Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường cơ sở sản xuất chế biến, rau, củ quả và các loại thực phẩm sấy khô và đông lạnh. Công nghệ sản xuất, chế biến của Nhà máy thực hiện theo quy trình hoàn toàn tự động.
Ngày đăng: 05-12-2024
72 lượt xem
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở. 10
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở. 10
3.1.1. Công suất hoạt động của Nông trường Tà Nung: 10
3.1.2. Công suất hoạt động của Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương. 11
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở. 11
3.2.1. Công nghệ sản xuất của Nông trường Tà Nung. 11
3.2.2. Công nghệ sản xuất của Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương: 16
4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hoá chất sử dụng. 18
4.1.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hoá chất sử dụng tại Nông trường Tà Nung 18
4.2.1. Nhu cầu sử dụng điện tại Nông trường Tà Nung. 21
4.2.2. Nhu cầu sử dụng điện tại Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương: 22
4.3.1. Nhu cầu sử dụng nước tại Nông trường Tà Nung: 22
4.3.2. Nhu cầu sử dụng nước tại Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương: 23
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở. 24
5.1. Vị trí địa lý của cơ sở. 24
5.1.2. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường. 26
5.2. Các hạng mục xây dựng của cơ sở. 28
5.2.1. Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng: 28
5.2.2. Nhóm các hạng mục phục vụ hoạt động sản xuất của Cơ sở: 29
5.2.3. Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường. 32
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 34
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường. 34
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 39
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 39
1.1. Thu gom, thoát nước mưa. 39
1.1.1. Nông trường Tà Nung. 39
1.1.2. Nhà máy sản xuất, chế biến tại Đơn Dương. 39
1.2. Thu gom, thoát nước thải 40
1.2.1. Công trình thu gom nước thải 40
1.2.2. Công trình thoát nước thải 41
1.2.3. Điểm xả nước thải sau xử lý. 41
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 48
2.1. Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: 48
2.1.2. Công trình thu gom khí thải: 49
2.1.3. Công trình xử lý bụi, khí thải: 49
2.2. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác. 50
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 53
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 53
3.1.1. Nông trường Tà Nung. 53
3.1.2. Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương. 54
3.2. Chất thải rắn thông thường từ hoạt động sản xuất 54
3.2.1. Nông trường Tà Nung. 54
3.2.2. Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương. 55
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 56
4.1. Khối lượng CTNH hiện đang tồn kho. 56
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 58
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 58
6.3. Sự cố hệ thống xử lý nước thải 60
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 62
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 62
1.1. Nguồn phát sinh nước thải 62
1.2. Lưu lượng xả thải tối đa. 62
1.3. Số lượng dòng nước xả thải 62
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm.. 62
1.5. Vị trí, phương thức xả thải và nguồn tiếp nhận nước thải 62
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 63
2.1. Nguồn phát sinh khí thải 63
2.2. Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: 63
2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm.. 63
2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải 63
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung. 64
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 65
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải. 65
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải: 65
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 67
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 67
1.1. Công trình xử lý nước thải 67
1.1.1. Thời gian vận hành thử nghiệm: 67
1.1.2. Công trình, thiết bị xả nước thải phải vận hành thử nghiệm: 67
1.2. Công trình xử lý khí thải 67
1.2.1. Thời gian vận hành thử nghiệm: 67
1.2.2. Công trình, thiết bị xả nước thải phải vận hành thử nghiệm: 67
2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật. 68
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm. 68
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.. 69
2.1.2. Công tác giám sát chất lượng môi trường và báo cáo định kỳ. 70
2.1.3. Việc đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 70
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
- Công ty TNHH Thực phẩm ........... Đà Lạt
- Địa chỉ văn phòng: Thôn Nam Hiệp, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ........
- Điện thoại: ...... Fax: .....
- Giấy chứng nhận đầu tư số ......... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 12/4/2004, chứng nhận thay đổi lần thứ 7 ngày 03/8/2022.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ..... do phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 12/04/2004, thay đổi lần thứ 07 ngày 20/06/2016.
- Mã số thuế: ..........
Tổng diện tích trồng trọt của Nông trường là 40.000m2. Tuy nhiên, diện tích đất Nông trường sử dụng cho hoạt động trồng khảo nghiệm giống mới trước khi đưa vào trồng trọt rộng rãi tại các hộ dân nên sản lượng của các loại nông sản thu hoạch tại nông trường trong một năm tương đối ít, cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Quy mô của nông trường Tà Nung
TT |
Loại nông sản |
Số lượng |
Đơn vị tính |
1 |
Bó xôi giống |
886.000 |
Cây/vụ |
2 |
Cải thìa giống |
407.200 |
Cây/vụ |
3 |
Cải ngọt |
150.500 |
Cây/vụ |
4 |
Bắp cải |
4.000 |
Kg/vụ |
5 |
Paro |
560.000 |
Kg/vụ |
6 |
Hành lá |
1.216 |
Kg/vụ |
7 |
Cà rốt |
0.5 |
Kg/vụ |
Tổng |
2009.416 |
Tấn/năm |
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ....., 2022)
Nhà máy hoạt động sản xuất, chế biến rau, củ, quả và các loại thực phẩm sấy khô và đông lạnh với công suất tối đa lần lượt như sau:
Bảng 1.2: Quy mô của nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương
TT |
Loại nông sản |
Đơn vị |
Nguyên liệu |
1 |
Sản xuất, chế biến rau sấy khô |
Tấn/năm |
3.000 |
2 |
Sản xuất, chế biến rau đông lạnh |
Tấn/năm |
2.500 |
Tổng |
Tấn/năm |
5.500 |
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ......, 2022)
Các công nghệ sản xuất được thể hiện trong sơ đồ sau:
a. Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cải thìa, bó xôi, cải bắp
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cải thìa, bó xôi và bắp
*. Thuyết minh quy trình:
- Làm cỏ: Trước thời điểm gieo trồng 8 ngày, công nhân sẽ tiến hành dọn cỏ và tàn dư của cây trồng từ mùa vụ trước.
- Cày đất: Ở ngày tiếp theo, diện tích đất chuẩn bị trồng trọt sẽ được cày bừa (độ sâu khoảng 20cm) để đất tơi xốp nhằm giúp đất thông thoáng và hạn chế sâu bệnh.
- Làm luống: Một ngày sau khi đất được cày tơi xốp, công nhân tiến hành làm luống, khoảng cách giữa các luống là 80cm và được đôn cao 15cm vào mùa khô, 25cm vào mùa mưa.
- Phun thuốc ngừa bọ và bón phân: Vào ngày thứ năm trước thời điểm gieo trồng, đất sẽ được bón lót (vôi, phân NPK, phân compost) theo định lượng của công ty và phun thuốc phòng ngừa các loại bọ hại thường gặp như bọ canh cứng bọ nhảy,…Khối lượng nguyên liệu sử dụng cho cây trồng theo vụ như sau:
+ Phân lân (urê, kali, DAP): 250kg/10.000m2/vụ;
+ Vôi (CaCO3): 1.250kg/10.000m2/vụ;
+ Phân Compost: 8.000kg/10.000m2/vụ.
- Gieo trồng: Các cây giống nhập từ các đơn vị cung cấp uy tín trên địa bàn thành phố Đà Lạt sẽ được tuyển lựa và trồng trong các nhà lồng của nông trường.
- Chăm sóc: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trong suốt vòng sinh trưởng (30 ngày), nước sẽ được cung cấp cho cây thông qua hệ thống béc phun định kỳ 1 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm trong đất luôn duy trì trong khoảng 50 – 60%. Đồng thời, công nhân sẽ tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật trong 2 đợt, đợt đầu tiên từ ngày thứ nhất đến ngày thứ tư và đợt thứ hai là từ ngày thứ chín đến ngày thứ 14 để phòng ngừa các ấu trùng sâu đục lá, sâu ăn lá, các loại bọ nhảy.
- Thu hoạch: Rau cải thìa và bó xôi sẽ được thu hoạch sau 30 ngày trồng. Đối với bắp cải, thời gian thu hoạch sẽ nằm trong khoảng từ 45 - 50 ngày, được tính từ khi cải bắp đã cuộn chặt và đủ độ tuổi sinh trưởng. Khi thu hoạch, công nhân sẽ tiến hành tuyển lựa các sản phẩm đạt chất lượng và cắt bỏ rễ, lá vàng trước khi vận chuyển về nhà máy sản xuất tại Đơn Dương.
b) Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch đậu tương
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch đậu tương
*. Thuyết minh quy trình:
- Làm cỏ: Trước thời điểm gieo trồng 8 ngày, công nhân sẽ tiến hành dọn cỏ, làm sạch đất để chuẩn bị cho vụ gieo trồng mới.
- Cày đất: Ở ngày tiếp theo, diện tích đất chuẩn bị trồng trọt sẽ được cày bừa (độ sâu khoảng 20cm) để đất tơi xốp nhằm giúp đất thông thoáng và hạn chế sâu bệnh.
- Làm luống: Một ngày sau khi đất được cày tơi xốp, công nhân tiến hành làm luống, khoảng cách giữa các luống là 80cm và được đôn cao 15cm vào mùa khô, 25cm vào mùa mưa.
- Bón phân: Vào ngày thứ năm trước thời điểm gieo trồng, đất sẽ được bón lót (vôi, phân NPK, phân compost) theo định lượng của công ty.
- Khối lượng nguyên liệu sử dụng cho cây trồng theo vụ như sau:
+ Phân lân (urê, kali, DAP): 250kg/10.000m2/vụ;
+ Vôi (CaCO3): 1.250kg/10.000m2/vụ;
+ Phân Compost: 8.000kg/10.000m2/vụ.
- Gieo trồng: Hạt giống sẽ được gieo theo quy cách 2 hạt 1 lỗ, khoảng cách giữa mỗi lỗ là 20cm×20cm.
- Chăm sóc: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trong suốt vòng sinh trưởng (30 ngày), nước sẽ được cung cấp cho cây thông qua hệ thống béc phun định kỳ 1 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm trong đất luôn duy trì trong khoảng 50 – 60%.
- Thu hoạch: Đậu tương sẽ được thu hoạch sau 30 ngày trồng. Khi thu hoạch, công nhân sẽ tiến hành hái trái đậu bằng phương pháp thủ công và vận chuyển về nhà máy. Đối với thân, cành, rễ của cây sẽ được dùng máy cày để nhổ và tận dụng làm phân hữu cơ.
c) Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch bắp
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch bắp
*. Thuyết minh quy trình:
- Làm cỏ: Trước thời điểm gieo trồng 8 ngày, công nhân sẽ tiến hành dọn cỏ và tàn dư của cây trồng từ mùa vụ trước.
- Cày đất: Ở ngày tiếp theo, diện tích đất chuẩn bị trồng trọt sẽ được cày bừa (độ sâu khoảng 20 – 25cm) để đất tơi xốp nhằm giúp đất thông thoáng và hạn chế sâu bệnh.
- Bón lót: Nhằm giúp cây có điều kiện phát triển tốt nhất, đất sẽ được bón lót (vôi, phân NPK, phân compost) theo định lượng của Công ty.
- Khối lượng nguyên liệu sử dụng cho cây trồng theo vụ như sau:
+ Phân (urê, kali, DAP): 500kg/10.000m2/vụ;
+ Vôi (CaCO3): 1.250kg/10.000m2/vụ;
+ Phân Compost: 10.000kg/10.000m2/vụ.
- Gieo trồng: Hạt giống sẽ được gieo theo quy cách 2 – 3 hạt 1 hốc, khoảng cách giữa mỗi hốc là 50cm×25cm.
- Trồng dặm và tỉa: Khoảng 4-6 ngày sau khi gieo (cây con được 1 lá), công nhân sẽ tiến hành kiểm tra lại khả năng nảy mầm của hạt và trồng dặm lại những nơi cây chết hoặc không mọc. Nhổ bỏ những cây yếu chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1- 2cây/hốc).Khi cây 5 lá, công nhân sẽ tiền hành tỉa lần 2 chỉ để lại 1 cây/hốc (lần này gọi là tỉa định cây, khoảng tử 10 – 12 ngày sau khi gieo hạt).
- Chăm sóc: Nước tưới cho cây được tập trung vào ba giai đoạn chính là sau khi gieo hạt, trước và sau khi trổ cờ 15 ngày. Trong các giai đoạn này, độ ẩm trong đất luôn duy trì trong khoảng 70 – 80%. Đồng thời, công nhân sẽ tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật trong 2 đợt, đợt đầu khi bắp được 7-8 lá và đợt thứ hai là trước khi bắp trổ cờ để phòng ngừa các ấu trùng sâu đục lá, sâu ăn lá, sâu đục trái, các loại rầy mềm,…. Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng công nhân cũng sẽ tiến hành cung cấp dĩnh dưỡng và làm cỏ ba lần:
+ Lần 1: Làm cỏ sau 10 - 12 ngày gieo, xới xáo, vun gốc nhẹ kết hợp bón và lấp phân lần 1;
+ Lần 2: Làm cỏ sau 24-26 ngày gieo, kết hợp làm cỏ vun gốc và lấp phân bón bón thúc lần 2;
+ Lần 3: Làm cỏ sau 50-60 ngày gieo, khi ruộng ngô có nhiều cỏ (có thể nhổ bằng tay hoặc cuốc).
- Thu hoạch: Bắp ngô sẽ được thu hoạch sau 90 - 120 ngày trồng. Khi thu hoạch, công nhân sẽ tiến hành hái bắp bằng phương pháp thủ công và vận chuyển về nhà máy. Đối với thân, cành, rễ của cây sau khi kết thúc mùa vụ sẽ được dùng máy cày để nhổ và tận dụng làm phân hữu cơ.
Công nghệ sản xuất, chế biến của Nhà máy thực hiện theo quy trình hoàn toàn tự động. Hiện nay, Nhà máy sử dụng 02 phương pháp: sấy chân không (Frozen dry) và sấy nhiệt (Air dry) để chế biến rau củ quả sấy khô. Các bước thực hiện của 02 quy trình tương tự nhau cụ thể:
a) Quy trình sấy khô theo phương pháp sấy chân không
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình sấy khô theo phương pháp sấy chân không
b) Quy trình sấy khô theo phương pháp sấy nhiệt:
Hình 1.5: Sơ đồ quy trình sấy khô theo phương pháp sấy nhiệt
*. Thuyết minh quy trình:
- Nguyên liệu: Nguyên liệu chính sử dụng cho quá trình sản xuất, chế biến được thu mua tại thị trường nội địa, các vùng trồng rau, quả chuyên canh. Một phần nguyên liệu được cung cấp từ nông trường tại Tà Nung của Nhà máy (chiếm 20%).
- Tuyển lựa, phân loại: Tùy theo tính chất của từng loại mặt hàng, nguyên liệu được xử lý, phân loại theo phương thức riêng.
- Rửa: Sau khi phân loại nguyên liệu sẽ được đưa vào xử lý chất bẩn, loại bỏ các thành phần sâu, thối, hư hỏng bằng hệ thống bể nước xử lý.
- Cắt: Nguyên liệu sau khi được loại bỏ tạp chất, phần hư hỏng, loại bỏ bớt hàm lượng nước trong củ quả sẽ được xử lý cắt miếng, thái nhỏ hoặc để nguyên theo yêu cầu của khách hàng (đơn đặt hàng).
- Luộc chần: Nguyên liệu sau khi cắt đưa vào máy chần để luộc nguyên liệu.
- Xếp lên khay, cấp đông: Sau khi luộc, nguyên liệu được đưa ra và xếp đều lên khay để đưa vào cấp đông ở -200C. Công đoạn này sẽ khiến nước trong sản phẩm đóng thành thể rắn. Đây là công đoạn chuẩn bị riêng cho quá trình sấy FD (sấy thăng hoa).
- Sấy: Tiếp theo, nguyên liệu được đưa vào tủ sấy. Tùy thuộc vào lưu lượng nước chứa trong sản phẩm, công nhân sẽ điều chỉnh thời gian sấy phù hợp.
- Lựa dị vật, dò kim loại: Sản phẩm sau khi sấy khô được đưa ra để lựa dị vật, kim loại còn sót lại trong sản phẩm.
- Kiểm tra vi sinh: Tiếp theo, sản phẩm được kiểm tra vi sinh để trước khi đóng gói và nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất của Nhà máy.
- Đóng gói: Cuối cùng, sản phẩm được đóng gói đúng quy cách của khách hàng và nhập kho thành phẩm chờ xuất xưởng.
Tổng hợp sản phẩm của Cơ sở được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3: Sản phẩm của nông trường Tà Nung
TT |
Loại nông sản |
Đơn vị |
Sản phẩm |
1 |
Bó xôi |
Tấn/năm |
27.5 |
2 |
Cải thìa |
Tấn/năm |
38 |
3 |
Cải ngọt |
Tấn/năm |
16 |
4 |
Bắp cải |
Tấn/năm |
7.5 |
5 |
Paro |
Tấn/năm |
28 |
6 |
Hành lá |
Tấn/năm |
9 |
7 |
Cà rốt |
Tấn/năm |
5 |
Tổng |
Tấn/năm |
131 |
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ......, 2022)
Bảng 1.4: Sản phẩm nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương
TT |
Loại nông sản |
Đơn vị |
Sản phẩm |
1 |
Sản xuất, chế biến rau sấy khô |
Tấn/năm |
300 |
2 |
Sản xuất, chế biến rau đông lạnh |
Tấn/năm |
100 |
Tổng |
Tấn/năm |
400 |
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ......., 2022)
Các nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động trồng trọt của Nông trường được cung cấp từ các doanh nghiệp uy tín hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Khối lượng các nguyên vật liệu sử dụng phụ thuộc vào diện tích gieo trồng và được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.5: Nhu cầu nguyên nhiên liệu và hoá chất cho nông trường Tà Nung
TT |
Nguyên vật liệu |
Số lượng |
Đơn vị tính |
Mục đích sử dụng |
---|---|---|---|---|
1 |
Bó xôi giống |
886.000 |
Cây/vụ |
Gieo trồng |
2 |
Cải thìa giống |
407.200 |
Cây/vụ |
|
3 |
Cải ngọt |
150.500 |
Cây/vụ |
|
4 |
Bắp cải |
4.000 |
Cây/vụ |
|
5 |
Paro |
560.000 |
Cây/vụ |
|
6 |
Hành lá |
1.216 |
Kg/vụ |
|
7 |
Cà rốt |
0.5 |
Kg/vụ |
|
6 |
Phân trùn quế |
14.760 |
Kg/vụ |
Chăm sóc cây trồng |
7 |
NPK |
2.142 |
Kg/vụ |
|
8 |
CaNo3 |
755 |
Kg/vụ |
|
9 |
Kali |
932 |
Kg/vụ |
|
10 |
Ure |
1511 |
Kg/vụ |
|
11 |
SA |
1151 |
Kg/vụ |
|
12 |
Lân |
3411 |
Kg/vụ |
|
13 |
Phân tím |
675 |
Kg/vụ |
|
14 |
DAP |
587 |
Kg/vụ |
|
15 |
Trichoderma |
44 |
Kg/vụ |
|
16 |
Phân bò |
40 |
M3/năm |
|
17 |
MgSO4 |
169 |
Kg/vụ |
|
18 |
Các loại nông dược |
157 |
Kg/vụ |
|
19 |
Dầu DO |
300 |
L/tháng |
Hoạt động máy móc thiết bị |
20 |
Xăng 95 |
100 |
L/tháng |
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ...., 2022)
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hoá chất sử dụng tại Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 1.6: Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu và hoá chất cho Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương
STT |
Chủng loại |
Đơn vị tính |
Từ nông trường Tà Nung |
Thu mua |
Tổng cộng |
---|---|---|---|---|---|
Nguyên liệu |
|||||
1 |
Bó xôi |
Kg/năm |
40.000 |
100.000 |
140.000 |
2 |
Cải thìa |
Kg/năm |
40.000 |
32.007 |
72.007 |
3 |
Hành hương |
Kg/năm |
9.000 |
10.000 |
19.000 |
4 |
Bắp ngô |
Kg/năm |
3.000 |
45.216 |
48.216 |
5 |
Ngò |
Kg/năm |
|
30.000 |
30.000 |
6 |
Cà tím |
Kg/năm |
2000 |
20.000 |
22.000 |
Chất phụ gia |
|||||
7 |
Alcohol |
Lít/năm |
- |
1700 |
1700 |
8 |
Clorine |
Lít/năm |
- |
7500 |
7500 |
9 |
Glucose Pháp |
Kg/năm |
- |
0 |
0 |
10 |
Glucose Trung Quốc |
Kg/năm |
- |
55.000 |
55.000 |
11 |
Maltose |
Kg/năm |
- |
12.000 |
12.000 |
12 |
Sorbitol |
Kg/năm |
- |
2500 |
2500 |
13 |
Lactose |
Kg/năm |
- |
35.000 |
35.000 |
14 |
Salt |
Kg/năm |
- |
21.000 |
21.000 |
15 |
Soda |
Kg/năm |
- |
200 |
200 |
16 |
Palm oil |
Kg/năm |
- |
7.500 |
7.500 |
17 |
Bột khoai tây |
Kg/năm |
- |
500 |
500 |
18 |
Acid acetic |
Kg/năm |
- |
570 |
570 |
19 |
Maltose Dextrin |
Kg/năm |
- |
3000 |
3000 |
20 |
Đường tinh luyện RE |
Kg/năm |
- |
3300 |
3300 |
21 |
Đường Biên Hòa probking |
Kg/năm |
- |
4500 |
4500 |
22 |
Acid citric |
Kg/năm |
- |
300 |
300 |
23 |
CaCO3 |
Kg/năm |
- |
7080 |
7080 |
Hóa chất hệ thống xử lý nước thải |
|||||
24 |
Chất cân bằng pH (NaOH) |
kg/tháng |
|
50 |
50 |
25 |
Chlorine (dạng bột) |
kg/tháng |
|
27 |
27 |
Nhiên liệu khác |
|||||
26 |
Củi băm |
Tấn/tháng |
|
90 |
90 |
27 |
Dầu DO |
Lít/năm |
|
500 |
500 |
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ..., 2022)
Điện cấp cho nông trường được sử dụng cho các mục đích hoạt động hệ thống máy móc tưới, chiếu sáng và sinh hoạt. Theo số liệu thống kê hoá đơn điện sử dụng cho thấy lượng điện tiêu thụ trung bình tại nông trường Tà Nung được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.7: Nhu cầu sử dụng điện tại nông trường Tà Nung
STT |
Lượng điện tiêu thụ |
Đơn vị |
Nhu cầu sử dụng điện |
1 |
Tháng 01 năm 2022 |
kWh/tháng |
8.999 |
2 |
Tháng 02 năm 2022 |
10.273 |
|
3 |
Tháng 03 năm 2022 |
7.345 |
|
4 |
Tháng 04 năm 2022 |
5.629 |
|
5 |
Tháng 05 năm 2022 |
4.172 |
|
6 |
Tháng 06 năm 2022 |
3.621 |
|
7 |
Tháng 07 năm 2022 |
2.961 |
|
8 |
Tháng 08 năm 2022 |
3.417 |
|
9 |
Tháng 09 năm 2022 |
1.728 |
|
10 |
Tháng 10 năm 2022 |
2.181 |
|
11 |
Tháng 11 năm 2022 |
2.023 |
|
12 |
Tháng 12 năm 2022 |
2.356 |
|
Tổng cộng |
kWh/năm |
54.705 |
(Nguồn: Hoá đơn điện của Công ty TNHH Thực phẩm ....., 2022)
Điện cấp cho nhà máy được sử dụng cho các mục đích hoạt động hệ thống máy móc, chiếu sáng và sinh hoạt. Theo số liệu thống kê hoá đơn điện sử dụng cho thấy lượng điện tiêu thụ trung bình tại Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương như sau:
Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng điện tại Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương
STT |
Lượng điện tiêu thụ |
Đơn vị |
Nhu cầu sử dụng điện |
1 |
Tháng 01 năm 2022 |
kWh/tháng |
476.6 |
2 |
Tháng 02 năm 2022 |
289.3 |
|
3 |
Tháng 03 năm 2022 |
329.3 |
|
4 |
Tháng 04 năm 2022 |
365.4 |
|
5 |
Tháng 05 năm 2022 |
343.6 |
|
6 |
Tháng 06 năm 2022 |
380.3 |
|
7 |
Tháng 07 năm 2022 |
355.1 |
|
8 |
Tháng 08 năm 2022 |
365 |
|
9 |
Tháng 09 năm 2022 |
422.5 |
|
10 |
Tháng 10 năm 2022 |
382.6 |
|
11 |
Tháng 11 năm 2022 |
188.4 |
|
12 |
Tháng 12 năm 2022 |
117.1 |
|
Tổng cộng |
kWh/năm |
4015.2 |
Hiện nay, nước tại nông trường được sử dụng để phục vụ cho họat động sinh hoạt và tưới tiêu của Nông trường được kết hợp từ hai nguồn là:
Nước mặt từ hồ Tà Nung được sử dụng theo hợp đồng giữa Trung tâm quản lý, đầu tư và Khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt và Công ty TNHH Thực phẩm ....Đà Lạt.
Nước ngầm từ 04 giếng khoan theo giấy phép khai thác và sử dụng nước dưới đất số 27/GP-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Căn cứ theo tình hình sản hoạt độngthực tế của nông trường, lưu lượng nước sử dụng tối đa được tổng hợp trong bảng sau.
Bảng 1.9: Nhu cầu sử dụng nước của nông trường Tà Nung
STT |
Mục đích sử dụng |
Lưu lượng nước sử dụng (m3/ngày) |
---|---|---|
1 |
Nước sinh hoạt của công nhân |
0,75(1) |
2 |
Nước tưới tiêu và tưới đường giảm bụi |
160,73(2) |
3 |
Nước phòng cháy chữa cháy |
16,15(3) |
Tổng cộng |
177,63 |
Ghi chú:
(1): Nước được khai thác từ 1 giếng khoan, xử lý sơ bộ qua hệ thống 3 cấp và lưu trữ trong bồn nhựa 1500L. Bồn được bơm 2 ngày 1 lần.
(2): Lưu lượng nước được ước tính dựa trên số liệu tổng hợp về lưu lượng nước sử dụng của nông trường (Hồ sơ được đính kèm tại phần phụ lục).
(3): Nước dự trữ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy được tính bằng 10% của lượng nước sử dụng cho các hoạt động thông thường theo quy định của TCXDVN 33:2006 Tiêu chuẩn thiết kế về cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình.
Nguồn nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của Nhà máy được lấy từ 05 giếng khoan bố trí trong khuôn viên của Nhà máy. Công ty đã ký hợp đồng với đơn vị có chuyên môn để thực hiện hồ sơ đăng ký khai thác nước dưới đất cho 05 giếng trên. Lưu lượng nước sử dụng tại Nhà máy như sau:
- Nước cấp cho sinh hoạt:
+ Phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh: (Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt tại phân xưởng nóng là 45 lít/người/ca) Qshvs = (147 người * 45 lít/người.ca) ÷ 1.000 = 6.6 m3/ngày.
+ Nước sử dụng cho chuẩn bị bữa ăn: (Tiêu chuẩn cấp nước cho chuẩn bị bữa ăn là 25 lít/người/bữa) Qshnă = (147 người * 25 lít/người.ca) ÷ 1.000 = 3.6 m3/ngày.
Tổng cộng nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt: Qsh = (Qshvs + Qshnă) = 6.6 +3.6 = 10,2 m3/ngày.
Bảng 1.10: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy
STT |
Mục đích sử dụng |
Lưu lượng nước sử dụng (m3/ngày) |
---|---|---|
I |
Nước sinh hoạt của công nhân |
10,2 |
I.1 |
Sinh hoạt |
6,6(1) |
I.2 |
Nấu ăn |
3,6(2) |
II |
Sản xuất |
320 |
II.1 |
Các công đoạn trong chế biến |
317(3) |
II.1.1 |
Công đoạn rửa nguyên liệu |
147 |
II.1.2 |
Công đoạn luộc chần, loại bỏ nước trong nông sản và ướp tẩm hương liệu. |
170 |
II.2 |
Vệ sinh nhà xưởng, nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi |
3 |
Tổng cộng |
330,2 |
Ghi chú:
(1): Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt tại phân xưởng là 45 lít/người/ca theo TCXDVN 33:2006 Tiêu chuẩn thiết kế về cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình. Số lượng lao động làm việc tại Nhà máy là 100 người.
(2): Tiêu chuẩn cấp nước cho chuẩn bị bữa ăn là 25 lít/người/bữa theo TCXDVN 33:2006 Tiêu chuẩn thiết kế về cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình. Số xuất ăn tại Nhà máy là 100 xuất/ngày.
(3): Lượng nước sử dụng cho công đoạn chế biến (rửa, luộc chần và loại bỏ nước trong nông sản và ướp tẩm hương liệu) căn cứ theo thực tế sử dụng tại Nhà máy.
Hai cơ sơ trực thuộc Công ty TNHH Thực phẩm... Đà Lạt có địa điểm hoạt động tại ...xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và tại ...CN Ka Đô, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Tọa độ các điểm khống chế vị trí của từng cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí và tứ cận tiếp giáp cụ thể như sau:
a) Nông trường Tà Nung:
Tứ cận tiếp giáp của nông trường như sau:
- Hướng Bắc : giáp đất canh tác nông nghiệp;
- Hướng Nam: giáp đất canh tác nông nghiệp;
- Hướng Đông : giáp đất canh tác nông nghiệp;
- Hướng Tây : giáp đường giao thông.
Bảng 1.11: Các điểm khống chế ranh giới của nông trường theo hệ tọa độ VN 2000
Điểm khống chế |
X (m) |
Y (m) |
D1 |
1.318.641 |
565.125 |
D2 |
1.318.561 |
565.274 |
D3 |
1.318.503 |
565.263 |
D4 |
1.318.246 |
565.120 |
D5 |
1.318.320 |
564.989 |
Hình 1.5: Vị trí của nông trường trên bản đồ vệ tinh (Nguồn: Google Earth, 2023)
b) Nhà máy sản xuất, chế biến
Tứ cận tiếp giáp của Nhà máy như sau:
Bảng 1.12: Các điểm khống chế ranh giới của nhà máy theo hệ tọa độ VN 2000
Điểm khống chế |
X (m) |
Y (m) |
Đ1 |
1.301.172 |
583.290 |
Đ2 |
1.301.126 |
583.365 |
Đ3 |
1.301.290 |
583.468 |
Đ4 |
1.301.342 |
583.387 |
Hình 1.6: Vị trí của nhà máy trên bản đồ vệ tinh (Nguồn: Google Earth, 2022)
Qua khảo sát thực tế, các đối tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng từ hoạt động của Nông trường và Nhà máy được trình bày sơ lược như sau:
a) Nông trường Tà Nung
- Đối tượng tự nhiên:
+ Hệ thống giao thông: Vị trí Nông trường tiếp giáp với tuyến đường liên xã đã được đổ bê tông. Ngoài ra, cách dự án khoảng 150m về phía Tây là tuyến tỉnh lộ 725 đã được đầu tư hạ tầng tương đối hoàn chỉnh nên tạo điều kiện khá thuận lợi cho hoạt động thông thương, vận tải của nông trường.
+ Hệ thống ao hồ, sông suối:
. Cách điểm cận giới phía nam của Nông trường (điểm D4) khoảng 100m là hồ Tà Nung, đây là một trong hai nguồn cung cấp nước phục vụ cho hoạt động canh tác nông nghiệp của Nông trường.
. Cách Nông trường khoảng 1km về phía Tây là suối Cam Ly. Ngoài ra, xung quanh khu vực Nông trường còn có các hồ chứa nước với quy mô vừa và nhỏ phục vụ mục đích canh tác nông nghiệp của người dân địa phương.
- Đối tượng kinh tế - xã hội
+ Khu dân cư: Cách Nông trường khoảng 150m về phía Tây là khu dân cư tập trung nằm trên địa phận xã Tà Nung. Dân cư chủ yếu phân bố dọc hai bên tuyến tỉnh lộ 725 với loại hình sản xuất kinh doanh như dịch vụ ăn uống, đồ gia dụng nhỏ lẻ.
+ Khoảng cách của cơ sở so với một số đối tượng sản xuất, kinh doanh như sau:
. Cách trường THCS và THPT Tà Nung 250m về phía Đông Bắc;
. Cách Cây xăng Tà Nung khoảng 430m về phía Đông Nam;
. Cách Bưu điện Tà Nung khoảng 500m về phía Đông;
. Cách Chùa Vạn Đức khoảng 550m về phía Nam;
. Cách Nhà thờ Tà Nung khoảng 800m về phía Đông.
b) Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương
- Đối tượng tự nhiên:
+ Hệ thống giao thông: Nhà máy tiếp giáp với tuyến đường huyện lộ 413. Đây là tuyến đường nối từ Quốc lộ 27 đến cơ sở và được đầu tư hạ tầng tương đối hoàn chỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương của Nhà máy.
+ Hệ thống ao hồ, sông suối: Cách Nhà máy khoảng 650m về hướng Tây Bắc là sông Đa Nhim. Ngoài ra, xung quanh khu vực Nhà máy chủ yếu là mương thoát nước của cụm công nghiệp Ka Đô và không có sông, suối, kênh rạch nào khác.
- Đối tượng kinh tế - xã hội:
+ Khu dân cư: Nhà máy nằm trong cụm Công nghiệp Ka Đô nên dân cư sinh sống xung quanh tương đối ít. Chủ yếu là các hộ dân sinh sống để hoạt động canh tác nông nghiệp và làm việc tại Nhà máy.
+ Khoảng cách của cơ sở so với một số đối tượng sản xuất, kinh doanh như sau:
Các hạng mục công trình của 02 cơ sở được thiết kế và lắp đặt phù hợp cho việc hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể như sau:
a) Nông trường Tà Nung
- Đường giao thông nội bộ: Trục đường giao thông nội bộ của Nông trường đã được san phẳng và trải đá 1x2 với chiều rộng 7m để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các phương tiện giao thông và hoạt động trong khu vực nông trường.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, internet,...) tại khu vực đã được đầu tư xây dựng và lắp đặt hoàn chỉnh. Các giải pháp về truyền dẫn hữu tuyến hay vô tuyến đều thực hiện tốt tại hai khu vực sản xuất của cơ sở.
- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện phục vụ cho mục đích sinh hoạt và hoạt động sản xuất của Nông trường được lấy từ hệ thống lưới điện hiện hữu của Công ty Điện lực Lâm Đồng – Điện lực Đà Lạt tại khu vực.
- Hệ thống cấp nước:
+ Hiện tại, nước sử dụng cho hoạt động sản xuất của nông trường được được kết hợp từ hai nguồn là nước dưới đất (từ 04 giếng khoan) và nước mặt từ hồ Tà Nung. Nước được phân phối đến các nhà kính thông qua các ống nhánh Ø60, Ø27 để dẫn đến các béc phun.
+ Đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt được khai thác từ 01 giếng khoan. Sau đó, nguồn nước được xử lý sơ bộ bằng cột lọc cá, sỏi trước khi dẫn vào bồn nhựa 1500L để phục vụ cho hoạt động của công nhân viên nông trường.
b) Nhà máy sản xuất, chế biến
- Đường giao thông nội bộ: Đường giao thông nội bộ Nhà máy được bê tông hóa hoàn toàn. Khu vực sân bãi rộng rãi thuận tiện cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu của Nhà máy.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, internet,...) tại khu vực đã được đầu tư xây dựng và lắp đặt hoàn chỉnh.
- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện phục vụ cho mục đích sinh hoạt và hoạt động sản xuất của Nhà máy được cung cấp bởi hệ thống lưới điện hiện hữu của Công ty Điện lực Lâm Đồng – Điện lực Đơn Dương.
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho hoạt động của Nhà máy được lấy từ 05 giếng khoan bố trí trong khuôn viên của cơ sở. Nguồn nước được bơm lên bể chứa nước và qua trạm xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
a) Nông trường Tà Nung:
Nông trường Tà Nung nằm trên hai thửa đất số 68 và 92 tờ bản đồ số 10, xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt với tổng diện tích là 59.200 m2, trong đó có 58.900m2 đất nông nghiệp và 300m2 đất chuyên dụng.
Quy mô và kết cấu các hạng mục chính phục vụ hoạt động sản xuất của Nông trường được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 1.13: Quy mô các hạng mục xây dựng của Nông trường
STT |
Tên hạng mục |
Diện tích (m2) |
Kết cấu |
---|---|---|---|
1 |
Văn phòng và nhà ở công nhân |
65 |
Nhà cấp IV, có kết cấu móng, cột sàn bê tông cốt thép, nền gạch ceramic, tường xây gạch ống, mái lợp tôn,... |
2 |
Khu vực sản xuất, nhà lồng |
40.000 |
Nhà lồng khung kèo thép, che phủ và lợp bằng màng phim polyethylene (PE) |
3 |
Kho chứa nguyên liệu |
162,5 |
Nhà gỗ, mái lợp tồn, nền bê tông |
4 |
Khu vực ủ phân hữu cơ |
300 |
Khung kèo thép, mái lợp tôn |
5 |
Hồ chứa nước |
300 |
- |
6 |
Sân bãi, đường giao thông nội bộ |
18.372,5 |
Nền đất được rải đá, san bằng phẳng |
Tổng cộng |
59.200 |
- |
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ......, 2022)
Bảng 1.14: Thống kê diện tích của các khu vực sản xuất
Tên hạng mục |
Diện tích (m2) |
Tên hạng mục |
Diện tích (m2) |
Khu vực A |
6.900 |
Khu vực C |
9.100 |
TA |
1.210 |
C1 |
1.400 |
A1 |
1.300 |
C2 |
1.600 |
A2 |
1.210 |
C3 |
1.600 |
A3 |
1.150 |
C4 |
1.600 |
A4 |
930 |
C5 |
1.600 |
A5 |
1100 |
C6 |
1.600 |
Khu vực B |
11.550 |
Khu vực D |
12.450 |
B1 |
1.600 |
D1 |
1.600 |
B2 |
1.600 |
D2 |
2.000 |
B3 |
2.000 |
D3 |
1.740 |
B4 |
2.000 |
D4 |
2.000 |
B5 |
2.000 |
D5 |
1.450 |
B6 |
1.600 |
D6 |
1.830 |
B7 |
750 |
D7 |
1.830 |
Tổng cộng |
40.000 |
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ......., 2022)
Hình 1.7: Sơ đồ mặt bằng tổng thể của nông trường
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm ......, 2022)
b) Nhà máy sản xuất, chế biến Đơn Dương
Nhà máy sản xuất, chế biến...... hoạt động tại Cụm CN Ka Đô, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích là 17.112 m2, trong đó Đất sử dụng xây dựng trụ sở và nhà xưởng là 8.900m2 và khu khảo nghiệm là 8.212m2 (Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đẩt được đính kèm tại phần phụ lục I.1).
Quy mô và kết cấu các hạng mục công trình phục vụ hoạt động sản xuất của Nhà máy được thể hiện trong bảng 1.5 và sơ đồ mặt bằng dự án đính kèm phụ lục.
Bảng 1.15: Quy mô các hạng mục xây dựng của Nhà máy
STT |
Tên hạng mục |
Diện tích (m2) |
Kết cấu |
---|---|---|---|
1 |
Khu vực văn phòng, nhà xưởng và công trình phụ |
3.485 |
Nhà cấp IV, kết cấu khung bê tông cốt thép, nền gạch ceramic, tường xây gạch ống, mái lợp tôn,... |
2 |
Tường rào, cây xanh, sân bãi, nhà để xe, đường giao thông nội bộ..: |
4.580 |
- Tường: Tường xây gạch ống; - Sân bãi, đường giao thông nội bộ: trải bê tông; - Nhà để xe: Khung kèo sắt, mái lợp tôn. |
3 |
Khu xử lý nước thải |
335 |
- |
4 |
Khu trồng thử nghiệm và nhân giống cây |
8.212 |
Nhà lồng khung kèo thép, che phủ và lợp bằng màng phim polyethylene (PE). |
5 |
Đất dự phòng mở rộng |
500 |
- |
Tổng cộng |
17.112 |
- |
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm......, 2022)
Trong thời gian hoạt động vừa qua, Công ty đã được đầu tư các hạng mục bảo vệ môi trường tại 02 cơ sở cụ thể như sau:
a) Nông trường Tà Nung
- Bố trí các thùng chứa có nắp đậy tại khu vực văn phòng để thu gom rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên.
- Xây dựng khu vực chứa phế phẩm nông nghiệp để tận dụng ủ phân hữu cơ;
- Xây dựng bể tự hoại để xử lý nước thải nhà vệ sinh trước khi tự thấm vào môi trường đất.
- Bố trí thùng chứa tại khu vực có mái che để lưu trữ chất thải nguy hại (bao bì chứa thuốc BVTV) phát sinh từ hoạt động sản xuất.
b) Nhà máy sản xuất, chế biến tại Đơn Dương
- Bố trí thùng chứa có nắp đậy và nhà chứa rác để thu gom, lưu trữ rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt.
- Bố trí các thùng chứa có dán mã CTNH vào kho chứa riêng biệt để thu gom CTNH trước khi giao cho các đơn vị có chức năng xử lý.
- Xây dựng bể tự hoại để xử lý sơ bộ nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của lao động làm việc tại Nhà máy.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 300 m3/ngày.đêm để xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận (mương thoát nước chung của Cụm công nghiệp).
- Xây dựng hệ thống xử lý khí thải để xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động lò hơi trước khi đưa ra ống khói cao 18m, đường kính 60mm.
>>> XEM THÊM: Báo cáo cấp GPMT của dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn