Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở sản xuất giấy và cho thuê nhà xưởng

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) cơ sở sản xuất giấy và cho thuê nhà xưởng. Sản xuất bao bì cao cấp medium, giấy viết, giấy photo: 16.000 tấn/năm. Sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh quy mô: 0 tấn/năm.

Ngày đăng: 26-12-2024

8 lượt xem

MỞ ĐẦU.................................................................................... 5

Chương I........................................................................................ 8

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ................................................................. 8

1. Tên chủ Cơ sở: Công ty cổ phần ............................... 8

2. Tên Cơ sở: CƠ SỞ SẢN XUẤT GIẤY VÀ CHO THUÊ NHÀ XƯỞNG.............. 8

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:.............................. 9

3.1.  Công suất của cơ sở:.............................................................................................. 9

3.2.  Công nghệ sản xuất của cơ sở:........................................................................ 9

3.3.  Sản phẩm của cơ sở.............................................................................................. 15

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư...15

4.1.  Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu cho sản xuất.......................................... 15

4.2.  Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác................................................. 19

5.  Các thông tin khác liên quan đến cơ sở.................................................................. 24

5.1.  Vị trí dự án....................................................................................................... 24

5.2.  Các hạng mục công trình xây dựng............................................................... 24

5.3.  Danh mục máy móc thiết bị sản xuất............................................................ 39

5.4.  Nhu cầu sử dụng lao động........................................................................ 43

Chương II.......................................................................................................... 44

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......... 44

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..44

2.  Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường........................ 45

Chương III................................................................................................................... 47

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...... 47

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................ 47

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa..................................................................... 47

1.2.  Thu gom, thoát nước thải..................................................................... 48

1.3.  Xử lý nước thải:................................................................................... 51

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:................................................... 66

2.1.  Giảm thiểu ô nhiễm do phương tiện giao thông.......................................... 66

2.2.  Thông thoáng nhà xưởng, xử lý nhiệt dư trong quá trình sản xuất............... 66

2.3.  Biện pháp giảm thiểu trong khu vực văn phòng:........................................... 67

2.4.  Công trình xử lý bụi, khí thải lò hơi 15 tấn/h.............................................. 67

2.5.  Công trình xử lý bụi, khí thải lò hơi 8 tấn/h (dự phòng)..................................... 69

2.6.  Biện pháp giảm mùi khu vực nhà ăn.............................................. 73

3.  Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:................................ 74

3.1.  Chất thải rắn sinh hoạt............................................................................. 74

3.2.  Chất thải rắn sản xuất...................................................................... 74

4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................ 76

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:................................... 79

6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:.................................... 79

7.  Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:............................................. 89

Chương IV......................................................................................... 97

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG...................... 97

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:.......................................... 97

2.  nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.............................. 97

3.  Quản lý chất thải...................................................................................... 98

Chương V......................................................................................... 102

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..................... 102

Chương VI........................................................................... 106

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................. 106

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở............... 106

2.  Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật...108

Chương VIII........................................................................................ 111

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ...111

Chương VIII................................................................ 116

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ............................... 116

MỞ ĐẦU

Công ty Cổ phần .... có trụ sở tại Thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số ....... do phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lần đầu vào ngày 16/02/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 8 vào ngày 09/7 năm 2018. Công ty hoạt động theo quyết định số ...../QĐ-UBND ngày 25/12/2019 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Cơ sở sản xuất giấy và cho thuê nhà xưởng” (điều chỉnh từ dự án Cơ sở sản xuất giấy và bao bì).

“Cơ sở sản xuất giấy và cho thuê nhà xưởng" có địa điểm thực hiện trên khu đất diện tích 74.101 m² thuộc xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương và được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số...../QĐ- UBND, ngày 05/12/2019. Hiện nay cơ sở đã xây dựng hoàn thiện các công trình xây dựng thêm, cho Công ty TNHH Giầy ....Việt Nam thuê 15.029,7m2 nhà xưởng và công trình phụ trợ. Công ty đã lắp đặt hoàn thiện máy móc sản xuất tuy nhiên chưa vận hành tối đa công suất của máy móc mà vận hành luân phiên, dây chuyền sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh chưa hoạt động.

Hiện nay, quy mô công suất của “Cơ sở sản xuất giấy và cho thuê nhà xưởng" đã đạt 50% công suất được phê duyệt, cụ thể như sau:

+ Sản xuất bao bì cao cấp medium, giấy viết, giấy photo: 16.000 tấn/năm.

+ Sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh quy mô: 0 tấn/năm.

Hiện nay các hệ thống công trình phụ trợ, công trình bảo vệ môi trường của Công ty cổ phần ...... hiện tại hoàn toàn tách biệt với hệ thống công trình bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Giầy Continuance Việt Nam. Công ty TNHH Giầy .... đã bố trí đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất của đơn vị và đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại quyết định số ..../STN&MT-CCBVMT ngày 31/07/2017 của UBND tỉnh Hải Dương về việc xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của dự án “Xưởng sản xuất Giày và các phụ kiện liên quan đến giày”.

Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương cấp Giấy phép môi trường số 484/GPMT-UBND ngày 05/03/2024. Các công trình bảo vệ môi trường được cấp phép bao gồm:

Đối khí thải:

+ 01 hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi đốt củi, vỏ cây băm công suất 15 tấn/ giờ. Đối với nước thải: Được sử dụng tuần hoàn, tái sử dụng lại quá trình sản xuất, không thải ra môi trường.

+ Xây dựng 01 HTXL nước thải tập trung công suất 800 m3/ngày đêm.

+ Công trình bể lắng 3 ngăn dung tích bể 25 m3 được sử dụng tuần hoàn

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải thông thường và chất thải nguy hại: Bố trí các thùng chứa, kho chứa và thuê đơn vị có chức năng thu gom xử lý.

Đồng thời, trong quá trình vận hành thử nghiệm, lò hơi 15 tấn hơi/h của Công ty gặp sự cố, chưa thể vận hành hoạt động. Chính vì vậy, Công ty đã ký Hợp đồng với Công ty TNHH ...... để đầu tư lắp đặt 01 lò hơi 8 tấn hơi/h để phục vụ hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Lò hơi 08 tấn/giờ khi lắp đặt xong sẽ được sử dụng như lò hơi dự phòng khi lò hơi hiện tại gặp sự cố hoặc bảo dưỡng thiết bị, máy móc hoặc cung cấp bổ sung hơi cho quá trình sản xuất.

Cơ sở sản xuất của Công ty Cổ phần ........ có quy mô tương đương dự án nhóm B theo tiêu chí phân loại của luật đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm. Cơ sở thuộc mục 2, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ - CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Theo khoản 2, điều 39 và theo mục c, khoản 3, điều 41 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 cơ sở thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét tiếp nhận, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép môi trường.

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Công ty cổ phần .... tiến hành lập Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường theo hướng dẫn tại Phụ lục X của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ Cơ sở: Công ty cổ phần .........

Địa chỉ văn phòng: Thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:.......... – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc

- Điện thoại:.........  Fax:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số ...... do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lần đầu ngày 16/02/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 15/01/2020.

Quyết định số ......../QĐ-UBND ngày 25/12/2019 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Cơ sở sản xuất giấy và cho thuê nhà xưởng” (điều chỉnh từ dự án Cơ sở sản xuất giấy và bao bì) của Công ty Cổ phần.......

2. Tên Cơ sở: CƠ SỞ SẢN XUẤT GIẤY VÀ CHO THUÊ NHÀ XƯỞNG

Địa điểm cơ sở: Thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng: UBND huyện Tứ Kỳ.

Các văn bản, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của Công ty Cổ phần ..... từ khi bắt đầu hoạt động đến nay:

+ Quyết định số 3119/QĐ- UBND ngày 30/08/2007 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giấy và bao bì của Công ty cổ phần ...... tại xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ”

+ Quyết định số 4283/QĐ- UBND ngày 05/12/2019 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án "Cơ sở sản xuất giấy và cho thuê nhà xưởng".

+ Giấy phép môi trường số 484/GPMT-UBND ngày 05/03/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc cấp phép cho Công ty cổ phần ....... được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của Cơ sở sản xuất giấy và cho thuê nhà xưởng tại thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Quy mô của cơ sở: Tổng vốn đầu tư của dự án là 270.033.000.000 VNĐ (Hai trăm bảy mươi tỷ không trăm ba mươi ba triệu VNĐ).

Do đó, cơ sở sản xuất có quy mô tương đương dự án nhóm B theo tiêu chí phân loại của luật đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm. Cơ sở sản xuất thuộc mục 2, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ - CPngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

Theo khoản 2, điều 39 và theo mục c, khoản 3, điều 41 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 cơ sở thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét tiếp nhận, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép môi trường.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1.Công suất của cơ sở:

Dự án "Cơ sở sản xuất giấy và cho thuê nhà xưởng" đã được triển khai trên diện tích 74.101m² thuộc xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương và được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 4283/QĐ- UBND, ngày 05/12/2019.

Hiện nay hoạt động sản xuất của cơ sở gần đạt 50% công suất tối đa được phê duyệt, cụ thể như sau:

+ Sản xuất bao bì cao cấp medium, giấy viết, giấy photo quy mô 16.000 tấn/năm.

+ Cho Công ty TNHH Giầy Continuance Việt Nam thuê 15.029,7m2 nhà xưởng và công trình phụ trợ. Công suất dự kiến đạt được khi nhà máy vận hành tối đa công suất hoạt động của máy móc:

+ Sản xuất bao bì cao cấp medium, giấy viết, giấy photo quy mô 20.000 tấn/năm.

+ Sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh quy mô 18.000 tấn/năm.

+ Cho thuê nhà xưởng. Ngành nghề thu hút vào thuê là các ngành nghề ít nguy cơ gây ô nhiễm như may mặc, thủ công mỹ nghệ, sản xuất bao bì.

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Về cơ bản quy trình sản xuất của nhà máy không thay đổi so với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 4283/QĐ- UBND ngày 05/12/2019 của UBND tỉnh Hải Dương và không thay đổi so với giấy phép môi trường đã được phê duyệt số 484/GPMT-UBND ngày 05/03/2024 của ỦY ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

Tuy nhiên, hiện nay, trong quá trình vận hành thử nghiệm, lò hơi công suất 15 tấn/h gặp sự cố, chưa thể khắc phục sự cố kịp thời, chính vì vậy, Công ty tiến hành lắp đặt bổ sung 01 lò hơi công suất 8 tấn hơi/h để tạm thời thay thế lò hơi 15 tấn hơi/h, phục vụ quá trình sản xuất vào thời điểm hiện tại. Lò hơi 08 tấn/giờ khi lắp đặt xong sẽ được sử dụng như lò hơi dự phòng khi lò hơi hiện tại gặp sự cố hoặc bảo dưỡng thiết bị, máy móc hoặc cung cấp bổ sung hơi cho quá trình sản xuất.

Quy trình sản xuất giấy bao bì cao cấp, giấy viết, giấy photo (Không thay đổi quy trình sản xuất so với GPMT đã cấp)

a. Quy trình sản xuất giấy bao bì cao cấp, giấy viết, giấy photo

Sơ đồ công nghệ:

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy bao bì cao cấp, giấy viết, giấy photo

* Thuyết minh:

Công nghệ sản xuất bao gồm các công đoạn:

+ Công đoạn nghiền thủy lực: Bột giấy khô được hòa với nước và được pha loãng tới 4% sau đó được nghiền nhỏ.

+ Công đoạn làm sạch: tại công đoạn này những chất bẩn, chủ yếu là cát được loại ra để nâng cao chất lượng giấy.

+ Công đoạn trộn hóa chất: Các loại hóa chất như bột đá, keo ADK, tinh bột, chất tăng trắng trợ bảo lưu được trộn cùng với bột giấy nhằm nâng cao chất lượng, cải thiện một số tính năng của giấy và để giảm giá thành.

+ Công đoạn xeo giấy (công đoạn hình thành): Bột giấy sau khi được nghiền, làm sạch và trộn hóa chất được đưa lên máy xeo giấy. Tại đây giấy được đi qua các công đoạn hình thành tờ giấy, ép khô, sấy khô và ép bóng.

+ Công đoạn cắt: Giấy sau khi được xeo ra vẫn ở dạng cuộn lớn, để có thể đem ra thi trường giấy được cắt thành những cuộn nhỏ hoặc thành tờ theo yêu cầu của khách hàng.

+ Khi giấy được cắt thành những cuộn nhỏ, thiết bị kiểm tra trọng lượng giấy (độ dày của giấy) sử dụng nguồn phóng xạ sẽ tự động kiểm tra, số liệu kiểm tra sẽ tự động dẫn quay trở lại điều chỉnh đầu vào của công đoạn ép láng để đảm bảo độ dày của giấy luôn luôn đồng đều và theo đúng yêu cầu đã được lập trình sẵn.

Trong công đoạn xeo giấy, nước thoát ra được đưa qua hệ thống lọc đĩa trong dây chuyền máy móc để tách nước trong và bột giấy quay trở lại sử dụng tuần hoàn, lượng nước còn thừa sẽ được đưa vào hệ thống xử lý nước thải cùng với nước thải sinh hoạt, sau xử lý nước cũng được dùng để tái sử dụng lại. Ngoài ra trong quá trình sấy một lượng nước trong giấy sẽ thoát ra môi trường bằng hình thức bay hơi. Quá trình xeo giấy và cắt giấy sẽ phát sinh giấy vụn hoặc bị rách sẽ được đưa vào máy nghiền để tái sử dụng.

Quy trình sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh

Thuyết minh:

Bột giấy và nước được trộn với nhau và được đánh tơi đều sau đó được bơm qua lọc cát nồng độ cao và vào bể chứa. Bột được bơm từ bể chứa lên điều tiết, sau đó được qua công đọan lọc cát nồng độ thấp để tách loại bỏ lượng cát có lẫn trong dung dịch giấy, sau đó qua sàng thô để loại bỏ những hạt bột giấy có kích thước lớn và được cô đặc qua máy cô đặc rồi chứa vào bể. Từ bể bột được bơm vào hệ thống máy nghiền đĩa và được chứa vào bể sau khi nghiền. Bột đã nghiền đạt yêu cầu bơm qua hòm điều tiết vào bơm quạt pha loãng vào bộ phận hình thành máy xeo, bột giấy được ép, sấy thành giấy sản phẩm trên suốt cuộn giấy, qua máy cắt cuộn (2 hoặc 3 lớp tùy theo yêu cầu sử dụng) và thành giấy sản phẩm.

Sơ đồ công nghệ: thể hiện ở trang sau của báo cáo.

Hệ thống xử lý nước thải

Hình 1.2. Quy trình sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh

Nước thải phát sinh từ qua trình xeo giấy được đưa qua hệ thống lọc đĩa trong dây chuyền máy móc để tách nước trong và bột giấy quay trở lại sử dụng tuần hoàn, không thải ra môi trường.

Quy trình cho thuê nhà xưởng

Tổng diện tích cho thuê nhà xưởng là 13.605 m2 và cho thuê công trình phụ trợ là 1.516,0m2. Đơn vị thuê nhà của Công ty, tự chịu trách nhiệm làm các thủ tục môi trường, đầu tư lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải, xây dựng kho chứa và ký hợp đồng thu gom xử lý chất thải với đơn vị có chức năng; tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất (nếu có). Các ngành nghề được phép vào thuê nhà xưởng thuộc danh mục thu hút đầu tư của tỉnh.

Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất

Quy trình sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất giấy các loại với nguyên liệu đầu vào là bột giấy và cho thuê nhà xưởng.

Loại hình sản xuất không nằm trong danh mục dự án hạn chế thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2024-2030 kèm theo Quyết định số 3118/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Vì vậy công nghệ sản xuất của dự án đầu tư là hoàn toàn phù hợp.

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của “Cơ sản sản xuất giấy và cho thuê nhà xưởng”

+ Giấy viết, giấy photo và giấy bao bì cao cấp

+ Giấy ăn, giấy vệ sinh

+ Cho thuê nhà xưởng

- Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của Công ty được cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu tại Việt Nam.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1.Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu cho sản xuất

Công ty sử dụng nguồn cung cấp nguyên liệu từ các đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận. Danh mục nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy trong 1 năm hoạt động ổn định của Công ty Cổ phần Giấy ........ được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 1.1. Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất

 

 

TT

 

 

Tên nguyên liệu

 

 

Đơn vị

Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng hiện tại

Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng khi nhà máy hoạt động với

công suất tối đa

 

Nguồn cấp

I

Sản xuất giấy bao bì cao cấp Medium, giấy viết,

giấy phô tô, giấy ăn, giấy vệ sinh

 

 

 

 

 

 

 

Hải Dương và các tỉnh lân cận

1

Bột giấy nguyên sinh

tấn/năm

13.640

35.070

2

Bột đá

tấn/năm

1.944

2.430

3

Keo AKD

tấn/năm

248

310

4

Chất tăng trắng, trợ bảo

lưu

tấn/năm

52

65

5

Tinh bột sắn

tấn/năm

140

175

6

Chất phủ lô

tấn/năm

0

58

7

Chất trợ lắng

tấn/năm

71

168

8

Chất tăng bền ướt

tấn/năm

0

60

9

Chất làm mềm

tấn/năm

0

34

II

Nhiên liệu cấp cho lò hơi 15 tấn hơi/h

 

1

Dầu DO để bôi trơn máy

móc và chạy máy phát

tấn/năm

0,708

1,68

 

điện

 

 

 

 

2

Củi băm, vỏ cây băm

tấn/năm

6.800

16.200

III

Nhiên liệu cấp cho lò hơi 8 tấn hơi/h (đầu tư lắp đặt thêm)

 

1

Dầu DO để bôi trơn máy móc và chạy máy phát

điện

 

tấn/năm

 

-

 

0,9

2

Củi băm, vỏ cây băm

tấn/năm

-

8.640

 

Tổng

tấn/năm

22.896

63.212,9

Nguồn: Công ty cổ phần .........

* Thành phần, tính chất của một số loại nguyên liệu đầu vào:

STT

Tên nguyên

liệu

Tính chất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Keo AKD:

Keo AKD làm cho giấy có tính chống thấm tốt hơn, tạo cho bề mặt xơ sợi một lớp ngăn cản sự phân tán dung dịch nước, mặt khác nó có tác dụng tăng độ bền, tăng liên kết giữa các xơ sợi ướt và tạo độ bóng cho bề mặt tờ giấy. Keo AKD có thành phần chính là tinh bột biến tính (tinh bột Cationic) nên khi sử dụng trong quá trình sản xuất không làm phát sinh hơi dung môi gây ảnh hưởng tiêu cực đến công nhân và môi trường xung quanh.

Những tính chất đặc trưng cho loại keo AKD như sau:

  • Ngoại quan                            : dung dịch nhũ tương màu trắng
  • Thành phần chất rắn             : 15¸40%
  • Thành phần hóa học              : Cationic

- Tỷ lệ ở 25oC ( kg/l)                :    1¸1,03

- pH                                            : 5¸7

  • Điểm đông ( oC)                       0
  • Độ nhớt ở 25o

Đặc điểm, tính chất của keo

Quá trình phát triển tác dụng keo ADK gồm 3 bước liên tiếp:

  • Dính bám : Tiếp xúc ban đầu của keo với xơ sợi nhờ sự đông tụ của các hạt keo tích điện dương lên bề mặt xơ sợi tích điện âm.
  • Dài mỏng : Quá trình này được xảy ra khi nước được bốc hơi do sấy đến mức tạo ra một lớp mỏng, bề dày cỡ 1 phân tử.
  • Phản ứng : Xảy ra khi lớp đơn phân tử được hình thành tạo ra

liên kết hoá học đồng hoá trị giữa keo và xenlulo.

STT

Tên nguyên

liệu

Tính chất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Chất tăng trắng, trợ bảo lưu:

Leucophor U liq là dạng Polymer cao phân tử tổng hợp có điện thế Cation có điện tích vừa, đặc biệt có hiệu quả trong việc kết bông chất rắn . Được tồn tại dưới dạng bột nhỏ mịn, Leucophor U liq có thể tan hoàn toàn trong nước với tốc độ tan nhanh. Leucophor U liq được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất giấy nhằm bảo lưu xơ sợi nhỏ mịn và chất độn CaCO3 hoặc Kaolin, tăng khả năng thoát nước, tăng hiệu quả gom bột nổi. Do chất tăng trắng, trợ bảo lưu có thành phần là Polymer cao phân tử tổng hợp nên khi sử dụng trong quá trình sản xuất không làm phát sinh hơi dung môi gây ảnh hưởng tiêu cực đến công nhân và môi trường xung quanh.

Tính chất cơ bản

  • Dạng ngoài : Hạt màu trắng mịn
  • Kích cỡ hạt : Nhỏ hơn 1.300 microns
  • Trọng lượng : 0.82 -0.84 g/ cm³
  • pH của dung dịch 1% : Khoảng 3.5
  • Điểm cháy : Không
  • Độ nhớt ( Brookfield, dd 25ºC) : 600 -700 cps

Sử dụng

Leucophor U liq nên được pha ở nồng độ thấp và sử dụng thiết bị có cánh khuấy với tốc độ 100-150 vòng /phút để pha chất Leucophor U liq trong nước sạch. Nên cho chất này vào từ từ trong khi đang khuấy và tốt nhất khi cho vào bằng phễu chuyên dùng nhằm tránh tình trạng bị vón cục. Nên khuấy nhẹ dung dịch trong suốt quá trình lưu trữ trong thùng chứa.

Liều lượng: Liều lượng sử dụng thông thường khoảng từ 200 gr tới 300 gr/tấn bột.

Cho từ từ vào thùng đầu bằng bơm định lượng hoặc nhiễu thủ công.

Nồng độ được đề nghị pha : 0.25 - 0.5 %

Nồng độ được đề nghị khi cho vào: 0.05 - 0.2 %. Như vậy, dung dịch pha lần một cần được pha loãng lần 2 trước khi cho vào.

 

3

*Chất phủ lô:

Chất phủ lô creping aid P12 là một đồng polymer phân nhánh cao, tồn

tại ở dạng dung dịch được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất giấy vệ sinh nhằm cải thiện độ kết dính đồng đều giữa mặt lô sấy Yankee và

STT

Tên nguyên

liệu

Tính chất

 

 

màng giấy, cải thiện độ nhăn đồng đều của sản phầm giấy vệ sinh. Chất này cũng tạo ra một lớp tráng phủ trên mặt lô sấy giúp bảo vệ mặt lô một cách đồng đều dưới tác động của dao cạo lô sấy.

Tính chất cơ bản:

 

Nồng độ Rắn

Min 12%

 

Nhiệt độ đông đặc

4.40C

Độ pH

3.5-5.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Chất trợ láng:

Chất trợ láng DAVI-100 là một chất nhũ tương ổn định được sử dụng như một chất chống dính lô sấy và làm bóng giấy một cách hiệu quả. Việc sản xuất giấy từ bột giấy tái sinh thường xuất hiện hiện tượng đứt giấy, dính keo trên bề mặt lô sấy làm mặt giấy không láng,…Hậu quả của hiện tượng trên là năng suất giảm, tiêu thụ nhiệt sấy cao, chất lượng giấy không cao dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp. Chất DAVI-100 là một chất chứa hàm lượng chất sáp và các chất phụ gia chuyên dụng nên có thể đạt được hiệu quả tách lô và độ bóng giấy cao. Chất sáp có trong DAVI-100 tuân thủ cả hai yêu cầu về an toàn và sức khoẻ, chất này hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người cũng như có tính ăn mòn rất thấp đối với thiết bị và lô sấy.

Tính chất cơ bản:

 

Nhận Biết

Chất nhũ tương màu trắng sữa

 

Tính Ion

Không Ion

Độ pH (nhiệt độ 300C))

2.0-5.0

Hàm lượng rắn

25 ± 1.0 %

Độ nhớt

50 ~ 80 cps

 

 

 

 

5

 

 

 

*Chất       tăng bền ướt:

Chất tăng bền ướt NEOLEX-1012 là loại polyme tan trong nước có mối

liên kết ngang Polyamide - epochlorohydrin (nhựa nhiệt rắn), hiệu quả trong việc cải thiện đáng kể độ bền ướt bằng cách làm tăng thêm các liên kết bổ sung không bị nước làm đứt đoạn.

Tính chất cơ bản:

 

Nhận Biết

Chất lỏng màu vàng nhạt

 

Tính Ion

Cation

Độ pH (dung dịch 10%)

2.5-5.0

                     

STT

Tên nguyên

liệu

Tính chất

 

 

 

Hàm lượng rắn

≥ 12%

 

Tỉ trọng

1.030 ± 0.015 (g/ml)

Điểm sôi

100oC

Điểm đông đặc

-3%

Tính tan

tan hoàn toàn trong nước

Độ nhớt

30 ~ 80 cps (30oC)

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

*Chất        làm mềm:

Chất làm mềm Softener 500 là một chất làm mềm được công thức hoá

nhằm mang lại sự mềm mại cho các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh. Sản phẩm này được sử dụng như là một chất cắt liên kết trong bột giấy. Chất làm giúp tăng sự mềm mại cho sản phẩm, tăng độ xốp, giúp hình thành mặt giất đều hơn. Tính chất cơ bản:

 

Nhận Biết

Dạng vẩy màu vàng nhạt

 

Thành Phần

Các chiết xuất amin béo cấp cao

Tính Ion

Ion Dương yếu

Độ pH (dung dịch 10%)

3.0 - 4.0

Nhiệt độ nóng chảy

60-700C

             

4.2.Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác

Nhu cầu sử dụng điện:

+ Hiện nay: Căn cứ vào hóa đơn tiền điện các tháng từ 8-10/2024 của Công ty, lưu lượng điện sử dụng cấp cho hoạt động sản xuất của nhà máy và hoạt động sinh hoạt của công nhân trung bình là khoảng 2.050.000KWh/tháng.

Nhu cầu sử dụng nước:

+ Hiện nay: Căn cứ vào hóa đơn tiền nước từ tháng 8-10/2024 của Công ty, lưu lượng nước sạch trung bình cấp cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV khoảng 8 m3/ ngày và căn cứ nhật ký khai thác nước mặt sông Thái Bình của cơ sở, lưu lượng nước cấp trung bình khoảng 468 m3/ tháng, tương đương khoảng 18 m3/ ngày.

+ Căn cứ kinh nghiệm sản xuất thực tế, khi nhà máy đạt công suất tối đa sẽ sử dụng khoảng 11.323 m3/tháng (tương đương với 435,5m3/ngày).

Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy cụ thể như sau:

 

 

 

TT

 

 

 

Mục đích sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng hiện tại (m³/ngày)

Nhu cầu sử dụng khi nhà máy đạt công suất

(m³/ngày)

 

 

 

Nguồn cấp nước mới

Nước cấp mới

Nước tuần hoàn

Nước cấp mới

Nước tuần

hoàn

 

1

 

Cấp

 

nước cho sinh hoạt

 

8

 

0

 

14

 

0

Hợp tác xã dịch vụ nước sạch

Kỳ Sơn

2

Cấp

nước cho sản xuất

 

 

 

 

 

2.1

Cấp nước cho sản xuất giấy viết, giấy photo, giấy bao bì

0

93,5

0

117

 

 

Nước mặt sông Thái Bình

2.2

Cấp nước cho sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh

0

0

382,5

0

2.3

Cấp nước cho lò hơi

8

152

16

342

2.4

Cấp

bụi

nước cho hệ thống xử lý

10

0

20

0

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất mỹ phẩm

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903649782 - 028 35146426 

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm