Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất muối đồng

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất muối đồng sun phát công suất thiết kế 4.900 tấn/năm. Được phân phối sử dụng cho các nghành: Ngành thức ăn chăn nuôi, ngành nuôi trồng thủy sản, ngành trồng trọt, làm thuốc bảo vệ thực vật, ngành mạ điện và tuyển khoáng.

Ngày đăng: 30-12-2024

29 lượt xem

MỤC LỤC................................................................. 1

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................. 7

1.  TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................................................................... 7

2.  TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................................................... 7

3.  CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................... 8

3.1.  Công suất của dự án đầu tư................................................................................. 8

3.2.  Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư............. 8

3.3.  Sản phẩm của dự án đầu tư...................................................................... 17

4.   NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ....... 21

4.1.  Nguyên, vật liệu, nhiên liệu trong giai đoạn thi công, lắp đặt máy móc thiết bị........ 21

4.1.1  Máy móc thiết bị........................................................................................... 21

4.1.2.   Nguyên vật liệu................................................................................ 21

4.1.3.   Nhiên liệu, điện, nước sạch, lao động................................................. 22

4.2.  Nguyên, vật liệu, nhiên liệu trong giai đoạn vận hành................................ 24

4.2.1.   Nguyên liệu................................................................................... 24

4.2.2.   Nhiên liệu sử dụng......................................................................... 28

5.  CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................ 29

5.1.  Văn bản pháp lý liên quan đến dự án............................................................................ 29

5.2.   Vị trí thực hiện dự án, hiện trạng khu đất dự án và các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án........... 29

5.2.1.   Vị trí dự án.................................................................................................. 29

5.2.2.   Hiện trạng khu đất thực hiện dự án............................................... 31

5.3.  Mục tiêu, hình thức đầu tư của dự án............................................................. 37

5.4.  Hạng mục công trình của dự án.................................................................... 37

5.4.1.   Các thông số quy hoạch tổng mặt bằng của dự án........................................ 37

5.4.2.   Các hạng mục công trình........................................................................ 40

5.4.3.   Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường................. 48

5.5.  Biện pháp thi công.............................................................................................. 48

5.6.  Biện pháp lắp đặt máy móc thiết bị................................................................... 53

5.7.  Tiến độ, vốn đầu tư, sơ đồ tổ chức Nhà máy......................................................... 53

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.................... 56

1.  SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG............... 56

1.1.   Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện nhà máy với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia............................................................................ 56

1.2.  Đánh giá sự phù hợp của địa điểm xây dựng Dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia............................................................................... 57

1.3.   Đánh giá sự phù hợp của địa điểm Nhà máy với nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan............ 58

1.3.1.   Sự phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình..................................................................... 58

1.3.2.   Sự phù hợp với Quy hoạch 1/500, tính chất ngành nghề của CCN Tiên Tiến... 58

1.3.3.   Sự Phù hợp với tính chất của CCN Tiên Tiến................................................. 59

1.3.4.   Sự phù hợp đối với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương............................... 59

2.   SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................................. 59

2.1.  Đối với nước thải....................................................................................................... 59

2.2.  Đối với khí thải:......................................................................................................... 60

2.3.  Đối với CTRSH, CTRTT và CTNH.......................................................................... 60

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................. 60

CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG........... 61

1.  ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, LẮP ĐẶT MÁY MÓC THIẾT BỊ..... 61

1.1.  Đánh giá, dự báo tác động........................................................................................... 61

1.2.  Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện..................................... 90

2.  ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ VẬN HÀNH ỔN ĐỊNH..... 100

2.1.  Đánh giá, dự báo các tác động.................................................................................... 101

2.2.  Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................................... 116

3.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...132

3.1.  Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.................... 132

3.2.  Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục....... 132

3.3.  Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........... 133

3.4.  Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.......................... 134

4.   NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO....... 135

CHƯƠNG V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC. 136

CHƯƠNG VI. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............................... 137

1.  NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI.............................. 137

1.1.  Nội dung đề nghị cấp phép.................................................................................. 137

1.2.  Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải.......................... 137

2.  NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI....................................... 140

2.1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải................................................................. 140

2.2.  Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải.......................................... 141

3.  NỘI DUNG CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG........................................... 143

3.1.  Nội dung đề nghị cấp phép........................................................................................ 143

3.2.  Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung.................................................. 144

4.    YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI, PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG............. 145

4 1. Quản lý chất thải 145

4.2.  Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường................................................. 148

5.  CÁC YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.................................................. 149

CHƯƠNG VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...... 150

1.  KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................ 150

1.1.  Đối với nước thải..................................................................................... 150

1.2.  Đối với khí thải   151

2.   CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI (TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC VÀ ĐỊNH KỲ) THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT....153

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............. 154

PHỤ LỤC BÁO CÁO........................................ 155

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU

1.TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ.........

Địa chỉ văn phòng: Cụm công nghiệp Tiên Tiến, xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình;

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: .......... – Tổng Giám đốc.

Điện thoại:..........

E-mail:..............

Giấy đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp ........ do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hoà Bình cấp lần đầu ngày 10/01/2024;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: ......... do UBND tỉnh chứng nhận lần đầu ngày 30/8/2024 cho Công ty Cổ phần Công nghệ........thực hiện dự án Nhà máy sản xuất đồng Sun phát tại Cụm công nghiệp Tiên Tiến, xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

- Mã số thuế: ........

2.TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

“NHÀ MÁY SẢN XUẤT MUỐI ĐỒNG SUN PHÁT”

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Cụm công nghiệp Tiên Tiến, xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình;

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình;

+ Cơ quan cấp giấy phép có liên quan đến môi trường: Dự án có loại hình sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản là Muối đồng Sun phát với công suất 4.900 tấn/năm thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình và không có yếu tố nhạy cảm về môi trường, dự án thuộc nhóm II được quy định tại mục 4 Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và điểm a khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Dự án có phát sinh bụi, khí thải ra môi trường phải được xử lý khi đi vào vận hành chính thức. Do vậy Dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyển cấp phép của UBND tỉnh Hòa Bình quy định tại khoản 1 Điều 39, điểm a khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư của dự án là 55.000.000.000 đồng. Căn cứ theo Khoản 3 Điều 9 Luật đầu tư công số 39:2019/QH14 do Quốc hội thông qua ngày 27/6/2019 thì dự án thuộc nhóm C.

3.CÔNG SU​ẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1.Công suất của dự án đầu tư

Theo thuyết minh dự, công suất sản xuất của dự án: sản xuất Muối đồng Sun phát (hóa chất vô cơ cơ bản), công suất thiết kế 4.900 tấn/năm.

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

* Công nghệ sản xuất

Để tối ưu quá trình sản xuất muối đồng Sun phát, tiết giảm chi phí trong sản xuất và chất lượng sản phẩm đồng Sun phát đạt chất lượng cao, giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập, có công suất lớn, trên 1000 tấn/năm cung cấp cho các ngành như: Ngành thức ăn chăn nuôi, ngành trồng trọt, làm thuốc bảo vệ thực vật, nuôi trồng thuỷ sản, ngành mạ điện và tuyển khoáng, Công ty cổ phần ... đã lựa chọn công nghệ sản xuất Muối đồng Sun phát bằng phương pháp hoà tách kết hợp phản ứng hoá học trực tiếp giữa kim loại đồng và axit sunfuric và kết tinh thành CuSO4.5.H2O.

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đồng Sun phát bằng phương pháp hoà tách kết hợp phản ứng hoá học trực tiếp giữa kim loại đồng và axit sunfuric và kết tinh thành CuSO4.5.H2O được thể hiện trong hình sau:

Hình 1. Quy trình sản xuất của dự án

* Thuyết minh:

Quy trình sản xuất muối đồng Sun phát của dự án được tổ chức chặt chẽ theo quy trình một chiều khép kín, đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện một cách đồng bộ, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao năng suất người lao động, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Dây chuyền công nghệ sản xuất áp dụng cho dự án rất tiên tiến, hiện đại và đồng bộ, được sử dụng hiệu quả và rộng rãi. Chủ đầu tư lựa chọn dây chuyền sản xuất đảm bảo các tiêu chí:

+ Công nghệ tiên tiến, độ chính xác cao;

+ Phù hợp với quy mô đã lựa chọn;

+ Sử dụng lao động, năng lượng, nguyên liệu hợp lý;

+ Chất lượng sản phẩm được kiểm nghiệm trong suốt quá trình sản xuất;

+ Đảm bảo an toàn cho môi trường.

Quy trình sản xuất cụ thể gồm các công đoạn sau:

Công đoạn hòa tách: Đồng kim loại được đưa vào thiết bị hòa tách, bổ sung thêm dung dịch H2SO4 với nồng độ vừa đủ, phản ứng xảy ra: Cu + H2SO4 + ½ O2 = CuSo4 + H2O

Hòa tách kim loại Đồng trong công nghệ sản xuất muối Đồng Sun phát là một khâu rất quan trọng. Đây là quá trình quyết định sản lượng của cả dây chuyền, đồng thời nó cũng có vai trò lớn trong việc quyết định chất lượng sản phẩm. Tốc độ phản ứng hoàn toàn phụ thuộc vào nồng độ của các phân tử tham gia phản ứng, nhiệt độ phản ứng và khả năng tiếp xúc giữa các pha. Nhiệt độ phản ứng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phản ứng. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng mãnh liệt, khi tăng lên 10o C thì tốc độ phản ứng tăng lên 1 lần. Tuy nhiên không thể để tăng quá cao nhiệt độ vì nó sẽ làm hư hỏng thiết bị nhanh. Do đó trong quá trình sản xuất cần duy trì chế độ nhiệt ổn định từ 800 đến 900C, vừa đảm bảo được tốc độ phản ứng, vừa giảm hư hỏng thiết bị và giảm tiền nhiên liệu.

Trong công đoạn này, phản ứng giữa kim loại và axit trong nhiệt độ cao nên có phát sinh hơi axit cần phải được thu hồi và xử lý.

Hình 2. Mô phòng dây truyền sản xuất của dự án

Công đoạn kết tinh: Là quá trình chuyển từ trạng thái quá bão hòa về trạng thái bão hòa và sản phẩm thu được là CuSO4.5H2O thô. Mầm tinh thể sinh ra và lớn lên tạo thành hạt tinh thể. Quá trình tạo mầm và lớn lên của hạt kết thúc khi nồng độ dung dịch đạt mức bão hòa. Chênh lệch nồng độ giữa hai trạng thái bão hòa và quá bão hòa càng lớn thì sản phẩm thu được càng nhiều. Quá trình kết tinh sẽ quyết định kích thước của hạt Đồng Sun phát. Tốc độ dòng chảy càng nhanh, tốc độ nguội càng lớn thì kích thước hạt càng nhỏ và ngược lại. Vì vậy, tùy chế độ kết tinh và thiết bị kết tinh sẽ cho ra dòng sản phẩm Đồng Sun phát thích hợp.

Hình 3. Bể phản ứng hòa tách trên thực tế

Ở nồng độ quá bão hòa, khi được làm mát, dung dịch Đồng Sun phát sẽ kết tinh taọ thành tinh thể đồng Sun phát ngậm 05 phân tử nước. CuSO4 + 5 H2O = CuSO4.5H2O thô (bão hoà) + nước ót

Theo tiêu chuẩn của Muối Đồng Sun phát, kích thước hạt là một trong các yếu tố đầu tiên để xem xét việc phân loại từng dòng sản phẩm. Quá trình kết tinh của sản phẩm Sun phát đồng trong các hạt có kích thước từ 1 - 4 mm. Hạt có kích thước nhỏ dưới 01 mm được dùng trong thức ăn chăn nuôi vì phối trộn dễ dàng và đồng đều hơn.

Nước ót được thu hồi về bể chứa, bổ sung thêm axit H2SO4 tái sử dụng cho công đoạn sản xuất tiếp theo.

Công đoạn làm khô

Sản phẩm CuSO4.5H2O thô thu được từ công đoạn kết tinh sẽ được làm khô để thành CuSO4.5H2O sạch. Quá trình làm khô CuSO4.5H2O thô sử dụng thiết bị làm khô, quy trình diễn ra như sau:

+ Ly tâm: Muối đồng Sun phát thu được sau quá trình kết tinh vẫn còn ướt do lượng nước vật lý bám vào bề mặt tinh thể có độ ẩm từ 15% cần được loại bỏ. Dùng máy ly tâm tốc độ cao để loại bỏ một phần nước vật lý. Sau ly tâm, độ ẩm của thành phẩm đạt khoảng 3-5%.

+ Sấy: Tiếp tục loại bỏ triệt để nước ở khâu sấy, dùng máy sấy thùng quay có nhiệt độ làm việc đầu vào khoảng 800C, nhiệt đầu ra còn 400C, và độ ẩm từ 5% xuống còn 0%. Trong quá trình sấy chọn chế độ sấy phù hợp để sản phẩm đạt chất lượng tốt có các hạt tinh thể xanh và đẹp.

Trong công đoạn này có phát sinh nước ót sau khi làm khô muối đồng Sun phát. Nước ót này được thu hồi về bể chứa, bổ sung thêm axit H2SO4 để tiếp tục đưa vào sản xuất.

Công đoạn trộn chống kết khối, đóng bao và bảo quản.

Muối Đồng Sun phát là các tinh thể ngậm nước nên khi tác động bởi lực (lực nén, lực ép), chúng sẽ có xu hướng kết dính với nhau tạo thành một khối bền vững. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc bảo quản vì thành phẩm phải tơi xốp mới dễ dàng phối trộn. Dùng chất chống kết khối vô cơ để ngăn cản quá trình kết khối. Hàm lượng chất kết khối đưa ra không quá 0,02% không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Trước khi đóng bao, sản phẩm được kiểm tra các chỉ tiêu chính và có lưu mẫu đối chứng. Sản phẩm Muối đồng Sun phát được đóng bao nylong 2 lớp, có khối lượng tiêu chuẩn là 25kg/bao. Sản phẩm bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Hình 4. Thành phẩm sau quy trình sản xuất (muối đồng sun phát)

Công đoạn thu hồi nước ót, và xử lý bã.

Quá trình sản xuất muối đồng Sun phát sẽ không phát sinh nước thải. Toàn bộ nước ót được thu hồi về bể chứa, bổ sung thêm axit H2SO4 để tiếp tục sản xuất.

Do sản phẩm cuối cùng là tinh thể đồng Sun phát ngậm 5 phân tử nước CuSO4.5H2O nên lượng nước luôn bị hao hụt. Vì vậy, trong quá trình sản xuất luôn phải bổ sung thêm nước sạch vào dung dịch nước ót thu hồi. Do đó sẽ không phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất.

Sau quá trình làm sạch, dung dịch chuyển sang giai đoạn kết tinh sẽ phát sinh một lượng bã là các tạp chất chiếm khoảng 01% nguyên liệu đầu vào có thành phần axit, cặn kim loại rắn và các tạp chất khác.

Đánh giá việc lựa chọn công nghệ

Công nghệ sản xuất đồng Sun phát bằng phương pháp hoà tách kết hợp phản ứng hoá học trực tiếp giữa kim loại đồng và axit sunfuric và kết tinh thành CuSO4.5H2O cũng như công nghệ xử lý khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất có xuất xứ từ công nghệ sản xuất đồng Sun phát của Liên Xô với công nghệ sản xuất vài vạn tấn trên năm, với nguyên liệu là kim loại đồng đã được xử lý sạch đúc thành những quả cầu rỗng, và đã được Công ty cổ phần Ong Tam Đảo học hỏi cải tiến công nghệ và thiết bị để sản xuất được đồng Sun phát từ nguồn nguyên liệu đồng kim loại phế liệu với công suất lớn, hơn 1000 tấn/năm và đã được Bộ Khoa học Công nghệ công nhận và cấp bằng sáng chế. Hiện nay, Công nghệ này thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần OTADA-CK theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ số 01/2022/CGKHCN-HONECO.

Công nghệ sản xuất Muối đồng Sun phát bằng phương pháp hoà tách kết hợp phản ứng hoá học trực tiếp giữa kim loại đồng và axit sunfuric và kết tinh thành CuSO4.5H2O cũng như công nghệ xử lý khí thải đã được công ty cổ phần Ong Tam Đảo chuyển giao công nghệ và thiết bị (Chuyển giao cho công ty Cổ phần OTADA-CK theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ số 01/2022/CGKHCN-HONECO). Hiên tại Công nghệ sản xuất Muối đồng Sun phát bằng phương pháp hoà tách kết hợp phản ứng hoá học trực tiếp giữa kim loại đồng và axit sunfuric và kết tinh thành CuSO4.5H2O đã được áp dụng và đi vào sản xuất tại Công ty cổ phần OTADA-CK tại thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiện tại, trong quá trình làm hồ sơ đề nghị chấp thuận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình đã gửi hồ sơ xin ý kiến của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình và Quý Sở đã có ý kiến về dây truyền sản xuất của dự án gửi lại Sở Công Thương để tổng hợp. Chủ dự án đã tiếp thu các nội dung còn tồn tại của Sở Khoa học và Công nghệ để trình sửa và hoàn thiện báo cáo thuyết minh dự án làm cơ sở đề xuất cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất

Dự kiến danh mục, tình trạng, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ thuộc phương án công nghệ lựa chọn:

Bảng 1. Dự kiến danh mục, tình trạng, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị chính

 

STT

Danh sách thiết bị

Thông số kỹ thuật

Số lượng

Đơn vị

Xuât sứ

Tình trạng

 

I

Máy móc, Thiết bị (Dự kiến) dây chuyền công nghệ sản xuất muối đồng Sun phát bằng phương pháp hoà tách kết hợp phản ứng hoá học trực tiếp giữa kim loại đồng và axit sunfuric và kết tinh thành CuSO4.5.H2O.

 

1

 

Thiết bị hòa tách

Thể tích: V=15 m3 Vật liệu Composite, tuần hoàn trung tâm

 

9

 

Bộ

Việt nam

Mới 100

 

2

Thiết bị làm sạch dung dịch

Bản ép 800x800 Số lượng 25 bản

 

3

 

Bộ

Trung Quốc

Mới 100

 

3

Thiết bị kết tinh

 

Thể tích: V=7 m3

 

16

 

Bộ

Việt nam

Mới 100

 

 

 

4

 

 

 

Máy ly tâm

Model: HR400N Đường kính Giỏ trong/ giỏ ngoài: 337/400 mm Công suất: 11kW Năng suất 1000-8000

kg/h

 

 

 

1

 

 

 

Bộ

 

 

 

Trung Quốc

 

 

 

Mới 100

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

Hệ thống sấy

Model: DRYER-DRB1

Công suất thiết kế 1000kg/h

Thể tích thùng sấy 2.7m3

Công suất điện: 2.2kW Điện áp: 380/50Hz

Nhiệt độ sấy: đạt 1000C

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

Hệ thống

 

 

 

 

Trung Quốc

 

 

 

 

Mới 100

 

STT

Danh sách thiết bị

Thông số kỹ thuật

Số lượng

Đơn vị

Xuât sứ

Tình trạng

 

 

Thiêu thụ nhiên liệu: 8-

10kg/h

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

Hệ thống đóng bao tự động

Model: VPM- DCS50

Loại máy: Đóng gói dạng đứng

Công suất thiết kế 2tấn/h

Khối lượng đóng gói: 25-50kg

Độ chính xác: ±1% Phương pháp định lượng: cân định lượng Nguồn cấp khí:0.4- 0.8Mpa

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

Trung Quốc

 

 

 

 

 

 

 

Mới 100

 

 

 

 

7

 

 

 

Thiết bị gia nhiệt

Công suất: 30 kwh, 2 dây truyền công suất là 60 Kwh, Dụng cụ gia nhiệt bằng dầu, tuần hoàn và không phát sinh khí thải

 

 

 

 

1

 

 

 

Thiết bị

 

 

 

Trung Quốc

 

 

 

Mới 100

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

Hệ thống nén khí

Công suất: 75 Kw- 100HP

Áp xuất: 7.5bar Kích

thước:2050x1280x1750 Độ ồn: 64dB

Trọng lượng: 2250kg

Ống ra: DN50

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

Bộ

 

 

 

 

Trung Quốc

 

 

 

 

Mới 100

 

STT

Danh sách thiết bị

Thông số kỹ thuật

Số lượng

Đơn vị

Xuât sứ

Tình trạng

 

 

Khởi động: sao tam giác

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

Xe nâng

ModelL CPCD20T3

Tải trọng 2000 kg Chiều cao nâng 3000mm, Max 6000mm

 

 

 

2

 

 

 

Chiếc

 

 

 

Nhật

 

 

Mới 100

 

 

 

10

 

 

 

Kệ để hàng

Palet nhựa kệ cốc đen Kích thước: 1200x800x140

Tải trọng động: 300 kg Tải trọng tĩnh: 500 kg

Trọng lượng: 7kg

 

 

 

200

 

 

 

Chiếc

 

 

 

Hàn Quốc

 

 

 

Mới 100

Tài liệu chứng minh công nghệ đã được kiểm chứng (nếu có);

Giấy Chứng nhận Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Công ty CP Ong Tam Đảo) số 34/DNKHCN cấp ngày 09 tháng 3 năm 2020, cấp thay đổi lần 1 ngày 04 tháng 02 năm 2021 bởi Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng vốn ngân sách nhà nước số 3660/GXN-BKHCN ngày 03 tháng 12 năm 2020 “Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất muối đồng Sun phát tại Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo” của Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ.

Hiện nay, Công nghệ sản xuất Muối đồng Sun phát đã được chuyển giao cho Công ty Cổ phần OTADA-CK theo Hợp đồng Chuyển giao công nghệ số 01/2022/CGKHCN-HONECO (Sở hữu công nghệ: Công ty Cổ phần OTADA-CK)

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư

Tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm muối đồng Sun phát của công ty sau khi sản xuất sẽ được đóng vào bao có khối lượng tiêu chuẩn 25kg, bên trong bọc nylon 2 lớp . Sản phẩm được xếp 40 bao một trên ballet nhựa, tương ứng 1 tấn sản phẩm. Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo thoáng mát.

Sản phẩm muối đồng Sun phát của công ty sau khi sản xuất và xuất xưởng được phân phối sử dụng cho các nghành: Ngành thức ăn chăn nuôi, ngành nuôi trồng thủy sản, ngành trồng trọt, làm thuốc bảo vệ thực vật, ngành mạ điện và tuyển khoáng.

- Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm muối đồng Sun phát cho thức ăn chăn nuôi:

Bảng 2. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm muối đồng Sun phát cho thức ăn chăn nuôi

 

Chỉ tiêu chất lượng

 

Sản phẩm

QCVN01-190:2020 BNNPTNT

Hàm lượng CuSO4.5H2O (%)

 

99,0

 

98,5-104,5

Độ pH

4,0

3,5-4,5

Tạp chất không tan (%)

<0,02

<0,02

Hàm lượng Pb (ppm)

< 10

< 10

Hàm lượng As (ppm)

< 10

< 50

Hàm lượng Cd (ppm)

< 10

< 10

Màu sắc

Xanh

Xanh

Cỡ hạt

<1 mm

<1 mm

- Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm muối đồng Sun phát cho thức nuôi trồng thủy sản:

Bảng 3. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm muối đồng Sun phát cho thức nuôi trồng thủy sản

 

Chỉ tiêu chất lượng

 

Sản phẩm

QCVN01-190:2020 BNNPTNT

Hàm lượng CuSO4.5H2O (%)

 

99,0

 

98,5-104,5

Độ pH

4,0

3,5-4,5

Tạp chất không tan (%)

<0,02

<0,02

Hàm lượng Pb (ppm)

< 10

< 10

Hàm lượng As (ppm)

< 10

< 50

Hàm lượng Cd (ppm)

< 10

< 10

Màu sắc

Xanh

Xanh

Cỡ hạt

10-20 mm

10-20 mm

- Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm muối đồng Sun phát cho thuốc bảo vệ thực vật.

Bảng 4. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm muối đồng Sun phát cho thuốc bảo vệ thực vật

 

Chỉ tiêu chất lượng

 

Sản phẩm

QCVN01-190:2020 BNNPTNT

Hàm lượng CuSO4.5H2O (%)

 

99,0

 

98,5-104,5

Độ pH

4,0

3,5-4,5

Tạp chất không tan (%)

<0,02

<0,02

Hàm lượng Pb (ppm)

< 2

< 7,5

Hàm lượng As (ppm)

< 2

< 2,5

Hàm lượng Cd (ppm)

< 2

< 2,5

Màu sắc

Xanh

Xanh

Cỡ hạt

<1 mm

<1 mm

- Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm muối đồng Sun phát cho mạ điện tuyển khoáng.

Bảng 5. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm muối đồng Sun phát cho mạ điện tuyển khoáng

 

Chỉ tiêu chất lượng

 

Sản phẩm

QCVN01-190:2020 BNNPTNT

Hàm lượng CuSO4.5H2O (%)

 

99,0

 

98,5-104,5

Độ pH

4,0

3,5-4,5

Tạp chất không tan (%)

<0,02

<0,02

Hàm lượng Pb (ppm)

< 10

< 10

Hàm lượng As (ppm)

< 10

< 50

Hàm lượng Cd (ppm)

< 10

< 10

Màu sắc

Xanh

Xanh

Cỡ hạt

<1 mm

<1 mm

4.NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.1.Nguyên, vật liệu, nhiên liệu trong giai đoạn thi công, lắp đặt máy móc thiết bị

4.1.1 Máy móc thiết bị

Bảng 6. Máy móc thiết bị trong giai đoạn thi công

 

STT

Tên các máy, thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Nhiên liệu     sử dụng

 

Tình trạng máy móc

1

Máy đào

 

 

 

 

 

 

 

Chiếc

03

 

 

 

 

 

 

 

Dầu DO

 

 

 

 

 

+ Cam kết sử dụng thiết bị có nguồn gốc xuất xứ

+ Tình trạng: 80%

 

2

Xe bồn chở bê tông thương phẩm 10-12 m3

 

02

3

Máy xúc

03

4

Máy đầm bàn

03

5

Máy đầm dùi

03

6

Xe ô tô 7,5 – 10 tấn

03

7

Máy ép cọc ly tâm

02

8

Máy san nền

02

9

Máy nén khí

 

 

Chiếc

02

 

 

 

Điện

 

+ Cam kết sử dụng thiết bị có nguồn gốc xuất xứ

+ Tình trạng: 80%

10

Máy cắt sắt

02

11

Máy uốn sắt

02

12

Máy hàn

05

13

Máy khoan

 

01

Như vậy, tổng số lượng máy móc thi công là 33 chiếc (gồm 21 chiếc sử dụng dầu DO + 12 chiếc sử dụng điện).

4.1.2.Nguyên vật liệu

Bảng 7. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu xây dựng của dự án

Stt

Tên nguyên vật liệu xây dựng

Đơn vị

Khối lượng (tấn)

1

Đá dăm các loại 2-8

tấn

1.637

2

Cát vàng

tấn

3.669

3

Cát đắp

tấn

1914

4

Xi măng PCB 30

tấn

375

5

Bu lông, tiếp địa

tấn

146

6

Ván cốp pha (vào, ra)

tấn

344

7

Thép ống

tấn

73

8

Gạch chỉ

tấn

595

9

Gạch lát xi măng, gạch ceramic, gạch granit nhân tạo

tấn

 

40

10

Sơn

tấn

2

11

Que hàn nội

tấn

1

12

Dây dẫn, dây cáp các loại

tấn

15

13

Cách điện các loại

tấn

5

14

Bột bả

tấn

2

15

Bê tông thương phẩm

tấn

2732

16

Khung thép tiền chế

tấn

491

17

Tôn chống nóng

tấn

50

18

Cọc BTCT

tấn

593

19

Cột điện chiếu sáng

tấn

94

20

Đường ống, vật tư khác

tấn

135

21

Tổng

Tấn

12.911

Như vậy, tổng khối lượng nguyên vật liệu xây dựng dự án dự kiến là 12.911 tấn.

4.1.3.Nhiên liệu, điện, nước sạch, lao động

- Dầu DO:

+ Vận hành phương tiện vận tải, máy móc thi công chạy bằng dầu DO;

+ Theo số liệu của WHO, 1993, định mức dầu DO cấp cho lượng dầu sử dụng trong 1 giờ cho 01 phương tiện thi công tương ứng với tải trọng 3,5 – 16 tấn là 0,0009 tấn/giờ/chiếc. Số lượng thiết bị sử dụng dầu DO là 21 chiếc lượng dầu dự kiến 21 x 0,0009 x 8 = 0,15 tấn/ngày ~ 45 tấn/10 tháng thi công

- Dầu bôi trơn:

+ Bảo dưỡng động cơ máy móc xây dựng dự án, tần suất dự kiến 3 tháng/lần;

+ Dự báo khoảng 1 tấn.

Như vậy, tổng khối lượng nhiên liệu sử dụng là 46 tấn.

Nhu cầu lao động:

Dự kiến 100 người. Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, tự túc về chỗ ăn ở.

Bố trí 01 nhân viên môi trường giám sát môi trường tại công trường xây dựng.

Nước sạch:

+ Nguồn cấp: đấu nối vào hệ thống cấp nước chung của Cụm công nghiệp Tiên Tiến;

+ Mục đích: cấp sinh hoạt cho 100 công nhân; tưới bụi mặt bằng công trường hàng ngày; vệ sinh phương tiện vận tải ra vào công trường dự án.

+ Lượng sử dụng:Cấp sinh hoạt cho 100 công nhân: theo QCXDVN 01:2021/BXD, định mức nước cấp sinh hoạt cho 01 người là 150 lít/người/ngày đêm (tính cho 24 h làm việc) ~ 50 lít/người/ngày đêm (tính cho 8 h làm việc). Lượng nước cấp cho hoạt động này là 50x100/1000 = 5 m3/ngày đêm;

+ Vệ sinh phương tiện vận tải ra vào công trường: Thời điểm triển khai đầu thì số lượng phương tiện chở máy móc, vật tư xây dựng ra vào công trường nhiều, lớn nhất khoảng 6 lượt xe ra vào/ngày. Theo TC 4513-88, định mức nước cấp rửa xe là 300 lít/xe/lượt ~ 0,3 m3/xe/lượt. Suy ra, lượng nước cấp cho hoạt động này là 0,3 x 6 = 1,8 m3/ngày đêm (làm tròn 2 m3/ngày đêm);

+ Tưới bụi mặt bằng công trường xây dựng, tần suất 3 lần/ngày: dự kiến 3 m3/ngày đêm;

+ Bảo dưỡng bê tông (chỉ thực hiện trong vòng 1 tuần kể từ ngày đổ bê tông): dự kiến 3 m3/ngày đêm;

→ Tổng nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn xây dựng dự án (không có hoạt động bảo dưỡng bê tông) là 10 m3/ngày đêm; Tổng nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn xây dựng dự án (khi có hoạt động bảo dưỡng bê tông) là 13 m3/ngày đêm.

f.5. Điện năng:

Nguồn cấp: đấu nối vào hệ thống cấp điện chung của CCN Tiên Tiến;

  • Mục đích: vận hành máy móc thi công và hoạt động chiếu sáng tại công trường;
  • Lượng sử dụng: dự kiến 10.030 KWh/tháng

4.2.Nguyên, vật liệu, nhiên liệu trong giai đoạn vận hành

Nguyên liệu

Nguyên liệu đầu vào gồm: Đồng (Cu) và Axit Sunfuric (H2SO4) và một số hóa chất phụ gia khác. Khối lượng nguyên liệu sản xuất được thể hiện trong bảng sau:

Nhu cầu nguyên liệu hóa chất của dự án:

Bảng 8. Nhu cầu nguyên liệu hóa chất của dự án

STT

Tên nguyên liệu

Đơn vị tính

Khối lượng sử dụng

Xuất xứ

1

Đồng kim loại

Tấn/năm

1.400

Việt Nam

2

Axit sunfuric

Tấn/năm

2.380

Việt Nam

3

HNO3

Tấn/năm

105

Việt Nam

4

NaOH

Kg/năm

51,58

Việt Nam

5

NH4OH

Kg/năm

77,37

Việt Nam

6

EDTA

Kg/năm

5,16

Việt Nam

7

Bao bì

Tấn/năm

5,05

Việt Nam

8

Ca(OH)2

Tấn/năm

0,93

Việt Nam

 

Tổng

Tấn/năm

3.786,8

 

(Nguồn: Tính toàn dựa trên số liệu của cơ sở sản xuất đồng Sun phát của Công ty Cổ phần OTADA-CK đã được cấp Giấy phép môi trường).

* Tiêu chuẩn của nguyên liệu đầu vào.

a.Tiêu chuẩn Đồng (Cu)

-  Đồng kim loại (Nguồn từ phế liệu được mua từ trong nước)

Bảng 9. Tiêu chuẩn Đồng từ phế liệu

STT

Chỉ tiêu

Mức quy định

1

Màu sắc

Màu đỏ đặc trưng của Đồng kim loại

2

Độ sạch

Không lẫn nhựa, dầu, đất cát

3

Kích thước

Đường kính dây đồng không quá 1mm

4

Hàm lượng Đồng (Cu)

>95%

5

Tổng hàm lượng kim loại khác

<0,01%

- Đồng kim loại (Nguồn từ bảng mạch)

Bảng 10. Tiêu chuẩn đồng từ bảng mạch

STT

Chỉ tiêu

Mức quy định

1

Màu sắc

Màu đỏ đặc trưng của Đồng kim loại

2

Độ sạch

Không lẫn nhựa, dầu, đất cát

3

Kích thước

Mảnh đồng không quá 3 mm

4

Hàm lượng Đồng (Cu)

> 85%

5

Tổng hàm lượng kim loại khác

< 0,01%

6

Nhựa Bakelite

< 15%

7

Tạp chất khác

< 1%

Đồng kim loại (Đồng bột từ các nguồn tái chế khác)

Bảng 11. Tiêu chuẩn đồng từ nguồn tái chế khác

STT

Chỉ tiêu

Mức quy định

1

Màu sắc

Màu đỏ đặc trưng của Đồng kim loại

2

Độ sạch

Không lẫn nhựa, dầu, đất cát

3

Kích thước

Đường kính hạt đồng không quá 1mm

4

Hàm lượng Đồng (Cu)

> 95%

5

Hàm lượng sắt

< 1%

6

Tổng hàm lượng kim loại khác

< 0,01%

7

Tạp chất khác

< 5%

Hình 5. Nguồn nguyên liệu đồng

b. Tiêu chuẩn Axit Sunfuric (H2SO4)

Bảng 12. Tiêu chuẩn Axit Sunfuric

STT

Chỉ tiêu

Mức quy định

1

Màu sắc

Dung dịch trong

2

Mùi vị

Không có mùi hắc

3

Độ sạch

Không lẫn tạp chất

4

Hàm lượng Axít

> 96%

5

Hàm lượng sắt

< 0,02%

6

Hàm lượng cặn

<0,02%

Quy trình kiểm tra hóa chất mà Công ty nhập từ nhà cung cấp về nhà máy để sản xuất được khái quát bằng sơ đồ sau:

Thuyết minh quá trình kiểm tra hóa chất:

Hóa chất sản xuất trước khi sản xuất được bản quản trong bồn chứa riêng biệt của nhà cung cấp và lưu trữ tại kho hóa chất riêng đảm bảo an toàn. Để thuận tiện cho quá trình chuyển qua tháp hòa tách phục vụ sản xuất CuSO4.5 H2O của công ty, không sử dụng hóa chất cho các mục đích kinh doanh. Theo tính toán của chủ đầu tư, việc nhập hóa chất cần được kiểm soát theo từng lô sản xuất và theo thực tế nhu cầu sản phẩm của thị trường, không nhập hóa chất nhiều cùng một lúc. Việc nhập axit luôn đính kèm COA để theo dõi chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm.

Axit nhập về sẽ được chứa trong bồn chứa chuyên dụng có hiệu chuẩn, hiệu chỉnh với dung tích mỗi bồn là 20 tấn/bồn, dự kiến 2 bồn. Các chất hóa học NH4OH, axit HNO2, EDTA, NaOH (Hóa chất phục vụ hóa nghiệm và xử lý khí thải) sẽ mua thành nhiều lần tùy theo sản lượng và đơn hàng của khách hàng.

* Nước

Nhu cầu sử dụng: Nhu cầu sử dụng nước của dự án giai đoạn hoạt động phục vụ cho các mục đích: Sinh hoạt cán bộ, công nhân; phục vụ cho sản xuất; phục vụ hoạt tưới cây, rửa đường, sân bãi, phòng cháy chữa cháy.

>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân vi sinh

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903649782 - 028 35146426 

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm