Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất mỹ phẩm

Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất mỹ phẩm

Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất mỹ phẩm

  • Mã SP:GP NS MP
  • Giá gốc:550,000,000 vnđ
  • Giá bán:540,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất mỹ phẩm

MỤC LỤC - công khai giấy phép môi trường

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

2. Tên dự án đầu tư

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất dự án đầu tư

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phần vùng môi trường

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Công trình, biện pháp thoát nước  mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa

1.2. Thu gom, thoát nước thải

1.3. Xử lý nước thải

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có)

9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)

10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động  môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có)

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có)

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có)

4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có)

5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có)

CHƯƠNG V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm

CHƯƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan

PHỤ LỤC 1. CÁC GIẤY TỜ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN

PHỤ LỤC 2. CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN CỦA DỰ ÁN

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT - công khai giấy phép môi trường

Stt

Kí hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1. 

BTCT

Bê tông cốt thép

2. 

CTNH

Chất thải nguy hại

3. 

CTR

Chất thải rắn

4. 

CTSH

Chất thải sinh hoạt

5. 

HTXL

Hệ thống xử lý

6. 

KCN

Khu công nghiệp

7. 

NTSH

Nước thải sinh hoạt

8. 

NTSX

Nước thải sản xuất

9. 

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

 

DANH MỤC CÁC BẢNG - Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất mỹ phẩm và các loại giấy phép môi trường của dự án xây dựng nhà máy

Bảng 1.1. Thống kê khối lượng các loại sản phẩm của dự án

Bảng 1.2. Danh mục sản phẩm của dự án

Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên, vật liệu đầu vào

Bảng 1.4. Nhu cầu tiêu thụ điện, nước của Nhà máy

Bảng 3.1. Thống kê vị trí xây dựng bể tự hoại 03 ngăn

Bảng 3.2. Thông số kỹ thuật các bể xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung

Bảng 3.3. Hạng mục máy móc thiết bị hệ thống xử lý

Bảng 3.4. Định mức sử dụng hóa chất của HTXL nước thải sinh hoạt

Bảng 3.5. Dự báo về thành phần, khối lượng CTNH phát sinh

Bảng 3.6. Tổng hợp một số biện pháp ứng phó sự cố máy móc thiết bị HTXL nước thải

Bảng 3.7. Nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM

Bảng 5.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Bảng 5.2. Dự kiến kế hoạch đo đạc, lấy mẫu đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình BVMT tại dự án

Bảng 5.3. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

Bảng 5.4. Dự toán kinh phí thực hiện quan trắc môi trường định kì hàng năm

 MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sơ đồ sản xuất cốm để thu được sản phẩm dạng thuốc gói và viên nang

Hình 1.2. Quy trình đóng gói dược phẩm dạng gói (thuốc gói)

Hình 1.3. Quy trình đóng gói dược phẩm dạng viên nang

Hình 1.4. Quy trình đóng gói dược phẩm dạng lỏng

Hình 1.6. Quy trình công nghệ in của dự án

Hình 1.7. Sơ đồ cân bằng sử dụng nước của dự án

Hình 3.1. Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa chảy tràn của dự án

Hình 3.2. Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sinh hoạt

Hình 3.3. Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sản xuất

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung

Hình 3.5. Hình ảnh HTXL nước thải tập trung của dự án

Hình 3.6. Sơ đồ hệ thống xử lý mùi, khí thải phòng thí nghiệm

Hình 3.7. Hình ảnh về HTXL bụi, hơi hóa chất khu vực sơn

Hình 3.8. Quy trình hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi thực tế lắp đặt

Hình 3.9. Hình ảnh hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi đốt dầu

Hình 3.10. Hình ảnh khu lưu giữ rác thải tạm thời của dự án

Hình 3.11. Hình ảnh hệ thống PCCC của dự án

Quy định mới về giấy phép môi trường, Các loại giấy phép môi trường, Đối tượng phải có giấy phép môi trường

Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất mỹ phẩm và các loại giấy phép môi trường của dự án xây dựng nhà máy

1. Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỸ PHẨM VÀ DƯỢC PHẨM ĐẠI BẮC.

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Dự án được thực hiện trên khu đất có diện tích 15.000m2 trên Đường D1, KCN Yên Mỹ II, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên.

- Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan tới môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Hưng Yên.

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: số 925/QĐ-UBND ngày 11 tháng 04 năm 2019 của UBND tỉnh Hưng Yên.

- Quy mô hạng mục công trình của dự án đầu tư:

+ Các công trình chính: Khu văn phòng, kiểm nghiệm 304m2; nhà xưởng mỹ phẩm + hành lang 1.152m2; tổng kho 2.010 m2; diện tích đất thực hiện mục tiêu sản xuất dược phẩm dùng cho người.

+ Các công trình phụ trợ: Nhà bảo vệ; nhà xe 1, nhà bơm, bể nước ngầm; khu phụ trợ, RO, khí nén, nhà rác, kho DML, VSCN; Kho dung môi; Khu nhiên liệu nồi hơi.

+ Công trình bảo vệ môi trường: Khu lưu giữ chất thải; hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nước thải; hệ thống xử lý nước thải; hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm; hệ thống xử lý bụi khí thải lò hơi.

2. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất dự án đầu tư

*) Mục tiêu dự án: Đầu tư xây dựng nhà mý sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm dùng cho người.

*)  Quy mô công suất: Công suất thiết kế: 1.145 tấn/năm. Trong đó

-  Dược phẩm: 515 tấn/năm;

-  Mỹ phẩm: 630 tấn/năm

Bảng 1.1. Thống kê khối lượng các loại sản phẩm của dự án

TT

Dòng dược phẩm

Tỷ lệ

(%)

Khối lượng

(tấn/năm)

Đặc tính

1

Dược phẩm dạng viên

50

258

Dược phẩm dạng cốm được dập viên, đóng nang để thu được các viên dược phẩm

2

Dược phẩm dạng gói

20

103

Dược phẩm dạng hạt cốm đạt tiêu chuẩn được đóng thành từng gói nhỏ

3

Dược phẩm dạng lỏng

30

154

Các thành phần nguyên liệu dạng lỏng được pha chế với nhau thành dược phẩm dạng lỏng rồi chiết rót vào chai, lọ

 

Tổng

100

515

 

Quy định mới về giấy phép môi trường, Các loại giấy phép môi trường, Đối tượng phải có giấy phép môi trường

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Đối với mục tiêu sản xuất dược phẩm dùng cho người, chủ dự án cam kết xây dựng nhà xưởng và sản xuất theo tiêu chuẩn GMP (Châu Âu,...). 100% nguyên liệu sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm là bán thành phẩm/thành phẩm chủ dự án nhập về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

3.2.1. Sơ đồ sản xuất dược phẩm cho người

Sản phẩm dược phẩm của dự án bao gồm các dạng: dạng viên nang, thuốc gói và thuốc dạng lỏng đóng chai.

a. Sơ đồ sản xuất cốm để thu được sản phẩm dạng thuốc gói và viên nang

Quy trình sản xuất thuốc gói và thuốc dạng viên nang tại dự án là giống nhau, chỉ khác mỗi quy cách đóng gói. Quy trình sản xuất đều đi từ các thành phần nguyên liệu, qua các công đoạn sản xuất để tạo thành dược phẩm dạng cốm. Sau đó, dược phẩm cốm đạt yêu cầu sẽ được chuyển về từng khu vực đóng gói riêng để tạo thành các dòng sản phẩm thuốc gói và thuốc dạng viên nang riêng. Quy trình sản xuất cốm được trình bày chi tiết như sau:

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Căn cứ vào nhu cầu và kế hoạch sản xuất của dự án, phòng kinh doanh sẽ đặt hàng nguyên liệu và nhập về nhà máy. Nguyên liệu nhập về được kiểm tra kỹ số lượng, mã hàng trước khi chuyển vào khu biệt trữ.

- Biệt trữ, kho nguyên liệu:

Trong khu biệt trữ, các nguyên liệu được để ở các khu vực riêng trong khi chờ quyết định cho phép sử dụng hay loại bỏ. Nguyên liệu đạt chất lượng được đưa từ khu biệt trữ về kho nguyên liệu.

Khu biệt trữ và kho nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GMP, đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và vệ sinh để phục vụ công tác bảo quản nguyên liệu.

- Cân chia mẻ:

Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất của phòng sản xuất, nguyên liệu sẽ được xuất kho, cấp phát cho khu vực cân chia theo mẻ.

Tại khu vực này, công nhân sẽ tiến hành cân chia từng loại nguyên liệu theo đúng công thức mà phòng thí nghiệm đưa ra. Sau khi cân xong, tùy vào công thức sản xuất từng dòng sản phẩm dược phẩm và đặc tính của từng nguyên liệu mà chúng sẽ được chuyển tới công đoạn xay, rây hoặc công đoạn trộn tá dược trơn.

- Xay, rây:

Dự án cam kết không tinh chế nguyên liệu thô. 100% nguyên liệu dự án sử dụng là nguyên liệu sản phẩm đã tinh chế. Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên liệu đầu vào đều có kích thước phù hợp với yêu cầu của sản phẩm. Vì vậy, những nguyên liệu có kích thước lớn sẽ được đưa vào máy xay vạn năng để xay thành các hạt có kích thước nhỏ hơn. Bên trong hệ thống máy xay có tích hợp thiết bị rây nhằm mục đích sàng rây loại bỏ các tạp chất không sử dụng được. Hạt nguyên liệu có kích thước đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa về khu vực trộn, nhào. Máy xay vạn năng sử dụng tại dự án là hệ thống máy kín.

- Trộn, nhào:

Nguyên liệu đã xay, rây đạt yêu cầu được chuyển vào hệ thống máy nhào cao tốc. Tại đây, các cánh khuấy bên trong máy nhào sẽ tiến hành nhào trộn đều các nguyên liệu thành một hỗn hợp đồng nhất. Công đoạn này được thực hiện tự động, buồng trộn của máy nhào là thiết bị kín.

- Xát hạt ướt:

Hỗn hợp nguyên liệu này sẽ được dẫn tiếp vào máy xát hạt được chế tạo bằng inox. Nguyên liệu được đùn qua hệ thống lưới có kích thước lỗ mắt xác định để thu được các hạt sản phẩm có kích thước đúng theo yêu cầu của khách hàng. Máy xát hạt là máy kín, được thực hiện tự động và dễ dàng thay đổi các lưới xát hạt để tạo ra các hạt nguyên liệu có kích thước khác nhau. Hạt sản phẩm sau khi xát có kích thước đồng đều sẽ được chuyển vào tủ sấy tầng sôi.

- Sấy tầng sôi:

Hạt sản phẩm từ công đoạn trước được chuyển vào thuyền sấy, sau đó, thuyền sấy được đẩy vào tủ sấy, khóa kín buồng sấy bằng Piston khí nén và gioăng khí nén làm kín. Bật động cơ hút gió và hệ thống cấp nhiệt để thực hiện sấy khô nguyên liệu.

Khi cần tạo hạt, công nhân vận hành sẽ khởi động bơm nhu động để bơm nước RO từ bồn chứa cấp cho súng phun sương và phun lên bề mặt nguyên liệu, các hạt nguyên liệu sẽ bám dính và đông tụ để tạo hạt. Đồng thời vị trí của súng phun sương có thể thay đổi vị trí và góc phun để phù hợp với tính chất của từng loại nguyên liệu khác nhau. Quá trình sấy có thể dễ dàng quan sát qua kính quan sát, đồng thời thuyền sấy có van lấy mẫu để kiểm tra sản phẩm trong quá trình sấy. Nhiệt độ sấy < 700C, thời gian sấy là 60 phút.

- Trộn tá dược trơn:

Tại công đoạn này, sản phẩm sau công đoạn sấy tầng sôi sẽ được trộn cùng với tá dược trơn theo đúng công thức mà phòng thí nghiệm đưa ra bằng hệ thống máy trộn lập phương. Buồng trộn của máy trộn là thiết bị kín có nhiệm vụ trộn đều tá dược trơn phủ khắp bề mặt của sản phẩm để thu được cốm thành phẩm.

- Biệt trữ cốm, kiểm nghiệm cốm:

Cốm thành phẩm sẽ được chuyển về khu vực biệt trữ cốm, sau khi được cấp quyết định cho phép sử dụng thì được chuyển tiếp về khu vực kiểm nghiệm.

Dược phẩm cốm đạt yêu cầu sẽ được chuyển về từng khu vực đóng gói riêng để tạo thành các dòng sản phẩm thuốc gói và thuốc dạng viên nang riêng

Cốm không đạt tiêu chuẩn được thu gom vận chuyển về khu lưu giữ chất thải của dự án và được quản lý như đối với chất thải thông thường

1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

a. Nhu cầu nguyên, vật liệu

Chủ dự án cam kết chỉ sử dụng nguyên liệu đã qua tinh chế. Không tiến hành tinh chế từ nguyên liệu thô trong khuôn viên nhà máy.

Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên, vật liệu đầu vào

TT

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Số lượng

Nguồn cung cấp

I

Nguyên, vật liệu phục vụ mục tiêu sản xuất mỹ phẩm

1

Silicon

Kg/năm

150.000

Châu Âu

2

Polimer

Kg/năm

150.000

Châu Âu

3

Hương liệu

Kg/năm

150.000

Châu Âu

4

Chất hoạt động bề mặt  

Kg/năm

180.700

Châu Âu

II

Nguyên, vật liệu phục vụ mục tiêu sản xuất dược phẩm dạng bột, viên nén

1

Đương quy dạng bột thô

Kg/năm

20.500

Việt Nam

2

Rau má dạng bột thô

Kg/năm

10.200

Việt Nam

3

Râu ngô dạng bột thô

Kg/năm

21.500

Việt Nam

4

Hoàng cẩm dạng bột thô

Kg/năm

18.000

Việt Nam

5

Tinh bột

Kg/năm

18.100

Pháp

6

Tinh bột biến tính

Kg/năm

23.400

Pháp

7

Các hoạt chất có tác dụng điều trị

Kg/năm

25.600

Anh

8

Lactose monohydrate

Kg/năm

43.600

Pháp

9

Magie stearate

Kg/năm

9.900

Pháp

10

Calcium carbonate

Kg/năm

11.600

Trung Quốc

11

Calcium từ sữa

Kg/năm

12.900

Trung Quốc

12

Hương sữa bột

Kg/năm

12.900

Việt Nam

13

Hương dâu bột

Kg/năm

12.900

Việt Nam

III

Nguyên, vật liệu phục vụ mục tiêu sản xuất dược phẩm dạng lỏng

1

Xan than gum

Kg/năm

20.000

Anh

2

Các hoạt chất có tác dụng điều trị: Calcium từ sữa, Magie stearate, Lactose monohydrate

Kg/năm

62.000

Pháp

3

Đường

Kg/năm

12.600

Việt Nam

4

Sorbitol

Kg/năm

18.700

Pháp

5

Maltitol

Kg/năm

18.500

Anh

6

Natri benzoate

Kg/năm

9.700

Pháp

7

Hương dâu lỏng

Kg/năm

13.000

Việt Nam

IV

Nguyên liệu sử dụng cho các công đoạn khác

1

Mực in panasonic

Kg/năm

15

Việt Nam

2

Dầu DO sử dụng cho lò hơi

Lít/năm

75.000

Việt Nam

3

Dầu DO sử dụng cho máy phát điện dự phòng (chỉ sử dụng khi mất điện)

Lít/h

50

Việt Nam

V

Hóa chất sử dụng cho phòng thí nghiệm

1

Acid hydroclorid đậm dặc

năm

300

Việt Nam

2

Acid sulfuric đậm đặc

năm

30.0 ml

Việt Nam

3

Amoni acetat

năm

100.0g

Việt Nam

4

Chì (II) nitrat

năm

2.0g

Việt Nam

5

Diphenylamin

năm

2.0g

Việt Nam

6

Kali clorid KCl

năm

50.0g

Việt Nam

7

Kali hydroxyd KOH

năm

65.0g

Việt Nam

8

Kali nitrat KNO3

năm

1.0g

Việt Nam

9

Kali permanganat KMnO4

năm

2.0 g

Việt Nam

10

Kalicromat K2Cr2O4

năm

50 g

Việt Nam

11

N,N’diphenylbenzidin C24H2ON2

năm

2.0g

Việt Nam

12

Natri chlorid NaCl

năm

100.0g

Việt Nam

13

Natri hydroxyd NaOH

năm

125.0g

Việt Nam

14

Phenol phtalein (lọ 25g) C20H14O4

năm

0.5g

Việt Nam

15

Thioacetamid C2H5NS

năm

16.0g

Việt Nam

15

Dung dịch Natrithiosulphate 0.1N Na2S2O3

năm

2 000 ml

Việt Nam

17

Dung dịch HCl 0.1N

năm

2000ml

Việt Nam

18

Dung dịch HCl 1.0N

năm

1 000 ml

Việt Nam

19

Dung dịch AgNO3 0.1N

năm

2 000 ml

Việt Nam

20

Dung dịch đệm pH 4.0

năm

500 ml

Việt Nam

21

Dung dịch đệm pH 7.0

năm

500 ml

Việt Nam

22

Dung dịch đệm pH 10.0

năm

500ml

Việt Nam

23

Dung dịch KCl bão hòa 3mol/l (TQ)

năm

100 ml

Việt Nam

24

Dung dịch hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện 1413 µS/cm.

năm

200ml

Việt Nam

Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất mỹ phẩm và các loại giấy phép môi trường của dự án xây dựng nhà máy

b. Nhu cầu tiêu thụ điện, nước

*) Nhu cầu tiêu thụ điện năng:

 Dự án sử dụng điện để cung cấp cho các hoạt động sản xuất, chiếu sáng, sinh hoạt và an ninh. Nguồn cấp điện cho dự án là KCN Yên Mỹ II, ước tính lượng điện dự án sử dụng vào khoảng 4.000 kwh/tháng.

Trong trường hợp mất điện dự án sẽ sử dụng máy phát điện dự phòng công suất 500KVA.

*) Nhu cầu về cấp nước:

- Dự báo nước cấp sinh hoạt:

Theo dự kiến của chủ dự án, số lượng người lao động làm việc tối đa tại dự án khi đi vào sản xuất ổn định vào khoảng 150 người. Áp theo TCXDVN 33:2006 của Bộ xây dựng ước tính nhu cầu nước cấp sinh hoạt của dự án là: 70*150 = 10.500 (l/ngày) = 10,5 (m3/ngày).

- Dự báo nước cấp sản xuất:

Trong quá trình sản xuất, dự án có sử dụng nước có các công đoạn sau:

- Nước sạch đầu vào cấp cho hệ thống lọc nước RO vào khoảng 1,4m3/ngày. Lượng nước RO thu được sau hệ thống lọc là 1,15m3/ngày. Lượng nước RO này được sử dụng cho các công đoạn sau:

+ Nước RO sử dụng cho công đoạn trộn, nhào nguyên liệu trong quy trình sản xuất cốm để thu được sản phẩm dạng thuốc gói và viên nang: Theo tính toán của phòng thí nghiệm đưa ra thì lượng nước sử dụng cho công đoạn này chỉ vào khoảng 0,1 m3/ngày;

+ Nước RO sử dụng cho công đoạn sấy tầng sôi vào khoảng 0,15 m3/ngày;

+ Nước RO sử dụng cho công đoạn pha chế dược phẩm dạng lỏng: Theo tính toán của phòng thí nghiệm đưa ra thì lượng nước sử dụng cho công đoạn này chỉ vào khoảng 0,3m3/ngày;

+ Nước RO sử dụng cho công đoạn pha trộn trong quy trình sản xuất mỹ phẩm: Theo tính toán của phòng thí nghiệm đưa ra thì lượng nước sử dụng cho công đoạn này chỉ vào khoảng 0,05m3/ngày;

+ Nước RO sử dụng cho công đoạn vệ sinh chai lọ: Theo ước tính của dự án vào khoảng 0,2 m3/ngày;

+ Nước RO sử dụng cho công đoạn rửa vệ sinh máy móc, thiết bị vào khoảng 0,3 m3/ngày, tần suất: sau mỗi ca sản xuất công nhân sẽ tiến hành vệ sinh máy móc, thiết bị;

+ Nước RO sử dụng cho công đoạn rửa vệ sinh thiết bị phòng thí nghiệm: Lượng máy móc, thiết bị dự án sử dụng là rất ít và chủ yếu là máy nhỏ nên lượng nước dùng để vệ sinh chỉ vào khoảng 0,05 m3/ngày;

Ngoài ra, dự án còn sử dụng nước cho các mục đích sau:

- Nước sử dụng cho lò hơi: Dự án sử dụng lò hơi đốt dầu công suất 1 tấn hơi/giờ để cung cấp hơi nước cho công đoạn sấy tầng sôi trong quy trình sản xuất của dự án.

Lượng nước cấp sử dụng cho lò hơi vào khoảng 1 m3/ngày. Nhiệt từ quá trình đốt dầu sẽ làm cho nước sôi và bay hơi, lượng hơi này sẽ được dẫn sử dụng công đoạn sấy tầng sôi trong quy trình sản xuất. Hệ thống cấp hơi của dự án là tuần hoàn khép kín, khi nhả nhiệt nguội thì hơi sẽ ngưng tụ lại thành nước và chảy lại vào bể chứa nước. Chính vì vậy, dự án chỉ tổn thất một lượng nước vào khoảng 1 m3/ngày do quá trình bay hơi.

- Nước sử dụng cho hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi vào khoảng 0,01 m3/ngày;

- Nước sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường vào khoảng 2m3/ngày;

- Nước sử dụng cho công tác phòng cháy chữa cháy được chứa trong bể dự trữ và chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn xảy ra.

Nguồn điện và nước của dự án sử dụng do KCN Yên Mỹ II cung cấp.

Nhu cầu sử dụng điện, nước được ước tính như bảng sau:

Bảng 1.4. Nhu cầu tiêu thụ điện, nước của Nhà máy

STT

Tên loại

Đơn vị

Số lượng

1

Điện

Kwh/năm

50.000

2

Nhu cầu nước lớn nhất

m3/ngày

378

2.1

Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt của dự án

m3/ngày

12

2.2

Nước cho nồi hơi

m3/ngày

40

2.3

Nước pha hóa chất

m3/ngày

40

2.4

Nước cho các bể rửa

m3/ngày

253

2.5

Nước cho hệ thống xử lý khí thải (thời điểm lớn nhất)

m3/ngày

30

2.6

Nước làm mát máy kéo

m3/ngày

1

3

Nước sử dụng cho tưới cây, rửa đường

m3/ngày

2

4

Nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy (dự trữ trong bể và chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn)

Xem thêm Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất mỹ phẩm và các loại giấy phép môi trường của dự án xây dựng nhà máy

Quy định mới về giấy phép môi trường, Các loại giấy phép môi trường, Đối tượng phải có giấy phép môi trường

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.comwww.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha