Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nuôi trồng thủy sản

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án nuôi trồng thủy sản biển sử dụng 100% lồng, bè nuôi bằng nhựa HDPE và các vật liệu thân thiện với môi trường, đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản.

Ngày đăng: 16-12-2024

11 lượt xem

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

Tóm tắt về Dự án

1.1. Tên Dự án

Nuôi trồng thủy sản phường Cẩm Trung, Cẩm Thủy thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

1.1.2.Thông tin Chủ Dự án và tiến độ thực hiện

a. Thông tin Chủ Dự án

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công viên cây xanh.

Địa chỉ:...Cẩm Thủy, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

Điện thoại: .......

Đại diện:......... Chức vụ: Giám đốc

b. Nguồn vốn và tiến độ thực hiện

Nguồn vốn: Vốn Doanh nghiệp.

Tổng số vốn: 8 tỷ

Tiến độ thực hiện Dự án: Năm 2024.

1.1.3.Vị trí địa lý

Dự án được triển khai Khu vực biển phường Cẩm Trung, Cẩm Thủy thành phố Cẩm Phả kèm theo sơ đồ khép góc trên 2 tờ bản đồ được đơn vị tư vấn lập với diện tích 40ha nuôi hàu.

Bảng 1: Sơ đồ tọa độ ranh giới khu vực S

Tên điểm

Tọa độ VN 2000

Khoảng cách ( M )

X ( M )

Y ( M )

1

2316493.184

448849.398

1248.08

2

2317594.235

448261.705

230.57

3

2317479.728

448061.573

71.61

4

2317412.567

448086.413

78.51

5

2317381.207

448014.434

150.82

6

2316352.025

448529.391

349.76

Tên

Tọa độ VN 2000

Khoảng cách

điểm

X ( M )

Y ( M )

( M )

1

2316493.184

448849.398

1248.08

1.1.4.Hiện trạng quản lý sử dụng đất, đất mặt nước của Dự án

1.1.4.1 Hiện trạng khu vực Dự án

Khu vực thực hiện dự án nằm xem kẽ giữa các đảo lớn nhỏ thuộc vịnh Bái Tử Long, các đảo đất xen kẽ núi đá vôi tạo nên một nguồn cung cấp các chất khoáng quan trọng cho sự phát triển của động vật thân mềm 2 mảnh vỏ. Khu vực nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khí hậu ôn hoà.

Khu vực thực hiện dự án là diện tích mặt nước tự nhiên, chưa có bè nuôi và các công trình phụ trợ.

1.1.4.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh

Nuôi trồng thủy sản lồng bè trên biển trên địa bàn thành phố Cẩm Phả tập trung chủ yếu ở 09 khu vực: Cửa Ông; Diêm Thuỷ - Bến tàu Vũng Đục, Hòn Ông Cụ, phường Cẩm Đông; Hòn Bọ Cắn, phường Cẩm Bình; Cảng KM6, Vũng Bầu, phường Quang Hanh; Bến Do phường Cẩm Trung, Cẩm Thuỷ; phường Cẩm Thành; xã Cẩm Hải; xã Cộng Hòa.

Thực trạng số bè nuôi tập trung nhiều nhất là khu vực Bến Do, phường Cẩm Trung, Cẩm Thủy. Các hộ gia đình thuộc diện quản lý của Thành phố được bố trí tại các địa điểm quy hoạch bước đầu ổn định đầu tư sản xuất có hiệu quả.

Tuy nhiên do nhu cầu phát triển nuôi trồng tăng cao, các hoạt động nuôi tự phát của nhiều hộ gia đình không thuộc diện Thành phố quản lý đang mang lại nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng tới môi trường biển, những phức tạp trong quản lý trật tự an ninh, giao thông biển và hoạt động du lịch.

- Số hộ nuôi trồng thuỷ sản biển và các hoạt động khác

Thống kê tại thời điểm hiện tại, tổng số hộ nuôi lồng bè trên biển trên địa bàn thành phố Cẩm Phả là 356 hộ, trong đó:

Nuôi cá: 209 hộ.

Nuôi nhuyễn thể: 147 hộ.

Hộ có khẩu thường trú thành phố Cẩm Phả 142 hộ;

Hộ có khẩu thường trú ngoài thành phố Cẩm Phả trong tỉnh: 173 hộ đến từ nhiều nơi, nhất là Thị xã Quảng Yên, TP. Hạ Long, TP Hải Phòng, …

Hộ khẩu thường trú tỉnh ngoài: 41 hộ.

Bè khác (bè ở, bè dịnh vụ, tàu xi măng): 68 bè.

Tổng số hộ có bè làm dịch vụ trên biển vùng biển thành phố Cẩm Phả là 09 hộ với 27 khẩu trên bè tập trung tại Khu Vực Cửa Ông, Khu Vực Diêm Thuỷ - Bến tàu Vũng Đục, Khu vực bến do - Cẩm Trung, Khu Vực Bến Do Cẩm Thuỷ, Khu Vực Xã Cẩm Hải - Cộng Hòa.

1.1.4. Mục tiêu, loại hình và quy mô Dự án

Mục tiêu

* Mục tiêu tống quát

Dự án thực hiện là cơ sở liên kết, chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản của Tỉnh hình thành các sản phẩm OCOP đó là sự liên kết, chuỗi cung ứng sản phẩm nhuyễn thể phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Dự án áp dụng mô hình nuôi biển sử dụng 100% lồng, bè nuôi bằng nhựa HDPE và các vật liệu thân thiện với môi trường, đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao sản lượng, chất lượng để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạo sản phẩm thủy sản theo tiêu chuẩn Global GAP, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đồng thòi, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

* Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 1 của dự án đạt sản lượng 1.300 tấn /năm hầu thương phẩm.

Giai đoạn dự án hoàn thiện, đi vào sản xuất ổn định: sản lượng đạt 1.500-2.000 tấn/năm.

Thí điêm nuôi giống hầu bố mẹ cung cấp nguồn giống bố mẹ để sản xuất giống hầu đáp ứng nhu cầu rất lớn về con giống hầu tại tỉnh Quảng Ninh.

Tạo việc làm cho khoảng 10 lao động địa phương với mức lương trung bình là 15 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời tạo nhiều việc làm bán thời gian hoặc thời vụ cho lao động địa phương.

Loại hình Dự án : Nuôi Hàu Thái Bình Dương.

Quy mô đầu tư của Dự án

Với diện tích dự tính 40ha mặt nước: Trong đó:

+ Diện tích sử dụng để nuôi hàu là: 30 ha

+ Nhà làm việc, trông coi và hành lang bảo vệ, chăm sóc hầu, thủy sản vật nuôi: 01 ha

- Khu vực điều hành, hỗ trợ: quy mô 01ha bao gồm:

+ Nhà điều hành và nhà ở công nhân được dựng kết cấu khung thép mạ kẽm, đặt trên bè nổi kích thước 30-40m2 x 2 khu vực

+ Khu vực hành lang bảo vệ là khoảng trống cách mép bè nuôi 3-5m, thuận tiện cho thuyền nhỏ đi lại kiểm tra và neo đậu tàu thuyền nhỏ.

+ Bè nuôi thiết kế dạng bè nổi với vật liệu nổi là phao nhựa, các phao nhựa được buộc vào dây thừng tạo nên dây phao treo hàu. Các dây phao được neo cách nhau 2-3m tạo thành 1 cụm bè.

+ Khu vực luôn chuyển bè nuôi và lưu thong 09ha.

Công nghệ sản xuất:

Áp dụng quy trình sản xuất cho 17 vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung tỉnh Quảng Ninh ( Ban hành kèm theo Quyết định số: 798/QĐ-NN&PTNT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh).

Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Đối tượng:

Qui trình này quy định trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật để nuôi Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793).

Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho các cơ sở nuôi nhuyễn thể bằng lồng bè trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2.Điều kiện áp dụng:

2.1. Vị trí khu vực nuôi:

Nơi đặt lồng bè nuôi Hầu Thái Bình Dương trên biển phải theo địa điểm và yêu cầu sau:

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Địa điểm

  • Nằm trong vùng quy hoạch nuôi nhuyễn thể của Tỉnh hoặc địa phương. Không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông thủy.
  • Các eo vịnh, nước sạch, không bị nhiểm bẩn do chất thải, không gần vùng cửa sông, ít sinh vật địch hại (Sun, Hà), hạn chế được tác động sóng, gió trong mưa bão.

2. Độ mặn

25 - 35 0/00

3. pH nước

7,5 - 8,5

4. Thuỷ triều

Biên độ từ 0,5 - 3m

5. Chất đáy

Đáy cát, cát bùn, cát pha xác san hô.

6.    Độ   sâu đáy

> 3 m

7. Độ trong

> 40 cm, màu nước xanh có nhiều sinh vật phù du.

8.   Oxy   hoà tan

> 4 mg/l

- Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho hầu, đặc biệt là nồng độ muối, độ trong... không bị nhiễm bẩn, không có nguồn nước ngọt đổ ra trực tiếp.

- Bãi nuôi hàu phải bảo đảm độ ngập nước cho hàu khi con nước ròng. Khu vực nuôi phải xa khu dân cư, ít thuyền bè qua lại, tránh nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

2.2.Mùa vụ và thời gian nuôi:

2.2.1.Mùa vụ nuôi:

Thường thả giống vào tháng 3- 4 hoặc từ tháng 8 - 9 (mùa phụ) trong năm.

2.2.2.Thời gian nuôi:

Sau 8 đến 10 tháng nuôi có thể thu hoạch, sau khi nuôi khoảng 8 tháng nên thu tỉa bớt những con hàu lớn nhằm giảm mật độ nuôi để hàu sinh trưởng nhanh.

2.3.Thiết kế bè nuôi:

  • Bè nuôi được đặt tại các khu vực kín gió, nước cháy lưu thông và có độ sâu trên 5m.
  • Hình dạng các bè nuôi thường có dạng hình chữ nhật. Khung lồng bè thường dùng các loại gỗ, tre, làm khung lồng nhờ những đặc điểm như dễ lắp ghép, giá thành thấp, ít tốn nhân lực… có khả năng chịu nước.
  • Phao là các thùng phi nhựa (dung tích 200-220 lít) hoặc xốp có chiều dài 0,95m, đường kính 0,57m đặt dọc theo khung ngang, dọc của bè nuôi. Số lượng phao đảm bảo hệ thống khung lồng nổi trên mặt nước khi treo dây hầu.
  • Các thanh đà treo dây hầu được đặt theo chiều ngang của bè, khoảng cách giữa các thanh đà này phải từ 25 - 30cm.

3.Kỹ thuật nuôi:

3.1. Chuẩn bị bè nuôi:

Nuôi treo trên bè đang là hình thức nuôi phổ biến hiện nay, hình thức nuôi này hầu có tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao và chi phí thấp, dễ áp dụng. Hầu giống bám trên các vật bám (vỏ nhuyễn thể, nhựa...) vật bám được đục lỗ vào treo trên các dây.

Bè nuôi hầu được thiết kế bằng tre: Các thanh tre, được liên kết bằng các dây nhựa. Sự liên kết bằng dây nhựa có độ dẻo dai, chịu được sóng gió và không tốn nhiều thời gian, chi phí sửa chữa thấp và có độ bền hơn hẳn các loại dây buộc khác.

Bè nuôi có kích thước 10x10m, hoặc 10 x 20 m mỗi bè có 6 – 10 phao được buộc vào bè bằng dây nhựa để nâng bè nổi trên mặt biển

3.2.Chọn và thả giống:

3.2.1.Chọn giống:

  • Giống qua kiểm dịch được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống nhân tạo có uy tín.
  • Con giống phân bố đều trên giá thể sạch sẽ, màu sắc tươi sáng. Hầu giống phân bố đều trên mảnh giá thể và có từ 10 con trở lên.

3.2.2.Thả giống:

Một dây treo có chiều dài 2-2,5m, khoảng cách mỗi dây là 20 – 25 cm, mỗi dây được treo 10 vỏ hầu vật bám chứa hầu giống. Trên mỗi vỏ có 10-12 con hầu giống bám. Độ dài hay ngắn của dây treo phụ thuộc vào độ sâu, dòng chảy của vùng nuôi và khả năng chịu tải của bè nuôi.

3.3.Quản lý, chăm sóc:

  • Định kỳ kiểm tra, gia cố hệ thống bè nuôi, đặc biệt là trước và trong mùa mưa bão. Có thể hạ sâu dây hầu để hạn chế ảnh hưởng sóng gió.
  • Trong quá trình nuôi phải san thưa dây hầu bằng cách làm thưa các dây hầu nuôi để đảm bảo điều kiện thức ăn cho Hầu, khoảng cách giữa các dây hầu từ 35 – 45 cm.
  • Định kỳ vệ sinh dây hầu, loại bỏ các sinh vật bám lên hầu và dây hầu, đặc biệt chú ý tiêu diệt các sinh vật địch hại của Hầu.

3.4.Phòng trị bệnh:

- Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp để hạn chế dịch bệnh xảy ra đối với Hầu Thái Bình Dương.

+ Chọn vùng nuôi nằm trong quy hoạch, có các chỉ tiêu phù hợp với đối tượng nuôi. Vùng nuôi không bị ô nhiễm bởi các nguồn nước thải, không có nguồn nước ngọt chảy trực tiếp vào bãi nuôi.

+ Chọn giống cá khỏe, có sức đề kháng tốt từ những nơi cung cấp giống có uy tín và kiểm tra bệnh trước khi lấy giống.

+ Trong quá trình nuôi, phải luôn vệ sinh sạch sẽ, lồng lưới thông thoáng. Nếu có hầu chết phải loại bỏ xử lý diệt trùng, không vứt ra biển tạo điều kiện cho bệnh lan truyền.

+ Không nên nuôi với mật độ quá dầy.

2.5. Thu hoạch:

- Sau 10 – 12 tháng nuôi thì có thể thu hoạch. Mùa vụ thu hoạch Hầu có liên quan đến chất lượng sản phẩm. Thường vào mùa sinh sản khi tuyến sinh dục của Hầu phát thành thục thì chất lượng thịt cao nhất, lúc đó hàm lượng đạm cao và hàm lượng nước trong thịt thấp. Do đó đối với Hầu thì mùa vụ khai thác tốt nhất là váo mùa sinh sản.

- Tuy nhiên, nếu thu hoạch vào mùa sinh sản cần chú ý đến vấn đề bảo vệ nguồn lợi. Nên chọn giải pháp bảo vệ nguồn lợi thích hợp như: phân vùng khai thác, quy định kích cỡ khai thác phải lớn hơn kích cỡ các thể có khả năng tham gia sinh sản lần đầu hay hay giới hạn sản lượng thu hoạch... sao cho trên bãi vẫn còn đủ số lượng Hầu bố mẹ sinh sản nhằm phục hồi quần thể.

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

Đánh giá giai đoạn thi công lắp ghép các hạng mục công trình của dự án

a.Đánh giá, dự báo tác động đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Tác động của nước thải phát sinh:

Nước thải sinh hoạt:

Lượng nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải từ hoạt động ăn uống và xí tiểu của công nhân thi công lắp đặt các hạng mục công trình của dự án.

Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật gây bệnh.

Tác động của chất thải rắn và chất thải nguy hại

Chất thải rắn do quá trình thi công lắp ghép

Chất thải rắn là vật liệu lắp ghép phế thải như gỗ vụn, ống nhựa HDPE thải bỏ, vỏ bao bì, dây buộc…. Các chất thải rắn này không bị thối rữa, không phát sinh mùi hôi và chúng lại có giá trị tái sử dụng. Điều này sẽ hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của loại chất thải này đến môi trường khu vực.

Chất thải sinh hoạt của công nhân

- Không tổ chức nấu ăn cho công nhân thi công lắp ghép tại công trường nên chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được dự báo ở mức tối đa khi toàn bộ công nhân thi công lắp ghép mang cơm hộp vào khu vực Dự án.

Thành phần các loại rác thải sinh hoạt này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy nếu không được thu gom, xử lý thích hợp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cán bộ công nhân thi công trên công trường và công nhân làm việc tại khu vực dự án, cụ thể:

+ Chất thải sinh hoạt nếu không được thu gom, xử lý triệt để khi phân hủy sẽ là nguyên nhân phát sinh mùi khó chịu, ô nhiễm môi trường nước, đất, làm mất mỹ quan, cảnh quan môi trường khu vực.

+ Là ổ chứa dịch bệnh do các chất thải có chứa thành phần hữu cơ dễ phân huỷ, các vi sinh vật dễ lây nhiễm như các bệnh: tả, lị, thương hàn. sốt vi rút,...

Chất thải nguy hại

Chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình thi công lắp ghép dự án như cặn dầu, giẻ lau dính dầu mỡ … của máy phát điện. Chất thải nguy hại phải được thu gom xử lý theo đúng quy định.

Tác động do bụi, khí thải

Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình thi công lắp ghép chủ yếu là khí thải như (SO2, NOx, CO…) phát sinh từ hoạt động của xà lan, các phương tiện vận tải thủy vận chuyển thiết bị lắp ghép.

b.Đánh giá, dự báo tác động đối với nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Tác động do tiếng ồn, độ rung

  • Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện xà lan, phương tiện vận tải thủy, động cơ điện, các loại vật liệu bằng kim loại.
  • Ồn, rung do máy phát điện dự phòng hiện có tại khu vực dự án.

Sự cố tai nạn giao thông đường thủy

Tai nạn do giao thông đường thủy trong khu vực thi công lắp ghép, do sự bất cẩn của lái tàu, xà lan dẫn đến xảy ra trường hợp tàu, xà lan va chạm với nhau và va chạm với các phương tiện giao thông thủy khác lưu thông qua khu vực dự án.

Sự cố tai nạn giao thông đường thủy sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của công nhân thi công trên công trường, bên cạnh đó còn làm thiệt hại đến tài sản, làm chậm tiến độ thi công. Vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn cho công nhân tham gia xây dựng được Chủ dự án đặc biệt quan tâm.

Tác động đến cảnh quan khu vực

Các hoạt động gây tác động đến mỹ quan và cảnh quan khu vực bao gồm:

  • Tập kết vật liệu thi công xây dựng;
  • Sự phát sinh, lưu chứa và thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt;

Các nguồn tác động trên không tránh khỏi việc gây mất mỹ quan khu vực. Đây là những tác động không mong muốn tại bất kỳ công trình xây dựng nào.

Tác động kinh tế - xã hội

Quá trình thi công lắp ghép Dự án có thể gây nên những tác động tích cực hoặc tiêu cực tới môi trường kinh tế xã hội:

  • Các tác động tích cực: thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, tạo công ăn việc làm cho người dân, gia tăng thu nhập.
  • Các tác động tiêu cực: sự tập trung của lao động trên công trường thi công với phần đông lực lượng lao động là nam giới, trình độ lao động phổ thông tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội (cờ bạc, trộm cắp,...), xung đột giữa các hộ nuôi trồng thủy sản trong khu vực và công nhân thi công lắp ghép do khác biệt về phong tục tập quán.

Tác động đến giao thông khu vực

Quá trình xây dựng của Dự án làm gia tăng mật độ giao thông vận tải đường thủy, gây cản trở cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến luồng do các hoạt động vận chuyển VLXD.

Sự cố cháy, nổ

Cháy nổ bắt nguồn từ các sự cố điện có thể xảy ra trên hệ thống dẫn điện và các thiết bị điện trên công trường gây nguy hiểm tới tính mạng con người và thiệt hại về tài sản. Nguyên nhân của các sự cố về điện thường là do thao tác không đúng kĩ thuật của công nhân; do kĩ thuật điện chưa đảm bảo (quá tải trên hệ thống dẫn điện; chập điện trên thiết bị,...); do thiên tai…

2.Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

1.Đối với nước thải

Đối với nước thải sinh hoạt

  • Sử dụng tối đa lực lượng lao động tại địa phương để giảm thiểu lượng nước thải phát sinh.
  • Sử dụng 01 nhà vệ sinh di động tại dự án, định kỳ sẽ thuê đơn vị đến hút và đưa đi xử lý theo đúng quy định.

2.Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại

Trong giai đoạn này, chất thải rắn bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải phát sinh trong quá trình thi công lắp ghép và chất thải nguy hại, đơn vị sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu sau:

Chất thải rắn thông thường

  • Đối với chất thải có khả năng tái chế: ống nhựa HDPE thải bỏ, bìa carton... tiến hành thu gom và tập kết tạm vào các thùng chứa đặt trong khu vực kho hiện có tại dự án, định kỳ vận chuyển về đất liền bán cho người thu mua phế liệu.
  • Đối với các chất thải không có khả năng tái chế: gỗ vụn, vỏ bao bì ... thu gom và tập kết vào thùng riêng, định kỳ vận chuyển về đất liền và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và đưa đi xử lý theo đúng quy định.

Chất thải rắn sinh hoạt

  • Bố trí các thùng đựng rác (loại 50 - 100 lít) tại khu vực dự án để chứa đựng rác thải sinh hoạt hàng ngày: là thùng nhựa, thùng phi không có tính chất nguy hại, có nắp đậy.
  • Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đảm bảo thu gom toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại Dự án với tần suất 1 lần/ngày.

Chất thải nguy hại

Thu gom toàn bộ các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công lắp ghép, yêu cầu nhà thầu thi công thu gom vào các thùng đựng CTNH có dán nhãn riêng và hàng ngày vận chuyển về đất liền để đưa đi xử lý theo quy định.

3.Đối với các tác động khác

Biện pháp giảm thiểu tác động của bụi và khí thải

  • Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp cho các phương tiện giao thông thủy.
  • Thực hiện việc đăng kiểm tàu đúng thời gian quy định.
  • Chở đúng trọng tải, tốc độ cho phép của máy tàu, xà lan.

* Đối với khí thải từ máy phát điện dự phòng:

  • Đầu tư máy phát điện thế hệ mới, đạt tiêu chuẩn môi trường đối với khí thải, tiếng ồn theo tiêu chuẩn của Châu Âu.
  • Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp theo quy định.
  • Đặt máy phát điện ở vị trí phù hợp, thuận lợi cho khả năng phát tán khí thải. Máy phát điện có lắp ống khói để gia tăng khả năng phát tán khí thải của máy phát điện.
  • Trong quá trình hoạt động, vận hành máy theo đúng quy định, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện theo đúng quy định.

Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

  • Sử dụng phương tiện, máy móc được đăng kiểm.
  • Để giảm ồn, khu vực đặt máy phát điện phải bằng phẳng; có lắp đệm chống rung bằng cao su; khi lắp đặt phải kiểm tra sự cần bằng và kịp thời hiệu chỉnh khi cần thiết.

Phòng ngừa sự cố tai nạn giao thông:

  • Lắp đặt các biển báo tại các tuyến luồng hàng hải khu vực thực hiện dự án.
  • Quy định tốc độ đối với các phương tiện vận tải thủy ra vào khu vực dự án.
  • Bố trí công nhân điều tiết các phương tiện vận tải thủy.

Giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội

  • Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các khu vực thi công.
  • Kết hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý công nhân lao động, ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ.
  • Tuyên truyền giáo dục cho công nhân xây dựng về mối quan hệ với người dân địa phương.
  • Thường xuyên liên hệ, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương để thực hiện tốt vấn đề quản lý lao động.

Phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ:

  • Tuyên truyền, phổ biến các nội quy về phòng, chống chữa cháy cho toàn bộ công nhân thi công lắp ghép và lái tàu, xà lan.
  • Yêu cầu nhà thầu trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các tàu, xà lan.

>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư nhà máy chế biền thủy hải sản

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha