là 480.232,2 m2, bao gồm 07 phân khu: 126 hồ nuôi tôm.
Hiện nay, diện tích đã xây dựng và đang hoạt động khoảng 24ha, trong đó 14ha đã được xây dựng hoàn chỉnh các hồ nuôi, hồ xử lý và 10ha đã hoàn tất mặt bằng. Thời điểm hiện tại đang hoạt động 03 phân khu: (phân khu 2, 3, 4) với diện tích khoảng 4ha/phân khu. Mỗi phân khu đi vào hoạt động bao gồm 09 hồ nuôi, mỗi hồ nuôi cao 2,5m, diện tích 2000m2. Các hồ đều được lót bạt HDPE chống thấm.
+ Phân khu 4 được xây dựng năm 2017 và hoạt động năm 2018;
+ Phân khu 3 được xây dựng từ năm 2019 và hoạt động từ năm 2020;
+ Phân khu 2 được xây dựng từ năm 2020 và hoạt động năm 2022.
Công ty TNHH ... sản xuất tôm giống thẻ chân trắng chất lượng cao với quy trình sản xuất như sau:
Quy trình công nghệ sản xuất thực tế tại thời điểm lập báo cáo GPMT
Sơ đồ quy trình công nghệ nuôi tôm
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình nuôi tôm
Thuyết minh quy trình sản xuất
Cải tạo ao, xử lý nước ao lắng.
Cải tạo ao: 7-10 ngày.
Rửa bạt, dán những vết thủng, rách. Lắp quạt nước và oxy đáy.
Rửa ao bằng dung dịch diệt khuẩn.
Bón vôi, sát trùng ao.
Xử lý nước ao lắng: 10 ngày, song song với công đoạn cải tạo ao.
Lấy nước vào ao lắng từ nước biển xa bờ qua túi lọc.
Diệt giáp xác, diệt khuẩn, chạy quạt.
Cấp nước vào ao nuôi.
Chuẩn bị nước ao nuôi và gây floc
Lấy đủ 1,5m nước. Kiểm tra độ kiềm tổng và pH. Nâng kiềm >120 và pH >8.0 bằng cách đánh dolomite và vôi CaCO3.
Đánh vi sinh Bacillus + Natri nitrat + Silic + Cám gạo.
Đánh hỗn hợp men vi sinh đã ủ bao gồm: nước + bacillus + thức ăn số 0 + đường+ cám gạo.
Mục đích bổ sung nguồn C (đường) và N (đạm) cho vi khuẩn tổng hợp nên chất đạm dưới dạng tế bào vi khuẩn nằm trong các hạt floc, điều kiện phải cân bằng tỷ lệ C:N từ 15-30:1.
Kiểm tra tỷ lệ này bằng các thiết bị phân tích. Từ đó sẽ điều chỉnh cần bổ sung N hay C cho phù hợp.
Quá trình chuẩn bị này từ 20-25 ngày, kiểm tra mật độ floc lớn hơn 1ml thì có thể thả tôm.
Thả giống
Cho ăn, quản lý nước và floc
Cho ăn
Tương tự như nuôi theo kiểu truyền thống.
Quản lý floc
Quản lý chất lượng nước
Thường xuyên kiểm tra và giữ ổn định các chỉ tiêu chất lượng nước:
+ Oxy hòa tan >= 5,5mg/lit.
+ Kiềm tổng > 120mg/lit.
+ Nitơ tổng < 2mg/lit.
+ NH3< 0,1mg/lit.
Sau 30 ngày nuôi lặn kiểm tra đáy, nếu có nhiều vỏ tôm lột hoặc chất thải thì tiến hành siphon đáy và cấp thêm nước mới. Nước thải phát sinh trong quá trình siphon được tuần hoàn lại không xả ra môi trường.
Kiểm tra sức khỏe và sự phát triển của tôm
Từ ngày nuôi thứ 60 tiến hành chài tôm định kỳ 7 ngày/lần để kiểm tra kích thước tôm.
Theo dõi lượng cho ăn hằng ngày và tổng lượng thức ăn đã sử dụng, tốc độ phát triển của tôm để quyết định thời điểm thu hoạch đạt hiệu quả kinh tế nhất.
Xử lý nước nuôi tôm sau thu hoạch
Nước nuôi tôm sau thu hoạch 50% được bơm về hồ chứa nước sạch để xử lý vôi trước khi cấp vào hồ nuôi tôm, 50% lượng nước được thải ra môi trường từ hồ xử lý nước thải, được xả đáy từ hồ nuôi về hồ xử lý bùn và xả đáy từ hồ xử lý nước thải ra môi trường bằng đường ống nhựa cứng.
Quy trình xử lý nước cấp (nước biển):
- Nước biển được bơm chứa trong các ao lắng bạt. Sau đó xử lý bằng Chlorine để khử trùng và nâng kiềm theo quy định bằng Sodium. Nước tại ao lắng bạt được xử lý và sục 36 – 48 tiếng trước khi đưa vào nhà máy xử lý nước.
Sự khác nhau giữa công nghệ nuôi tôm hiện tại và công nghệ đã được phê duyệt trong báo cáo ĐTM
Về quy trình công nghệ nuôi giữa công nghệ thực tế tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp GPMT và công nghệ nuôi đã được phê duyệt Báo cáo ĐTM tại quyết định số 4437/QĐ-UBND ngày 01/12/2026 thì về quá trình nuôi tôm là giống nhau, tuy nhiên thời điểm 2020 để nâng cao chất lượng tôm sau thu hoạch, Chủ đầu tư đã xin UBND tỉnh đồng ý cho việc thay đổi công nghệ nuôi tại Công văn số 6664/UBND-KT ngày 02/10/2020 của UBND tỉnh Bình Định, vì theo công nghệ nuôi của Báo cáo ĐTM thì nước thải được xử lý và tuần hoàn tái sử dụng cho ao nuôi, không xả ra môi trường, tuy nhiên trong quá trình nuôi Chủ đầu tư nhận thấy việc 100% nước thải được tuần hoàn chưa đảm bảo được chất lượng tôm khi thu hoạch nên đã thực hiện việc thay đổi công nghệ nuôi là nước thải sau thu hoạch tôm sẽ được xử lý: 50% sẽ được tuần hoàn cho lần nuôi tiếp theo và 50% sẽ được xả ra ngoài môi trường.
Sản phẩm của cơ sở là tôm giống thẻ chân trắng chất lượng cao, công suất hiện nay 350 tấn/02 vụ/năm tôm thẻ chân trắng. Mỗi năm nuôi 2 vụ tôm (vụ hè, vụ đông) và việc thả tôm giống sẽ tiến hành cách nhau 10 ngày giữa các phân khu.
Nguyên, vật liệu đầu vào của cơ sở chủ yếu là thức ăn cho tôm. Khối lượng thức ăn được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1. 1. Nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu của cơ sở
STT |
Tên hóa chất |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
1 |
Thức ăn công nghiệp tổng hợp (công ty TNHH Uni- President VN cung cấp) |
Tấn/năm/ao |
32,5 |
2 |
Con giống (mua của các cơ sở sản xuất tôm giống có uy tín và qua kiểm nghiệm chặt chẽ để đảm bảo chất lượng) |
Tôm con/năm/ao |
1.500.000 |
3 |
Đường, tinh bột |
Tấn/năm/ao |
18 |
4 |
Đolomit, vôi cải tạo hồ |
Tấn/năm |
65 |
5 |
Chất gây màu |
Lít/năm |
580 |
6 |
Diệt khuẩn |
Lít/năm |
1730 |
7 |
Vi sinh |
Kg/năm |
14,75 |
8 |
Điện năng |
KWh/năm |
120.000 |
(Nguồn: Công ty TNHH .......)
Hóa chất dùng trong quá trình sản xuất tôm giống được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1. 2. Nhu cầu sử dụng hóa chất của cơ sở
STT |
Hóa chất |
Khối lượng trung bình/năm/phân khu |
Mục đích sử dụng |
Nhà cung cấp |
1 |
Chlorine |
200 kg |
Khử trùng trại, khử trùng trong quá trình xử lý nước thải, dụng cụ |
Công ty TNHH Phacolab |
2 |
Thuốc tím |
380kg |
Vệ sinh, khử trùng trại, hồ |
Cty TNHH TM Tân Phú Trung |
(Nguồn: Công ty TNHH .......)
Cơ sở đã trang bị 02 máy phát điện dự phòng, công suất mỗi máy là 956 KVA/phân khu để đảm bảo hoạt động liên tục của cơ sở trong trường hợp xảy ra sự cố mất điện. Nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện dự phòng là dầu DO. Lượng nhiên liệu dầu DO bình quân sử dụng là 30 lit/giờ.
Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của cơ sở
Stt |
Tên nhiên liệu |
Khối lượng |
Đơn vị |
Mục đích |
1 |
Dầu DO |
300 |
Lít/năm/phân khu |
Sử dụng cho máy phát điện dự phòng |
(Nguồn: Công ty TNHH ......)
Nguồn cung cấp: Nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng của cơ sở được lấy trực tiếp từ nguồn điện của Công ty Điện lực Bình Định. Ngoài ra, trong trường hợp nguồn điện từ lưới điện Quốc gia bị sự cố, Công ty đã trang bị 02 máy phát điện dự phòng với công suất mỗi máy là 956 KVA sử dụng để cung cấp điện cho toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.
Nhu cầu sử dụng: Nhu cầu sử dụng điện trung bình là 10.000 kW/tháng/03 phân khu.
Nguồn cung cấp nước: Nguồn cấp nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của cơ sở được lấy từ nước dưới đất và nước biển.
Nhu cầu dùng nước: nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên; nước cấp cho hoạt động nuôi tôm.
Nước cấp cho sinh hoạt
Số lượng CBCNV hiện nay tại là 30 người, 10 người/phân khu tất cả đều ở nội trú tại trang trại.
Căn cứ theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế; QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và theo TCVN 4513:1988 – Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên trong thì tiêu chuẩn cấp nước cho nhân sự nội trú lấy 100 lít/người/ngày (đã tính bao gồm lượng nước cấp cho nhà ăn).
=> Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt là: 30 người x 100 lít/người/ngày = 3 m3/ngày/phân khu
Theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, nước thải phát sinh bằng 80% lượng nước cấp, do đó lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại Dự án là 2,4m3/ngày đêm. Lượng nước thải này được xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn trước khi xả ra môi trường.
Nước cấp sản xuất
Nước biển được bơm lên hồ chứa nước sạch, được diệt khuẩn bằng clo, sau đó hòa cùng với nước thải tuần hoàn để bơm vào hồ nuôi.
Lượng nước sử dụng trong 1 hồ thời điểm bắt đầu nuôi là 2000m3/hồ: trong đó nước biển được bơm lần đầu vào hồ nuôi trước khi thả tôm giống khoảng 1.000m3/hồ và hòa cùng với khoảng 1.000m3 nước thải tuần hoàn sau xử lý.
Khi tôm nuôi được 30 ngày, bơm nước biển bổ sung theo tần suất 5 ngày/lần, với lưu lượng khoảng 100-120 m3/lần. Vào mùa mưa, lượng nước biển bổ sung ít hơn hoặc phải xả nước trên bề mặt hồ.
Trung bình lượng nước biển sử dụng cho 01 hồ nuôi tôm khoảng 2.400m3/hồ/vụ. Với tổng hồ nuôi của 03 phân khu là 27 hồ thì lượng nước sử dụng trung bình của Dự án cho cả 03 phân khu/vụ nuôi là 64.800 m3/vụ.
Hiện nay, tổng diện tích đã xây dựng khoảng 24ha, trong đó 14ha đã được xây dựng hoàn chỉnh các hồ nuôi, hồ xử lý và 10ha đã hoàn tất mặt bằng. Thời điểm hiện tại đang hoạt động 03 phân khu: (phân khu 2, 3, 4) với diện tích khoảng 4ha/phân khu. Mỗi phân khu đi vào hoạt động bao gồm 09 hồ nuôi và 03 hồ dùng để xử lý nước cấp và xử lý nước thải. Các hồ đều được lót bạt HDPE chống thấm.
Bảng 1.4. Các hạng mục công trình và quy mô xây dựng của 01 phân khu
Stt |
Tên hạng mục |
Số lượng/phân khu |
Diện tích (m2) |
Ghi chú |
1 |
Nhà để xe |
01 |
10 |
Đã xây dựng hoàn thành |
2 |
Nhà ăn + Bếp +Nhà nghỉ công nhân |
01 |
120 |
Đã xây dựng hoàn thành |
3 |
Kho thức ăn |
01 |
30 |
Đã xây dựng hoàn thành |
4 |
Kho vật tư |
01 |
30 |
Đã xây dựng hoàn thành |
5 |
Hồ sục khí |
01 |
1.800 |
Đã xây dựng hoàn thành |
6 |
Hồ lắng + khử trùng |
01 |
1.800 |
Đã xây dựng hoàn thành |
7 |
Nhà chứa rác thải |
01 |
10 |
Đã xây dựng hoàn thành |
8 |
Ao chứa nước sạch |
01 |
2.500 |
Đã xây dựng hoàn thành |
9 |
Sân đường nội bộ, cây xanh |
01 |
15.700 |
Đã xây dựng hoàn thành |
10 |
Ao nuôi tôm |
09 |
18.000 |
Đã xây dựng hoàn thành |
|
TỔNG CỘNG |
|
40.000 |
|
Năm 2016, Công ty đã được UBND tỉnh cấp quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số 4437/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 cho dự án “Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao”.
Dự án bắt đầu triển khai xây dựng từ năm 2017 và bắt đầu hoạt động từ năm 2018. Phân khu 4 được xây dựng từ năm 2017 và hoạt động vào năm 2018; phân khu 3 được xây dựng từ năm 2019 và hoạt động từ năm 2020; phân khu 2 được xây dựng từ năm 2020 và hoạt động từ năm 2022.
Thời điểm hiện nay với mục tiêu nâng cao chất lượng tôm thẻ chân trắng cung cấp cho thị trường, Công ty đã xin điều chỉnh công nghệ nuôi từ nước thải ao nuôi được tuần hoàn tái sử dụng không xả thải ra môi trường sang công nghệ nuôi nước thải sau xử lý một phần được tuần hoàn tái sử dụng và phần còn lại xả ra ngoài môi trường. Việc thay đổi này sẽ làm phát sinh lượng nước thải ra môi trường, vì vậy trước khi được thải ra môi trường nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn.
Với nội dung thay đổi như trên, đồng thời dự án của Công ty thuộc mục số 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án “Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao” thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Bình Định. Vì vậy, Công ty tiến hành lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho cơ sở “Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao” trình nộp Sở Tài nguyên & Môi trường xem xét và UBND tỉnh phê duyệt.
Bảng 1.5. Danh mục các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành sản xuất đã xây dựng hoàn thành và đang hoạt động của mỗi phân khu
Stt |
Hạng mục |
Đơn vị |
Số lượng/phân khu |
Tại thời điểm lập Báo cáo GPMT |
1 |
Hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất |
Hệ |
01 |
Đã hoàn thành |
2 |
Khu vực xử lý nước thải (ao xử lý sinh học + ao lắng, khử trùng) |
Ao |
02 |
Đã hoàn thành |
3 |
Bể tự hoại 03 ngăn (5m3) |
Bể |
01 |
Đã hoàn thành |
4 |
Các thiết bị chứa CTR sinh hoạt, CTNH |
Thùng rác |
03 |
Đã hoàn thành |
5 |
Kho CTRCNTT |
Kho |
01 |
Đã hoàn thành |
>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi heo thịt
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn