Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường dự án cơ sở sản xuất nước mắm

Hồ sơ đề nghị cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án cơ sở sản xuất nước mắm. Với số lượng là 600.000 lít sản phẩm/năm. Sản phẩm được bán cho các chợ truyền thống, cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, siêu thị trong nước và các đơn vị thu mua xuất khẩu.

Ngày đăng: 13-01-2025

14 lượt xem

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ cơ sở:

+ Tên chủ dự án đầu tư: CÔNG TY TNHH

+ Địa chỉ trụ sở chính: ........phường Dương Đông, Tp. Phú Quốc, Kiên Giang.

+ Người đại diện: .........., Chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên.

+ Điện thoại: ..........

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ..... do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp lần đầu ngày 06 tháng 01 năm 2009 và đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 16 tháng 06 năm 2021.

2. Tên cơ sở:

CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM

a.Địa điểm thực hiện: ....phường Dương Đông, Tp. Phú Quốc, Kiên Giang.

b.Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

Nước mắm là một loại nước chấm không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam mà còn được ưa chuộng ở nhiều nước khác trên thế giới và là một trong những ngành nghề truyền thống nổi tiếng tại Phú Quốc. Hãng nước mắm là nghề tuyền thống của gia đình lâu đời. Năm 2009, thành lập Xí nghiệp sản xuất nước mắm Phú Quốc – Cty TNHH ... công suất 400.000 lít thành phẩm/năm tại Tổ 4, khu phố 11, phường Dương Đông, Tp. Phú Quốc, Kiên Giang. Vào năm 2010 cơ sở đã có Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường Số 04/GXN-UBND ngày 09/03/ 2010 của UBND tỉnh Kiên Giang (Đính kèm ở phụ lục 1).

Với nhu cầu thị trường ngày càng cao và thương hiệu nước mắm Phú Quốc ngày càng được ưa chuộng nên trong quá trình hoạt động lâu năm cơ sở đã ngày càng phát triển và công suất Cơ sở sản xuất nước mắm từ 400.000 lít thành phẩm/năm tăng dần thành 600.000 lít thành phẩm/ năm như hiện tại. Cơ sở không mở rộng nhà xưởng, không thay đổi công nghệ sản xuất, chỉ đặt thêm các thùng ủ nước mắm.

c.Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Quy mô của dự án: Theo phụ lục II – Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, cơ sở chế biến thủy sản có quy mô từ 100 đến dưới 1.000 tấn sản phẩm/ năm thuộc dự án có quy mô nhỏ (cột 5, mức III, mục 16). Tuy nhiên, vị trí dự án thuộc phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có yếu tố nhạy cảm về môi trường là nằm trong nội thành, nội thị của đô thị.

=> Cơ sở thành tương đương dự án thuộc nhóm II có quy mô phê duyệt Cấp giấy phép môi trường cấp tỉnh.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở:

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở:

  • Nâng công suất sản xuất nước mắm của cơ sở: 600.000 lít thành phẩm/năm.
  • Tổng diện tích của cơ sở là: 6.287,9m2.
  • Tổng số nhân viên lao động hiện tại là 13 người.
  • Tổng số thùng ủ hiện tại của xưởng là 151 thùng với công suất ủ từ 10 -12 tấn cá nguyên liệu/thùng; số lượng thùng ủ chượp thành phẩm thu được nhiều nhất là 100 thùng/năm.

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở:

a. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Dự án sản xuất nước mắm theo phương pháp truyền thống nên quy trình công nghệ sản xuất không thay đổi. Quy trình sản sản được thể hiện như sau:

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình chế biến nước mắm

Thuyết minh quy trình

Quy trình ủ nước mắm

Cá sau khi đánh bắt được loại bỏ tạp chất và các loại khác; trộn đều muối theo tỷ lệ 2,5-3 cá/l muối, sau đó đượcbảo quản trong hầm tàu. Rải đều một lớp muối dày 5cm trên bề mặt, đậy kín nắp hầm và rút nước bồi ở đáy hầm.

Ủ chượp: Cá muối được bốc dỡ từ hầm tàu đổ vào thùng chứa, phủ lên bề mặt một lớp muối dày khoảng 3-5cm. Sau khoảng 7 ngày, rút khô nước bổi, phủ lên bề mặt chượp lớp nệm bàng bàng, già nén chặt bằng các thanh gỗ, đóng nút lù. Đổ nước bổi sao cho ngập thanh gỗ chắn. Thời gian ủ chượp 10-12 tháng trong điều kiện tự nhiên. Các thùng chượp được đặt trong nhà có mái che.

Phương pháp ủ nước mắm

Thường là chượp cá cơm, trích có lẫn một ít cá khác. Chượp cá cơm Kiên Giang thường được dùng để sản xuất nước mắm cho đạm cao, hương vị thơm ngon và màu đẹp. Cá đưa vào hồ sau khi đã sử lý điều chỉnh độ mặn sẽ được chia thành ba nhóm.

Nhóm 1: Dùng để lượt nước bổi

Sau khi cho cá đầy thùng, để 1 tuần cho nước cá nhĩ ra. Gài nén kỹ cho nước cốt của cả 3 nhóm lên ngâm 1 tuần. Tháo trộn 1 tuần rồi rút ra chứa riêng, đem giang nắng. Tiếp tục cho nước bồi lên ngâm và tháo trộn cho đến khi hết số bồi sống. Sau đó nước bổi được đem giang nắng.

Mỗi lần rút nước bổi cần phải giặt vĩ để loại bỏ cặn dơ trên mặt lá ém. Sau khi đã lược hết số nước bổi, cá của nhóm 1 sẽ được sang vào thùng cây và them muối vào. Ủ thủy phân 1 tháng rồi cho nước bổi đã giang nắng và tháo trộn để làm thùng long.

Nhóm 2: Dùng để tăng đạm cho nước cốt nhóm 1.

Cá cho thùng được 2 tuần, sau đó gài ém cá. Lấy nước cốt đã lược và giang nắng ở nhóm 1 đưa vào ngâm 1 tuần.

Tháo đảo liên tục khi nào tháy nước bổi chuyển sang màu hồng sậm và thơm thì rút ra giang nắng ở hồ riêng trong 2 tuần. Tiếp tục đưua nước bổi đã lược và giang nắng ở nhóm 1 vào ngâm và tháo đảo cho đến khi có mùi thươm thì rút ra phơi nắng lần nước này.

Sau khi đã lược 1 lần nước cốt và 2 lần nước bổi của nhóm 1, các thùng cá nhóm 2 sẽ được ủ thủy phân 1 tháng. Sau đó cho nước bổi đã lược và giang nắng của nhóm 1 vào ngâm và tháo đảo để làm thùng giá.

Nhóm 3: Dùng để tăng đạm cho nước cốt nhóm 2 và lấy thành phẩm.

Cho chượp cá vào đầy thùng và để trong 3 tuần. Sau đó gài nén và cho số nước cốt đã được lược và giang nắng ở nhóm 2 vào ngâm trong nữa tháng (nếu thiếu thì lấy thếm nước bổi chín khác có độ đạm 20 độ N trở lên).

Tháo trộn mạnh vào ngày rồi rút nước đem ra giang nhiệt ở một hồ riêng, hằng ngày khuấy đảo 2-3 lần.

Ủ thủy phân cá trong nửa tháng. Sau đó giặt vĩ sạch, gài ém, đưa số nước cốt đã giang nắng vào ngâm 3 tháng.

Tháo trộn cho đến khi nước mắm cẩn và vàng cánh gián, có mùi thơm đặc trưng là rút thành phẩm được (thời gian 10 -15 ngày). Thành phẩm có độ đạm bằng 30 độ.

Tiếp tục đưa số nước bổi chín của nhóm 2 vào ngâm và tháo trộn để lấy nước cốt lần 2. Thành phẩm khoảng 25 độ N.

Sau khí lấy nước cốt lần 2 đưa nước bổi đã lượt và giang nắng của nhóm 1 lên để đánh lứa vài 3 lần. Sau cùng làm thùng giá để lấy nước mắm loại 1 và 2.

Kéo rút nước mắm:

Được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Kéo rút nước mắm cốt và đánh lứa Giai đoạn 2: Chuyền que long

Thùng cá sau khi đã kéo rút nước cốt và lứa sẽ đưuọc đưa vào hệ thống que long.

Một hệ thống que long gồm 5 thùng: 1 thùng giá và 4 thùng long:

Nước muối sau khi đã lắng lọc được đưa vào thùng long 4, từ thùng long 4 sẽ chuyển lên long 3→ long 2 → long 1 → thùng giá→ bán thành phẩm.

Khi bán thành phẩm của thùng giá sụt xuống còn 10 độ N thì đổi thùng giá khác và nó được chuyển sang thùng long 1 và các thùng khác sẽ rớt xuống thùng long kế tiếp.

Bán thành phẩm sau đó sẽ pha đầu thành phẩm các loại đặc biệt, loại 1 và loại 2.

Thành phầm trước khi vô bao bì phải qua khâu kiểm nghiệm của phòng KCS theo đúng tiêu chuẩn của Nhà Nước.

Bảng 1.1. Các công đoạn chế biến nước mắm

Công đoạn

Thuyết minh

 

Tiếp cận nguyên liệu cá và muối

Thuyền trưởng tàu thu mua thuộc P. Kỹ thuật- Thu mua phải:

-     Kiểm tra phân nhóm cá chính xác khi tiếp nhận để ướp muối riêng.

 

Trộn muối chượp

-     Kiểm tra cảm quan về độ tươi đối với từng lô nguyên liệu khi nhập.

 

 

Ban quản đốc các phân xưởng, nhân viên KCS và thuyền trưởng thu mưa (khi mua muối tại ngư trường) thuộc P. Kỹ thuật- thu mua phải lấy mẫu kiểm tra để đánh giá chất lượng mỗi lô muối nhập. Ban quản đốc các phân xưởng kiểm tra tình trạng kho chứa muối trong quá trình chuẩn bị nhập muối.

 

 

Thuyển trưởng tàu mua thuộc P. Kỹ thuật-thu mua phải trực tiếp giám sát quá trình muối. Khi nhập vào hồ chứa tại các phân xưởng. Ban quản đốc các phân xưởng phải xác định và giám sát việc bổ sung muối nếu thiếu muối.

 

Gài nén- ngâm ủ

-     Công nhân sản xuất thực hiện việc đắp lù đúng kỹ thuật.

 

Chượp chín- kéo rút nước mắm BTP

- Công nhân sản xuất trực tiếp thực hiện các thao tác công đoạn. Tổ trưởng sản xuát kiểm soát độ mặn nước bồi và thời gian ngâm ủ đúng quy định (ủ khô và ngâm chượp), tình trạng gài nén, tình trạng vệ sinh.

 

 

Ban quản đốc quyết định độ chín của chượp sau khi có kết quả kiểm tra độ ngấu và kiểm tra cảm quan để chuyển sang giai đoạn kéo rút. Tổ trưởng sản xuất giám sát việc thực hiện của công nhận.

 

Pha đấu nước mắm thành phẩm

Ban quản đốc xác định tỷ lệ các loại nước mắm bán thành phẩm cần pha đấu và giám sát việc thực hiện. Công nhân sản xuất trược tiếp thao tác pha đấu.

 

Xúc rửa can, bồn chứa nước mắm thành phẩm

Công nhân sản xuất trực tiếp thao tác xúc rửa. Tổ trưởng sản xuất giám sát quá trình thực hiện.

 

 

 

 

Vô nước mắm thành phẩm và giao hàng

 

3.3.Sản phẩm của cơ sở:

Sản phẩm của cơ sở là nước mắm thành phẩm. Với số lượng là 600.000 lít sản phẩm/năm. Sản phẩm được bán cho các chợ truyền thống, cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, siêu thị trong nước và các đơn vị thu mua xuất khẩu.

Bảng 1.2. Bảng cơ cấu phân phối sản phẩm của dự án

STT

Loại sản phẩm

Nơi phân phối

Khối

lượng (lít)

Tỉ lệ (%)

 

1

Nước mắm thành phẩm đóng chai các loại

Thị trường nội địa, các nhà phân phối, siêu thị, chợ truyền thống….

 

300.000

 

50

2

Nước mắm thành phẩm

Các đơn vị thu mua xuất khẩu

300.000

50

Tổng

600.000

100,0

(Nguồn: Cty TNHH .....)

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

Nhu cầu nguyên, nhiên liệu

Ngành chế biến nước mắm là một ngành đòi hỏi cao về chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào (độ tươi của cá, độ tinh khiết của muối). Tất cả được mua trong nước. Nhu cầu nguyên liệu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.3. Bảng nhu cầu nguyên - nhiên liệu của xưởng sản xuất nước mắm

Stt

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Nhu cầu nguyên liệu

Tỷ lệ

1

Cá cơm vùng biển Kiên Giang - Cà Mau

tấn/năm

1.200

80%

2

Muối hột

tấn/năm

300

20%

(Nguồn: Cty TNHH ....)

Nhu cầu điện

Nguồn điện cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của xưởng sản xuất nước mắm là nguồn điện 3 pha, được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia. Hiện tại 01 tháng xưởng sản xuất dùng khoảng 2.373 Kwh/tháng.

Nhu cầu nước

Nguồn cung cấp cho dự án là nguồn nước cấp của thành phố. Nguồn nước đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục nhằm phục vụ cho các hoạt động của xưởng sản xuất nước mắm. Hiện tại, 01 tháng xưởng sản xuất nước mắm tiêu thụ khoảng 25m3/tháng ~ 0,83 m3/ngày. (tính theo tháng sử dụng nhiều nhất hóa đơn nước tháng 09/2024 đính kèm phụ lục).

Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đô thị là 150 lít/người/ngày. Tổng số công nhân viên làm cho cơ sở là 7 người, thời gian làm việc 8h/ ngày và 6 người gia đình ở tại cơ sở. Vậy lượng nước cần thiết cho hoạt động này là: (150 lít/người.ngày x 6 người) + ((150 lít/người.ngày x 7 người): 1/3) = 1.250 lít/ngày = 1,25 m3/ngày.

Nước cấp cho vệ sinh sàn: Theo QCXDVN 01:2021/BXD, nước vệ sinh sàn nhà xưởng là 0,5 lít/m2/ngày.đêm. Với diện tích xây dựng các hạng mục công trình tại khu vực phát sinh chất thải phải vệ sinh sàn của dự án là 2.483,6 m2, lượng nước cần để vệ sinh sàn là 0,5 x 2.483,6 = 1,24 m3/ngày. Lượng nước này chỉ phát sinh vào những ngày có hoạt động nhập cá nguyên liệu và vệ sinh các thùng ủ chượp, xuất bán xác bã mắm.

Nước vệ sinh thùng ủ chượp: Theo số liệu thực tế đang thực hiện tại cơ sở thì khi kết thúc quá trình chiết rút và xác cá trong thùng đã phân hủy hoàn toàn thì lượng nước dư còn lại (nước mắm có hàm lượng đạm rất thấp) trong thùng khoảng 100 lít/thùng. Sau khi kết thúc mẻ ủ đầu tiên 12 – 15 tháng thì sẽ vệ sinh thùng bằng cách chuyển phần nước còn lại trong thùng này sang thùng khác và vệ sinh thùng trống. Ước tính trung bình khoảng 1 tháng sẽ vệ sinh từ 8 – 10 thùng chượp. Vậy lượng nước phát sinh cho 1 lần vệ sinh thùng khoảng 1.000 lít = 1 m3/ngày.

Tổng lượng nước dùng cho dự án là: 1,25 + 1,24 + 1 = 3,49 m3/ngày.

Nhu cầu lao động

Nhu cầu lao động hiện tại là 7 người. Với thời gian làm việc từ 8h00 sáng – 5h00 chiều hàng ngày. Và 6 người gia đình ở tại cơ sở.

5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:

Vị trí địa lý của cơ sở

Cơ sở sản xuất nước mắm tại khu phố 11, phường Dương Đông, Tp. Phú Quốc, Kiên Giang.

- Tổng diện tích khu đất khoảng 6.287,9m2, có tứ cận như sau:

+ Phía Bắc: giáp đất dân;

+ Phía Nam: giáp sông Dương Đông;

+ Phía Tây: giáp đất dân;

+ Phía Đông: giáp rạch thoát nước.

(Vị trí cơ sở được thể hiện ở bản đồ vị trí ở phần phụ lục)

Vị trí cơ sở với tọa độ VN 2000 như sau:

Các điểm mốc ranh giới Dự án

Tên mốc

X (m)

Y (m)

1

1130436.11

442182.48

2

1130422.36

442240.55

3

1130421.17

442252.62

4

1130421.20

442269.48

5

1130323.48

442265.85

6

1130327.99

442216.05

7

1130395.67

442215.22

8

1130398.36

442179.39

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí cơ sở

b.Các hạng mục công trình của cơ sở:

Dự án bao gồm các hạng mục công trình như sau:

Bảng 1.4. Các hạng mục xây dựng của dự án

Stt

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

 

1

Đất sản xuất

2.483,6

39,50

 

Khu nhà thùng 1, 2 + Phòng chiết rót, Phòng thành phẩm

2.480,0

 

 

Kho chất thải nguy hại

3,6

 

2

Kho bãi

320,0

5,09

 

Kho vật tư, kho thành phẩm

320,0

 

3

Đất văn phòng + Nhà ở

810,0

12,88

 

Khu vực văn phòng điều hành, nhà ở

810

 

4

Đất hạ tầng

111,0

1,77

 

Hệ thống XLNT, hệ thống thu gom

111,0

 

 

và thoát nước, cấp nước, điện, …

 

 

5

Đường nội bộ, sân bãi, hành lang, đất cây xanh, đất trống

2.562,9

40,76

 

Sân, đường nội bộ, cây xanh, đất trống, hành lang

2.562,9

 

 

Tổng

6.287,9m2

100,00

(Nguồn: Cty TNHH ........)

Hạng mục công trình chính

  • Khu nhà thùng 1, 2 + Phòng chiết rót + Phòng thành phẩm: kết nối thông suốt với khu nhà thùng.
  • Quy mô 1 tầng tổng diện tích 2.480m2
  • Kết cấu: tường gạch.
  • Nền đổ bê tông
  • Mái lợp tôn mạ dày 4,5 zem

Hạng mục công trình phụ trợ

*Khu văn phòng + Nhà ở :

  • Quy mô 1 tầng tổng diện tích 810m2.
  • Kết cấu: tường gạch
  • Nền sàn lát gạch Ceramic 600 x 600
  • Mái lợp tôn mạ dày 4,5 zem

*Kho vật tư + Kho thành phẩm:

  • Quy mô 1 tầng có diện tích 320m2
  • Kết cấu: tường gạch
  • Nền sàn lát gạch Ceramic 600 x 600
  • Mái lợp tôn mạ dày 4,5 zem

*Đường nội bộ, sân, hành lang, cây xanh, đất trống:

- Tổng diện tích 2.562,9 m2

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

* Hạ tầng kỹ thuật: bố trí hệ thống cấp, thoát nước và hệ thống xử lý nước thải, … có tổng diện tích 111m2.

*Hệ thống xử lý nước thải

  • Quy mô xây dựng âm, diện tích 12m2 phía trên có đặt bồn composite
  • Kết cấu: Bê tông cốt thép + bồn chất liệu composite

*Kho chứa chất thải

  • Kho được xây tường là một phòng kho riêng biệt chen giữa khu nhà thùng, diện tích 3,6m2
  • Kết cấu: Tường gạch, nền bê tông, mái tol.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903649782 - 028 35146426 

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm