Tham vấn báo cáo ĐTM dự án Nhà máy sản xuất phân bón

Tham vấn báo cáo ĐTM dự án Nhà máy sản xuất phân bón với quy mô 200.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó: phân bón vô cơ 150.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón hữu cơ 40.000 tấn sản phẩm/năm và phân bón sinh học 10.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 09-04-2025

54 lượt xem

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.Thông tin về dự án

1.1.Tên dự án

“NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK” NÂNG CÔNG SUẤT TỪ 130.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM LÊN 200.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM

1.1.1.Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án

Tên chủ dự án : CÔNG TY CỔ PHẦN ... – LÂM ĐỒNG

Người đại diện : Ông..........

Chức vụ: Tổng Giám đốc

Địa chỉ trụ sở : Quốc lộ 20, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Địa chỉ liên hệ: Quốc lộ 20, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Địa chỉ dự án: Quốc lộ 20, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

- Điện thoại:...........

Tiến độ thực hiện dự án: Lắp đặt máy móc thiết bị từ Tháng 12/2023 đến tháng 03/2024.

1.1.2.Vị trí địa lý của dự án

Vị trí của dự án

Dự án “Nhà máy sản xuất phân bón NPK” Nâng công suất từ 130.000 tấn sản phẩm/năm lên 200.000 tấn sản phẩm/năm thuộc Quốc lộ 20, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích là 30.317,9 m2. Vị trí ranh giới dự án như sau:

  • Phía Bắc giáp với đất của hộ dân;
  • Phía Nam giáp với đường hẻm;
  • Phía Đông giáp với suối Đa Tam;
  • Phía Tây giáp với Quốc lộ 20.

Phạm vi dự án

Dự án “Nhà máy sản xuất phân bón NPK  Lâm Đồng” Nâng công suất từ 130.000 tấn sản phẩm/năm lên 200.000 tấn sản phẩm/năm, có tọa độ của các điểm khống chế ranh giới thửa đất xây dựng dự án theo hệ tọa độ VN 2000 (kinh tuyến trục 107o45’, múi chiếu 3o) được thể hiện tại bảng và hình dưới đây:

Bảng 1.1: Tọa độ các điểm khống chế ranh giới của dự án

STT

X

Y

STT

X

Y

1

1302136

571600

3

1302014

571681

2

1302126

571174

4

1301991

571627

Hình 1.1: Vị trí ranh giới của dự án

1.1.3.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Hiện trạng đất tại dự án: Hiện tại dự án đã được xây dựng và bê tông hóa tất cả các tuyến đường nội bộ trong khu vực dự án.

Hiện trạng sử dụng nước:

+ Nguồn nước mặt: Gần dự án có Suối Đa Tam cách dự án khoảng 39 m về hướng Đông, nguồn nước này sử dụng cho mục đích cấp nước sản xuất cho người dân xung quanh khu vực dự án.

+ Nguồn nước ngầm: Các tầng chứa nước tại huyện Đức Trọng như sau: Tầng chứa nước trong đá trầm tích Jura hạ - trung (J1-2) bao gồm: Tầng chứa Dray Linh (J1đl); tầng chứ nước La Ngà (J2ln); tầng chứa EA Súp (J2es). Tổng diện tích phân bố khoảng 5.776 km2. Trong đó:

Hệ tầng La Ngà (J2ln): Hệ tầng này phân bố khá trộng trã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khoảng 3.247 km2, phân bố nhiều ở khu vực Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đạ Tẻh,… Thành phần chủ yếu là cát kết, bột kết, đá phiến sét dạng dải. Bề dày trung bình từ 90 – 185m.

Hệ tầng (J3đbl): Diện tích phân bố khoảng 385 km2, trong đó khu vực tỉnh Đăk Nông phân bố với diện tích nhỏ khoảng 16 km2 ở khu vực Gia Nghĩa; khu vực tỉnh Lâm Đồng lộ ra chủ yếu ở đèo Bảo Lộc, Di Linh, Lạc Dương, Đơn Dương với diện tích khoảng 369km2. Thành phần thạch học gồm andesit, andesit porphyrit, dacit, ryodacit và tuf của chúng. Bề dày thay đổi từ 500 – 600m.

Mức độ chứa nước: Trong hệ tầng La Ngà lưu lượng biến đổi từ 0,01-4,76 l/s. Tỷ lưu lượng biến đổi từ 0,001 – 0,6 l/s. Trầm tích Jura trung hạ mức độ chứa nước từ nghèo đến rất nghèo, thành tạo ngheo nước tập trung chủ yếu vào hệ tầng La Ngà, thành tạo rất nghèo tập trrung vào các hệ tầng Dray Linh (J1đl, hệ tầng EA Súp (J2es), hệ tầng đèo Bảo Lộc

Thành phân hóa học của nước có độ khoáng hóa thay đổi từ 0,07 đến 0,58 g/l, thường gặp từ 0,2 đến 0,4 g/l. Độ pH từ 6,1 đến 7,7. Loại hình hóa học của nước chủ yếu là bicarbonat natri và bicarbonat natri – magie. Vùng Ea Súp nước thường có độ cứng cao từ 7 đến 14,50H, không thuận lợi cho ăn uống và kỹ thuật.

Nguồn cung cấp cho các tâng chứa nước J1-2 là nước mưa rơi ở phân lộ và nước thấm từ các tầng chứa nước trong phun trào bazan; miền thoát là mạng sông suối. Động thái nước dưới đất của tầng biến đổi theo mùa.

Biên độ dao động mực nước theo kết quả quan trắc cho thấy biên độ dao động mực nước trung bình năm biến đổi từ 1,4 – 4,3 m, trung bình 2,4 m.

Hiện tại dự án đang sử dụng nguồn nước dưới đất với hệ tầng khe nuwat Bazan Pleistocen dưới (βqp1).

1.1.4.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Qua khảo sát thực tế khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường như sau:

Hệ thống sông suối, ao hồ

Trong vòng bán kính 2 km xung quanh khu vực dự án có suối Đa Tam chiều rộng khoảng 15 – 20 m. Suối này chảy từ phía Đà Lạt xuống theo hướng Bắc – Nam và thuộc lưu vực sông Đa Nhim. Mùa khô lưu lượng rất nhỏ, tốc độ dòng chảy yếu. mùa mưa lưu lượng lớn hơn và tốc độ dòng chảy mạnh hơn.

Khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia,bảo tồn thiên nhiên

Xung quanh khu vực dự án không có khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển hay vườn quốc gia.

Khu dân cư

Xung quanh khu vực dự án có mật độ dân số thấp, chủ yếu là người dân sống bằng nghề nông và buôn bán, thu nhập kinh tế tương đối cao, nhà đầu tư sẽ thu hút nguồn lao động tại đây để tham gia vào làm dự án để góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân.

Các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án

  • Khu dân cư – đô thị: Dân cư trong khu vực xung quanh dự án hiện nay là khu vực dân cư khá đông đúc.
  • Các đối tượng sản xuất kinh doanh dịch vụ: Xung quanh dự án có khá nhiều các đối tượng kinh doanh như quán ăn, quán cà phê,…
  • Công trình văn hoá – tôn giáo, di tích lịch sử: Qua khảo sát, hiện tại khu vực dự án không có công trình kiến trúc kiên cố công trình quốc phòng nào.

Dự án nằm gần các điểm nổi bậc của huyện Đức Trọng như:

  • Cách Trường THCS Hiệp Thạnh khoảng 602 m về hướng Bắc;
  • Cách Trường Tiểu học Phú Thạnh khoảng 0,5 km về hướng Tây Nam;
  • Cách Sân bay Liên Khương khoảng 3,76 km về hướng Tây Nam;
  • Cách UBND xã Hiệp Thạnh khoảng 1,42 km về hướng Tây Nam.

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án sau khi đi vào hoạt động là suối Đa Tam, hiện suối này vẫn đang hoạt động bình thường chưa phát hiện dấu hiệu ô nhiễm, sau đó chảy về nguồn tiếp nhận gián tiếp là sông Đa Nhim nằm trong bán kính 2 km, cách dự án khoảng 0,5 km về hướng Tây Nam, xung quanh khu vực dự án với lưu lượng khá điều hoà, , cây cối mọc xung quanh, là nơi cung cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp của khu vực. Tính chất nguồn nước này là phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp (không phục vụ cấp nước sinh hoạt). Hiện tại nguồn nước tiếp nhận chưa xuất hiện bất thường nào. Nước sông liên tục được đối lưu dòng chảy, hạn chế từ đọng nước thải, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi xả nước thải vào sông, nước sẽ hạn chế tác động của việc xả nước thải đến môi trường xung quanh và khu dân cư tại khu vực.

1.2.Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

Mục tiêu của dự án

Dự án “Nhà máy sản xuất phân bón NPK” Nâng công suất từ 130.000 tấn sản phẩm/năm lên 200.000 tấn sản phẩm/năm của Công ty Cổ phần ... sẽ được triển khai và đi vào hoạt động với mục tiêu: Nâng công suất sản xuất phân bón nhà máy từ 130.000 tấn sản phẩm/năm lên 200.000 tấn sản phẩm/năm. Khi dự án nâng công suất sẽ tăng thu nhập, lợi nhuận cho công ty, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.

Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

Loại hình dự án

Công ty Cổ phần .... đầu tư phát triển loại hình hoạt động sản xuất phân bón.

Hình thức đầu tư: Dự án đầu tư theo hình thức nâng cấp dự án.

Quy mô về diện tích

- Tổng diện tích sử dụng đất là 30.317,9 m2.

Quy mô về sản phẩm

-Quy mô phân bón : 200.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó: phân bón vô cơ 150.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón hữu cơ 40.000 tấn sản phẩm/năm và phân bón sinh học 10.000 tấn sản phẩm/năm.

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Các hạng mục công trình chính

Tổng diện tích đất thực hiện là 30.317,9 m2 trong đó dự kiến được quy hoạch thành các phân khu chức năng chính như sau:

Bảng 1.2: Các hạng mục của công trình

STT

Hạng mục

Đơn vị

Diện tích

Mật độ xây dựng %

CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU

1

Nhà xưởng

m2

1.440

4,75

2

Nhà xử lý bụi làm nguội

m2

50

0,16

3

Nhà xử lý bụi sấy khô

m2

70

0,23

4

Nhà văn phòng mới

m2

245,6

0,81

5

Nhà điều hành

m2

86,6

0,29

6

Kho thành phẩm

m2

747

2,46

7

Nhà xưởng hệ tạo hạt 2

m2

2.200

7,26

8

Nhà xưởng chính

m2

1.208

3,98

9

Kho vật tư bao bì

m2

464.3

1,53

 

 

 

 

 

10

Hội trường

m2

355,3

1,17

11

Nhà ăn

m2

126

0,42

12

Khu vực nghỉ ca

m2

95

-

13

Bảo vệ

m2

9

-

14

Khu vực để xe của CBCNV

m2

200

-

15

Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại

m2

9

-

16

Khu vực lò hơi 1

m2

162

-

17

Khu vực lò hơi 2

m2

120

-

STT

Hạng mục

Đơn vị

Diện tích

Mật độ xây dựng %

18

Khu vực để nhiên liệu

m2

70

-

19

Khu vực vệ sinh

m2

20

-

20

Khu vực để nguyên liệu

m2

2.160

-

21

Khu vực lưu giữ chất thải CNTT

m2

180

-

22

Mương thoát nước mưa

m

300.0

-

 

23

Các hạng mục phụ trợ khác điện chiếu sáng sân bãi, cây xanh thảm cỏ, đường nội bộ….

 

m2

 

20120.1

 

-

Tổng cộng

m2

30.317,9

-

CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ MỚI

Sử dụng mặt bằng hiện hữu

-

-

-

(Nguồn: Công ty Cổ phần ... – Lâm Đồng, 2023)

Các hạng mục công trình phụ trợ

Hệ thống cung cấp điện

Hệ thống cung cấp điện cho hoạt động của dự án là trạm biến áp 3,5 KV đang nằm trong khu vực của dự án. Nguồn cấp điện đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của dự án.

Trong quá trình hoạt động dự án có sử dụng 01 máy phát điện với công suất 24 KVA, và chỉ sử dụng khi mạng lưới điện quốc gia bị sự cố.

Hệ thống cấp nước

Nguồn cấp nước cho hoạt động của dự án là giếng khoan đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 32/GP-UBND ngày 22/04/2022 (thời hạn là 5 (năm) năm).

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống PCCC của dự án sẽ được thiết kế theo yêu cầu của QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

Nhu cầu nước cấp cho PCCC:

Theo tiêu chuẩn TCVN 2622-1995: Lưu lượng dự trữ đảm bảo 20 l/s, áp lực nước >10m, 2 đám cháy đồng thời, khoảng cách 150m/1 trụ cứu hỏa.Trụ chữa cháy D100.

Mạng lưới cấp nước:

  • Hệ thống đường ống cấp nước bố trí dọc theo các hạng mục công trình của dự án. Ống cấp nước được bố trí ngầm ở độ sâu trung bình là 0,8m.
  • Nước từ hệ thống cấp nước khu vực vào bể nước và đi vào hệ thống cấp chung qua hệ thống máy bơm. Đường ống cấp chính lên đài nước (ống STK D100) và từ đài nước sẽ bố trí chung vào một hệ thống đường ống với 2 van áp 1 chiều (D100) và van phao để tận dụng áp lực của nguồn cấp.
  • Các trụ cứu hỏa được bố trí khoảng cách trung bình 250m hoặc bố trí phía trước các công trình. Đường cấp từ hệ thống chính vào các khối nhà sử dụng ống STK ∅34.

Hệ thống thông tin liên lạc

  • Hiện nay dự án đã được lắp đặt điện thoại truyền dây, có sử dụng được Fax và cả hệ thống điện thoại cũng đang phát triển. Các mạng điện thoại di động đều được phủ sóng rộng khắp, ổn định.
  • Do đó hệ thống thông tin liên lạc rất thuận lợi, phục vụ công tác thông tin khi có bất cứ vấn đề xãy ra cần báo cáo liên hệ, cấp cứu, hỗ trợ kịp thời của xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, cơ quan Công an PCCC tại huyện Đức Trọng.

Các hoạt động của dự án

Các hoạt động của dự án qua các giai đoạn:

Giai đoạn thi công: chỉ lắp đặt máy móc, thiết bị.

Giai đoạn vận hành: Vận hành công trình xử lý nước thải (hầm lọc) và hệ thống xử lý khí thải.

Giai đoạn hoạt động: Hoạt động với quy mô 200.000 tấn sản phẩm/năm.

Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thu gom thoát nước mưa: Nước mưa trên các mái nhà được thu gom vào rãnh thoát nước mưa có song chắn rác và hố ga lắng cặn ở xung quanh công trình sau đó đưa vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn từ khu vực nhà máy là suối Đa Tam (nằm ráp ranh phía đông của Nhà máy), suối này chảy về Sông Đa Nhim và cuối nguồn đổ về hồ thủy điện Đại Ninh.

Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Nước thải chủ yếu của dự án là nước thải sinh hoạt, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại nhà máy là không nhiều, do đó nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoạt sau đó đi qua hầm lọc và dẫn ra mương thoát nước chung của khu vực, định kỳ thuê đơn vị có chức năng hút hầm vệ sinh.

Công trình xử lý nước thải

Hầm tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt tại dự án ( V=12 m3) (04 hầm tự hoại).

Hệ thống thu gom chất thải rắn

  1. Chất thải rắn sinh hoạt

Công ty đã bố trí các thùng chứa rác 120 lít để tiện thu gom. Toàn bộ lượng chất thải này sẽ được thu gom và hợp đồng với Ban Quản lý dự án và công trình công cộng huyện Đức Trọng vận chuyển và xử lý.

  1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Chủ dự án đã bố trí kho chứa với diện tích 180 m2, kết cấu nền bê tông, khung thép bắn tôn xung quanh. Và hợp đồng với Công ty TNHH TM DV XLMT Gia Quang thu gom và xử lý theo quy định.

  1. Chất thải rắn nguy hại

Chất thải nguy hại được thu gom vào các thùng riêng biệt, không trộn lẫn với nhau và bảo quản đúng nơi quy định, nhà bảo quản có mái che có diện tích 10 m2 với kết cấu nền bê tông, khung thép bắn tôn xung quanh. Kho được bố trí ở vị trí nền đất cao hơn khu vực xung quanh để không cho nước mưa chảy tràn qua. Kho chứa chất thải rắn nguy hại sẽ được chủ dự án bố trí tại khu vực thuận tiện cho việc chuyển giao chất thải nguy hại.

Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại được trang bị như: Thiết bị phòng cháy chữa cháy, vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng.

Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải

Chủ đầu tư đã bố trí các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải như:

  • Phòng chống cháy, nổ: Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp như xây dựng quan tâm chú ý nhiều đến hệ thống điện nhằm đảm bảo an toàn. Lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây cháy nổ, trang bị phương tiện chữa cháy tại các kho chứa,....
  • Phòng ngừa sự cố đường ống cấp nước và thoát nước: phát hiện kịp thời sự cố ở hệ thống cấp thoát nước của dự án và nhanh chóng đưa ra tình trạng nước cấp bị rò rỉ. Sử dụng các nguyên liệu có độ bền cao và chống ăn mòn.
  • Phòng ngừa sự cố bể tự hoại: Thông bồn cầu và đường ống dẫn để tiêu thoát phân và nước tiểu, tiến hành thông ống dẫn khí nhằm hạn chế mùi hôi cũng như đảm bảo an toàn cho nhà vệ sinh, khi bể tự hoại đầy phải tiến hành hút hầm cầu.

Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn

  • Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu: dự án đã thống nhất với địa phương có tuyến đi hệ thống thu gom nước thải, nước mưa.
  • Các công trình bảo tồn đa dạng sinh học: Dự án không có các công trình bảo tồn đa dạng sinh học.
  • Các công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng: Trong quá trình xây dựng có thể xảy ra quá trình xói mòn, ngập úng đặc biệt là vào mùa mưa. Do đó, chủ đầu tư cần có biện pháp đề phòng tình trạng xói mòn đất như xây dựng cống tạm thời thoát nước trong quá trình thi công xây dựng. Hoạt động khai thác nước ngầm phục vụ cho hoạt động dự án có thể dẫn đến nguy cơ sụt lún đất tại khu vực dự án, nên trong quá trình tiến hành khoan giếng cần thực hiện các khảo sát địa chất, thực hiện các công tác gia cố, đảm bảo không gây sụt lún đất tại khu vực dự án.
  • Dự án không có công trình giảm thiểu tác động đến nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Dự án chỉ phát sinh tiếng ồn, độ rung từ các hoạt động của phương tiện giao thông, trong quá trình sản xuất, máy phát điện dự phòng. Các hoạt động này chủ dự án không phải bố trí các công trình giảm thiểu mà chủ dự án chỉ áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.

Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

Hiện tại chủ dự án sẽ sử dụng công trình hiện hữu và không xây dựng thêm. Dự án chỉ lắp đặt các máy móc, thiết bị để thực hiện nâng công suất nhà máy. Vậy nền các hoạt động đầu tư của dự án không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất

Giai đoạn thi công, xây dựng

Dự án chỉ thực hiện lắp đặt máy móc, thiết bị và không thực hiện thi công xây dựng công trình. Nguyên nhiên vật liệu phục vụ thi công công trình trong giai đoạn thi công, xây dựng không có.

Giai đoạn hoạt động

Nhu cầu về nguyên liệu phục vụ trong giai đoạn hoạt động của dự án như sau:

Bảng 1. 3: Nguyên nhiên vật liệu trong giai đoạn hoạt động

STT

Tên nguyên vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

Hiện tại

Nâng công suất

I

Sản xuất phân bón vô cơ

Tấn

130.994,5

153.038,0

1

Ure

 

18.012,8

18.000,0

2

DAP

 

53.843,4

39.450,0

3

KCl

 

26.027,3

33.750,0

4

SA

 

32.396,0

51.000,0

5

Lưu huỳnh

 

65,0

-

6

Chất độn (cao lanh)

 

-

4.500,0

7

Trung vi lượng

 

-

900,0

8

Bột bọc áo (Talc)

Tấn

-

900,0

9

Nguyên liệu, hoạt chất, men vi sinh, phụ gia khác

Tấn

650,0

4.500,0

10

Màu

Tấn

-

38,0

II

Sản xuất phân bón hữu cơ

Tấn

-

41.600,0

1

Ure

Tấn

-

1.200,0

2

DAP

Tấn

-

640,0

3

Super lân giàu

Tấn

-

960,0

4

KCl

Tấn

-

680,0

5

SA

Tấn

-

760,0

6

Chất độn (cao lanh)

Tấn

-

120,0

7

Trung vi lượng

Tấn

-

680,0

8

Than bùn

Tấn

-

7.600,0

9

Phân gà

Tấn

-

2.400,0

10

Kali humax

Tấn

-

1.200,0

11

Axit humic

Tấn

-

1.200,0

12

Amino axit

Tấn

-

1.200,0

13

Hữu cơ 1

Tấn

-

7.920,0

14

Hữu cơ 2

Tấn

-

6.400,0

15

Hữu cơ 3

Tấn

-

4.000,0

 

16

Men vi sinh (Trichoderma, Bacillus, Streptomyces)

 

Tấn

 

-

 

240,0

17

Nguyên liệu, hoạt chất,

men vi sinh, phụ gia khác

Tấn

-

4.400,0

III

Sản xuất phân bón sinh học

Tấn

-

10.300,0

1

Ure

 

-

420,0

2

DAP

 

-

150,0

3

Super lân giàu

Tấn

-

220,0

4

KCl

 

-

200,0

5

SA

 

-

110,0

6

Trung vi lượng

 

-

110,0

7

Than bùn

 

-

420,0

8

Phân gà

Tấn

-

450,0

9

Kali humax

Tấn

-

560,0

10

Axit humic

Tấn

-

560,0

11

Amino axit

Tấn

-

220,0

12

Hữu cơ 1

Tấn

-

900,0

13

Hữu cơ 2

Tấn

-

670,0

14

Hữu cơ 3

Tấn

-

450,0

15

Men vi sinh Trichoderma

Tấn

-

1.200,0

16

Men vi sinh Bacillus

Tấn

-

1.000,0

17

Men vi sinh Streptomyces

Tấn

-

1.000,0

18

Nguyên liệu, hoạt chất,

men vi sinh, phụ gia khác

Tấn

-

1.660,0

TỔNG

Tấn

130.994,5

204.938,0

(Nguồn: Công ty Cổ phần ..., 2023)

Nhu cầu sử dụng điện

Giai đoạn xây dựng (chỉ lắp đặt máy móc, thiết bị)

Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị nguồn điện được lấy từ đường dây trung thế 22kV chạy dọc theo tuyến trục đường Bắc - Nam, sau đó đi nổi cặp tường rào và hạ trạm biến áp để nguồn cho tủ điện tổng dự án. Với nhu cầu sử dụng trong giai đoạn này khoảng 2.000 Kwh.

Giai đoạn hoạt động

Dựa trên dữ liệu, kiến trúc, quy mô thiết kế của các công trình, dự kiến phụ tải lắp đặt cho các công trình như sau:

Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng điện cho dự án trong giai đoạn hoạt động

 

STT

 

Loại đất

Diện    tích (ha)

Tiêu chuẩn

(kW/ha)

Thời gian (h/năm)

Điện     năng

tiêu          thụ (kWh/năm)

1

Công trình có mái che

1,01978

350

3.000

1.070.769

2

Số tải phục vụ

-

30% Cs

chính

3.000

321.230,7

Tổng cộng

1.391.999,7

Hệ số đồng thời

0,8

Hệ số công suất cos Ø

0,9

Tổng điện năng có tính thêm 20% hao tổn và dự phòng

1.002.239,8

Nhu cầu sử dụng nước

Giai đoạn xây dựng

Nhu cầu nước sinh hoạt:

  • Tổng lượng công nhân dự báo hoạt động trong giai đoạn xây dựng (chỉ lắp đặt máy móc, thiết bị) là 169 công nhân, trong đó, 01 người ở lại bảo vệ tại dự án.
  • Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn này như sau:
  • Qsử dụng = 40 lít/người.ngày × 168 người + 100 lít/người/ngày.đêm x 1 người = 6,820 lít/ngày = 6,820 m3/ngày.

Vậy nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn này khoảng 6,820 m3/ngày.

Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp giấy phép số 32/GP-UBND ngày 22/04/2022 (thời hạn là 5 (năm) năm).

1.3.3.3. Giai đoạn hoạt động

Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn hoạt động, dự án sử dụng nguồn nước giếng khoan để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động khác tại dự án.

  • Nước cấp sinh hoạt

Nhu cầu nước sinh hoạt:

  • Tổng lượng công nhân dự báo hoạt động trong giai đoạn xây dựng (chỉ lắp đặt máy móc, thiết bị) là 169 công nhân, trong đó, 01 người ở lại bảo vệ tại dự án.
  • Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn này như sau:
  • Qsử dụng = 40 lít/người.ngày × 168 người + 100 lít/người/ngày.đêm x 1 người = 6,820 lít/ngày = 6,820 m3/ngày

Nước phục vụ cho quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất, chỉ sử dụng một lượng ít ở hệ thống phun nước trong quá trình tạo viên. Lượng nước nàu được sử dụng hoàn toàn và không thải ra môi trường, với nhu cầu sử dụng khoảng 3 m3/giờ, tương đương với 24 m3/ngày.đêm (sử dụng 8 giờ làm việc).

  • Nước dùng để cấp lò hơi

Theo tính toán nồi hơi với công suất 1.200 kg hơi/h. Trung bình cứ 0,25 m3 nước cho ra 1 tấn hơi. Thời gian vận hành trung bình 8 giờ /ngày. Như vậy, nước dùng để cấp cho lò hơi là 2 m3/ngày.đêm. Dự án sử dụng 02 lò hơi thì lượng nước sử dụng để cấp lò hơi là 4 m3/ngày.đêm.

  • Nước dùng cho hệ thống xử lý khí thải

Dự áasn04 bể chứa nước (gồm cả bồn inox và bể xây xi măng), mỗi bể khoảng 2 m3 để sử dụng tuần hoàn cho việc xử lý khí thải, lượng nước này không thải ra môi trường mà sẽ được tuần hoàn lại. Ước tính có khoảng 30% lượng nước trong bể bị thất thoát một ngày. Do đó, hàng ngày lượng nước cung cấp cho bể là 1,5 m3/ngày.đêm.

  • Nước dùng cho tưới cây, rửa đường

Nước phục vụ tưới cây (tưới cây chỉ thực hiện vào mùa khô): Diện tích 20.120,1 m2. Chỉ tiêu cấp nước cho hoạt động tưới tiêu của dự án cho một lần tưới là 3 lít/m2/ngày (theo QCVN 01:2021/TT-BXD). (Nước tưới cây, rửa đường không mang tính chất sử dụng thường xuyên). Qt = 3 lít/m2/ngày × 20.120,1 m2 = 60.360,3 lít/ngày = 60,363 m3/ngày.

  • Nước PCCC

Nước phục vụ công tác PCCC được lấy từ giếng khoan bơm dự trữ tại bể chứa nước. Lưu lượng nước phục vụ PCCC với 10 lít/s, tính toán cho 02 đám cháy xảy ra cùng lúc, thời gian đám cháy trong 2 giờ ta có lưu lượng nước PCCC là 144 m3. Dự án xây dựng 01 bể chứa nước V= 250 m3 (Nước PCCC không mang tính chất sử dụng thường xuyên).

Bảng 1. 5: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án

 

STT

 

Hạng mục

 

Đơn vị tính

Lượng nước sử dụng

Lượng nước sử dụng lớn nhất ( m3/ ngày. đêm)

1

Nước cấp sinh hoạt

m3/ngày

6,820

6,820

2

Nước phục vụ cho quá

trình sản xuất

m3/ngày

24,0

0

3

Nước dùng để cấp lò hơi

m3/ngày

4,0

0

4

Nước dùng cho hệ thống

xử lý khí thải

m3/1 chuồng

1,5

0

5

Nưới tưới cây

m3/ngày

60,363

0

6

Nước PCCC

m3/ngày

144

0

Tổng nhu cầu sử dụng

( không tính lượng nước tưới cây và phòng

cháy chữa cháy)

 

36,32

 

6,820

Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

Danh mục máy móc, thiết bị ở hiện tại và sau khi nâng công suất của dự án được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.6: Danh mục máy móc thiết bị sử dụng của dự án

 

STT

 

Tên thiết bị

 

Số lượng

Tình trạng mới

Giai đoạn

 

Xuất xứ

Hiện tại

nâng công

suất

 

A

Sản xuất phân bón vô cơ (2 dây chuyền tạo

 

 

130.000

(tấn/năm)

100.000

(tấn/năm)

 

 

STT

 

Tên thiết bị

 

Số lượng

Tình trạng mới

Giai đoạn

 

Xuất xứ

Hiện tại

nâng công

suất

 

hạt thùng quay ure lỏng)

 

 

 

 

 

 

1

Bồn nạp liệu dạng hạt

1400 X 1400

 

00

 

-

 

04

 

00

 

Việt Nam

 

2

Định    lượng    thể tích         băng    tải

(L=3m ; 3HP))

 

12

 

100%

 

00

 

12

 

Việt Nam

3

Định    lượng    thể tích (trái khế)3HP

12

>90%

04

12

Việt Nam

4

Băng tải liệu hạt (L=14 ; 7HP)

00

>80%

01

00

Việt Nam

5

Băng tải liệu hạt (L=13 ; 5HP)

04

>90%

00

04

Việt Nam

6

Băng tải gom liệu

(L=21,5m ; 10HP)

01

100%

00

01

Việt Nam

7

Băng tải gom liệu

(L=16,5 ; 5HP)

01

>95%

00

01

Việt Nam

8

Máy     nghiền     ty (2X60HP)

01

-

03

01

Việt Nam

9

Máy nghiền ty

(2 X 100 HP)

04

>95%

00

04

Việt Nam

 

10

Băng tải nạp liệu SA (L=8,2m ; 3HP)

 

00

 

-

 

01

 

00

 

Việt Nam

 

11

Băng tải nạp liệu SA

(L=9m ; 3HP)

 

02

 

100%

 

00

 

02

 

Việt Nam

 

STT

 

Tên thiết bị

 

Số lượng

Tình trạng mới

Giai đoạn

 

Xuất xứ

Hiện tại

nâng công

suất

 

12

Băng tải nạp liệu cao lanh (L=11m ; 5HP)

 

00

 

-

 

01

 

00

 

Việt Nam

13

Máy nghiền búa SA (60HP)

02

>80%

01

02

Việt Nam

14

Băng tải liệu SA (sau nghiền búa)

02

>80%

01

02

Việt Nam

 

15

Phễu định lượng liệu                    bột

(1600X1600)

 

00

 

-

 

02

 

00

 

Việt Nam

 

16

Phễu định lượng liệu bột (1400 X 1400)

 

12

 

100%

 

00

 

12

 

Việt Nam

 

17

Băng tải định lượng(mô tơ rung 1HP

 

00

 

-

 

01

 

00

 

Việt Nam

 

18

Gầu tải nạp nguyên liệu vào nghiền (15HP)

 

04

 

>90

 

00

 

04

 

Việt Nam

 

19

Băng tải gom nguyên             liệu (L=6,5 ; 3HP)

 

00

 

-

 

01

 

00

 

Việt Nam

 

20

Băng tải vào trộn mái chèo (L=13 ; 5HP)

 

01

 

>90%

 

00

 

01

 

Việt Nam

 

21

Máy trộn liên tục

Ø1400X6000        ; 15HP

 

00

 

-

 

03

 

00

 

Việt Nam

22

Máy trộn mái chèo (30HP)

01

100%

00

01

Việt Nam

>>> XEM THÊM: Dự án nhân giống, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 0903 649 782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903 649 782 - 028 35146426

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm