Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án đầu tư xây dựng khu trang trại tổng hợp và trải nghiệm nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, hiệu quả kinh tế phục vụ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh
Ngày đăng: 06-01-2025
17 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................................... 2
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.................... 5
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch, với các dự án khác; các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan...... 5
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường.......... 7
2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM.... 7
2.2. Các văn bản pháp lý của các cấp thẩm quyền có liên quan đến dự án........... 10
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập sử dụng trong quá trình lập ĐTM..10
3.1. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường............................................ 11
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường...19
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh.................. 19
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.......................... 23
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án...................... 29
6. Các Nội dung khác liên quan đến dự án.................................. 30
MỞ ĐẦU
Ninh Bình là vùng đất địa linh, nhân kiệt có truyền thống, lịch sử văn hoá lâu đời. Không chỉ được tạo hoá ưu ái ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn mà còn có nhiều di tích lịch sử - văn hoá đặc biệt quan trọng, đánh dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của Việt Nam, cùng nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống độc đáo, ẩm thực phong phú,… Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông, hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch phát triển đồng bộ, hiện đại, cùng nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng. Ninh Bình đã trở thành cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế thương mại du lịch và văn hoá giữa hai miền Nam - Bắc, là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã từng bước khai thác, hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch có lợi thế, bao gồm: du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh; du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Phát huy những tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch trong những năm qua, được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, cùng sự nỗ lực không ngừng của các ban, ngành, đoàn thể liên quan, du lịch tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là xây dựng các Khu du lịch sinh thái được xem là hướng đi đúng đắn đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, khai thác tiềm năng vốn có của thiên nhiên, văn hóa và con người vùng đất Cố Đô.
Với mức thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân được chú trọng. Xu hướng sử dụng một phần thu nhập của mình vào các hoạt động phục vụ đời sống tinh thần trong các ngày cuối tuần và kỳ nghỉ lễ ngắn, tìm kiếm sự thư giãn ở những vùng ngoại ô có không khí trong lành. Dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp nhằm cung cấp cho khách du lịch các địa điểm thăm quan mô hình trồng rau công nghệ cao và tham gia trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp nông thôn Việt Nam, tìm hiểu các nét văn hóa, phong tục, tập quán của người dân địa phương đang là hướng đi đầy triển vọng của du lịch Ninh Bình.
Trên cơ sở đó ngày 31/08/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 1068/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương dự án Đầu tư xây dựng khu trang trại nông nghiệp sạch. Mã số dự án: ..... do Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chứng nhận lần đầu ngày 08/9/2020. Theo nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Bình về việc chấp thuận mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2017 và văn bản đề xuất dự án đầu tư, trong đó thể hiện Dự án đầu tư Khu trang trại tổng hợp và trải nghiệm nông nghiệp sử dụng diện tích đất lúa. Căn cứ theo điểm c, điểm đ khoản 4 Điều 28; điểm b, khoản 1 Điều 30; khoản 3 Điều 35 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và theo số thứ tự II.6 nằm trong Phụ lục IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Do đó, Dự án đầu tư Khu trang trại tổng hợp và trải nghiệm nông nghiệp thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình thẩm định và phê duyệt.
Tuân thủ Luật bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và các văn bản pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án, Công ty TNHH đầu tư và dịch vụ .... đã thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư Khu trang trại tổng hợp và trải nghiệm nông nghiệp (sau đây gọi là Dự án). Nội dung của báo cáo ĐTM được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, phụ lục II, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Loại hình Dự án: Đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ ....
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số:..........
Ngày cấp: đăng kí cấp lần đầu ngày 28/02/2020, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 03/01/2024.
Cơ quan cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình.
Địa chỉ trụ sở chính: Đường Đinh Tất Miễn, phố Bắc Thành, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại: ......... Fax:
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ........... Giới tính: Nam
Chức danh: Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc
Ngày cấp: ......... Nơi cấp: Cục cảnh sát QLHC về TTXH
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Nam Cường, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Chỗ ở hiện tại: Nam Cường, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Tên dự án: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU TRANG TRẠI TỔNG HỢP VÀ TRẢI NGHIỆM NÔNG NGHIỆP
Địa điểm thực hiện dự án: Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; chỉnh lý năm 2022.
Vị trí cụ thể:
Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn: theo tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh từ năm 2020 đến hết Quý II năm 2025.
Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư:
Phạm vi đánh giá tác động môi trường
Dự án “ Đầu tư xây dựng khu trang trại tổng hợp và trải nghiệm nông nghiệp” nằm trên địa xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích thực hiện dự án là 48.383,7 m2.
Phạm vi báo cáo ĐTM của dự án này bao gồm:
Đánh giá các tác động giai đoạn thi công, xây dựng Dự án:
Theo văn bản xin điều chỉnh lại dự án hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình còn lại của Dự án là:
Từ Quý IV/2024 đến hết Quý I/2025: Xây dựng Nhà trải nghiệm mô hình sản xuất nông nghiệp; Nhà văn phòng làm việc; Nhà nghỉ công nhân viên (02 nhà); Chòi nghỉ - 01 - 02 - 03; Khu trồng rau sạch; Khu trồng lúa thử nghiệm giống; Khu chăn nuôi (dê, ngỗng…);
Quý II/2025: Xây dựng Nhà bảo quản, nghiên cứu chất lượng sản phẩm nông nghiệp; Khu trồng cây dược liệu (đinh lăng, đương quy…)...Đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và bảo vệ môi trường: hồ điều hòa, sân đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, bể tự hoại, kho chứa chất thải… và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đưa dự án đi vào hoạt động
Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành:
Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án
Bảng 1. Các hạng mục công trình của Dự án
STT |
Hạng mục công trình |
Diện tích XD (m2) |
Diện tích sàn (m2) |
Ghi chú |
1 |
Cầu qua mương + Cổng tường rào |
360,0 |
|
Giữ nguyên - Đã XD |
2 |
Nhà TT bảo vệ |
15,0 |
15,0 |
Điều chỉnh giảm 43,0m2 diện tích XD - Đã XD |
3 |
Nhà tiếp đón (nhà sàn - 02 tầng) |
180,0 |
360,0 |
Chuyển đổi công năng từ Nhà VP làm việc - Đã XD |
4 |
Nhà giải khát, ăn nhẹ (nhà sàn - 02 tầng) |
180,0 |
360,0 |
Chuyển đổi công năng từ Nhà ăn ca + Bếp - Đã XD |
5 |
Bể khảo nghiệm giống thủy sản |
180,0 |
180,0 |
Bổ sung mới - Đã XD |
6 |
Nhà phụ trợ |
15,0 |
15,0 |
|
7 |
Công trình phụ trợ, phục vụ trải nghiệm nông nghiệp |
|
|
Bao gồm 17 chòi (lán) đã được chấp thuận. Tăng 165,0 m2 diện tích XD. Đã XD 05 chòi (lán) |
7A |
Lán nghỉ dạo, ngắm cảnh -01 |
60,0 |
60,0 |
|
7B |
Chòi câu cá (08 chòi) |
160,0 |
160,0 |
|
7C |
Điểm trưng bày máy nông nghiệp (05 điểm) |
150,0 |
150,0 |
|
7D |
Lán nghỉ dạo, ngắm cảnh - 02 |
55,0 |
55,0 |
|
7E |
Lán nghỉ dạo, ngắm cảnh - 03 |
105,0 |
105,0 |
|
7F |
Lán nghỉ dạo, ngắm cảnh - 04 |
145,0 |
145,0 |
|
8 |
Hệ thống ao nông nghiệp, hoạt động trải nghiệm |
18.980,0 |
|
Giữ nguyên - Đã XD |
9 |
Nhà trải nghiệm mô hình sản xuất nông nghiệp |
450,0 |
450,0 |
Chuyển đổi công năng từ Lán nuôi trùng quế - Đang XD |
10 |
Nhà sơ chế nông sản |
105,0 |
105,0 |
Bổ sung XD mới |
11 |
Khu trồng rau sạch |
1.000,0 |
|
Chuyển đổi công năng từ Khu trồng lúa thử nghiệm giống đã được chấp thuận |
12 |
Khu trồng lúa thử nghiệm giống |
1.500,0 |
|
|
13 |
Khu chăn nuôi (dê, ngỗng,…) |
540,0 |
|
|
14 |
Nhà văn phòng làm việc |
180,0 |
180,0 |
Chuyển vị trí so với mặt bằng đã chấp thuận, tăng 70,0m2 diện tích XD |
15 |
Nhà nghỉ công nhân viên (02 nhà) |
250,0 |
250,0 |
|
16 |
Nhà bảo quản, nghiên cứu chất lượng sản phẩm NN |
270,0 |
270,0 |
Bổ sung XD mới |
17 |
Bãi đỗ xe |
120,0 |
|
Giữ nguyên - Chưa XD |
18 |
Khu trồng cây dược liệu (đinh lăng, đương quy…) |
7.750,0 |
|
Giảm 35,0m2 diện tích - Chưa XD |
19 |
Tiểu cảnh, non bộ |
250,0 |
|
Bổ sung XD mới |
20 |
Sân, đường nội bộ |
6.115,0 |
|
Tăng 1.559,0m2 DT - Đã XD 60% |
21 |
Cây xanh nông nghiệp |
9.268,7 |
|
Giảm 2.658,0m2 DT - Đã XD 40% |
|
Tổng |
48.383,7 |
2.860,0 |
|
Bảng 2. Các hạng mục công trình BVMT của Dự án
TT |
Các hạng mục công trình BVMT |
Diện tích (m2) |
Diện tích sàn (m2) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Hệ thống thu thoát nước mưa chảy tràn |
Xây ngầm. Tổng chiều dài 1.690 m |
|
|
2 |
Hệ thống thoát nước thải |
Đặt ngầm. Tổng chiều dài 350 m |
|
|
3 |
04 bể tự hoại dung tích 10m3 |
Xây ngầm |
- |
- |
4 |
01 bể tách mỡ 2,5 m3 |
Đặt tại trong khu vực nhà bếp |
|
|
5 |
01 hệ thống xử lý nước thải công suất 10 m3/ngày đêm |
|
- |
- |
6 |
01 kho chứa chất thải sinh hoạt |
15 m2 |
- |
- |
7 |
01 kho chứa chất thải thông thường |
10 m2 |
- |
- |
8 |
01 kho chứa chất thải nguyhại |
5 m2 |
|
|
Khi đi vào vận hành, hoạt động của Dự án bao gồm:
Việc xác định yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại điểm c khoản 1, Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường và quy định tại Khoản 4 Điều 25 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ:
+ Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước 02 vụ theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai.
+ Dự án thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt: Không;
+ Dự án thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt: Nằm trong khu vực vùng đệm di sản danh thắng Tràng An; Tuy nhiên với loại hình khu trang trại tổng hợp và trải nghiệm nông nghiệp; không xả nước thải vào nguồn nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; không có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.
+ Khu dân cư: Dự án cách Quốc lộ 38B về phía Nam khoảng 3km. Dự án cách khu dân cư gần nhất là thôn Ngô Khê Hạ, xã Ninh Hòa khoảng 500m về phía Tây Nam.. Dân cư sống tập trung thành từng cụm. Hầu hết các nhà dân trong khu vực đều được xây dựng kiên cố. Các khu dân cư tại đây sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh du lịch, làm thủ công, làm trong khu cụm công nghiệp làng nghề và một phần làm nông nghiệp đời sống ổn định.
+ Khu đất thực hiện Dự án là vùng đệm của khu di sản, cách ranh giới vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An khoảng 8 km về phía Tây Bắc, hệ thống giao thông từ Dự án đến danh thắng Tràng An khá thuận tiện.
Trong giai đoạn xây dựng:
Trong giai đoạn xây dựng của Dự án có các hoạt động có khả năng tác động xấu đến môi trường như: tập kết nguyên vật liệu xây dựng, thi công xây dựng, vận chuyển máy móc, thiết bị, đào đắp các hạng mục công trình còn lại, hoạt động của công nhân...
Trong giai đoạn vận hành:
Trong giai đoạn vận hành của Dự án có các hoạt động có khả năng tác động xấu đến môi trường: hoạt động cày bừa, làm đất; hoạt động thải bỏ nguyên liệu, dụng cụ trong quá trình trồng và chăm sóc nông sản và trong quá trình nuôi thủy sản, hoạt độn tham quan của khách du lịch
Các tác động môi trường chính
Dự án chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn vận hành.
Các tác động chính có thể kể đến như sau:
*Quy mô, tính chất của nước thải
- Trong giai đoạn thi công xây dựng:
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của tối đa 30 công nhân xây dựng trên công trường phát sinh tối đa khoảng 1,35 m3/ngđ. Thông số ô nhiễm đặc trưng: chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, amoni, colifom... Vùng có thể bị ảnh hưởng: khu vực thực hiện Dự án.
+ Nước thải thi công xây dựng: nước thải phát sinh từ hoạt động trộn bê tông 0,7752 m3/ngày, thành phần pH cao (thường pH>12), chất rắn lơ lửng...; nước thải phát sinh từ quá trình rửa xe 1,0 m3/ngày, thành phần chủ yếu là đất cát, cặn lơ lửng, dầu mỡ... ; nước thải ngâm rửa thiết bị, máy móc thi công 0,58 m3/ngày, thành phần chủ yếu là đất cát, cặn lơ lửng...
+ Nước mưa chảy tràn: lưu lượng phát sinh khoảng 0,043 m3/s ÷ 0,072 m3/s.
Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, đất, cát...
Trong giai đoạn vận hành:
Nước thải sinh hoạt của Dự án được phát sinh từ hoạt động của các nhân viên dự và khách tham quan với lưu lượng phát sinh khoảng 7,46 m3/ngày đêm. Thành phần chủ yếu bao gồm: chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, amoni, colifom…
Nước thải từ ao nuôi thủy sản: 10-15 ngày sẽ bơm hút một lượng nước 155 m3/lần từ đáy ao để tưới cây xanh cảnh quan, cây ăn quả lâu năm và khu đất trồng rau ngoài trời tại Dự án. Thành phần nước thải ao nuôi trồng thủy sản thường có hàm lượng cao các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD), tổng chất rắn lở lửng, các chất dinh dưỡng (N, P), Coliform...
+ Nước mưa chảy tràn: lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án là 0,00526 m3/s. Thành phần chủ yếu là đất, cát, chất cặn bã…
*Quy mô, tính chất của khí thải
Trong giai đoạn thi công xây dựng:
+ Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu cho các hạng mục công trình, hoạt động thi công các hạng mục công trình, hoạt động bốc dỡ tập kết nguyên vật liệu phát sinh bụi và khí thải với thành phần chủ yếu gồm: TSP, CO, NO2, SO2...
+ Hoạt động của các thiết bị, máy móc thi công sử dụng dầu DO phát sinh bụi, khí thải. Thành phần chủ yếu gồm bụi, SO2, NOx, CO, VOCs...
+ Hoạt động hàn cắt để kết nối các kết cấu phát sinh khói hàn, khí thải. Thành phần chủ yếu là khói hàn, CO, NOx…
Trong giai đoạn vận hành:
+ Hoạt động của phương tiện giao thông ra vào Dự án. Thành phần chủ yếu là TSP, SO2, NOx, CO, VOCs,...
+ Hoạt động cày bừa, làm đất phát sinh chủ yếu là bụi lơ lửng...
+ Hoạt động lưu chứa rác thải sinh hoạt do quá trình phân hủy rác, khí thải gồm NH3, H2S, CO, CH4…
+ Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tập trung, thành phần mùi chủ yếu là NH3, H2S phát sinh do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải
+ Hoạt động nấu ăn nhà bếp phát sinh khí thải từ quá trình đốt gas, mùi thức ăn sẽ phát sinh ra các loại khí: NO2, CO2, CO, dầu mỡ...
*Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường
Trong giai đoạn thi công xây dựng:
+ Hoạt động sinh hoạt trong thời kỳ cao điểm của 30 công nhân trên công trường thi công, phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng tối đa ước tính khoảng 15 kg/ngày. Thành phần chủ yếu gồm các loại rau, củ quả, thức ăn thừa, bao bì, thùng chứa, giấy, chai lọ,…
+ Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án phát sinh chất thải rắn thông thường với khối lượng khoảng 3.779,02 kg/tháng. Thành phần chủ yếu gồm: vật liệu rơi vãi, đất, đá, cát, gạch vỡ, bê tông thừa, vỏ bao bì, xà bần, thùng gỗ...
Trong giai đoạn vận hành:
+ Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và khách đến giao dịch tại Dự án phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng khoảng 21 kg/ngày. Thành phần chủ yếu gồm vỏ đồ hộp, pallet, giấy báo, bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa...
+ Hoạt động sản xuất phát sinh khoảng 30.860 kg/năm chất thải rắn, thành phần chủ yếu gồm Vỏ bao bì thải, túi ni long thải (bao bì đựng cá giống và thức ăn, vỏ bao bì đựng thuốc trừ sâu thảo dược thải, bao bì chứa phân bón thải và vỏ bao bì chứa các nguyên liệu khác thải…), Nông cụ, dụng cụ, nguyên liệu thải bỏ (cuốc hỏng, xẻng hỏng, giỏ thu hoạch nông sản, tre thải, gỗ chống cây các loại thải bỏ…), Phương tiện bảo hộ cá nhân thải bỏ (quần áo bảo hộ hỏng, ủng hỏng, găng tay thải bỏ, khẩu trang thải bỏ…), Sinh khối thừa không sử dụng được của sản phẩm nông sản, xác cá chết không do dịch bệnh và xác cá chết do dịch bệnh.
+ Bùn thải đáy ao sau mỗi vụ nuôi: khối lượng phát sinh khoảng 249.984 kg/năm. Thành phần chủ yếu gồm các chất hữu cơ có thành phần là prôtêin, lipids, axit béo, photpholipids và các chất hữu cơ cao phân tử như các axit humic, ligin; ngoài ra còn có các chất vô cơ là đất, cát trên bề mặt do nước mưa chảy tràn từ khu vực xuống ao nuôi.
+ Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: khối lượng phát sinh khoảng 700,96 kg/năm. Thành phần gồm: chất hữu cơ, phốt pho, nito, chất rắn không hòa tan, vi sinh vật…
+ Bùn thải từ bể tự hoại: khối lượng phát sinh khoảng 2.038,4 kg/năm. Thành phần chủ bao gồm hỗn hợp các chất hữu cơ, vi sinh vật, chất dinh dưỡng, và các chất vô cơ khác
*Quy mô, tính chất của chất thải rắn nguy hại
Trong giai đoạn thi công xây dựng:
+ Hoạt động thi công xây dựng cũng như bảo trì, bảo dưỡng máy móc phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 7,5 kg/tháng. Thành phần chủ yếu là dầu thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, ắc quy thải, kim loại thải.
Trong giai đoạn vận hành:
+ Hoạt động nhà điều hành và hoạt động của máy phát điện phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 0,315 kg/tháng. Thành phần chính chủ yếu gồm: bóng đèn huỳnh quang thải, bao bì kim loại cứng, pin ắc quy thải, bao bì mềm thải, hộp mực in thải.
*Tiếng ồn, độ rung
Trong quá trình thi công xây dựng:
+ Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công xây dựng và các phương tiện vận tải.
+ Quy chuẩn áp dụng:
Trong giai đoạn vận hành:
+ Tiếng ồn có thể phát sinh từ hoạt động của các phương tiện ra vào Dự án, máy phát điện dự phòng, máy bơm nước, máy tạo oxy, máy bừa.
*Các tác động khác
Trong giai đoạn thi công xây dựng:
Tác động tới giao thông do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng: làm tăng mật độ giao thông và nguyên vật liệu rơi vãi cản trở nhu cầu đi lại của người dân đặc biệt trên dọc tuyến đường tỉnh lộ ĐT 481C vào khu vực dự án.
Tác động đến chất lượng nước và tiêu thoát nước của khu vực: làm thay đổi mặt đệm tự nhiên của khu vực, làm biến đổi hệ thống thoát nước mặt đất, gây cản trở dòng chảy mặt làm ảnh hưởng khu vực dự án, cũng như khu vực xung quanh.
Tác động đến hoạt động canh tác của các ruộng gần dự án: quá trình thi công xây dựng phát sinh bụi tích tụ trên bề mặt lá cây gây ảnh hưởng khả năng quang hợp...
Sự cố cháy nổ: Sự cố cháy nổ trong giai đoạn thi công dự án có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, tồn chứa nhiên liệu hoặc do sự quá tải của hệ thống cấp điện; do thiếu ý thức của công nhân khi hút thuốc lá tại khu vực có khả năng cháy nổ cao; do sét đánh;…
Sự cố tai nạn lao động: nguyên nhân gây ra sự cố là do bất cẩn của người lao động tại công trường; do thiếu hiểu biết về các biện pháp an toàn lao động; do sự thiếu hợp tác trong quá trình thi công.
Trong giai đoạn vận hành:
Tác động đến an ninh trật tự, giao thông khu vực: làm tăng mật độ người qua lại khu vực, tăng mật độ giao thông gây hư hỏng hạ tầng giao thông và gây nguy hiểm tiềm tàng cho người tham gia giao thông.
Sự cố chảy nổ: do chập điện, sét đánh, bất cẩn của cán bộ công nhân viên khi sử dụng vật dụng, đồ dùng liên quan đến lửa.
+ Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải: một hoặc một số thiết bị máy móc hư hỏng, không hoạt động, các đường ống dẫn bị tắc hoặc hỏng hóc, hệ thống xử lý vi sinh gặp sự cố.
Sự cố liên quan đến hiện tượng phú dưỡng ao nuôi thủy sản và cá chết hàng loạt: việc gia tăng hàm lượng các chất hữu cơ trong ao nuôi dẫn đến sự suy giảm nồng độ DO trong ao do sự phân hủy của các vi sinh vật. Tích tụ các chất dinh dưỡng (N, P) là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, tảo nở hoa trong ao nuôi gây các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải
*Trong giai đoạn thi công xây dựng
Nước thải sinh hoạt:
+ Ưu tiên tuyển dụng công nhân là người địa phương, có điều kiện tự túc ăn ở.
+ Trong khu vực công trường bố trí 03 nhà, mỗi nhà vệ sinh có dung tích chứa chất thải 1.000L để xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, sử dụng cho đến khi xây dựng xong nhà vệ sinh và bể tự hoại 3 ngăn; Nước từ nhà vệ sinh di động được công ty kí hợp đồng với đơn vị có chức năng hút đưa đi xử lý với tần suất 3 lần/tuần.
Nước thải xây dựng:
+ Nước thải từ quá trình xây dựng được thu gom vào rãnh đào thoát nước tạm thời và bể lắng sơ bộ trước khi tái sử dụng.
+ Bố trí 2 bể lắng 2 ngăn (dung tích 2,5 m3/bể; có bố trí vật liệu tách dầu) tại khu vực rửa xe, rửa vật liệu dụng cụ để xử lý sơ bộ nước thải sau đó tái sử dụng nước thải rửa xe cho quá trình rửa xe và dập bụi. Không xả nước thải ra ngoài môi trường.
+ Nước thải từ quá trình xây dựng (nước thải rửa xe, rửa vật liệu dụng cụ) → Bể lắng 2 ngăn (có bố trí vật liệu tách dầu) → Tái sử dụng nước cho quá trình rửa xe, dụng cụ và phun nước giữ ẩm tránh bụi mặt đường.
+ Định kỳ khoảng 1 tuần/lần nhà thầu thi công có trách nhiệm sẽ thay thế loại vải này. Vải nhiễm dầu mỡ này được xử lý như chất thải nguy hại (cùng chung danh mục ghẻ lau dính dầu).
Nước mưa chảy tràn:
+ Để đảm bảo vấn đề tiêu thoát nước bề mặt, sẽ đào các tuyến rãnh thoát nước tạm cũng như hố ga tạm để phục vụ thi công.
+ Thi công vạch tuyến hệ thống thoát nước mưa trên bề mặt công trường gồm: Rãnh thoát nước mưa kích thước bề rộng khoảng 0,5m, sâu 0,5m, dài 960m được bố trí hố ga lắng cặn dọc tuyến với khoảng cách 20-30 m/hố.
+ Nước mưa thu gom, dẫn vào rãnh, dẫn qua hố ga có lưới chắn để thu gom rác, trước khi thoát ra kênh thủy lợi tiêu thoát nước giáp ranh giới phía Tây Nam dự án.
*Trong giai đoạn vận hành
Nước thải sinh hoạt:
+ Hệ thống thoát nước bẩn của dự án gồm các tuyến thoát bằng ống nhựa uPVC có đường kính DN200 mm với độ sâu chôn cống 0,5m tính từ cao độ mặt đất đến đỉnh cống.
+ Dọc theo tuyến cống thoát nước được xây dựng các hố ga lắng cặn, khoảng cách các hố ga từ 30- 40m/hố, kích thước hố ga xây dựng có kích thước 0,5 m x 0,5 m x 0,5 m.
+ Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại có dung tích 20m3 tại khu nhà điều hành, nước thải nhà bếp được sử lý sơ bộ tại bể tách mỡ inox 300 lít.
+ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập chung công suất 10 m3/ngày đêm, sử dụng công nghệ AO kết hợp MBBR để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh tại Dự án. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột A với hệ số K= 1,2 được thoát ra kênh thủy lợi tiêu thoát nước phía Tây Nam dự án.
Nước thải từ ao nuôi thủy sản:
+ Chủ dự án sử dụng chế phẩm sinh học EM, nước thải từ ao nuôi cá sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học EM được tuần hoàn sử dụng cho mục đích tưới cây xanh ngoài trời, cây xanh cảnh quan và cây ăn quả lâu năm của dự án
Nước mưa chảy tràn:
+ Sử dụng hệ thống các rãnh thoát nước có nắp đậy tấm đan bằng bê tông cốt thép, thiết kế theo nguyên tắc tự chảy để tổ chức thoát nước mưa triệt để, tránh gây ngập úng cục bộ.
+ Rãnh thoát nước có kích thước rộng 1,5m, sâu 0,5m. Rãnh bằng gạch, trát vữa xi măng mác #75, nắp tấm đan bằng BTCT đá 1 x 2 mác # 250. Tổng chiều dài hệ thống thu thoát nước mưa tại Dự án là 1.690 m.
+ Tại các cửa hố ga được lắp đặt các song chắn rác để loại bỏ rác thô vào hệ thống thoát nước. Kích cỡ hố ga trung bình 1,5 x 1,5 x 1 ,0 m.
Các công trình và biện pháp xử lý khí thải
*Trong giai đoạn thi công xây dựng
Che chắn những khu vực phát sinh bụi tại các điểm tập kết cát, gạch, đất, đá.
Yêu cầu các xe vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng ra vào công trường theo đúng lịch trình và vận tốc đã quy định.
Quy định giới hạn tải trọng xe vận chuyển theo chất lượng đường giao thông trong khu vực, không được chở quá tải, cần che chắn tránh rơi vãi vật liệu làm phát tán bụi ra môi trường.
Định kỳ thực hiện phun nước làm ẩm tuyến đường vận chuyển vào dự án và khu vực thi công với tần xuất 02 lần/ngày, sử dụng vòi phun bằng thủ công. Tại cổng ra vào công trường bố trí vòi phun rửa gầm xe, làm sạch lốp bánh trước khi ra khỏi công trường.
*Trong giai đoạn vận hành
Vệ sinh hàng ngày các khu vực xung quanh các công trình của Dự án như: nhà điều hành, nhà sơ chế, nhà kho vật tư, cổng ra vào và sân đường nội bộ, bãi đỗ xe...
Hàng ngày, tiến hành tưới ẩm đường nội bộ quanh khu vực dự án nhất bằng máy bơm nước, đặc biệt trong những ngày khô hanh tránh làm phát tán bụi gây ô nhiễm không khí.
Xem xét, sử dụng các loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp cho máy phát điện để giảm nồng độ SO2 trong khí thải.
Định kỳ bảo dưỡng máy cày theo quy định của nhà sản xuất: kiểm tra độ mòn của chi tiết định kỳ và bảo dưỡng, thay thế những thiết bị hư hỏng.
Lắp đặt 01 hệ thống hút mùi nhà bếp công suất 7.500 m3/h, hệ thống có phin lọc mỡ và lớp lọc than hoạt tính để khử mùi thức ăn. Tần suất thay lớp than hoạt tính là 6 tháng/lần.
Lắp đặt 02 quạt thông gió nhà bếp công suất 7.000 m3/h để cấp khí tươi vào nhà bếp, lưu thông, điều không khí.
Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải rắn thông thường
* Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của UBND tỉnh Ninh Bình.
+ Bố trí 03 thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt 240 lít bằng nhựa; trong đó 01 thùng để chứa chất thải thực phẩm; 01 thùng chứa chất thải có thể tái chế và 01 thùng chứa để chứa nhóm chất thải còn lại.
+ Hợp đồng chuyển giao chất thải với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định, với tần suất 2 ngày/lần hoặc theo khối lượng thực tế phát sinh.
- Đối với chất thải rắn xây dựng: được phân loại và định kỳ cuối ca làm việc công nhân xây dựng quét dọn, thu gom vào thùng của xe rùa (dự kiến 5 xe) sau đó đẩy đến khu lưu chứa tạm thời chất thải xây dựng (diện tích khoảng 15 m2, bố trí gần khu tập kết vật liệu xây dựng).
+ Chất thải có thể tái chế hoặc tái sử dụng như: bao bì, gỗ, sắt, thép,... các nhà thầu thu gom tận dụng cho dự án khác và bán cho cơ sở thu mua phế liệu để tái sử dụng.
+ Chất thải có thể tái sử dụng ngay tại công trường như đất, đá, gạch,.. sẽ được tận dụng để san nền công trình tại dự án.
+ Chất thải rắn không thể tái chế hoặc tái sử dụng được thu gom chuyển giao cho đơn vị có chức năng đưa đi xử lý.
* Trong giai đoạn vận hành
Được quản lý theo quy định tại Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của UBND tỉnh Ninh Bình.
- Chất thải rắn sinh hoạt:
+ Chủ dự án bố trí 06 thùng đựng chất thải rắn sinh hoạt 120 lít bằng nhựa hoặc kim loại, có nắp đậy kín, trong đó: 02 thùng để chứa chất thải thực phẩm tại khu nhà bếp, nhà ăn; 02 thùng chứa chất thải có thể tái chế tại khu nhà màng trồng cây, và khu kho sơ chế, chế biến; 02 thùng chứa để chứa nhóm chất thải còn lại.
+ Các thùng chứa được tập kết trong kho chứa chất thải sinh hoạt diện tích 15 m2
+ Đối với chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Được Chủ dự án chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Tần suất chuyển giao 1 tuần/lần, hoặc theo khối lượng phát sinh thực tế.
+ Đối với chất thải thực phẩm được ủ men vi sinh làm phân tại khu đất trồng cây ngoài trời.
+ Chất thải rắn sinh hoạt khác được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Tần suất chuyển giao: hàng ngày, hoặc theo khối lượng phát sinh thực tế.
- Chất thải rắn thông thường:
+ Các chất thải rắn phát sinh từ vườn nông nghiệp có nguồn gốc là sinh khối thực vật như rau, quả, thân, lá cây sau thu hoạch, các phụ phẩm nông nghiệp hỏng không đạt yêu cầu sẽ được phân loại phần chưa bị thối hỏng sẽ dùng làm thức ăn cho cá. Phần còn lại bị thối hỏng sẽ được ủ phân men vi sinh tại khu trồng cây ngoài trời.
+ Chất thải rắn là các que tre, gỗ sẽ được tận dụng để sử dụng tiếp trong vụ sau, phần không sử dụng được do mục, gãy sẽ được thu gom và bán lại cho các cơ sở thu mua hoặc các hộ nông dân của xã để làm củi đốt. Tất cả các que tre, gỗ được tái sử dụng tiếp cho vụ sau được lưu chứa tạm thời tại kho vật tư.
+ Vỏ bao bì thải, túi ni long thải (bao bì đựng cá giống và thức ăn, vỏ bao bì đựng thuốc trừ sâu thảo dược thải, bao bì chứa phân bón thải và vỏ bao bì chứa các nguyên liệu khác thải…) sẽ được phân loại để bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Phần không tận dụng được sẽ chuyển giao cho đơn vị xử lý chất thải rắn thông thường theo quy định.
+ Tất cả các que tre, gỗ thải (không tái sử dụng được), Vỏ bao bì thải, túi ni long thải (bao bì đựng cá giống và thức ăn, vỏ bao bì đựng thuốc trừ sâu thảo dược thải, bao bì chứa phân bón thải và vỏ bao bì chứa các nguyên liệu khác thải…) được lưu chứa tạm thời trong kho chứa chất thải thông thường 12 m2. Chủ dự án thuê đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định, với tần suất 1 tháng/lần hoặc theo khối lượng thực tế phát sinh.
+ Bùn đáy ao nuôi: cuối mỗi vụ (1 năm/vụ), sau khi xuất bán cá, trang trại sẽ nạo vét bớt lượng bùn đáy ao với khối lượng khoảng 250.00 kg/năm (tương đương 223,2 m3/năm). Lượng bùn này sẽ được tận dụng để ủ phân compost để tái sử dụng bón phân cho cây trồng tại Dự án.
-Bùn thải từ bể tự hoại và bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải định kỳ được Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đến hút, nạo vét và vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định với tần suất 6 tháng- 1 năm/lần.
Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
*Trong giai đoạn thi công xây dựng
Bố trí một container chứa chất thải nguy hại tạm thời với diện tích khoảng 10 m2. Container được đặt cao hơn mặt đất xung quanh 20 cm, đảm bảo ko để nước mưa chảy tràn qua nền kho.
Kho chứa tạm bố trí các thùng chứa dung tích 120 lít để lưu giữ chất thải nguy hại đảm bảo mỗi mã chất thải được lưu giữ trong 1 thùng riêng biệt và được dán mã số tương ứng với số mã CTNH theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hợp đồng với đơn vị có chức năng để chuyển giao chất thải nguy hại với tần suất 3 tháng/lần hoặc tùy theo khối lượng chất thải phát sinh thực tế tại công trường.
*Trong giai đoạn vận hành
Toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh tại dự án sẽ được thu gom và phân loại theo mã chất thải đã thiết lập và lưu chứa vào các thùng chứa có nắp đậy, dán nhãn mã chất thải nguy hại và lưu chứa tạm thời trong kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 12 m2. Chủ dự án ký hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại với đơn vị có đầy đủ năng lực và chức năng theo đúng quy định. Tần suất chuyển giao: 1 năm/lần.
Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung
*Trong giai đoạn thi công xây dựng
Sử dụng các thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn, được đăng kiểm theo quy định; các thiết bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.
*Trong giai đoạn vận hành
Trồng cây xanh trong khu vực Dự án.
Phân luồng xe thu mua ra vào Dự án hợp lý, tránh ùn tắc gây cộng hưởng tiếng ồn.
Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các máy móc, thiết bị hoạt động tại Dự án theo quy định: Máy phát điện, xe ô tô tải, máy cày.
Các hoạt động cày bừa, làm đất không diễn ra vào ban đêm.
Trạm bơm nước được bố trí hợp lý, cách biệt với khu làm việc của công nhân, che chắn và lót đệm chống rung cho các máy bơm để chống lan truyền tiếng ồn.
Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
*Trong giai đoạn thi công xây dựng
Giảm thiểu tác động tới giao thông do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng: bố trí cán bộ ra hiệu khi có các phương tiện ra vào khu vực thi công Dự án, Hạn chế tần suất, mật độ phương tiện vận tải trong giờ cao điểm, quy định tốc độ xe ra vào phù hợp với tốc độ quy định của Dự án.
Biện pháp về an toàn lao động, bảo hộ lao động và biển cảnh báo công trình: Lắp đặt rào chắn, biển báo hạn chế người không phận sự đi vào khu vực thi công, trang bị đầy đủ vật dụng an toàn lao động, phòng hộ cá nhân như: mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính hàn,...
Biện pháp giảm thiểu sự cố cháy nổ: các khu vực tập kết nguyên nhiên liệu dễ cháy nổ cần được đặt biển cấm lửa, và bố trí các thiết bị PCCC.
*Trong giai đoạn vận hành
Biện pháp bảo đảm an ninh trật tự: xây dựng nội quy, quy trình an toàn trong sản xuất nông nghiệp để cán bộ, nhân viên và khách được biết và tuân thủ, đảm bảo an toàn khi đến Dự án, niêm yết tại nơi dễ thấy; ghi đầy đủ các thông tin của khách đến giao dịch vào sổ đăng ký để phục vụ công tác quản lý
Biện pháp giảm thiểu tới môi trường và cảnh quan khu vực: xây dựng chi tiết các quy định về hoạt động sản xuất của công ty trên nguyên tắc sản xuất gắn liền với phát triển bền vững, đảm bảo các cán bộ, công nhân viên nhận thức rõ tầm quan trọngcủa các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ cảnh quan, vệ sinh trong khu vực
Biện pháp giảm thiểu tới giao thông khu vực: bố trí bãi đỗ xe phục vụ nhu cầu đỗ xe của CBCNV và khách đến giao dịch; bố trí thời gian vận chuyển NVL, sản phẩm hợp lý.
Biện pháp phòng chống cháy, nổ: thiết lập hệ thống báo cháy, họng chữa cháy dọc đường nội bộ khu vực Dự án.
Biện pháp phòng chống sét đánh: xây dựng hệ thống chống sét trên tất cả các mái nhà điều hành, nhà sơ chế, kho vật tư, các cột đèn… đúng theo các quy phạm về an toàn.
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải: Chuẩn bị các bơm, thiết bị sục khí, thiết bị dự phòng khác nhằm thay thế ngay khi các thiết bị này hư hỏng, không làm gián đoạn quá trình xử lý.
Biện pháp che chắn ao nuôi thủy sản vào mùa mưa bão: Dùng lưới nhựa, lưới thép hoặc lưới nilon căng quanh bờ ao với chiều cao 0,5-1m để ngăn cá trôi ra ngoài khi mực nước dâng cao.
Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh ở cá: Giống thủy sản: Phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh và đáp ứng QCVN 02-33- 3:2021/BNNPTNT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống cá nước ngọt- phần 3; Giống thủy sản từ cơ sở sản xuất ngoài tỉnh, nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra chất lượng theo quy định.
Biện pháp giảm thiểu sự cố liên quan đến hiện tượng phú dưỡng ao nuôi thủy sản và cá chết hàng loạt: định kỳ nạo vét vệ sinh, thay nước cho ao nuôi, đảm bảo mực nước sâu ao từ 1,5- 2m.
Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
Quan trắc nước thải
Dự án không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ do nước thải phát sinh <500 m3/ngày đêm và nước thải tái sử dụng, không xả thải ra ngoài môi trường.
Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại
Tần suất giám sát: Theo quy định;
Vị trí giám sát: khu tập kết chất thải rắn sinh hoạt; khu vực lưu giữ chất thải rắn xây dựng; khu vực lưu giữ chất thải nguy hại;
Nội dung giám sát: Phân định, phân loại, thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh theo quy định hiện hành;
Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tuân thủ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của UBND tỉnh Ninh Bình.
Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành
Giám sát nước thải
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 97 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường thì Dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc định kỳ, do nước thải phát sinh <500 m3/ngày đêm.
Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại
Vị trí giám sát: Các khu vực tập kết chất thải của Dự án.
Nội dung giám sát: Khối lượng, thành phần, chứng từ giao nhận.
Tần suất giám sát: Theo quy định.
Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của UBND tỉnh Ninh Bình.
Chủ dự án dự án cam kết thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai và thực hiện dự án: Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.
Chủ dự án cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường trong giai đoạn xây dựng Dự án.
Các hoạt động của dự án chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng về quản lý môi trường của UBND Tỉnh Ninh Bình và của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Ninh Bình nhằm đảm bảo phát triển dự án và bảo vệ môi trường.
Chủ dự án cam kết công khai nội dung Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt ở UBND xã Trường Yên và khu vực dự án để giám sát công tác tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Chủ dự án cam kết sẽ tuân thủ phương án quy hoạch theo đúng đồ án quy hoạch đã được phê duyệt và sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thiết kế công trình đối với các vấn đề về kiến trúc, cảnh quan các công trình, quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống thoát nước mặt và nước thải, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện, các phân khu chức năng trong khu vực dự án.
Chủ dự án cam kết chịu trách nhiệm đối với các khu vực dân cư trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ dự án.
Chủ dự án kết đánh giá đền bù đối với các hộ dân bị mất đất.
Chủ dự án cam kết tuân thủ nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, cụ thể:
+ Chất lượng không khí môi trường xung quanh: đảm bảo đạt QCVN 05:2023/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT.
+ Tiếng ồn: khống chế tiếng ồn phát sinh theo tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực công cộng, dân cư theo QCVN 26:2010/BTNMT;
+ Nước mưa: thu gom vào hệ thống thu gom nước mưa của dự án cuối cùng tiêu thoát ra ránh thoát nước cạnh dự án.
+ Chất thải rắn: sẽ được thu gom và xử lý triệt để, đảm bảo không rơi vãi và phát tán ra môi trường xung quanh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo pháp luật hiện hành.
Chủ dự án cam kết công khai nội dung của dự án và tiến độ thực hiện dự án tại khu vực dự án và UBND xã Trường Yên.
Chủ dự án cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường trong giai đoạn xây dựng, vận hành dự án.
Chủ dự án cam kết đảm bảo nguồn lực về tài chính, nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường của dự án từ khi hoạt động cho đến khi kết thúc dự án.
Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, các yêu cầu và quy định được nêu tại Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và báo cáo ĐTM của dự án. Khi có sự thay đổi nội dung báo cáo ĐTM, Chủ dự án sẽ có văn bản báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình theo đúng quy định.
Chủ dự án cam kết thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các luật liên quan đến môi trường, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và các luật liên quan.
Chủ dự án cam kết chịu mọi trách nhiệm, bồi thường và khắc phục ô nhiễm môi trường theo đúng quy định của pháp luật nếu để xảy ra sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng dân cư và môi trường ở các khu vực xung quanh dự án.
Chủ dự án cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc xây dựng, thực hiện báo cáo ĐTM và toàn bộ nội dung quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Ninh Bình.
>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn