Thuyết minh phương án hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng tràm. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông lâm nghiệp và du lịch sinh thái, phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí của du khách trong nước và quốc tế.
I.1. Sự cần thiết phải đầu tư dự án. 5
I.2. Nguyên tắc đầu tư của phương án. 6
I.3. Thông tin chung về phương án hoạt động du lịch sinh thái 7
I.3.1. Thông tin nhà đầu tư. 7
I.3.2. Thông tin chung của phương án. 8
I.3.3. Phạm vi thực hiện phương án đầu tư đề xuất xin thuê môi trường rừng. 9
I.3.4. Tổng mức đầu tư phương án. 10
I.3.5. Tiến độ thực hiện của Phương án đầu tư đề xuất 11
I.4. Các căn cứ pháp lý để lập phương án đầu tư.. 11
I.4.3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn. 15
I.4.4. Căn cứ pháp lý riêng của dự án. 15
II.1. Sự phù hợp với Phương án quản lý rừng bền vững. 17
II.1.1. Hiện trạng về rừng tràm .... theo Phương án quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt 17
II.1.2. Đánh giá tiềm năng đầu tư tại khu vực. 20
II.2. Sự phù hợp với Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí 22
II.2.2. Các chỉ tiêu phát triển. 23
II.2.3. Tình hình phát triển du lịch hiện nay. 24
II.2.4. Tình hình khách du lịch đến Đồng Tháp. 25
II.2.6. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện tại của Rừng tràm .... 27
II.3. Đánh giá yếu tố thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thứC….…...27
II.4. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. 28
III.1. Địa điểm thực hiện Dự án. 29
III.2. Hiện trạng sử dụng đất của Dự án. 31
III.3. Điều kiện tự nhiên, khí tượng tác động đến mùa vụ du lịch…. 32
III.4. Điều kiện dân sinh, kinh tế -xã hội tác động đến phương án……….. 37
III.5. DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP………. 37
IV.1.2. Sơ đồ tóm tắt phương án đầu tư. 42
IV.2. Thuyết minh chi tiết phƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ.. 43
IV.2.2. Dịch vụ cho thuê xe đạp địa hình. 45
IV.2.3. Giải pháp lắp đặt các công trình phụ trợ phục vụ cho khai thác du lịch. 45
IV.2.4. Khu B – Khu dịch vụ du lịch tổng diện tích 109,73 ha. 49
IV.2.5. Khu B1 chức năng rừng nguyên sinh (hồ nước dự trữ) 59
IV.2.6. Khu C - Khu chức năng trung tâm dịch vụ du lịch tổng diện tích 32,1 ha. 59
IV.2.7. Khu D,E - chức năng dịch vụ du lịch tổng diện tích 75,6 ha. 65
IV.2.8. Khu F chức năng bảo tồn Gáo-Tràm-Năng-chim Trích tổng diện tích 75800 m2………….. 74
IV.2.9. Khu G Bộ sưu tập tre – sen – súng (Khu bản đồ Việt Nam) tổng diện tích 665.500 m2 74
IV.2.10. Khu H chức năng trung tâm hướng nghiệp-dạy nghề tổng diện tích 47,33 ha…………….. 75
IV.2.11. Khu I chức năng dịch vụ du lịch – nghỉ dưỡng tổng diện tích 61,8 ha. 77
IV.4. Phương án kết nối với các điểm du lịch lân cận. 84
V.1. Nhu cầu sử dụng nước của Dự án. 86
V.2. Nhu cầu sử dụng điện cho Dự án. 91
V.3. Nhu cầu nguyên liệu chính phục vụ sản xuất, kinh doanh của Dự án. 91
V.4. Hệ thống thoát nước mưa. 92
V.5. Hệ thống thoát nước thải 92
V.6. Hệ thống thông tin liên lạc. 93
VI.1. Định hướng phát triển của dự án tại Rừng tràm ... 94
VI.1.1. Khảo sát về mức độ hài lòng của du khách, chiến lược thu hút du khách. 94
VI.2. Giải pháp phát triển của nhà đầu tư đối với dự án. 97
VI.3. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu-cơ hội-thách thức giải pháp thị trường cho nhà đầu tư....99
VI.4. Dự kiến đối tượng và số lượng khách du lịch khai thác…….….. 101
VI.5. Kế hoạch kinh doanh và giá gói dịch vụ dự kiến. 101
VI.5.1. Thị trường mục tiêu. 101
VI.5.4. Lợi thế độc đáo của khu vực Rừng tràm khi đầu tư vào du lịch sinh thái....105
VI.5.6. Xây dựng Gói sản phẩm upsale. 106
VI.5.7. Tạo sản phẩm miễn phí 107
VI.5.8. Gợi ý đóng gói sản phẩm combo. 109
VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức. 112
I.1. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động. 113
VII.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành.. 114
VIII.1. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường..115
VIII.1.1. Giai đoạn vận hành. 117
VIII.2. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường...120
VIII.2.1. Giai đoạn xây dựng. 120
VIII.2.2. Giai đoạn vận hành. 123
VIII.3. Phương án phòng cháy chữa cháy. 127
IX.2. Giải pháp về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. 129
IX.3. Giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng trong quá trình hoạt động của phương án...129
IX.3.1. Nội dung thực hiện triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của chủ đầu tư……. 129
2. Thông tin cảnh báo về cháy rừng. 134
IX.3.3. Các giải pháp phòng cháy rừng. 135
IX.3.4. Hệ thống hồ đập, đê bao, kênh mương giữ ẩm và phục vụ chữa cháy rừng sản xuất 139
IX.3.5. Hệ thống chòi canh phát hiện cháy rừng. 140
X.1. Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường du lịch và bảo tồn thiên nhiên. 141
X.1.1. Giải pháp bảo vệ môi trường du lịch. 141
X.1.2. Nhóm các giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch……….. 141
X.1.3. Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch. 142
X.1.4. Nhóm giải pháp diễn giải, giáo dục. 143
XI.1. Nghĩa vụ và quyền hạn của Công ty Cổ phần ..….. 144
XI.2. Nghĩa vụ và quyền hạn của Ban quản lý rừng Tràm 145
XI.3. Cam kết của nhà đầu tư khi được thuê môi trường rừng triển khai phương án đầu tư 146
XI.4. Giá thuê môi trường rừng đề xuất. 147
XI.5.Phương án xử lý tài sản sau khi kết thúc hợp đồng. 150
XII.1. Tổng mức đầu tư của dự án. 151
XII.2. Các căn cứ để tính toán tổng mức đầu tư.. 151
XII.3. Tổng mức đầu tư của Dự án. 152
XII.4. Nguồn vốn đầu tư của dự án. 157
XII.5. Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án. 158
XII.5.1.Mục đích tính toán. 158
XII.5.2.Chi phí khai thác. 158
XII.5.3.Tỷ suất chiết khấu. 159
XII.6. Hiệu quả kinh tế xã hội 159
XII.7. Các thông số tài chính của dự án. 160
XII.7.1.Kế hoạch hoàn trả vốn vay. 160
XII.7.2.Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. 161
XII.7.3.Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. 161
XII.7.4.Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV) 161
XII.7.5.Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). 162
CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ....163
CHƯƠNG I: MỤC TIÊU SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP PHƯƠNG ÁN
Du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam một số thành phố đã khai thác lợi thế của mình, tạo nên nét đặc trưng trở thành những thành phố du lịch, nhiều vùng nông thôn đã thay đổi diện mạo, xóa đói giảm nghèo nhờ vào hoạt động du lịch. Hơn thế nữa du lịch còn được xem là cầu nối giữa các quốc gia mang đến cho xã hội tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và hòa bình giữa các dân tộc. Rừng tràm là một trong những địa phương sở hữu tài nguyên du lịch khá đa dạng, trong đó có tài nguyên du lịch văn hóa, đa dạng sinh học. Phát triển bền vững là một xu hướng và cũng là một yêu cầu của phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay. Rừng tràm được thành lập theo Quyết định số 372/2001/QĐ-UBND ngày 14/5/2001 của Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lãnh về việc thành lập Ban Quản lý rừng tràm. Với diện tích là 1.489,34 ha, trong đó có 1.185,44 ha (đã thành rừng 1.170,40 ha, chưa thành rừng 15,04 ha) là rừng tràm trồng (Melaleuca Cajuputi Power), còn lại là diện tích trảng cỏ, kênh mương, đất bờ bao,…Căn cứ vào Quyết định số 581/QĐ-UBND.HC ngày 09/07/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Rừng tràm giai đoạn 2024-2030, với mục tiêu kinh tế là phát huy các giá trị tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, môi trường rừng và cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Đồng thời định hướng của đề án cũng đã nêu rõ quan điểm triển khai về hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái rừng, kết hợp nghỉ dưỡng, giáo dục về môi trường, ẩm thực, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, tham quan và các dịch vụ liên quan phù hợp khác. Phương thức tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ vào Điều 32 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp đã quy định Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất phải thực hiện theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 27/01/2025 của Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Rừng tràm giai đoạn 2024-2030 và định hướng đến năm 2050.
Nhận thấy, việc phát triển du lịch sinh thái tại Rừng tràm mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn văn hóa địa phương, quảng bá hình ảnh của Đồng Tháp vươn xa hơn, kích cầu nội địa, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Do đó, nhà đầu tư Công ty .... tiến hành lập “Phương án hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Rừng tràm” tại khu vực xã ...., huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp dự án được lập tuân thủ theo các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan khác và bố cục phương án được lập theo đúng Phương án quản lý rừng bền vững và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Rừng tràm giai đoạn 2024-2030 và định hướng đến năm 2050 trình Ban quản lý Rừng tràm và Quý Cơ quan ban ngành xem xét, đóng góp ý kiến để nhà đầu tư hoàn thiện phương án và thực hiện các thủ tục xúc tiến đầu tư tiếp theo.
- Phù hợp với định hướng theo các công ước và hướng dẫn quốc tế như Công ước Đa dạng sinh học, các tiêu chuẩn tối thiểu về du lịch đối với các danh lam thắng cảnh và ngành du lịch do Ủy Ban Du lịch Bền vững Toàn cầu (CSTC) xây dựng; phù hợp với các tiêu chuẩn của danh lục xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) về thực hành bảo tồn hiệu quả nhất.
- Tuân thủ các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam (Luật Lâm Nghiệp, Luật đa dạng sinh học, Luật Du lịch,…).
- Phù hợp với các chính sách, định hướng, chiến lược quốc gia, ngành và địa phương về phát triển du lịch, lâm nghiệp, đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội.
- Hiểu và tôn trọng các giá trị của thiên nhiên, đa dạng sinh học.
- Góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bên liên quan và khuyến khích các bên liên quan tham gia vào các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và các loài động, thực vật hoang dã đồng thời góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Góp phần vào việc gìn giữ văn hóa địa phương và giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ các hoạt động du lịch sinh thái để khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động phát triển chung.
- Mang lại thu nhập bền vững và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và các bên tham gia khác. Mang lại nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển các điểm đến du lịch.
- Giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết, khả năng hưởng thụ của du khách và tăng cường sự tham gia của họ vào công tác bảo tồn. Tạo điều kiện cho các bên tham gia một cách công bằng và có trách nhiệm vào phát triển du lịch sinh thái bền vững.
- Có hệ thống giám sát, biện pháp ứng phó và giảm thiểu với các tác động của du lịch về môi trường thiên nhiên, sự tồn tại và phát triển của các loài động, thực vật trong khu Rừng tràm;
- Có phương án kết hợp với dự án du lịch sinh thái nằm ngoài khu Rừng tràm nhằm phát huy hiệu quả thuê môi trường rừng và tạo chuỗi liên kết đa dạng hóa tour, tuyến trong du lịch;
- Có phương án sử dụng nguồn lao động tại địa phương huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, phát triển cộng đồng và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa;
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học trong quá trình hoạt động dự án đồng thời gắn bó lợi ích lâu dài với Ban quản lý rừng tràm.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ...........
Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ........ do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp đăng ký lần đầu ngày 29/10/2001-Đăng ký thay đổi lần thứ 23 ngày 25/06/2024.
Địa chỉ trụ sở: ......., phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Mã số thuế: ..........
Vốn điều lệ công ty: ............ đồng (Bằng chữ: .............đồng).
Điện thoại:............
Tên phương án: Phương án hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Rừng tràm.
Địa điểm thực hiện đề xuất xin thuê môi trường rừng: .............huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Quỹ đất của phương án đề xuất xin thuê môi trường rừng: 677,17 ha.
- Mục tiêu đầu tư của phương án:
Mục tiêu chung:
- Bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh gắn với bản sắc văn hoá của địa phương; thu hút, mời gọi đầu tư thuê môi trường rừng, phát triển, đa dạng hoá các loại hình, sản phẩm du lịch. Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương gắn với bảo tồn phát triển hệ sinh thái tràm, tre, bộ sưu tập sen, súng,… phát huy giá trị du lịch theo hướng bền vững, xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái tại rừng tràm.
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông lâm nghiệp và du lịch sinh thái, phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí của du khách trong nước và quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
+ Nhà đầu tư đề xuất xin thuê môi trường rừng để hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Rừng tràm với diện tích 677.17 ha;
+ Ước tính lượng khách đến tham quan đạt khoảng 200 lượt khách lưu trú/ngày; 2.000 lượt khách không lưu trú/ngày; ước tính tổng lượt khách đón tiếp khoảng hơn 20.000 lượt/năm;
+ Cung cấp địa điểm tham quan trải nghiệm, nghỉ dưỡng cho du khách tại địa phương và du khách quốc tế;
+ Đầu tư du lịch sinh thái hình thành bản sắc văn hóa đặc trưng vùng miền của theo từng khu vực;
+ Cung cấp các sản phẩm nhà vườn nghỉ dưỡng, bungalow, khách sạn, nhà hàng ẩm thực hướng đến nhiều đối tượng phân khúc khách hàng;
+ Giữ gìn, phát huy bảo tồn hệ sinh thái Gáo – Tràm – Năng – chim Trích;
+ Giữ gìn, phát huy bảo tồn Bộ sưu tập tre-sen-súng;
+ Nghiên cứu, giáo dục môi trường, thực hành, trung tâm nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn hệ sinh thái, sản xuất chế biến các sản phẩm từ rừng kết hợp rừng sản xuất.
Phương án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
- Khu B1 – Rừng sản xuất (59.57 ha): (giữ nguyên hiện trạng để bảo tồn phát triển và cho du khách tham quan không đầu tư du lịch sinh thái hạng mục Khu B1 này);
- Khu B - Khu dịch vụ du lịch (109,73ha): diện tích xây dựng tối đa 6,0ha (gồm: Nhà nghỉ dưỡng; Khu ẩm thực; Nhà trưng bày và các công trình phụ trợ khác);
- Khu C - Khu trung tâm (32,1 ha): diện tích xây dựng tối đa 1,1 ha (gồm: Khu kinh doanh dịch vụ; Khu dịch vụ thể thao; Các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ du lịch);
- Khu D, E - Khu dịch vụ du lịch (75,6 ha): diện tích xây dựng tối đa 6,6 ha (gồm: Khu vườn trái cây đặc sản; Nhà sinh hoạt cộng đồng, trình diễn đờn ca tài tử; Khu giáo dục trải nghiệm; Khu ao nuôi cá, ao cảnh quan; Khu cửa hàng mua sắm; Khu nghỉ dưỡng dưới tán rừng và các công trình phụ trợ khác);
- Khu F bảo tồn Gáo Tràm – Năng – Chim Trích (7.58 ha): (giữ nguyên hiện trạng để bảo tồn phát triển và cho du khách tham quan không đầu tư du lịch sinh thái ở hạng mục Khu F này).
- Khu G - Bộ sưu tập Tre - Sen - Súng (khu bản đồ Việt Nam 66,6ha): diện tích xây dựng tối đa 3ha (Trung tâm nghiên cứu phát triển - thí nghiệm - vườn ươm), diện tích còn lại giao nhà đầu tư quản lý, chăm sóc và khai thác du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn. Công ty Cổ phần ....... sẽ tài trợ cho Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh kinh phí thực hiện trồng tre tại Khu Công viên Tre với tổng kinh phí là 2.565.000.000 đồng. Nội dung Công ty Cổ phần ....... nhà đầu tư thống nhất tất cả các nội dung chuyển nhượng cho Công ty Du lịch, tuy nhiên khi được ký hợp đồng thuê môi trường rừng thì sẽ thực hiện tài trợ đầu tư đồng bộ.
- Khu H - Khu trung tâm hướng nghiệp và giáo dục môi trường (47,33 ha): diện tích xây dựng tối đa 2,2 ha (gồm: Nhà hành chính; Khối lớp học lý thuyết; Nhà hội trường; Khối lớp học thực hành và các công trình phụ trợ khác).
- Khu I - Khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng (61,8 ha): diện tích xây dựng tối đa 3,5 ha (gồm: Khu nhà hàng ăn uống kết hợp nghỉ dưỡng, Khu tổ chức sự kiện ngoài trời và các công trình phụ trợ khác).
- Khu K1, K2 - Khu hạ tầng phục vụ du lịch (189,48 ha): diện tích xây dựng tối đa 2,0 ha (gồm: Nhà bungalow nghỉ dưỡng; Nhà quản lý điều hành; Các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu);
- Đất giao thông: 27.43 ha.
Việc quản lý xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 156/2018/NĐ- CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ.
Loại hình và sản phẩm, dịch vụ du lịch của phương án được thực hiện theo đúng Phương án quản lý rừng bền vững và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Rừng tràm giai đoạn 2024-2030 và định hướng đến năm 2050 đã được phê duyệt.
Định hướng loại hình du lịch:
+ Du lịch sinh thái rừng;
+ Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng;
+ Du lịch giáo dục về môi trường;
+ Du lịch ẩm thực;
+ Du lịch mua sắm;
+ Du lịch trải nghiệm.
Định hướng sản phẩm, dịch vụ du lịch
+ Dịch vụ giáo dục và diễn giải môi trường;
+ Dịch vụ ăn uống, lưu trú (cắm trại phổ thông và cao cấp)
+ Dịch vụ công vụ (hội thảo, hội nghị);
+ Dịch vụ văn hoá văn nghệ, sự kiện;
+ Dịch vụ hàng hoá, thủ công mỹ nghệ (sản phẩm địa phương);
+ Dịch vụ tham quan và chụp ảnh lưu niệm;
+ Dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời;
+ Dịch vụ vận chuyển;
+ Dịch vụ hướng dẫn viên;
+ Dịch vụ giữ xe, bãi đỗ,...
+ Dịch vụ vui chơi giải trí dưới nước.
Tổng vốn đầu tư: ...... đồng (Bằng chữ: ...........), tương đương ....... (Bằng chữ:............), Tỷ giá ngoại tệ USD là 25,640 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 12/03/2025, trong đó:
Vốn cố định: ......... (Bằng chữ: ..........), tương đương ......... (Bằng chữ: .........).
Vốn lưu động: .............. (Bằng chữ: ...........), tương đương ............. (Bằng chữ: ...........).
+ Vốn góp của nhà đầu tư (20%): ........... (Bằng chữ: ...........), tương đương ......... (Bằng chữ: ...........). Đính kèm Giấy xác nhận số dư tài khoản Ngân hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư ...........
+ Vốn huy động (80%): ........... (Bằng chữ:.............), tương đương ......... (Bằng chữ: .........).
Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho Nhà ngân hàng thương mại theo lãi suất 10%/năm.
Thời gian thực hiện phương án: 30 năm kể từ ngày Công ty Cổ phần Đầu tư ....... được ký hợp đồng thuê môi trường rừng với Ban quản lý rừng Tràm.
Thời gian cho thuê môi trường rừng: 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu nhà đầu tư thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu gia hạn thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê; thời gian kéo dài không quá 2/3 thời gian thuê lần đầu.
Tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng: 23 tháng.
Bảng 1. Tiến độ đầu tư xây dựng chi tiết
Stt |
Nội dung công việc |
Thời gian xây dựng |
---|---|---|
1 |
Giai đoạn 1: thực hiện đầu tư xây dựng cải tạo các tuyến (tuyến du lịch số 1,2,3) |
5 tháng |
2 |
Giai đoạn 2: đầu tư xây dựng mới tuyến du lịch còn lại (tuyến du lịch số 4) |
18 tháng |
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý:
+ Công ty Cổ phần ........ trực tiếp quản lý Dự án thông qua Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
+ Quá trình hoạt động của Phương án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước về thiết kế và các nhà thầu về thi công xây dựng các hạng mục phục vụ cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, công trình giải trí.
>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch
Liên hệ tư vấn:
|
Dự án nhân giống, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái
70,000,000 vnđ
Thuyết minh lập dự án trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu
70,000,000 vnđ
Thuyết minh lập dự án nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao
70,000,000 vnđ
Thuyết minh lập dự án sản xuất đậu đỏ hữu cơ xuất khẩu
70,000,000 vnđ
Thuyết minh lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi 6.000 con heo thịt
70,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân vi sinh
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch
70,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư Khu nhà ở biệt thự quy mô 4,26 ha
70,000,000 vnđ
65,000,000 vnđ
Dự toán chi phí khi chăn nuôi heo thịt và hạch toán đầu tư xây dựng chuồng trại
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy đóng tàu composite và quy trinh xin cấp giấy phép môi trường
80,000,000 vnđ
75,000,000 vnđ
Dự án phát triển du lịch sinh thái nghĩ dưỡng dưới tán rừng phòng hộ và quy trình thực hiện
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Hồ sơ xin dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo thịt 24.000 con
75,000,000 vnđ
70,000,000 vnđ
HOTLINE:
0903 649 782 - 028 35146426
Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm
Lập dự án đầu tư chuyên nghiệp là một công việc phức tạp, đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao. Người lập dự án đầu tư phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục pháp lý
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận hợp đồng
Chính sách bảo hành, bảo đảm chất lượng
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh.
ĐT: 0903 649 782 - (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn