Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng

Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng. Dự án tạo ra sản phẩm cá nước lạnh (cá tầm thương phẩm), góp phần làm phong phú thêm những sản phẩm đặc biệt.

Ngày đăng: 20-03-2025

32 lượt xem

NỘI DUNG THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I.THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.Thông tin chung

Tên dự án: Nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng.

Địa điểm thực hiện dự án: xã Đạ Long và Tiểu khu 104, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ Dự án: Công ty TNHH .....

1.2.Phạm vi, quy mô, công suất

a.Phạm vi

Phạm vi đánh giá tác động môi trường của dự án bao gồm hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án và giai đoạn vận hành trong đó:

  • Giai đoạn thi công xây dựng:

+ Xây dựng các hạng mục công trình có mái che và không có mái che

+ Hệ thống cấp nước

+ Hệ thống cấp điện

+ Hệ thống thoát nước mưa, nước thải

- Giai đoạn hoạt động: Hoạt động của các công trình có mái che và không có mái che, hoạt động nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng.

b.Quy mô

Dự án “Nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng”

Tổng diện tích vùng dự án là 291.800 m2, trong đó:

  • Đất xây dựng hồ nuôi cá (công trình không có mái che): 17.523 m2:

+ Hồ số 1: 13.854 m2

+ Hồ số 2: 2.000 m2

+ Hồ số 3: 1.669 m2

  • Đất xây dựng nhà văn phòng, nhà ở chuyên gia, nhà ở công nhân, Sân đường nội bộ khu vực nhà văn phòng (công trình có mái che): 2.837 m2:

+ Nhà văn phòng: 291 m2

+ Nhà ở chuyên gia: 334 m2

+ Nhà ở công nhận: 334 m2

+ Sân đường nội bộ khu vực nhà văn phòng: 1.878 m2

  • Diện tích đất cây xanh: 271.440 m2 trong đó gồm:

+ Diện tích quản lý bảo vệ rừng: 249.700 m2.

+ Diện tích cây xanh khác: 21.740 m2 (Bao gồm cả phần diện tích cây rừng tái sinh và phần diện tích cây xanh cảnh quan chủ dự án trồng thêm).

c.Công suất

Dự án tạo ra sản phẩm cá nước lạnh (cá tầm thương phẩm), góp phần làm phong phú thêm những sản phẩm đặc biệt huyện Đam Rông nói riêng và của tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Khối lượng sản phẩm của dự án khoảng 100 tấn cá nước lạnh/năm

1.3.Công nghệ sản xuất

Giai đoạn thi công: dự án sử dụng công nghệ xây dựng bằng các biện pháp thủ công kết hợp với cơ giới theo các phương pháp phổ biến trong thi công xây dựng khu hồ nuôi cá, nhà văn phòng, nhà chuyên gia, nhà ở công nhân…. để thi công các hạng mục công trình.

Giai đoạn vận hành: hoạt động chính trong giai đoạn vận hành là quản lý bảo vệ rừng, và nuôi cá nước lạnh (Cá tầm).

Công nghệ nuôi cá tầm:

Sơ đồ tổng quan về công nghệ nuôi cá

* Quy trình công nghệ nuôi cá

Công nghệ nuôi cá: Áp dụng công nghệ nuôi cá thâm canh do Bộ Thủy sản ban hành nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tổng số lượng ao nuôi tại dự án là 18 ao, với quy trình nuôi cá tại dự án cụ thể như sau:

Quy trình chi tiết công nghệ nuôi cá Tầm tại dự án

* Kỹ thuật nuôi cá Tầm:

Không giống như các loài cá nước ngọt hiện đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam, cá Tầm là loài cá mới được nhập và nuôi thuần hoá tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây. Theo nghiên cứu của Viện NCNTTS I, cá Tầm nuôi thuần hoá tại Việt Nam có thể sống trong điều kiện nhiệt độ cao (26oC), thậm chí có thể sống được ở ngưỡng nhiệt độ 29oC nhưng chậm lớn. Chính vì thế, nên nuôi cá Tầm thương phẩm ở các thủy vực có nguồn nước mát, không vượt quá 300C. Nhưng nếu ở giai đoạn nuôi vỗ cá bố mẹ, giai đoạn sinh sản và ấp nở trứng cá Tầm thì cần nhiệt độ lạnh.

Cá Tầm cần nguồn nước nuôi phải trong sạch, không bị ô nhiễm và có hàm lượng ôxy hoà tan cao; đáy bể, ao, hồ nuôi cá không có bùn đất.

1.4.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư

1.4.1.Các hạng mục công trình của dự án đầu tư

*Các hạng mục công trình chính:

  • Hạng mục công trình không có mái che: hồ nuôi cá số 1, hồ nuôi cá số 2, hồ nuôi cá số 3.
  • Hạng mục công trình có mái che: Nhà văn phòng, nhà ở công nhân, nhà ở chuyên gia.
  • Quản lý bảo vệ rừng.

*Các hạng mục công trình phụ trợ:

  • Hệ thống đường giao thông
  • San nền
  • Hệ thống cấp nước
  • Hệ thống cấp điện

*​Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường:

  • Hệ thống thu gom và thoát nước mưa; hệ thống thu gom và thoát nước thải;
  • Công trình xử lý nước thải (bể tự hoại 3 ngăn); nhà vệ sinh di động.
  • Hệ thống thu gom chất thải thông thường và chất thải nguy hại;
  • Cây xanh.

Chi tiết một số công trình như sau:

1.Công trình có mái che:

a. Nhà văn phòng

  • Diện tích xây dựng: 291 m3
  • Diện tích sàn: 243,88 + 248,28 = 492,16 m3
  • Số lượng: 01
  • Số tầng: 02
  • Chiều cao mái: 10,61 m (tính từ cos 0.000 đến đỉnh mái)
  • Chiều cao công trình: 11,06m (tính từ mặt đất tự nhiên đến đỉnh mái)
  • Kết cấu: mái lợp tôn, khung giằng, móng trụ BTCT

b.Nhà ở chuyên gia

  • Diện tích xây dựng: 334 m3
  • Diện tích sàn: 278,46m2
  • Số lượng: 01
  • Số tầng: 01
  • Chiều cao mái: 7,01 m (tính từ cos 0.000 đến đỉnh mái)
  • Chiều cao công trình: 7,46m (tính từ mặt đất tự nhiên đến đỉnh mái)
  • Kết cấu: mái lợp tôn, khung giằng, móng trụ BTCT

c.Nhà ở công nhân

  • Diện tích xây dựng: 334 m3
  • Diện tích sàn: 278,46m2
  • Số lượng: 01
  • Số tầng: 01
  • Chiều cao mái: 7,01 m (tính từ cos 0.000 đến đỉnh mái)
  • Chiều cao công trình: 7,46m (tính từ mặt đất tự nhiên đến đỉnh mái)
  • Kết cấu: mái lợp tôn, khung giằng, móng trụ BTCT

2.Công trình không có mái che:

a.Hồ số 1:

  • Số lượng: 01
  • Diện tích: 13,854,24m2
  • Kết cấu: BTCT, xây đá hộc, vữa XM M75, cát lót dày 50
  • Chiều dài: L = 923.89m
  • Nước hồ độ sâu trung bình: 2 m

b.Hồ số 2:

  • Số lượng: 01
  • Diện tích: 2.000m2
  • Kết cấu: BTCT, xây đá hộc, vữa XM M75, cát lót dày 50
  • Chiều dài: L=197.6 m
  • Độ sâu trung bình: 2 m

c.Hồ số 3:

  • Số lượng: 01
  • Diện tích: 1,669,22m2
  • Kết cấu: BTCT, xây đá hộc, vữa XM M75, cát lót dày 50
  • Chiều dài: 197.6 m
  • Độ sâu trung bình: 2 m

3.San nền

Tận dụng tối đa địa hình, bảo vệ cảnh quan, môi trường, không san gạt địa hình theo diện rộng mà chỉ san gạt cục bộ theo từng hạng mục công trình và đảm bảo tỷ lệ tác động cho phép của công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, không làm thay đổi hệ thống sông suối tự nhiên đã hình thành trong khu vực.

4.Hạng mục giao thông

Sử dụng hẹ thống đường dạo bộ (có bề rộng nền < 1,5m) và các tuyến đường mòn có sẵn để kết nối các khu vực chức năng thuộc dự án

5.Hạng mục cấp điện và chiếu sáng công cộng

Sử dụng lưới điện có từ đường DT722 giáp quy hoạch, qua hệ thống trạm biến áp và dây dẫn đến từng công trình của dự án, đảm bảo nguồn điện được cung cấp ổn định, liên tục theo nhu cầu hoạt động của dự án.

Quy trình đấu nối vào lưới điện của khu vực tuân theo quy định hiện hành

Tuyến dây điện chiếu sáng công cộng được thiết kế đi ngầm dọc theo hành lang đường đi bộ trong khu quy hoạch, nguồn điện lấy từ trạm biến áp khu vực, đóng ngắt tự động theo thời gian

6.Hạng mục cấp nước

Nguồn nước dự được lấy từ hệ thống cấp nước tập trung hiện hữu tại đường ĐT722, xây dựng mới tuyến ống cấp nước sạch cho toàn bộ dự án

Nước phòng cháy chữa cháy: nguồn nước lấy từ mạng lưới cấp nước sinh hoạt, hệ thống cấp nước chữa cháy được bố trí theo quy định hiện hành

7.Hạng mục thoát nước thải

Nước mưa và nước mặt: Chủ yếu được thoát theo địa hình tự nhiên theo các khe tụ thuỷ dẫn ra hồ, suối trong khu vực

Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn tại các công trình, sau đó được thu gom theo hệ thống đường ống và hố ga bố trí dọc theo đường trên địa hình dốc tự nhiên. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành trước khi thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực

- Cấu tạo hầm tự hoại:

  • Hầm tự hoại được xây bằng gạch đinh, vữa xây #75
  • Mặt trong trát vữa XM #100, trát làm 2 lần: lần đầu trát dày 15 có khía bay, lần sau trát dày 10.
  • Sau đó ngâm nước XM nguyên chất, ngày khuấy 3 lần, đầu ống dẫn phân xuống có gắn tê, ống thông hơi lên cao cách mái 0.7m.
  • Bê tông lót đá 5*7, mác 75, dày 100
  • Tấm đan nắp bể đặt thép 6ª150 theo 2 phương.

8.Hạng mục thông tin liên lạc

  • Nối theo đường cấp chung cặp theo đường giao thông và tủ điện thông tin đặt tại nhà bảo vệ.
  • Mạng thông tin liên lạc:
  • Tổng đài thông tin liên lạc gồm: tủ box khuếch đại và chia cáp tín hiệu tivi; tủ box tổng đài và chia cáp tín hiệu điện thoại; tủ box router cáp quang và chia cáp internet.
  • Các loại cáp tín hiệu được đi ngầm, bố trí đầu nối tại các tủ box liên lạc.

1.4.2.Các hoạt động của dự án đầu tư

  • Hoạt động chuẩn bị mặt bằng, thi công, đào đắp và thi công các hạng mục công trình xây dựng; hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, đất phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, ảnh hưởng đến cảnh quan, hoạt động giao thông đường bộ, tiềm ẩn nguy cơ sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy, nổ;
  • Dự án đi vào hoạt động phát sinh tiếng ồn, độ rung, bụi, khí thải từ hoạt động giao thông, từ hoạt động nuôi cá nước lạnh, khu vực lưu giữ rác thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, nước thải và nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ, tác động đến hệ sinh thái rừng của khu vực dự án.

1.5.Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Tổng diện tích dự án sử dụng là 29,18ha, trong đó diện tích đất rừng là 24,97ha (theo đúng hợp đồng thuê rừng số 02/HĐ-TR ngày 25/5/2020). Căn cứ theo Quyết định số 2981/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Đam Rông giai đoạn 2008 – 2020, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000, khu vực thực hiện dự án Nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng của Công ty TNHH .. thuộc đất quy hoạch lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất dự trữ sang rừng phòng hộ xung yếu (tiểu khu 104 – xã Đạ Tông) và rừng sản xuất (Tiểu khu 73B). Ngoài ra, theo Công văn số 20/BQL ngày 3/07/2023 của Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang, dự án nằm trong vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang do đó theo quy định tại khoản 4, Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Dự án có yếu tố nhảy cảm về môi trường. Tuy nhiên dự án chỉ sử dụng khoảng 2,036 ha đất để xây dựng công trình có mái che công trình không có mái che ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi, còn phần diện tích đất rừng được giữ nguyên thực hiện quản lý bảo vệ, do đó các tác động đất tài nguyên rừng là không có.

II.CÁC NỘI DUNG THAM VẤN

2.1.​Vị trí thực hiện dự án

(1) Địa điểm thực hiện dự án

Dự án “Nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng” do Công ty TNHH... làm chủ đầu tư được triển khai tại xã Đạ Long và Tiểu khu 104, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích dự án là 29,18 ha theo theo Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 894/QĐ-UBND ngày 24/5/2022 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mã số CM 193782 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 29/01/2019.

Ranh giới dự án như sau:

+ Phía Đông: Giáp đường ĐT-722, giáp ranh với xã Đưng K’Nơh, huyện Lạc Dương.

+ Phía Tây: thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Sê Rê Pôk.

+ Phía Nam: Giáp Vườn quốc gia Bi Duop Núi Bà.

+ Phía Bắc: Thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Sê Rê Pôk.

Khu vực thực hiện dự án có nguồn nước dồi dào, nhiệt độ nước phù hợp cho việc nhân giống cá tầm quanh năm với quy mô lớn. Địa hình dốc nên dễ tạo dòng chảy kích thích cho cá sinh trưởng. Hơn nữa, đây là một địa bàn có môi trường xung quanh sạch sẽ, an ninh tốt và đặc biệt giao thông đi lại thuận tiện.

(2) Hiện trạng sử dụng đất

Theo biên bản bàn giao đất trên thực địa ngày 21/12/2018 giữa các Ban ngành đoàn thể liên quan với Công TNHH ....., tổng diện tích đất dự án sử dụng là 29,18ha trong đó:

Tại địa bàn xã Đạ Long (Tiểu khu 73B, khoảnh 5, lô a): 2,11 ha (Đơn vị quản lý UBND xã Đạ Long quản lý) bao gồm:

+ Đất có rừng 1,81 ha (Rừng gỗ lá rộng nghèo (IIIa1): 0,47ha; Rừng trồng thông 3 lá năm 1998: 1,34 ha)

+ Đất chưa có rừng là 0,30 ha.

Tại địa bàn xã Đạ Tông (Tiểu khu 104, khoảnh 5, lô a, b; khoảnh 6, lô a, b; khoảnh 7, lô a): 27,07 ha (Đơn vị quản lý là UBND xã Đạ Tông quản lý) bao gồm:

+ Đất có rừng 23,16 ha (Rừng gỗ lá rộng trung bình (IIIa2))

+ Đất chưa có rừng: 3,91 ha.

Do đó, hiện trạng tổng diện tích đất rừng của dự án là 24,97 ha (theo đúng hợp đồng thuê rừng số 02/HĐ-TR ngày 25/5/2020). Căn cứ theo Quyết dịnh số 2981/QĐ- UBND ngày 22/12/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Đam Rông giai đoạn 2008 – 2020, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000, khu vực thực hiện dự án Nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng của Công ty TNHH ...... thuộc đất quy hoạch lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất dự trữ sang rừng phòng hộ xung yếu (tiểu khu 104 – xã Đạ Tông) (27,07ha) và rừng sản xuất (Tiểu khu 73B) (2,11 ha).

Về hiện trạng khu vực thực hiện dự án: Theo kết quả thẩm định tài nguyên rừng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1540/TĐ-SNN ngày 11/08/2016, hiện trạng cụ thể như sau: Đất có rừng là 25 ha, bao gồm rừng thông trồng (RT1998) 1,37ha, rừng gỗ lá rộng trung bình 23,16 ha, rừng gỗ lá rộng nghèo 0,47ha. Tuy nhiên tại thời điểm bàn giao có diện tích khoảng 300m2 rừng thông trồng bị biến động do các tác động và cũng đã được Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đam Rông ghi nhận tại biên bản 12/12/2018. Do đó phần diện tích có rừng khi dự án nhận bàn giao là 24,97ha.

Căn cứ bản đồ quy hoạch 3 loại rừng kèm theo Quyết định số 2016/QĐ- ƯBND ngày 09/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 03 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030 thì toàn bộ diện tích rừng của công ty quản lý thuộc đối tượng rừng phòng hộ và một phần diện tích thuộc đối tượng rừng sản xuất.

Năm 2020, Công ty đã lập hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích thiết kế là 24,97 ha. Trong đó:

  • Lưu vực sông Đồng Nai: 22,30 ha;
  • Lưu vực sông Sêrêpốk: 2,67 ha.

(3) Mối tương quan của dự án với các dự án khác

Dự án “Nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng” được triển khai tại một phần của tiểu khu 73B, xã Đạ Long, và tiểu khu 104, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Dự án thuộc vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển LangBiang theo Công văn số 20/BQL ngày 3/07/2023 của Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang. Khu dự trữ sinh quyển Langbiang nằm ở tỉnh Lâm Đồng. Đa dạng sinh học khu vực cao và bao gồm nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy trong Danh sách đỏ quốc tế. Vùng đệm LBBR tiếp giáp với vùng lõi bao gồm vùng sản xuất nông lâm nghiệp, rừng phòng hộ và rừng trồng. Nó góp phần bảo tồn vùng lõi và tạo điều kiện phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương cũng như các hoạt động giáo dục và khoa học. Có cảnh quan và môi trường sống đẹp, vùng đệm là nền tảng tốt để phát triển du lịch sinh thái. Đây cũng là nơi sinh sống của các dân tộc bản địa, đặc biệt là cộng đồng người K’Ho mang đậm nét văn hóa trong đó có cồng chiêng Tây Nguyên. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là nguồn chính của việc làm cho cộng đồng địa phương. Trong số các loại cây trồng, hoa, cà phê và chè là mạnh nhất về doanh thu khu vực.

Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (LBBR) tỉnh Lâm Đồng là khu dự trữ sinh quyển thứ chín của Việt Nam và là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Tây Nguyên được UNESCO chỉ định vào năm 2015. Tổng diện tích là 275.429 ha, bao gồm vùng lõi rộng 34.943 ha, vùng đệm rộng 72.232 ha và vùng chuyển tiếp rộng 168.264 ha. Khu dự trữ sinh quyển nằm trên địa bàn 5 huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Đam Rông và Thành phố Đà Lạt.

(4) Khoảng cách từ dự án tới các khu dân cư

  • Dự án cách UBND xã Đạ Tông khoảng 140km và cách UBND xã Đạ Long 150km.
  • Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư gần nhất là khu dân cư thôn Lán Tranh, xã Đak Hơ khoảng 4,5 km về phía Đông Bắc, Thôn có dân cư thưa thớt có khoảng 150 – 200 hộ dân sinh sống, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề lâm nghiệp chăn nuôi buôn bán tự do.
  • Dự án cách khu dân cư thôn Đưng K’Nơ khoảng 9km phía Đông Bắc, Thôn có dân cư thưa thớt có khoảng 300 hộ dân sinh sống, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề lâm nghiệp chăn nuôi buôn bán tự do. Trong khu vực khu dân cư thôn Đưng K’Nơ có 1 Nhà thờ giáo xứ thôn Đưng K’Nơ.

Dự án cách UBND xã Đạ Long khoảng 6 km về phía Tây Bắc, xung quanh có người dân xã Đạ Long sinh sống

Hồ cá của dự án cách đường quốc lộ khoảng 1 km về phía Đông Bắc, cách vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Langbiang khoảng 5km

Nhìn chung xung quanh dự án không có dân cư sinh sống, chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất rừng

(5) Các đối tượng tự nhiên xung quanh

Cách dự án khoảng 8.500 mét về phía Tây Bắc là suối nước nóng Đạ Long: Đây được xem là một điểm du lịch sinh thái cũng như một biện pháp chữa bệnh đặc biệt giúp thư giãn con người sau những ngày làm việc căng thẳng. Nhiệt độ trung bình của suối duy trì ở khoảng 40-45 độ.

Cách dự án khoảng 3.000 mét về phía Tây là đỉnh núi Đỉnh Lomburr với độ cao khoảng 1.800m là địa điểm lý tưởng cho khách du lịch thăm quan cắm trại, khách du lịch có thể săn mây trên đỉnh núi và đón hoàng hôn.

Hiện trạng đặc điểm thủy văn suối tại dự án:

Tại khu vực dự án có nhiều các khe nước chảy từ trên đồi xuống người dân hay gọi là suối. Với đặc điểm nước suối có nhiệt độ khoảng 17-260C, rất trong và sạch, rất thích hợp cho việc tận dụng để nuôi cá nước lạnh (tầm, hồi). Tại khu vực dự án có 02 khe nước chảy chính (2 nhánh): 1 nhanh chính chảy theo khe tụ thuỷ hướng Đông Bắc – Tây Nam, 1 nhánh nhỏ chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, rồi đổ vào nhánh Đông Bắc – Tây Nam. Đây cũng chính là 2 nhánh suối cung cấp nước cho Dự án để sử dụng cho hoạt động nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi). Chủ dự án sẽ thực hiện xây dựng hồ nuôi tại vị trí đất trống không có rừng cạnh các suối nước chảy. Chủ dự án cũng đã thực hiện khảo sát đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước (kết quả phân tích tại chương 2 của báo cáo), trữ lượng nước và các điều kiện liên quan để đánh giá việc thực hiện cấp nước cho ao nuôi cá của Dự án. Kết quả cho thấy tại đây điều kiện rất thuận lợi cả về địa hình, nguồn nước và chát lượng nước để phục vụ quá trình nuôi cá của dự án. Cách vị trí các ao nuôi cá của dự án về phía thượng nguồn trong bán kính 10km, và cách về phía hạ nguồn bán kính khoảng 7-10km không công trình hay trạng trại nuôi cá nào. Do đó việc nuôi cá tại vị trí quy hoạch của dự án được đánh giá rất thuận lợi.

Theo tài liệu đánh giá phân tích chất lượng nước và số liệu điều tra thủy văn thực tế tại dự án, lưu lượng dòng chảy tại các suối như sau:

Lưu lượng dòng chảy suối được phân bố theo mùa: mùa khô cạn kiệt, mùa mưa lũ lụt.

+ Mùa lũ: mùa lũ kéo dài từ tháng 7 - 11 (5 tháng). Mô đun dòng chảy bình quân tháng vào khoảng bằng 100 -150 l/s/km2..

+ Mùa kiệt: mùa kiệt kéo dài từ tháng 12 - 6 (7 tháng). Dòng chảy kiệt bình quân năm đã tính toán bằng 9 – 15 l/s/km2

Dòng chảy bùn cát, dòng chảy bùn cát tính toán theo công thức kinh nghiệm đã tính toán, thống kê được bằng 150 - 160 g/m3.

Lưu lượng nước của các suối nhìn chung có quanh năm và dao động từ 0,7 – 2,4m. Đảm bảo thuận lợi cho việc nuôi cá tại dự án

(6) Đối tượng nhảy cảm xung quanh dự án

Tổng diện tích dự án sử dụng là 29,18ha, trong đó diện tích đất rừng là 24,97ha (theo đúng hợp đồng thuê rừng số 02/HĐ-TR ngày 25/5/2020). Căn cứ theo Quyết định số 2981/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Đam Rông giai đoạn 2008 – 2020, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000, khu vực thực hiện dự án Nuôi cá nước lạnh và quản lý bảo vệ rừng của Công ty TNHH ...... thuộc đất quy hoạch lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất dự trữ sang rừng phòng hộ xung yếu (tiểu khu 104 – xã Đạ Tông) và rừng sản xuất (Tiểu khu 73B). Ngoài ra, theo Công văn số 20/BQL ngày 3/07/2023 của Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang, dự án nằm trong vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang do đó theo quy định tại khoản 4, Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Dự án có yếu tố nhảy cảm về môi trường. Tuy nhiên dự án chỉ sử dụng khoảng 2,036 ha đất để xây dựng công trình có mái che công trình không có mái che ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi, còn phần diện tích đất rừng được giữ nguyên thực hiện quản lý bảo vệ, do đó các tác động đất tài nguyên rừng là không có.

Xung quanh dự án trong phạm vi 1km không có công trình di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

2.2.Tác động môi trường của dự án đầu tư

2.2.1.Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

a.Trong giai đoạn xây dựng

  • Nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường thải ra với lưu lượng 2,4 m3/ngày. Thông số ô nhiễm đặc trưng là TSS, BOD5, Amoni, coliform, photphat (tính theo P).
  • Nước thải từ hoạt động rửa xe: 0,6 m3/ng.đêm, thông số ô nhiễm đặc trưng TSS, dầu mỡ khoáng.
  • Nước mưa chảy tràn phát sinh khoảng 1,1 m3/s. Thông số ô nhiễm đặc trưng TSS.

b.Trong giai đoạn vận hành

  • Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động vệ sinh của cán bộ công nhân viên khoảng 0,675 m3/ngày.đêm. Thông số ô nhiễm đặc trưng: TSS, BOD5, Amoni, coliform, photphat (tính theo P).
  • Nước mưa chảy tràn lớn nhất qua khu vực dự án khoảng 1,23 m3/s. Thông số ô nhiễm đặc trưng: TSS.
  • Nước thải từ hoạt động nuôi cá nước lạnh: Lưu lượng khoảng 1,2-1,5m3/phút. Chất ô nhiễm trong nước thải từ cá hồ nuôi cá chỉ yếu do thức ăn thừa, chất thải từ quá trình trao đổi chất.

2.2.2.Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

a.Trong giai đoạn xây dựng

  • Bụi, khí thải từ quá trình đào, đắp đất;
  • Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng, thiết bị;
  • Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện thi công trên công trường;
  • Khí thải từ quá trình hàn các kết cấu thép.

b. Trong giai đoạn vận hành

  • Bụi và khí thải phát sinh do phương tiện vận chuyển giao thông; thông số ô nhiễm đặc trưng: bụi, SO2, CO, CO2, NOx, VOCs;
  • Mùi hôi từ cá chết.

2.2.3.Chất thải rắn, chất thải nguy hại

a.Nguồn phát sinh, quy mô của chất thải rắn sinh hoạt

  • Trong giai đoạn xây dựng, rác thải sinh hoạt phát sinh từ khoảng 24 kg/ngày, thành phần chủ yếu bao gồm các loại rau, củ quả, thức ăn thừa, bao bì, thùng chứa, giấy, chai lọ;
  • Trong giai đoạn vận hành, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của nhân viên làm việc khoảng 16,8 kg/ngày. Thành phần chủ yếu bao gồm các loại rau, củ quả, thức ăn thừa, bao bì, thùng chứa, giấy, chai lọ.

b.Nguồn phát sinh, quy mô của chất thải rắn thông thường

  • Trong giai đoạn xây dựng: phát sinh khoảng khoảng 121,8 tấn/cả giai đoạn thi công. Thành phần chủ yếu bao gồm gạch, đá vỡ, sắt thép vụn.
  • Khối lượng đất đào là 6.467 m3 trong đó khối lượng cần đắp là 4.060 m3, khối lượng dư thừa của đất đào là 2.407 m3 được tận dụng để trồng cây xanh khu vực dự án, không vận chuyển khối lượng đào, đắp nào ngoài dự án.

- Trong giai đoạn vận hành:

+ Khối lượng bao bì chứa thức ăn, bọc đựng cá giống,… với lượng phát sinh lớn nhất khoảng 20.000 kg/năm.

+ Khối lượng xác cá chết không do dịch bệnh: Cá chết thường rải rác trong quá trình nuôi, vào các thời điểm khác nhau của quá trình sinh trưởng. Ước tính mỗi vụ nuôi cá, tỷ lệ cá chết không do dịch bệnh khoảng 1% sản lượng nuôi cá nuôi. Khối lượng các chết không do dịch bệnh khoảng 1,4 tấn/năm.

+ Bùn đáy hồ nuôi: Do đặc điểm hồ nuôi là hồ nước chảy, nước ra vào liên tục nên không phát sinh bùn đáy hồ nuôi.

c.Nguồn phát sinh, quy mô của chất thải nguy hại

  • Trong giai đoạn xây dựng, chất thải nguy hại phát sinh khoảng 8 kg/tháng. Thành phần chủ yếu thùng chứa (sơn) đã qua sử dụng; bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin, ắc quy hỏng; giẻ lau dính dầu.
  • Trong giai đoạn vận hành: chất thải nguy hại phát sinh khoảng 77 kg/năm. Thành phần chủ yếu gồm bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu thải, bao bì thải. Ngoài ra, còn lượng cá chết do dịch bệnh, ước tính tổng khối lượng các chết là 100 tấn/năm.

Tiếng ồn, độ rung

  • Trong giai đoạn thi công: hoạt động thi công của máy móc thiết bị và hoạt động của các phương tiện vận chuyển phát sinh tiếng ồn, rung;
  • Trong giai đoạn vận hành: hoạt động lưu thông của các phương tiện giao thông, máy bơm hoạt động trong phạm vi dự án phát sinh tiếng ồn, rung.

>>> XEM THÊM: Lập dự án trồng rừng kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 0903 649 782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903 649 782 - 028 35146426

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm