BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ THẤP ÁP

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho du an hệ thống phân phối khí thấp áp và hồ sơ xin giấy phép môi trường của dự án kho xưởng sàn xuất, cơ sở sản xuất kinh doanh, kho dịch vụ hàng hóa

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ THẤP ÁP

  • Mã SP:ĐTM KTP
  • Giá gốc:180,000,000 vnđ
  • Giá bán:175,000,000 vnđ Đặt mua

MỞ ĐẦU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ THẤP ÁP


1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN - Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho du an hệ thống phân phối khí thấp áp và hồ sơ xin giấy phép môi trường của dự án

  Khí tự nhiên là một nguồn nguyên liệu và nhiên liệu sạch đang được Thế giới quan tâm sử dụng thay thế cho các nguồn nguyên liệu và nhiên liệu cũ gây ô nhiễm môi trường như than, củi, dầu. Sử dụng khí làm nguyên liệu và nhiên liệu có nhiều ưu điểm về mặt môi trường, cho phép kéo dài chu kỳ bảo dưỡng và tuổi thọ của thiết bị, giảm chi phí vận hành, không cần nơi tàng trữ nhiên liệu. Sự hình thành và phát triển của thị trường tiêu thụ khí đang được mở rộng từ khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu cho tới các vùng kinh tế trọng điểm như Đồng Nai, Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương vì vậy đòi hỏi phải phát triển mạng lưới ống cấp khí đến các nơi tiêu thụ.

  Thực hiện mục tiêu cung cấp khí tự nhiên khô cho các nhà máy điện và các khu công nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh cũng như tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, Tổng Công ty Khí Việt Nam đã tiến hành đầu tư dự án tuyến ống dẫn khí cao áp (> 60 Barg) Phú Mỹ - Thành Phố Hồ Chí Minh. Tuyến ống bắt đầu từ trạm tiếp nhận khí đặt tại trung tâm phân phối khí Phú Mỹ (GDC) (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) để tiếp nhận khí từ hệ thống đường ống Nam Côn Sơn và đi qua địa bàn các huyện Tân Thành (Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), huyện Nhơn Trạch (Tỉnh Đồng Nai), huyện Nhà Bè (Thành Phố Hồ Chí Minh). Công suất thiết kế của tuyến ống là 2 tỷ m3khí/năm trong giai đoạn 1, khi lắp đặt thêm trạm nén tại Phú Mỹ thì khả năng vận chuyển khí  tối đa 3,8 tỷ m3/năm, đáp ứng đủ lượng khí cần thiết cho các nhà máy điện Nhơn Trạch còn lại vào giai đoạn 2 và các hộ tiêu thụ khác thuộc khu vực Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh ở giai đoạn 2, 3 của dự án.

Để mở rộng thị trường tiêu thụ khí, tăng doanh thu, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, Công ty Cổ phần phân phối khí thấp áp (PVGAS D ) có chủ trương xây dựng hệ thống phân phối khí thấp áp bắt nguồn từ hai trạm van của tuyến dẫn khí cao áp Phú Mỹ - Thành Phố Hồ Chí Minh tại: LBV1 (ấp Bà Bông, Xã Long Thọ, Nhơn Trạch) và LBV2 (KCN Ông Kèo huyện Nhơn Trạch) để cung cấp khí cho các khách hàng tiêu thụ khí thấp áp trong các KCN của huyện Nhơn Trạch. Công suất thiết kế của tuyến ống này là:
- Trạm phân phối GDS tại KCN VI có công suất 02 triệu m3/ngày đêm
-  Trạm phân phối GDS Ông kèo (Giai đoạn 2) có công suất khoảng 42,254 triệu m3/năm

Chấp hành Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường, Nghị định 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường và hướng dẫn thi hành, nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế – xã hội; Công ty cổ phần Phân Phối Khí Thấp Áp phối hợp với Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường tổ chức lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) cho Dự án Hệ Thống Phân Phối Khí Thấp Áp Cho Các KCN Huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM được tuân thủ theo các quy định của pháp luật về môi trường và các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về lập ĐTM cho các dự án đầu tư. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực đạt tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định bảo đảm phát triển bền vững. 

Đây là một dự án đầu tư mới, do Tổng công ty khí Việt Nam Công ty Cổ phần Phân phối khí thấp áp tự phê duyệt đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM

2.1. Cơ sở pháp lý lập báo cáo đánh giá tác động môi trường


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho du an hệ thống phân phối khí thấp áp và hồ sơ xin giấy phép môi trường của dự án kho xưởng sản xuất

LIÊN HỆ LẬP BÁO CÁO ĐTM

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. Thông tin chung:

1.1.Tên dự án:

Mở rộng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho dịch vụ hàng hóa và dịch vụ đóng gói sản phẩm nội thất

1.2. Tên chủ dự án

- Chủ dự án: Công ty TNHH nội thất JaPan Bình Minh

- Đại diện chủ đầu tư : ông NGUYỄN VĂN MINH     Chức vụ: Giám đốc

- Trụ sở: Xóm 5, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

1.3. Vị trí địa lý của dự án:

Khu vực thực hiện dự án đã được quy hoạch tại Xóm 5, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tổng diện tích dự kiến mở rộng đầu tư 6.647,7m2 trong đó diện tích dự án đã được phê duyệt là 3.046,7m2 và diện tích dự án mở rộng là 3.601m2.

Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

+ Phía Đông giáp ruộng lúa.

+ Phía Bắc giáp khu đất xâm canh của xã Hải Tân.

+ Phía Tây giáp Quốc lộ 21.

+ Phía Nam giáp sông Bãi Thải.

1.4. Mục tiêu đầu tư:

- Nâng cao hiệu quả khai thác quỹ đất chuyển đổi từ nông nghiệp, đảm bảo không đầu tư dàn trải, lãng phí đất.

- Cung cấp vật liệu xây dựng về nội thất và dịch vụ đóng gói các sản phẩm nội thất phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và các vùng lân cận.

- Tạo nguồn thu cho ngân sách, tạo thêm việc làm cho khoảng 60 lao động tại địa phương

1.5. Quy mô, công suất dự án kho xưởng sản xuất

* Quy mô dự án: Đây là Dự án mở rộng. Tổng diện tích mặt bằng của dự án sau khi mở rộng là 6.647,7m2 trong đó diện tích dự án đã được phê duyệt là 3.046,7m2 và diện tích dự án mở rộng là 3.601m2.

* Công suất dự án:

Khoảng 150.000 m2 tấm ốp nội thất/năm.

* Công nghệ sản xuất dự án:

Sơ đồ: Quy trình sản xuất tấm ốp nhựa

 Thuyết minh:

Hạt nhựa nguyên sinh PVC được đưa vào gia nhiệt bằng điện trong nhiệt độ từ 800°C - 1000°C khoảng 3 tiếng, sau đó đổ vào khuôn. Khi bán sản phẩm được đổ vào khuôn xong thì tiến hành để nguội 3 tiếng bằng hệ thống làm mát bằng nước. Sau đó sử dụng máy cắt để cắt sản phẩm tạo kích cỡ độ dài theo nhu cầu của khách hàng và xuất bán ra thị trường.

II. Nội dung chính của dự án

2.1. Các hạng mục công trình của dự án

STT

Các hạng mục đã được phê duyệt

Ghi chú

Nay đề nghị điều chỉnh

Ghi chú

Tên hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Tên hạng mục công trình

Diện tích (m2)

1

Cổng, tường rào

 

Đã xong

 

 

 

2

Nhà điều hành

126,4

Đã xong

 

 

 

3

Nhà xưởng sản xuất 1

800

Đã xong

 

 

 

4

Nhà kho

280

Đã xong

 

 

 

5

Nhà vệ sinh chung 1

19,3

Đã xong

 

 

 

6

Hồ điều hòa

25

Đã xong

 

 

 

7

Cây xanh, thảm cỏ

676

Đã xong

 

 

 

8

Sân, đường nội bộ

1.036,4

Đã xong

 

 

 

9

 

 

 

Nhà xưởng sản xuất 2

2.250

Xây mới

10

 

 

 

Nhà ăn

80

Xây mới

11

 

 

 

Nhà để xe

150

Xây mới

12

 

 

 

Nhà vệ sinh chung 2

27,04

Xây mới

13

 

 

 

Cây xanh, thảm cỏ

653,54

Xây mới

14

 

 

 

Sân, đường nội bộ

524

Xây mới

2.2. Nguyên liệu sử dụng trong dự án

a. Trong giai đoạn thi công xây dựng

Diện tích san nền 3.601m2, cos san nền 1,2m.  Toàn bộ khu vực được đắp bằng cát đen và đất đào tận dụng đầm chặt K= 0,85. Tổng khối lượng cát san lấp mặt bằng khoảng 3.601m3 và được vận chuyển về dự án bằng đường bộ.

b. Trong giai đoạn dự án đi vào khai thác sử dụng

* Nguồn cấp nước: Nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất và hoạt động sinh hoạt của CBCNV trong nhà máy được cấp bởi nhà máy nước sạch huyện Hải Hậu. Căn cứ theo lượng nước sử dụng giai đoạn hiện tại, ước tính nhu cầu sử dụng nước như sau.

STT

Nhu cầu dùng nước

Quy mô

Nhu cầu sử dụng nước (m3/ng.đêm)

1

Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy

150 người

15

2

Nước cấp tưới cây

1.329,54m2

2

3

Nước làm mát

 

4

 

Tổng cộng

 

21

 

* Nguồn cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất và hoạt động sinh hoạt của CBCNV trong nhà máy được cấp bởi Điện lực huyện Hải Hậu. Ước tính nhu cầu sử dụng điện như sau:

STT

Danh mục

Đơn vị

Khối lượng sử dụng

Giai đoạn hiện tại

Giai đoạn mở rộng

1

Điện

Kw/tháng

100

200

 

III. Các tác động đến môi trường và các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.

3.1. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh 

A, Giai đoạn thi công

-  Nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân phát sinh khoảng 0,9m3/ngày.đêm. Thành phần gồm: TSS; BOD5; COD; Amoni; Nitrat; Sunfua; Photphat; vi khuẩn,…

+ Nước thải xây dựng: Nước thải phát sinh từ quá trình rửa các thiết bị, dụng cụ xây dựng phát sinh khoảng 2 m3/ngày. Thành phần chủ yếu: TSS,…

   - Khí thải: Bụi, khí thải từ hoạt động của máy móc thiết bị thi công, từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, bùn, đất thải. Thành phần khí thải: Bụi, CO, SO2, NOx,..

   - Chất thải rắn thông thường:

+  Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân xây dựng với khối lượng khoảng 12 kg/ngày. Thành phần: thực phẩm, thức ăn thừa, giấy vụn, bìa carton, ...

+ Chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, khối lượng phát sinh khoảng 14,5 tấn/quá trình xây dựng. Thành phần: đất đá, nạo vét bùn, đào hố móng; bê tông, gạch, đá,..

+ Chất thải rắn từ hoạt động bóc tách tầng đất mặt đất lúa 02 vụ: Khối lượng đất bóc tách khoảng 589,492m3

   - Chất thải rắn nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng chủ yếu là dầu thải, chất thải nhiễm dầu từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thi công và phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu của dự án. Khối lượng phát sinh: giẻ lau dính dầu mỡ, bao bì sơn thải,… khoảng 10 kg;

B, Giai đoạn vận hành

   -  Nước thải:

+ Nước mưa chảy tràn với thành phần chủ yếu là chất rắn (đất, cát,...) bị cuốn trôi theo với tải lượng là:

1.863 (mm) x 6647,7m2/1000 ≈ 12.385 m3/năm

+ Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân phát sinh khoảng 15m3/ngày.đêm. Thành phần gồm: TSS; BOD5; COD; Amoni; Nitrat; Sunfua; Photphat; vi khuẩn,…

- Khí thải:

Khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông của CBCNV. Thành phần khí thải chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx,..

Khí thải từ quá trình gia nhiệt bao gồm hơi mùi nhựa, NOx, nhiệt,... Tuy nhiên nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa nguyên sinh đồng thời máy móc thiết bị khép kín nên hầu như không phát sinh hơi mùi nhựa từ quá trình sản xuất.

- Chất thải :

+ Chất thải rắn sinh hoạt: từ hoạt động sinh hoạt, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính khoảng 120kg/ngày

+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường: chất thải từ quá trình sản xuất khoảng 2 tấn/năm.

+ CTNH phát sinh khoảng 20 kg/năm.

3.2. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

a. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải

* Hệ thống thu gom nước thải

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải được thiết kế tách riêng hoàn toàn với hệ thống đường cống thu gom và thoát nước mưa.

- Nước thải sinh hoạt được thu gom theo hệ thống ống nhựa D110 về hệ thống bể lắng, lọc, khử trùng clo trước khi thải ra ngoài môi trường.

* Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy:

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày đêm. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý như sau:

 Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh® Bể tự hoại 3 ngăn® Bể lắng lọc ® Bể khử trùng clo ® Mương nội đồng

Nước thải tắm giặt, nước rửa tay, thoát sàn... ® Bể lắng lọc để xử lý

Nước thải nhà ăn ® Hố ga tách mỡ ® Bể lắng lọc để tiếp tục xử lý

- Vị trí xả nước thải: mương nội đồng.

- Phương thức xả thải: tự chảy.

b. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý bụi, khí thải

* Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong công ty.

- Bố trí quạt hút khu vực sản xuất và hệ thống máy móc thiết bị kín hạn chế hơi mùi phát sinh.

- Xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng thay thế hoặc đổi mới các máy móc thiết bị sản xuất kịp thời nhằm tránh gây rò rỉ các chất ô nhiễm, các chất độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ gây cháy nổ.

- Thường xuyên quét dọn vệ sinh Công ty sau mỗi ca làm việc.

- Quy định các xe ra vào phải để xe đúng nơi quy định.

- Trồng cây xanh với tổng diện tích khoảng 1.329,54m2 đạt tỷ lệ khoảng 20% tạo cảnh quan, điều hòa không khí.

c. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường

- Công ty có trách nhiệm trong việc ban hành quy chế, nội quy về việc quản lý, thu gom rác thải.

- Thực hiện thu gom, phân loại chất thải phát sinh; Đối với rác thải sinh hoạt: công ty trang bị 05 thùng chứa 120 lít có nắp đậy kín và đến cuối ngày được đội thu gom rác thải sinh hoạt của địa phương vận chuyển đến nơi tập kết. Đối với chất thải rắn thông thường: công ty trang bị 02 thùng chứa 120 lít có nắp đậy kín và hợp đồng với đợn vị chức năng định kỳ đến thu gom đem đi xử lý.

d. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

Công ty thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu chứa và xử lý theo theo đúng hướng dẫn của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật BVMT và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật BVMT.

+ Công ty bố trí 01 kho chứa CTNH có diện tích khoảng 5m2. Kho có tường bao kín, nền đổ bê tông có mái che lợp tôn. Kư ho có khóa, bên ngoài có biển báo CTNH theo đúng quy định. Trong kho bố trí các thùng chứa loại có thể tích 60 lít để thu gom CTNH. Các thùng chứa phải được dán tên loại chất thải, mã CTNH theo quy định.

+ Định kỳ thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

e. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường.

- Phòng chống sự cố về hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải tập trung

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường cống thu gom nước mưa, nước thải, hệ thống hố ga và trạm xử lý nước thải để có phương án xử lý kịp thời.

+ Thường xuyên theo dõi, phân tích định kỳ, quan sát tính biến động của nước thải và các yếu tố bất thường liên quan đến quá trình xử lý nước thải của hệ thống.

+ Hàng ngày ghi chép, lưu giữ thông tin chính xác, đầy đủ trong Sổ nhật ký vận hành của trạm xử lý.

+ Khi thấy bất kỳ hiện tượng bất thường nào phải tiến hành kiểm tra, theo dõi và báo cho người có thẩm quyền của Công ty để có biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời.

- Phòng ngừa bệnh liên quan đến tác nhân nghề nghiệp: Thường xuyên kiểm tra các thiết bị máy móc trong nhà xưởng. Đề ra nội quy về an toàn lao động trong quá trình vận hành các thiết bị máy móc và trang bị bảo hộ lao động cho người lao động,…

- Phòng ngừa cháy nổ, chập điện: Nhà máy thiết kế, thi công và nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định hiện hành. Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định; Lắp đặt các thiết bị bảo vệ an toàn điện cho các thiết bị máy móc sản xuất; Định kỳ 6 tháng/lần sẽ tiến hành kiểm tra các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy; Thường xuyên tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến và giáo dục các kiến thức về phòng chống cháy nổ cho người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng nội quy PCCC nơi sản xuất, làm việc và phổ biến cho cán bộ, công nhân hiểu biết và nghiêm túc thực hiện.

- Phòng chống thiên tai: Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, bão lụt; Thường xuyên kiểm tra bảo đảm an toàn các đường dây tải điện, đặc biệt khi có tin bão có thể xảy ra trên địa bàn; Thành lập ban phòng chống bão lụt, triển khai các hoạt động cụ thể trong mùa mưa bão phù hợp với tình hình thực tế; Xây dựng hệ thống chống sét, nối đất tại xưởng sản xuất.

IV. Chương trình quản lý, giám sát môi trường.

4.1. Giai đoạn xây dựng

* Không khí xung quanh:

- Vị trí giám sát: 02 vị trí cuối hướng gió ưu tiên gần khu dân cư tại khu vực xây dựng dự án.

- Thông số giám sát: Tiếng ồn, Tổng bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2.

- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

4.2. Giai đoạn vận hành

* Giám sát nước thải:

- Vị trí quan trắc giám sát:

+ 1 mẫu nước thải trước khi vào hệ thống bể lắng khử trùng. Thông số: Lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày.đêm), pH, BOD5, chất rắn lơ lửng (TSS), TDS, Amoni (tính theo N), Sunfua, Phosphat, Dầu mỡ động thực vật, Nitrat (tính theo N), Chất hoạt động bề mặt, Coliform.

+ 1 mẫu nước thải sau hệ thống bể lắng lọc khử trùng, trước khi chảy ra ngoài môi trường với thông số quan trắc, giám sát: Lưu lượng nước thải đầu ra (m3/ngày.đêm), pH, BOD5, chất rắn lơ lửng (TSS), TDS, Amoni (tính theo N), Sunfua, Phosphat, Dầu mỡ động thực vật, Nitrat (tính theo N), Chất hoạt động bề mặt, Coliform.

- Tần suất quan trắc giám sát: 3 tháng/lần (4 lần/năm).

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt và QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. Áp dụng hệ số Kq =0,9, Kf=1,1; Đối với các thông số: pH, Coliform thì Cmax = C 

V. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN.

Chủ đầu tư cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.

Nội dung cam kết thực hiện những nội dung sau:

- Tôn trọng các giá trị của các cộng đồng địa phương và thường xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo ý kiến của người dân địa phương trong các công việc có ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường trong khu vực thực hiện dự án.

- Xây dựng, duy trì và kiểm tra các giải pháp giảm thiểu (nước thải, khí thải) trong giai đoạn vận hành của dự án. Sẵn sàng thông báo tình trạng khẩn cấp với đơn vị cung cấp, các cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng địa phương.

- Phối hợp với chính quyền địa phương để lồng ghép các hoạt động sản xuất của dự án vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

- Cam kết thực hiện đúng và đầy đủ đã thể hiện những nội dung bảo vệ môi trường nêu trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

- Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý nước thải và các biện pháp giảm thiểu khác nêu trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cam kết xử lý đạt các quy chuẩn hiện hành về môi trường do trung ương và địa phương quy định.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra sự cố về môi trường.

- Cam kết xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT (B)- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCVN 14:2008/BTNMT (B)- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- Cam kết áp dụng các tiêu chuẩn, Quy chuẩn tương đương khi có thay đổi

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho du an hệ thống phân phối khí thấp áp và hồ sơ xin giấy phép môi trường của dự án kho xưởng sàn xuất, cơ sở sản xuất kinh doanh, kho dịch vụ hàng hóa

 

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.lapduan.comwww.lapduan.info ; www.khoanngam.com     

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha