Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp nhằm cung cấp cho khách du lịch địa điểm thăm quan mô hình trồng rau công nghệ cao và tham gia trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp nông thôn Việt Nam;
Ngày đăng: 11-01-2025
22 lượt xem
1. Thông tin chung về dự án..................................................................... 1
1.4. Hiện trạng, quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án......................... 2
1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.... 3
1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án............ 3
2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án........................................ 4
2.2. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.................... 4
3. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án............................... 4
4. Đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án... 5
4.1.1. Đánh giá tác động của việc thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng......... 5
4.1.2. Đánh giá tác động của hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng.................. 5
4.1.3. Tác động lên hệ sinh thái và ĐDSH từ việc chiếm dụng diện tích trồng lúa của dự án...5
4.1.4. Tác động công tác rà phá bom, mìn vật nổ.........7
4.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................... 10
4.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do hoaṭ đông đền bù, giải phóng măṭ bằng....... 10
4.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đời sống, kinh tế của các hộ dân bị thu hồi đất...10
4.2.3. Rà phá bom mìn......................................................10
4.2.4. Giảm thiểu tác động từ các nguồn liên quan đến chất thải.................. 10
5. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn dự án đi vào vận hành..12
5.1. Đánh giá, dự báo tác động............................................................... 12
5.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của nguồn liên quan đến chất thải....13
5.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện............. 13
5.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây tác động xấu có liên quan đến chất thải..14
5.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây tác động xấu không liên quan đến chất thải...15
6.1. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng................ 15
6.2. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động..................... 16
6.3. Chương trình giám sát môi trường.......................................................... 16
7. Cam kết của chủ dự án..................................................... 18
Xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp
Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại....
Địa chỉ: Xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Người đại diện:.... - Chức vụ: Giám đốc
Tiến độ thực hiện Dự án: thời gian thực hiện Dự án từ năm 2020 đến năm 2022.
+ Tháng 6/2020 đến tháng 12 năm 2020: Hoàn thiện thủ tục giao đất cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoàn thiện thủ tục cấp phép xây dựng.
+ Tháng 01/2021 đến tháng 6/2022: Xây dựng hoàn thiện các hạng mục phục vụ dự án như nhà hàng ăn uống và các hạng mục phụ trợ khác.
Dự án được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 1459/QĐ-UBND ngày 07/11/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình về chủ trương đầu tư dự án Khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp. Ranh giới của khu đất được xác định tại thửa đất tờ bản đồ số 18, bản đồ địa chính xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, lập năm 2010 tỷ lệ 1/1000, vị trí cụ thể như sau:
Hình 1. Vị trí thực hiện dự án
Dự án Xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp với diện tích 10.000 m2 phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Hoa Lư và Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2018.
Vị trí thực hiện dự án nằm trong một phần lô đất có ký hiệu H3 thuộc tiểu khu XII-01 phân khu các khu vực 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có tính chất quy hoạch là đất hỗn hợp dịch vụ sinh thái
Phù hợp với diện tích đất: Tổng diện tích 10.000m2, trong đó: Diện tích đất xây dựng công trình kiến trúc 498,0 m2 chiếm 5%, còn lại đất cây ăn quả, trồng rau, ao cá và sân đường nội bộ. Đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo mật độ xây dựng.
Thời gian thuê đất: 30 năm
Hình thức sử dụng đất: Thuê đất.
Khoảng cách của Dự án đến các công trình văn hóa, tôn giáo, kinh tế - xã hội:
Mục tiêu
Dự án hình thành với các mục tiêu như sau:
Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp nhằm cung cấp cho khách du lịch địa điểm thăm quan mô hình trồng rau công nghệ cao và tham gia trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp nông thôn Việt Nam;
Tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, tăng thêm nguồn thu cho Công ty, đóng góp thuế vào ngân sách địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội trên địa bàn.
b.Loại hình
Loại hình Dự án: Dự án nhóm C
c.Quy mô, công suất
Quy mô diện tích thực hiện dự án: khoảng 10.000 m2 Công suất thiết kế:
+ Vé thăm quan: 15.000 lượt vé/năm;
+ Dịch vụ ăn uống: 30.000 lượt khách/năm;
+ Kinh doanh rau sạch các loại: 60 tấn/năm
- Sản phẩm đầu ra, dịch vụ cung cấp: Dịch vụ thăm quan và trải nghiệm các công việc nông nghiệp như trồng rau, thu hoạch rau củ, đánh bắt cá, ...; cung cấp dịch vụ ăn uống và kinh doanh rau sạch các loại.
Các hạng mục công trình Dự án thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1. Tổng hợp sử dụng hiện trạng sử dụng đất
STT |
Hạng mục công trình |
Diện tích xây dựng (m2) |
1 |
Cổng + tường rào |
|
2 |
Nhà bảo vệ + bán vé |
12 |
3 |
Nhà điều hành + kho sơ chế |
330 |
4 |
Nhà hàng ăn uống ( 02 tầng) |
144 |
5 |
Trạm điện |
12 |
6 |
Khu trồng rau sạch |
3.645 |
7 |
Ao sinh thái |
656 |
8 |
Cây xanh cảnh quan |
2.093 |
9 |
Sân đường nội bộ |
2.988 |
|
Tổng |
10.000 |
( Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)
Tiến độ thực hiện Dự án: thời gian thực hiện Dự án từ năm 2020 đến năm 2022.
+ Tháng 6/2020 đến tháng 12 năm 2020: Hoàn thiện thủ tục giao đất cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoàn thiện thủ tục cấp phép xây dựng.
+ Tháng 01/2021 đến tháng 6/2022: Xây dựng hoàn thiện các hạng mục phục vụ dự án như nhà hàng ăn uống và các hạng mục phụ trợ khác.
Tổng vốn đầu tư dự án: 13.519 triệu đồng (Bằng chữ: Mười ba tỷ, năm trăm mười chín triệu đồng chẵn)
Thực hiện Dự án sẽ thu hồi 10.000m2 đất (đất trồng lúa nước, hoa màu, mồ mả,...) thuộc địa bàn xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư. Việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là công việc rất phức tạp do tác động đến nhiều yếu tố KT-XH của đời sống cộng đồng đang hưởng lợi từ các diện tích đó.
Khu vực đất thu hồi thực hiện dự án 100% là đất trồng lúa nước, không có các công trình xây dựng nên không phải di dân.
Trong quá trình đền bù có thể phát sinh mâu thuẫn giữa các bên liên quan đặc biệt giữa chủ đầu tư và người dân có đất trong diện bị thu hồi. Tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ thực hiện xây dựng phương án đền bù, GPMB tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và huyện Hoa Lư để giảm thiểu tối đa các mâu thuẫn có phát sinh giữa chủ đầu tư và người dân.
Khu vực thực hiện Dự án chủ yếu thực hiện trên diện tích đất nông nghiệp trồng lúa. Do đất trũng nên chủ yếu phát triển các loài như: bèo tây, rau muống, cỏ, khoai nước,…., hệ sinh thái rất nghèo nàn nên khi thực hiện Dự án mức độ tác động của Dự án lên hệ sinh thái và đa dạng sinh học của khu vực là không đáng kể.
Các nguồn phát sinh chất thải từ các hoạt động xây dựng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. Tổng hợp nguồn gây tác động và các chất ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng
Hoạt động |
Nguồn gây tác động |
Tác nhân |
Đối tượng bị tác động |
Phạm vi tác động |
|||||
Tập kết công nhân tại dự án |
Sinh của nhân. |
hoạt công |
|
Môi trường đất, nước |
Khu vực án |
dự |
|||
- Yếu tố con người |
Sự khác biệt về văn hóa, phong tục. |
An ninh xã hội |
Khu vực dự án và xung quanh dự án. |
||||||
Xây dựng các hạng mục công trình |
Máy móc thiết bị hoạt động |
- Bụi, tiếng ồn. |
khí |
thải, |
- Môi trường không khí, công nhân tại công trường và dân cư gần dự án. |
Khu vực dự án và xung quanh dự án. |
|||
|
- Sửa chữa, bảo trì thiết bị |
- Chất thải rắn nguy hại: Dầu mỡ thải, khăn lau nhiễm dầu mỡ |
- Môi trường đất, nước |
Khu vực án |
dự |
||||
|
- Hoạt động xây dựng |
- Nước thải xây dựng |
- Môi trường đất, nước |
Khu vực án |
dự |
||||
|
|
- Chất thải rắn xây dựng |
|
|
|
||||
|
- Yếu tố thời tiết |
- Nước mưa chảy tràn |
- Môi nước |
trường |
Khu vực dự án và xung quanh dự án. |
||||
|
- Yếu tố con |
- Tai nạn lao động |
- An ninh xã hội |
Khu vực |
dự |
||||
|
người |
|
|
án |
|
||||
Đánh giá, dự báo các tác động liên quan tới nguồn thải
a.Tác động đến môi trường không khí
Bụi và khí thải trong giai đoạn thi công của Dự án phát sinh từ các hoạt động sau:
b.Đánh giá, dự báo các tác động do nước thải
Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải trong công tác thi công, nước thải sinh hoạt từ các lán trại công nhân, nước mưa mang theo bụi, đất đá, vật liệu xây dựng,….
c.Tác động do chất thải rắn thông thường
Bùn thải
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn xây dựng
Đánh giá tác động:
Việc tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và gây mùi hôi thối. Đối tượng bị tác động là môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước mặt, nước ngầm.
Chất thải rắn xây dựng và sinh hoạt không được thu gom hợp lý, khi có gió to, nước mưa sẽ cuốn trôi theo rác thải xuống sông sẽ làm tắc nghẽn cục bộ dòng chảy mặt, gây ứ đọng và ô nhiễm nguồn nước mặt, làm mất vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực.
Việc xả các rác thải không đúng nơi quy định, nước thải chưa qua xử lý sẽ gây mất vệ sinh môi trường, làm tăng khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Tuy khối lượng phát sinh không nhiều, nhưng loại chất thải này nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ gây tác động tiêu cực rất lớn đến môi trường không khí, đất, nước ngầm và nước mặt xung quanh khu vực dự án cũng như tới sức khỏe của người lao động.
d.Đánh giá tác động do chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình thi công xây dựng của dự án chủ yếu là dầu thải và chất thải nhiễm dầu từ quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, phương tiện vận chuyển. Lượng thải này tùy thuộc vào số lượng máy móc thi công cơ giới tại công trường, phương tiện vận chuyển sử dụng và lượng dầu nhớt thải ra, chất thải nhiễm dầu, mỡ bôi trơn từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa. Ngoài ra, còn một số loại chất thải nguy hại phát sinh khác như nhựa bitum, sơn rơi vãi, đầu mẩu vụn thừa que hàn rơi vãi và các loại bao bì đựng các chất thải nguy hại nêu trên như can, thùng đựng dầu, giẻ lau dính dầu, bao bì đựng nhựa bitum, thùng đựng sơn v.v… Các loại CTNH này nếu không được quản lý, xử lý đúng quy định về quản lý CTNH sẽ là một nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường. Khi dầu mỡ thải không được quản lý hợp lý sẽ theo nước mưa chảy xuống lưu vực. Dầu mỡ rơi xuống sông gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái thủy vực, tôm cá bị nhiễm dầu mỡ thải sẽ ảnh hưởng tới lưới thức ăn khi con người ăn phải các thức ăn này. Ngoài ra, khi dòng nước bị nhiễm dầu mỡ thải, dầu mỡ sẽ theo dòng nước chảy vào các kênh mương, chảy xuống hạ lưu gây ảnh hưởng tới chất lượng nước tưới tiêu cũng như nhu cầu sử dụng nước sông ở phía hạ lưu.
Tác động do tiếng ồn
Nguồn phát sinh tiếng ồn trong giai đoạn thi công xây dựng dự án chủ yếu từ:
Dự báo tác động do rung động
Trong giai đoạn thi công xây dựng của Dự án, nguồn phát sinh rung động do hoạt động của các máy móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường. Mức rung có thể biến thiên lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong đó các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất là tính chất của đất và tốc độ của xe máy khi chuyển động. Hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án sẽ sử dụng: Máy đào, máy ủi, máy đầm, xe tải,....
Tác động đến kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án sẽ có một số tác động tích cực đến kinh tế xã hội địa phương do có cơ hội để huy động một lượng lao động nhàn rỗi đáng kể ở địa phương, góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động, đặc biệt là những người lao động có tay nghề xây dựng tại địa phương.
Tác động tới an toàn lao động và sức khỏe cộng đồng
Đối với vấn đề an toàn lao động, trong quá trình thi công, vận chuyển, bốc dỡ và lắp đặt máy móc, thiết bị, sử dụng điện trong thi công… đều là những khả năng gây tác động nếu không có biện pháp an toàn và phòng ngừa sự cố. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra tai nạn lao động là:
Đối với sức khoẻ cộng đồng, đây là vấn đề cần được quan tâm nhất, vì với việc tập trung một lực lượng công nhân lao động của dự án, việc tổ chức cuộc sống cho họ cũng cần được đảm bảo như: lán trại, nước sạch, ăn ở… Công nhân thi công ngoài trời trong điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, dịch bệnh có thể xảy ra và ảnh hưởng tới khu vực cộng đồng nhân dân xung quanh.
Tác động tới an toàn giao thông và an ninh khu vực
Các tuyến đường xe vận chuyển trong giai đoạn thi công có mặt đường đều đã được trải nhựa và còn khá tốt do đó công tác vận chuyển đất cát, VLXD phục vụ Dự án rất thuận lợi.
Với số lượng lớn lượt xe ô tô vận chuyển sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng các tuyến đường (suṭ lún, vỡ, gãy măṭ đường) nếu không có những quy định cụ thể về tải trọng xe và ảnh hưởng tới an toàn giao thông.
Tác động do việc xây dựng lán trại và nhà ở cho công nhân
Trước khi triển khai xây dựng sẽ bố trí lán trại cho công nhân thi công, việc xây dựng lán trại sẽ gây ra một số các tác động sau:
Các sự cố, rủi ro trong giai đoạn xây dựng
Trong giai đoạn thi công xây dựng, có thể xảy ra các sự cố sau:
Sau khi dự án được UBND tỉnh Ninh Bình chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu tư sẽ phối hợp với UBND huyện Hoa Lư, UBND xã Ninh Mỹ tiến hành kiểm đếm diện tích đất và hoa màu để tính toán kinh phí đền bù GPMB. Kinh phí này sẽ do Công ty ứng trước và sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất sau này. Kinh phí đền bù sẽ căn cứ vào bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định 37/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoa Lư.
Để giảm thiểu các tác động của dự án đến đời sống các hộ dân, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Bùn thải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tá c động tiêu cực do chất thải rắn
Toàn bộ lượng đất bóc hữu cơ phát sinh sẽ được thu gom và vận chuyển đem đi đổ thải. Vị trí đổ thải được sự chấp thuận của chính quyền địa phương. Sẽ ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải, chất thải rắn với Công ty môi trường đô thị để vận chuyển, xử lý bùn thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án. Vị trí đổ thải sẽ do Công ty môi trường đô thị xin ý kiến chấp thuận của chính quyền địa phương nơi đổ thải.
Đối với chất thải rắn xây dựng
Các loại chất thải xây dựng khác như bao bì xi măng, sắt thép vụn hoặc hỏng,... chiếm đa số tại công trường xây dựng được thu gom và bán phế liệu. Chất thải rắn còn lại sẽ được đựng tại các thùng chứa dung tích mỗi thùng khoảng 60lít và chuyển về khu vực lưu chứa chất thải tạm thời của Dự án. Phế thải xây dựng được thu gom và vận chuyển đến bãi thải theo đúng quy định.
Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Chủ dự án yêu cầu nhà thầu xây dựng trang bị 03 thùng rác chuyên dụng, dung tích 120 lít đặt tại vị trí lán trại taṃ của ban chỉ huy công trường hoặc gần nơi nghỉ giữa giờ của công nhân, để thu gom tạm chứa trong ngày đồng thời ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom rác thải về bãi rác quy định. Tần suất thu gom 2 ngày/lần.
Bùn cặn nạo vét từ hệ thống đường ống, từ bể chứa nước cầu rửa xe, hố thu lắng
Đối với bùn từ hố ga lắng, từ quá trình nạo vét hệ thống thu gom nước, bùn thải phát sinh từ hoạt động xây dựng của dự án sẽ được công nhân vệ sinh nạo nét với tần suất khoảng 2 lần/tuần và vận chuyển ra bãi thải xây dựng tạm thời của dự án. Chủ thầu xây dựng sẽ thuê đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý.
Đối với chất thải nguy hại
Toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ được thu gom, lưu trữ trong các thùng chứa chuyên dụng và tiến hành dán nhãn chất thải nguy hại theo quy định của thông tư số 02/2022/TT-BTNMT về quy định quản lý chất thải nguy hại.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung
Khu vực thi công không có dân cư sinh sống, mức độ tác động không lớn và nhất thời.
Biêṇ đồng pháp phòng ngừ a, giảm thiểu tác an toàn lao động và sức khỏe cộng
Biện pháp giảm thiểu đối với việc xây dựng lán trại và nhà ở cho công nhân, đảm bảo an ninh trật tự
Biện pháp giảm thiểu tác động tới giao thông khu vực
Trong suốt quá trình thi công, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng phương án, biện pháp, thời gian thi công đã được thống nhất và không được gây hư hại các công trình đường bộ hiện có, phải có báo hiệu an toàn theo quy định như: biển chỉ dẫn, cờ và đèn đỏ vào ban đêm.
Các biện pháp đảm bảo an toàn với khu dân cư
Biện pháp quản lý , phòng ngừa và ứ ng phó rủi ro, sự cố của dự á n trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng
Phòng ngừa sự cố tai nạn lao động
Phòng ngừa sự cố cháy nổ
Phòng ngừa sự cố an toàn giao thông
Tác động đến môi trường không khí
Hoạt động của các phương tiện giao thông
Khí thải từ quá trình đun nấu
Khí thải từ máy điều hòa
Mùi hôi từ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, khu tập kết rác thải
Tác động do môi trường nước
Nước thải phát sinh trong quá trình nuôi cá, nước thải sinh hoạt của CBCNV làm việc trong khu vực dự án và của du khách tham quan tại đây
Đánh giá tác động do chất thải rắn
Chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của CBCNV làm việc trong khu vực dự án, của các thực khách sử dụng dịch vụ trong khu vực dự án.
Đánh giá tác động do CTNH
Các loại chất thải này phát sinh tuy không phát sinh hàng ngày và khối lượng không nhiều nhưng nếu không được thu gom về nơi xử lý kịp thời cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường tại khu vực.
Đánh giá tác động từ tiếng ồn
Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn của các phương tiện giao thông ít, chỉ mang tính cục bộ do:
Lượng xe ra vào không tập trung vào cùng lúc.
Xung quanh Khu vực có trồng cây xanh giúp giảm thiểu tác động của tiếng ồn.
Tác động do dịch bệnh lây lan
Tác động đến giao thông
Đá nh giá , dự báo tá c động gây nên bởi cá c rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoaṇ hoạt động
Các rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn hoạt động bao gồm:
Bụi, khí thải - Mùi hôi
Đối với khu vực xung quanh
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải trong từng khu vực như sau:
Kiểm tra giám sát chất lượng môi trường nếu thấy có dấu hiệu ô nhiễm.
Trồng dải cây xanh hai bên tuyến đường
Đối với khu vực bếp ăn
Tại khu bếp ăn trang bị hệ thống quạt hút gió ngoài, quạt hút gió thải và hệ thống điều hòa đảm bảo không khí được lưu thông và an toàn sức khỏe cho con người.
Đối với khu vực tập kết rác thải
Các nắp cống, hố ga được đậy kín để tránh phát tán mùi hôi.
Các thùng chứa có nắp đậy và toàn bộ khối lượng rác phát sinh trong ngày phải được chuyển đi vào cuối ngày.
Tại điểm tập trung rác: sau khi rác được vận chuyển đi xử lý, công nhân vệ sinh phun chế phẩm, dọn dẹp sạch sẽ tránh phát tán mùi.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu do nước thải
Hệ thống thu gom và thoát nước mưa chảy tràn
Khu chức năng của dự án có hệ thống thoát nước mưa trên mái và chảy vào tuyến cống ngầm. Nước mưa được dẫn theo hệ thống cống riêng và thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa của khu vực.
Xử lý nước thải sinh hoạt
Toàn bộ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng hệ thống bể tự hoại, nước thải trong các bể này được lắng cặn và lên men yếm khí. Bể tự hoại có vai trò đồng thời 2 chức năng: Lắng và phân hủy yếm khí cặn lắng. Cặn lắng được lưu giữ trong bể từ 3 đến 6 tháng , dưới tác động của vi sinh vật yếm khí các chất hữu cơ được phân hủy thành khí CO2, CH4 và các chất vô cơ. Bùn lắng định kỳ sẽ được chuyển đến bãi chôn lấp. Nước thải sau bể tự hoại đạt tiêu chuẩn thải sẽ được thải vào hệ thống thoát nước thải của khu vực.
Nước thải từ ao nuôi cá: Sau khi đánh bắt Công ty sẽ cho xử lý trực tiếp tại ao đảm bảo chất lượng nước an toàn thì mới thải ra sông.
Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom vào các thùng chứa thích hợp được bố trí tại các phòng lưu trú, khu bếp ăn và lối ra của các khu nhà trong Dự án để tiện cho việc thu gom. Ngoài ra, Chủ dự án còn trang bị các thùng rác bố trí ở khu vực công cộng có khả năng phát sinh rác thải để thu gom. Bên cạnh đó, còn có rác từ việc vệ sinh, cắt tỉa cây xanh,... cũng sẽ được thu gom lưu trữ trong thùng rác và được xử lý chung với rác thải sinh hoạt.
Chất thải dầu mỡ động thực vật: Được thu gom, xử lý cùng chung chất thải sinh hoạt.
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án như: Các máy móc linh kiện điện tử hỏng, hộp mực in, ắc quy thải, bóng đèn huỳnh quang,… Các loại chất thải nguy hại này được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy để bảo quản theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
Một số biện pháp chủ yếu để giảm tiếng ồn như sau:
Trồng cây xanh trong khuôn viên dự án để tạo lớp đệm cách âm.
Quy định không cho xe cộ qua lại tự tiện trong khuôn viên khu vực dự án.
Biện pháp quản lý , phòng ngừa và ứ ng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoan hoạt động
Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
Để quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng, Chủ dự án giao trách nhiệm cho đơn vị thi công với nhiệm vụ như sau:
- Quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình như: quản lý môi trường xung quanh, quản lý chất thải, phòng ngừa sự cố môi trường và tổ chức thực hiện báo cáo hiện trạng môi trường trong quá trình thi công.
Để quản lý các vấn đề về môi trường, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của Dự án với các mục đích:
Để đảm bảo chấp hành đúng quy định của luật pháp, đảm bảo an toàn trong hoạt động cần thực hiện chương trình giám sát môi trường với các nội dung sau:
Bảng 5. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn thi công
Stt |
Nội dung chương trình giám sát |
|
1 |
Giám sát môi trường không khí |
|
1.1 |
Chỉ tiêu giám sát |
Bụi, CO, SO2, NO2, tiếng ồn. |
1.2 |
Tần suất giám sát |
3 tháng/lần |
1.3 |
Quy chuẩn so sánh |
QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2016/BYT |
1.4 |
Vị trí giám sát |
+ 01 điểm khu vực trung tâm dự án + 01 điểm khu vực đường giao thông phía Bắc |
2 |
Giám sát nước thải sinh hoạt của công nhân |
|
2.1 |
Chỉ tiêu giám sát |
pH, BOD5 (200C), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng chất rắn hòa tan, Sunfua (tính theo H2S), Amoni (tính theo N), Nitrat (NO -) (tính theo N), 3 Phosphat (PO 3) (tính theo P), Tổng Coliforms 4 |
2.2 |
Tần suất giám sát |
03 tháng/lần |
2.3 |
Quy chuẩn so sánh |
14:2008/BTNMT, cột B |
2.4 |
Vị trí giám sát |
Tại điểm xả thải vào môi trường tiếp nhận sau khi xử lý bằng bể tự hoại. Số lượng điểm giám sát: 03 điểm. |
3 |
Giám sát chất thải rắn |
|
3.1 |
Chỉ tiêu giám sát |
+ Tổng khối lượng phát sinh, + Biện pháp thu gom, xử lý |
3.2 |
Tần suất giám sát |
-Lập sổ nhật ký quản lý CTR, lưu giữ thông tin quản lý CTR thông thường và nguy hại hàng ngày. - Định kỳ 1 tháng/1 lần kiểm tra tại khu vực chứa chất thải và biện pháp thu gom CT trên toàn khu vực công trường |
3.3 |
Vị trí giám sát |
01 vị trí tại khu vực tập kết CTR sinh hoạt và nguy hại |
>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn