Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án sân Golf được quy hoạch xây dựng cao cấp 18 hố tiêu chuẩn quốc tế trên diện tích 539.141 m2 (53,92 ha).
Ngày đăng: 14-01-2025
9 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................... 4
1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.................................... 9
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan....... 9
1.3.2. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan............. 10
2.1. Văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường .12
2.2. Văn bản pháp lý, quyết định, ý kiến của các cấp có thẩm quyền về dự án.............. 19
2.3. Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 19
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường...25
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án...26
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án....................................... 26
1.3. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án....70
1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.......................................... 83
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.... 86
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án .93
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án.. 101
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.............................................. 101
Chương 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN........ 105
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG..........105
3.1. Đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng.......106
3.1.1.1. Đánh giá tác động giai đoạn chuẩn bị dự án................................................. 106
3.1.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng................. 111
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường.... 137
3.1.2.2. Biện pháp giảm tác động do các hoạt động dọn dẹp thực bì, phá dỡ công trình kiến trúc..139
3.1.2.3. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động phát sinh trong giai đoạn thi công, xây dựng....... 139
3.2. Đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành dự án....152
3.2.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải................................................... 152
3.2.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải....................................... 168
3.2.1.3. Rủi ro, sự cố trong giai đoạn hoạt động......................................................... 171
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường.... 174
3.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu nguồn tác động có liên quan đến chất thải.................... 174
3.2.2.2. Biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại............................ 186
3.2.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường không khí................................ 188
3.2.2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường........................................... 192
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............................ 199
3.3.1. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường...................................... 199
3.3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.............. 201
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo............ 202
Chương 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC....204
Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG............ 205
5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án......................................... 205
5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án....................... 210
5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí và môi trường nước.................. 210
5.2.2. Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại........................ 210
Chương 6. KẾT QUẢ THAM VẤN................................................................... 212
I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.......................................................................... 212
II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN..212
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT................................................................ 213
3.1. Cam kết về độ chính xác, trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu cung cấp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.... 214
3.2. Cam kết các biện pháp, kế hoạch, nguồn lực thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường........... 214
3.3. Cam kết của chủ dự án đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật..... 215
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO.........................217
PHỤ LỤC.......................................................... 218
MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, kinh tế của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng tăng trưởng nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí, tập luyện thể thao của người dân ngày càng cao. Tuy nhiên những địa điểm có tiện nghi sinh sống hiện đại với môi trường tự nhiên trong lành, cùng với nhu cầu vui chơi giải trí - thể thao đa dạng, đẳng cấp sau thời gian làm việc căng thẳng mặc dù đã được chú ý đầu tư xây dựng tại Thái Nguyên, song hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Thành phố Phổ Yên nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa của tỉnh với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Những năm gần đây, thành phố Phổ Yên đã có những bước phát triển lớn theo Quy hoạch chung Thị xã đến năm 2035 đã được phê duyệt theo quyết định số 3645/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên; thành phố Phổ Yên đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 469/NQ-UBTVQH15 ngày 15/02/2022 về việc thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Khu vực xung quanh Hồ Suối Lạnh thuộc xã Thành Công - phía Tây thành phố Phổ Yên có lợi thế rất lớn về tiềm năng thiên nhiên đặc biệt là xây dựng sân Gôn với đặc trưng của vùng đồi núi ôm lấy lòng Hồ Suối Lạnh, hướng ra dãy núi Tam đảo hùng vĩ. Tất cả các yếu tố trên sẽ là nền tảng để xây dựng lên một sân Gôn đẹp, độc đáo kết hợp hoàn hảo cùng cảnh quan thiên nhiên, với những hố Gôn ấn tượng. Đặc biệt, toàn bộ khu vực này đã được xác định là đất cây xanh thể dục thể thao nằm trong Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Hồ Suối Lạnh đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt theo Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 04/11/2021.
Dự án sân gôn được UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quyết định số 1247/QĐ-UBND ngày 05/06/2023 và được phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2022 của UBND thành phố Phổ Yên. Dự án sân gôn được quy hoạch xây dựng với 18 hố trên diện tích 539.141 m2 (53,92 ha) nằm trên địa bàn xã Thành Công, thành phố Phổ Yên có vị trí tiếp cận khu vực Hồ Suối Lạnh và giao Công ty TNHH .... là đơn vị chủ đầu tư. Với mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, tăng thêm các sản phẩm du lịch, thể thao đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách, các chuyên gia làm việc tại Thái Nguyên cũng như các giải đấu gôn quốc tế, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, góp phần xây dựng thành phố Phổ Yên trở thành thành thành phố đáng sống. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội thành phố Phổ Yên nói riêng và toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Dự án Sân gôn có quy mô diện tích thực hiện là 53,92 ha. Căn cứ điểm b, khoản 1 điều 30 và điểm c, khoản 4, điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 và căn cứ mục II.5, phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ đối với dự án sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô trung bình (từ 50 ha đến dưới 100 ha). Theo khoản 3, điều 35 của Luật này, Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND cấp tỉnh
Chương 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Dự án sân gôn
Công ty TNHH
Địa chỉ: xã Thành Công, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Đại diện chủ dự án: .......... ; Chức vụ: Giám đốc.
- Tell: ...........
Nguồn vốn: Vốn góp của nhà đầu tư (chiếm 20% tổng mức đầu tư) và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác (chiếm 80% tổng mức đầu tư).
- Tổng vốn đầu tư: 387.550.000.000 đồng.
Tiến độ thực hiện dự án:
+ Từ quý II/2023 đến quý III/2023: Hoàn thành các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, đề nghị giao đất, cho thuê đất.
+ Quý IV/2023 đến Quý II/2025: Xây dựng sân gôn, nhà câu lạc bộ, các công trình phụ trợ và mua sắm thiết bị.
+ Từ quý III/2025: Hoàn thành và đưa dự án đi vào hoạt động.
Dự án sân gôn có diện tích 53,92 ha nằm trên địa bàn xóm Nhe và xóm Na Lang, xã Thành Công, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Dự án cách trung tâm thành phố Phổ Yên 12 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 32km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 60km, cách sân bay Nội Bài 38km về phía Nam.
Khu đất dự án có vị trí tiếp giáp như sau:
Khoảng cách từ dự án đến các công trình xung quanh:
Nhà dân gần nhất cách ranh giới dự án khoảng 30m về phía Bắc, cách công trình đền Bạch Hoa Công Chúa (của hộ gia đình cá nhân xây dựng) khoảng 100m về phía Nam. Trong khu vực dự án không có công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử cần được bảo vệ.
Dự án cách Hồ Suối Lạnh 10m (so với cao trình đỉnh đập chính: 32,40 - 32,6m; cao trình đỉnh đập phụ 1: 32.60 - 33.00m; cao trình đỉnh đập phụ 2: 32.60m) về phía Nam, Tây Nam (với khoảng cách từ dự án đến Hồ Suối Lạnh đảm bảo khoảng cách an toàn về hành lang bảo vệ nguồn nước tại Quyết định số 3460/QĐ-UBND ngày 6/11/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên).
Hình 1. 1. Vị trí khu đất dự án sân gôn
Dự án sân gôn có tổng diện tích là 53,92 ha. Trên cơ sở bản đồ địa chính xã Thành Công, thành phố Phổ Yên do UBND xã Thành Công cung cấp. Sau khi thống kê về hiện trạng sử dụng đất thì trong khu vực lập dự án chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm,... cụ thể xem bảng dưới:
Bảng 1. 5. Hiện trạng sử dụng đất của dự án
TT |
Loại đất |
Ký hiệu |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ (%) |
I |
Đất nông nghiệp |
|
52,62 |
97,59 |
1.1 |
Đất trồng lúa nước |
LUK |
0,52 |
0,96 |
1.2 |
Đất nuôi trồng thủy sản |
NTS |
0,45 |
0,83 |
1.3 |
Đất trồng cây hàng năm khác |
BHK |
0,23 |
0,43 |
1.4 |
Đất trồng cây lâu năm |
CLN |
2,99 |
5,55 |
1.5 |
Đất rừng sản xuất (rừng trồng) |
RSX |
48,43 |
89,82 |
II |
Đất phi nông nghiệp |
|
1,30 |
2,400 |
2.1 |
Đất ở nông thôn |
ONT |
0,09 |
0,17 |
2.2 |
Mặt nước |
MNC |
0,75 |
1,39 |
2.3 |
Đất thủy lợi |
DTL |
0,05 |
0,09 |
2.4 |
Đất bằng chưa sử dụng |
BCS |
0,18 |
0,33 |
2.5 |
Đất giao thông |
DGT |
0,23 |
0,43 |
|
Tổng |
|
53,92 |
100,00 |
(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án)
Hình 1. 2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dự án
*Hiện trạng sử dụng đất của dự án như sau:
Đất rừng sản xuất: Đất rừng sản xuất trong khu vực dự án chiếm tỷ lệ lớn 48,43 ha (chiếm 89,82%), chủ yếu là đất đã giao cho các hộ trồng rừng trong khu vực.
Đất trồng cây hàng năm: chiếm tỷ lệ nhỏ 0,43% chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như: ngô, lạc, đậu, đỗ…
Đất trồng cây lâu năm: chiếm 5,55%. Các loại cây trồng chủ yếu là cây ăn quả như bưởi, nhãn, xoài,...
Đất ở nông thôn: chiếm 0,17% nằm rải rác trong dự án. Phần diện tích này có 08 hộ dân với khoảng 32 nhân khẩu phải di dời (trong đó có 8 công trình nhà bán kiên cố và 5 công trình nhà tạm).
Đất trồng lúa 1 vụ: chiếm 0,52%. Chủ yếu là đất lúa của các hộ nông nghiệp trong khu vực.
Đất nuôi trồng thuỷ sản: Có diện tích khoảng 0,45ha, chiếm 0,83%. Chủ yếu là đất mặt nước ao, hồ, khe nước tự nhiên chảy qua khu vực dự án và thuộc đất của các hộ dân quản lý. Khi triển khai dự án sẽ tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng và giữ lại một số vị trí đất mặt nước để cải tạo làm hồ cảnh quan của dự án sau này.
Đất giao thông, thuỷ lợi: chiếm 0,52% là đường bê tông dân sinh, đường đất đi qua dự án với nền đường rộng khoảng 3m và các công trình thuỷ lợi.
Việc thu hồi đất phục vụ cho dự án sẽ thu hồi đất của khoảng 40 hộ dân thuộc xã Thành Công, thành phố Phổ Yên (trong đó hộ chỉ có đất 32 hộ và hộ có nhà và đất là 8 hộ).
*Hiện trạng dân cư:
Trong khu vực thực hiện dự án hiện có khoảng 8 hộ dân đang sinh sống tại đây với khoảng 32 nhận khẩu cư trú rải rác xen kẽ tại các khu vực đồi núi thấp.
*Hiện trạng các công trình kiến trúc, cảnh quan:
+ Hiện trạng kiến trúc cảnh quan: Trong khu vực nghiên cứu quy hoạch có hai vùng cảnh quan chính:
Vùng cảnh quan nông nghiệp làng xóm hiện hữu.
Vùng cảnh đồi núi dưới chân núi Hàm Lợn và giáp Hồ Suối Lạnh. Vùng cảnh quan nông nghiệp làng xóm hiện hữu chỉ có một phân nhỏ phía Bắc của dự án.
Vùng cảnh quan đồi núi là vùng cảnh quan tự nhiên thuận lợi để khai thác xây dựng khu thể dục thể thao cao cấp.
+ Hiện trạng về địa hình: Khu vực nghiên cứu có đặc điểm địa hình là khu đất đồi núi, khe nước, (cao độ từ +30m đến +100m) dạng dốc thoải, thấp đều về 2 phía Đông và Nam của dự án.
Phía Đông Bắc là dạng đồi thấp đặc trưng của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Phía Tây Bắc và Tây là dạng địa hình chân núi của dãy núi Hàm Lợn.
Phía Nam là dạng núi thấp thoải dần về phía Hồ Suối Lạnh.
Có 02 dạng địa hình chủ yếu phân theo khả năng khai thác xây dựng: đất chân đồi độ dốc thấp, đất sườn đồi độ dốc trung bình.
Địa hình tự nhiên phân chia thành nhiều lưu vực nhỏ và có nhiều khe tụ thủy thu nước về một số hồ nước nhỏ phía Bắc và Hồ Suối Lạnh phía Nam.
+ Hiện trạng kiến trúc và xây dựng công trình:
Nhà ở được xây dựng khá khang trang bao gồm 8 công trình nhà bán kiên cố và 5 công trình nhà tạm. Nhà ở chủ yếu là dạng nhà vườn với cấu trúc đặc trưng của nhà ở nông thôn miền trung du, tâng cao 1 tầng.
Nhà dân gần nhất cách khu đất dự án khoảng 30m về phía Bắc.
Khu đất dự án nằm phía bên trái tuyến đường ĐT 274 theo hướng Thái Nguyên – Vĩnh Phúc. Dự án nằm ngoài lộ giới quy hoạch đường và sẽ đấu nối với tuyến đường này làm tuyến đường giao thông chính.
Khoảng cách từ dự án đến khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường: Dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 10/01/2022 do dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không xả nước thải vào nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt; không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ; không sử dụng đất, mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử-văn hóa; không sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Cụ thể hóa Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Hồ Suối Lạnh được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 04/11/2021.
Cụ thể hóa Đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực sân gôn Glory được UBND thành phố Phổ Yên phê duyệt tại Quyết định số /QĐ-UBND ngày…./…./2023.
Xây dựng sân gôn cao cấp 18 hố tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh doanh và điều hành sân gôn để phục vụ nhu cầu chơi gôn, tập luyện, thi đấu gôn; kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ khách chơi gôn; cung cấp các dịch vụ cho thuê thiết bị chơi gôn cho khách hàng có nhu cầu; cho thuê xe đi lại trong khu vực sân gôn; bán lẻ các thiết bị, dụng cụ thể thao chơi gôn; cho thuê gian hàng thương mại trong khu vực sân gôn; dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự trong khu vực sân gôn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong khu vực từ nông lâm nghiệp sang dịch vụ du lịch, giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động.
Tạo ra cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thể thao, vui chơi giải trí cho khách du lịch cũng như nhân dân địa phương có nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi thể thao và rèn luyện thể chất.
Loại hình dự án: Dự án đầu tư mới sân gôn.
Tính chất dự án: Là khu thể thao sân gôn 18 hố bao gồm các chức năng chính: các hố gôn, Clubhouse, dịch vụ phục trợ, công trình hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật hiện đại, phù hợp quy hoạch phân khu.
Tổng diện tích sử dụng đất 53,92 ha.
Quy mô xây dựng:
+ Xây dựng 18 hố gôn.
+ Xây dựng Nhà câu lạc bộ (Club House) 03 tầng.
+ Xây dựng hồ điều hòa, mặt nước.
+ Xây dựng đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật và phụ trợ.
+ Xây dựng khu cây xanh, tôn tạo cảnh quan, cách ly kết hợp trồng rừng.
Công suất của dự án khi đi vào vận hành 18 gố gôn là: 400-500 người chơi/ngày.
Tổng vốn đầu tư của dự án: 387.550.000.000 VNĐ.
Phân khu chức năng: Phân khu chức năng trong dự án bao gồm:
+ Đất dịch vụ điều hành câu lạc bộ.
+ Đất khu vực các đường đánh gôn.
+ Đất cây xanh, mặt nước cảnh quan sân gôn.
+ Đất Hạ tầng kỹ thuật sân gôn.
+ Đất giao thông nội bộ.
Bảng 1. 7. Cơ cấu sử dụng đất của dự án
TT |
Chức năng sử dụng đất |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ (%) |
Tầng cao TB |
Diện tích XD (m2) |
Tổng diện tích sàn XD (m2) |
Mật độ XD (%) |
Hệ số sử dụng đất (lần) |
1 |
Đất dịch vụ điều hành câu lạc bộ |
0,89 |
1,65 |
3 |
0,24 |
0,72 |
26,98 |
0.8 |
2 |
Khu vực các đường đánh Gôn |
29,91 |
55,47 |
|
|
|
|
|
3 |
Đất cây xanh, mặt nước cảnh quan sân Gôn |
19,91 |
36,93 |
|
|
|
|
|
4 |
Đất Hạ tầng kỹ thuật sân Gôn |
0,2 |
0,37 |
1 |
0,1 |
0,1 |
8,29 |
0,5 |
5 |
Đất giao thông nội bộ |
3,01 |
5,58 |
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
53,92 |
100 |
3 |
0,31 |
0,82 |
0,57 |
|
Trong đó: Các lô đất trong khu vực quy hoạch phải được đầu tư xây dựng theo đúng quy định về quy mô diện tích, mật độ xây dựng, tầng cao xây dựng và hệ số sử dụng đất, cụ thể:
*) Xác định các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch: Ngoài công trình câu lạc bộ là điểm nhấn chính của cả khu với thiết kế phong cách tân cổ điển dựa vào sườn núi hướng ra mặt Hồ Suối Lạnh, trong giai đoạn sau, cần tổ chức cụm công trình khách sạn, resort ở điểm cao phía trên nhà CLB, với phong cách tương đồng để tạo thành cụm công trình ấn tượng hướng nhìn từ đường vành đai 5.
*) Xác định chiều cao xây dựng công trình:
*) Xác định khoảng lùi công trình trên từng tuyến đường, nút giao thông: Đối với các công trình thương mại, dịch vụ: 3m
*) Xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc: Hình thức công trình mang tính hiện đại, hình khối đơn giản, khỏe khoắn, phù hợp vớinét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ:
Phương hướng thiết kế công trình kiến trúc:
Phương hướng kiến trúc cảnh quan đô thị: hình thành cảnh quan đô thị tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái, hài hòa với cảnh quan xung quanh.
Hành lang quan sát: Đảm bảo an toàn về cảnh quan chính của đường phố.
Dáng dấp đô thị: Quy hoạch theo mô hình đường chân trời hài hòa với cảnh quan xung quanh.
Không gian mở rộng: Hướng tới vùng cảnh quan rộng và đẹp.
Đường phố: Hình thành đường giao thông gắn với sân gôn tạo cảnh quan đẹp.
Phương hướng kiến trúc riêng lẻ cho cảnh quan kiến trúc: Thúc đẩy cải thiện các tòa nhà riêng lẻ mang tính thẩm mỹ kiến trúc công khai.
Sân mở: Cải thiện không gian chính trong việc sử dụng đất.
Mái sảnh: Được thể hiện nhờ khoảng lùi và Arcade.
Góc độ: Đảm bảo tính khác biệt về diện mạo kiến trúc của các công trình kiến trúc. nhà
Thiết bị: Tránh để công trình hoặc mái hiên lộ ra thái quá làm mất mỹ quan tòa
Thiết kế sáng tạo: Thiết kế có cá tính hài hòa với xung quanh, hỗ trợ định vị và làm nổi bật đặc trưng của đô thị.
Điều phối ngoại cảnh và màu sắc: Quy hoạch một cách hài hòa ngoại quan, màu sắc, v.v… và thống nhất trục kiến trúc với cảnh quan xung quanh.
Thích ứng với địa hình tự nhiên: Công trình kiến trúc sử dụng các vật thể tự nhiên xung quanh (như cây cối, đá…) và địa hình tự nhiên.
Khả năng dễ tiếp cận: Quy hoạch bố trí lối vào công trình kiến trúc, ưu tiên khu vực bộ hành của du khách.
Kết nối với công trình xung quanh: Đảm bảo đồng tuyến di chuyển với các công trình xung quanh hoặc đường đi bộ xung quanh.
Tạo không gian nội thất thoáng đãng: Đảm bảo cảm giác mở thoáng đãng, sáng sủa cho người sử dụng.
Tận dụng không gian tầng thượng bằng cách xanh hóa tầng thượng, tạo không gian nghỉ ngơi thư giãn trên tầng thượng, v.v…
Mở rộng không gian ở các tầng thấp: Mở rộng không gian công cộng ở các tầng thấp thành không gian cây xanh, không gian nước, không gian nghỉ chân.v.v….
Hình khối công trình kiến trúc:
Hình khối công trình xây dựng được tổ chức dạng khối cơ bản (hộp), không dàn trải (để dành được nhiều diện tích cho sân vườn công trình), tại vị trí cao và có hướng nhìn đẹp, các dải cây xanh xung quanh công trình tạo nên một tổng thể phát triển đối xứng, mạnh mẽ, giàu bản sắc văn hóa nói riêng. Hình khối công trình phải thể hiện được chức năng sử dụng của công trình, tạo sức hút cho toàn bộ khu vực với phong cách kiến trúc hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc.
>>> XEM THÊM: Lập dự án trồng rừng kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn