Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá dùng trong ngành thức ăn gia súc, gia cầm và thực ăn chăn nuôi trồng thủy hải sản với công suất sản xuất bột cá 7.000 tấn thành phẩm/năm và dầu cá 2.000 tấn thành phẩm/năm.
Ngày đăng: 24-12-2024
19 lượt xem
MỞ ĐẦU
Ngành thủy sản có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. Thực tế cho thấy, ngành thủy sản không chỉ giải quyết nhiều việc làm cho lao động và nâng cao đáng kể thu nhập của người dân mà đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế Khánh Hòa nói chung. Hiện nay, Khánh Hòa có đội tàu cá lên đến gần 10.000 chiếc, trong đó tàu khai thác xa bờ hơn 1.100 chiếc; diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh hơn 5.200 ha; nguồn lợi từ hải sản phong phú với nhiều loài cá, giáp xác, thân mềm, rong biển giá trị cao. Riêng cá biển có hơn 600 loài, trong đó hơn 50 loài có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, cá nhám... Trữ lượng cá biển ở Khánh Hòa khoảng 116 nghìn tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70 nghìn tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 0,5 tỷ USD mỗi năm.
Nắm bắt được nhu cầu nguồn nguyên liệu dồi dào đó tại Khánh Hòa, Công ty TNHH Sản xuất thương mại ..... mở rộng phát triển, thành lập công ty mới tại Khánh Hòa là Công ty TNHH Một thành viên ....Khánh Hòa và đầu tư mua lại Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi trước đây của Chủ cơ sở là Công ty TNHH Kim Vĩnh Sơn, đổi tên thành Dự án “Nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá dùng trong ngành thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi thủy hải sản” KCN Suối Dầu, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Dự án Nhà máy trước đây của Chủ cơ sở là Công ty TNHH ..... chủ yếu sản xuất bột cá, với công suất sản xuất 5.000 tấn thành phẩm/năm đã được Sở tài nguyên Môi trường về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của nhà máy tại Quyết định số 55/QĐ-STNMT ngày 04/02/2015.
Ngày 31/12/2019, Công ty có gởi văn bản số 14/TQKH – ĐTM đến Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa về việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với tên dự án được thay đổi là Dự án “Nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi trồng thủy hải sản” với công suất sản xuất bột cá 4.500 tấn thành phẩm/năm và dầu cá 500 tấn thành phẩm/năm (theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án .... chứng nhận lần đầu ngày 16/05/2017 và chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 10/06/2020 do Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong cấp đính kèm sau phụ lục I) và được Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa có văn bản trả lời số 490/STNMT-CCBVMT ngày 13/02/2020 về việc chỉnh sửa, bổ sung các nội dung báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi thủy hải sản.
Hiện tại, Công ty TNHH Một thành viên .... Khánh Hòa đã thay đổi quy mô công suất sản xuất và đổi tên dự án thành Dự án “Nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá dùng trong ngành thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi trồng thủy hải sản” tại KCN Suối Dầu, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, với công suất sản xuất bột cá 7.000 tấn thành phẩm/năm và dầu cá 2.000 tấn thành phẩm/năm.
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, căn cứ theo Nghị định quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hợp nhất tại văn bản số 11/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2019, dự án “Nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá dùng trong ngành thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi trồng thủy hải sản ” có hạng mục đầu tư mở rộng quy mô, thay đổi công nghệ sản xuất thuộc mục số 105, cột 3 Phụ lục II Văn bản số 11/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2019 thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Công ty TNHH Một thành viên .... Khánh Hòa đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo ĐTM cho dự án “Nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá dùng trong ngành thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi trồng thủy hải sản ” thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019.
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
“Nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá dùng trong ngành thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi trồng thủy hải sản”.
Chủ dự án: Công ty TNHH một thành viên ....
Địa chỉ: Khu công nghiệp suối Dầu, xã suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại:
Đại diện :........
Chức vụ: Giám đốc
Nguồn vốn: vốn góp
Thời gian hoạt động: tháng 09/2020
Dự án Nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá dùng trong ngành thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi trồng thủy hải sản có tổng diện tích khu đất 10.358,8m2, được xây dựng trên khu đất Khu công nghiệp Suối Dầu, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Tứ cận khu đất như sau:
+ Phía Đông: giáp Công ty TNHH Miboo Vina.
+ Phía Tây: giáp đường số 15, rộng 24m KCN Suối Dầu.
+ Phía Nam: giáp đường số 7, rộng 20m KCN Suối Dầu.
+ Phía Bắc: giáp Công ty TNHH Miboo Vina.
Hình 1.1. Vị trí dự án chụp từ nền ảnh vệ tinh.
Hình 1.2. Vị trí dự án trong Sơ đồ Khu Công nghiệp Suối Dầu
a. Hiện trạng khu đất dự án và khu vực lân cận
Dự án được mua lại từ Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Chủ cơ sở Công ty TNHH Sản xuất thương mại .... KCN Suối Dầu, 2 mặt tiếp giáp với đường số 7 và số 15, đã có sẵn một số hạng mục công trình được xây dựng như nhà văn phòng, nhà kho, nhà khu vực lò hơi cũ, nhà bảo vệ...
Đến thời điểm hiện tại, nhà máy đã sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới gần như hoàn thiện tất cả các hạng mục công trình chính, công trình phụ và công trình bảo vệ môi trường của nhà máy: Khu nhà Văn phòng làm việc; Khu nhà nghỉ công nhân; Khu nhà nhập liệu; Khu nhà xưởng sản xuất; Khu nhà lò hơi; Khu nhà thành phẩm; Nhà lưu giữ rác thải và CTNH; Trạm xử lý nước thải.
Khu vực xung quanh dự án như sau:
Dự án được đầu tư xây dựng trong KCN Suối Dầu thuận tiện cho việc cải tạo, sửa chữa xây dựng và tận dụng được nguồn phế phẩm thủy sản từ các nhà máy chế biến thủy sản nằm trong KCN.
Trong khu vực, từ cổng Khu công nghiệp tuyến đường số 1 vào dự án gần nhất qua tuyến đường số 15 nằm phía Tây.
Nhận xét chung: Khu đất của dự án nằm trong KCN Suối Dầu, các điều kiện hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, thông tin liên lạc, nước cấp sinh hoạt cũng như điều kiện thoát nước đảm bảo cho việc triển khai và hoạt động của dự án.
b.Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
1. Hiện trạng giao thông
Về phía Tây Nam, dự án tiếp giáp với tuyến đường nhựa nội bộ số 7 và số 15, cách QL1A khoàng 2 km.
Hiện tại, KCN Suối Dầu đã có hệ thống đường giao thông nội bộ bê tông - nhựa dài 16km gồm tuyến đường chính nối với QL1 và đường nội bộ có kết cấu nhựa, bề rộng mặt đường là 12m, khá thuận lợi cho các phương tiện giao thông vận tải ra vào dự án.
2. Hiện trạng cấp nước
Trong khu công nghiệp đã có mạng lưới cấp nước sạch cho toàn khu công nghiệp. Nước sạch cấp cho nhà máy được đấu nối trên đường số 15.
3. Hiện trạng thoát nước mưa
Dọc theo các tuyến đường trong KCN Suối Dầu đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn thiện, nước mưa được thu gom dẫn về mương Bàu Cỏ.
4. Hiện trạng thoát nước thải
Nước thải của các cơ sở tại KCN Suối Dầu sau khi qua trạm XLNT tại cơ sở được thu gom dẫn về Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Suối Dầu (cách dự án 300m về phía Tây Nam). Công suất thiết kế của trạm xử lý nước tập trung là 5.000 m3 ngày/đêm. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý và kiểm soát chặt chẽ, nước thải sau xử lý thoát về cống Ông Của.
5. Hiện trạng cấp điện
Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực đều sử dụng điện từ hệ thống lưới điện của KCN Suối Dầu. Lưới điện trung áp của KCN được đầu tư đến tận hàng rào của từng doanh nghiệp với trạm biến áp 22/0,4 KV, 1.500 KVA, luôn cung cấp đầy đủ và ổn định. Trạm biến áp 110KV Suối Dầu – E30 của Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa nằm cách 1,6 km về phía Đông Bắc dự án.
6. Vệ sinh môi trường
Các cơ sở tại trong KCN Suối Dầu đều hợp đồng với Công ty Cổ phần KCN Suối Dầu thu gom, vận chuyển và xử lý rác theo quy định.
Hình 1.3. Hiện trạng khu vực dự án và xung quanh
Chế biến thức ăn chăn nuôi gồm sản phẩm chính là bột cá và dầu cá.
Theo giấy chứng nhận đầu tư của số ..... đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa cấp thay đổi lần thứ 4 ngày 10/06/2020. Quy mô dự án: Sản xuất bột cá 7.000 tấn thành phẩm/năm và dầu cá 2.000 tấn thành phẩm/năm.
Trong quá trình đầu tư cải tạo lại nhà máy cũ và theo kế hoạch, định hướng phát triển trong tương lai sẽ tăng quy mô, công suất, Công ty đã đầu tư cải tạo và trang bị máy móc, thiết bị với quy mô, công suất sản xuất thiết kế mới là bột cá 7.000 tấn sản phẩm/năm và dầu cá 2.000 tấn sản phẩm/năm.
Dự án sử dung công nghệ bán tự động và thuộc loại hình sản xuất chế biến.
- Các chỉ tiêu xây dựng của dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu xây dựng của dự án
STT |
Nội dung |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Tổng Diện tích khu đất |
10.358,8 |
100 |
2 |
Diện tích xây dựng |
6.141 |
59,3 |
3 |
Diện tích cây xanh |
1.1692 |
16,3 |
4 |
Diện tích đất giao thông |
2.526 |
27,4 |
Nguồn: Theo thuyết minh Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án
Nhà máy trước đây của Chủ cơ sở là Công ty TNHH Kim Vĩnh Sơn chủ yếu sản xuất bột cá, với công suất sản xuất 5.000 tấn thành phẩm/năm đã được Sở tài nguyên Môi trường về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của nhà máy tại Quyết định số 55/QĐ-STNMT ngày 04/02/2015. Đến đầu năm 2018, nhà máy đã được chuyển nhượng lại cho Công ty TNHH Sản xuất thương mại .... và thành lập công ty mới tại Khánh Hòa là Công ty TNHH Một thành viên.... Khánh Hòa. Năm 2019, Nhà máy đã đầu tư sửa chửa cải tạo, mở rộng và so với các hạng mục công trình của nhà máy cũ thì nhà máy mới đã phá dỡ bỏ khu nhà lò hơi + hệ thống xử lý khí thải lò hơi cũ, sửa chữa cải tạo, mở rộng tận dụng lại khu nhà kho, khu nhà xưởng sản xuất, cải tạo lại hệ thống XLNT công suất 100m3/ngày, các hạng mục công trình còn lại như khu nhà văn phòng, nhà nghỉ công nhân, khu nhà nhập liệu, khu nhà nhà lò hơi + hệ thống xử lý khí thải lò hơi mới, nhà để xe, nhà bảo vệ, bể chứa nước ngầm, tháp nước.
Đến thời điểm hiện tại, Nhà mày đã được sửa chửa, mở rộng gần như hoàn thiện các hạng mục công trình chính, công trìn phụ trợ và các công trình BVMT và lắp đặt thêm máy móc thiết bị cho công suất thiết kế mới. Khi nhà máy phát triển hoạt động lên công suất sản xuất bột cá 7.000 tấn thành phẩm/năm và dầu cá 2.000 tấn thành phẩm/năm thì nhà máy không cần phải đầu tư thêm các hàng mục công trình khác cũng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường.
Các hạng mục công trình chính của dự án được thống kê như tại bảng sau:
Bảng 1.3. Các hạng mục công trình chính của dự án
STT |
Hạng mục |
Số tầng |
Chiều cao (m) |
Diện tích xây dựng đất (m2) |
Năm xây dựng |
1 |
Nhà để xe ô tô |
1 |
3,5 |
18 |
2019 |
2 |
Khu văn phòng làm việc 1 |
1 |
5,05 |
160 |
2019 |
3 |
Khu nhà nghỉ công nhân |
1 |
4,6 |
103 |
2019 |
4 |
Nhà điều khiển trạm cân |
1 |
3,2 |
8,25 |
2019 |
5 |
Bàn cân tải trọng |
1 |
|
95,15 |
Cũ |
6 |
Khu để xe công nhân, khách |
1 |
2,75 |
4,1 |
2019 |
7 |
Nhà bảo vệ |
1 |
3,45 |
9 |
2019 |
8 |
Trạm điện nhà máy |
1 |
2,5 |
61 |
2020 |
9 |
Trạm máy phát điện dự phòng |
1 |
2,5 |
31 |
2019 |
10 |
Khu văn phòng làm việc 2 |
1 |
5,05 |
160 |
2020 |
11 |
Nhà vệ sinh công nhân |
1 |
3 |
12 |
2019 |
12 |
Xưởng sản xuất 1 |
1 |
9,3 |
2.517 |
Cũ |
13 |
Xưởng sản xuất 2 |
1 |
8 |
1.254 |
Cũ |
|
Nhà lò hơi |
1 |
17,5 |
1.150 |
2020 |
STT |
Hạng mục |
Số tầng |
Chiều cao (m) |
Diện tích xây dựng đất (m2) |
Năm xây dựng |
|
Bồn nước nồi hơi |
1 |
14,5 |
121 |
2019 |
|
Nhà chứa nguyên liệu cấp nhà lò hơi |
1 |
5 |
41 |
2019 |
|
Trạm làm mềm nước |
1 |
6,5 |
29,45 |
2019 |
|
Bể nước ngầm, trạm bơm PCCC |
1 |
5,2 |
33,5 |
2020 |
Nguồn: Theo thuyết minh Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án Bản vẽ Mặt bằng tổng thể nhà máy được đính kèm sau phụ lục II.
Nguồn điện: Dự án sử dụng lưới điện KCN Suối Dầu do Điện lực Cam Lâm quản lý và cung cấp đến trạm biến áp gồm 1 máy biến áp 22kV/0,4-0,23kV 400KVA và 1 máy biến áp 22kV/0,21-0,12kV 630KVA cho KCN Suối Dầu, trạm biến áp 1.500 KVA.
Toàn bộ hệ thống đi ngầm trong khuôn viên đất được đặt trong ống nhựa PVC.
Để dự phòng việc cúp điện đột xuất trong quá trình hoạt động, Công ty trang bị 01 máy phát điện với công suất là 500 KVA để phục vụ cho xưởng sản xuất và khu vực văn phòng làm việc.
Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên.
Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí đèn pha, ngoài việc đảm bảo an ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm.
Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Bản vẽ Mặt bằng cấp điện tổng thể nhà máy đính kèm sau phụ lục II.
Nguồn nước cấp: Nhà máy được cấp nước từ mạng cấp nước của KCN Suối Dầu trên đường số 7 cấp vào đường ống cấp nước chính DN50 và van khóa dẫn tới thiết bị. Đồng thời, nước của KCN Suối Dầu trên đường số 7 cấp vào bể chứa nước ngầm 60m3, nằm giữa nhà nhập liệu và nhà nghỉ công nhân, sau đó sẽ được bơm lên tháp nước 100m3 đặt gần bể chứa, rồi phân phối đến các thiết bị dùng nước trong nhà máy trong trường hợp KCD Suối Dầu cúp nước hay thiếu nước.
Hệ thống đường ống cấp nước chính DN50 và ống nhánh có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho khu văn phòng, căn tin, nhà xưởng sản xuất….và phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống bơm bù áp và dự phòng sử dung hệ thống hiện hữu của nhà máy trước đây và mới lắp đặt mới của công ty. Bản vẽ mặt bằng tổng thể cấp nước nhà máy đính kèm sau phụ lục II.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy, nhà máy bố trí các trụ cứu hỏa trong mạng lưới cấp nước xung quanh nhằm đảm bảo cung cấp nước chữa cháy khi sự cố xảy ra đúng theo quy chuẩn, quy phạm về cấp nước chữa cháy đã được ban hành.
Nhà máy sẽ thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định chung về quy trình xây dựng, bố trí PCCC theo sự thỏa thuận và hướng dẫn của Công An PCCC tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài ra, nhà máy còn trang bị nội quy, tiêu lệnh chữa cháy, thiết bị chữa cháy bằng tay (bình CO2: 5 kg/bình và bình bột ABC: 6 kg/bình).Bản vẽ mặt bằng tổng thể PCCC nhà máy đính kèm sau phụ lục II.
Các hạng mục công trình xử lý chất thải và BVMT của dự án được thống kê như tại bảng sau:
Bảng 1.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và BVMT
STT |
Hạng mục |
Số tầng |
Chiều cao |
Diện tích xây dựng đất (m2) |
Năm xây dựng |
1 |
Khu xử lý nước thải (code nền -3,3m) |
1 |
6,65 |
155 |
2019 |
2 |
Trạm điều hành khu XLNT |
1 |
4 |
12,13 |
2019 |
3 |
Nhà chứa CTNH |
1 |
2 |
16,4 |
2019 |
4 |
Tháp giải nhiệt lò hơi |
1 |
5 |
113 |
2019 |
Nguồn: Theo thuyết minh Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án
(1)Hạng mục hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế riêng biệt với hệ thống thoát nước thải, sử dụng hố ga thu gom nước kết hợp với ống D150 để thu nước mưa.
Hệ thống đường ống thoát nước mưa được bố trí dọc theo nội bộ. Toàn bộ nước mưa chảy tràn của nhà máy sẽ được thu gom nước mưa theo cao độ của nhà máy về mương và đường ống thu gom nước mưa qua các miệng hố ga có bố trí song chắn rác.
Nước mưa sau khi được thu gom sẽ được đấu nối với hệ thống thoát nước mưa chung của KCN trên đường số 15. Bản vẽ mặt bằng tổng thể thoát nước mưa nhà máy đính kèm sau phụ lục II.
(2)Hạng mục thu gom và xử lý nước thải
Nước thải sinh hoạt:
+ Nước thải khu nhà bếp sẽ được thu gom xử lý qua bể tách dầu trước khi dẫn về hố thu của trạm XLNT tập trung công suất 100 m3/ngày đêm của nhà máy.
+ Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được thu gom và xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn trước khi dẫn qua đường ống D114 về hố thu của trạm XLNT tập trung của nhà máy để xử lý tiếp.
Nước thải sản xuất là nước thải vệ sinh máy móc, sàn nhà xưởng được dẫn qua đường ống D114 về hố thu của trạm XLNT tập trung công suất 100 m3/ngày đêm cùng với nước thải sinh hoạt nhà vệ sinh, nước thải khu nhà bếp của nhà máy để tiếp tục xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của KCN trên đường số 7 và đưa về trạm XLNT tập trung của KCN. (Hợp đồng dịch vụ nước thải số 01/2020/HĐDVNT – KCNSD ngày 02/0112021 đính kèm sau phụ lục I).
Bản vẽ mặt bằng tổng thể thoát nước thải nhà máy đính kèm sau phụ lục II.
(3)Hạng mục vệ sinh môi trường
Chất thải rắn sinh hoạt cuối ngày nhân viên vệ sinh sẽ thu gom rác mang ra cổng và xe thu gom rác của đơn vị chức năng đến thu gom và vận chuyển đi xử lý theo quy định.(Hợp đồng dịch vụ thu gom rác thải số số 01/2020/HĐVCR – KCNSD ngày 02/0112021 với Công ty Cổ phần KCN Suối Dầu đính kèm sau phụ lục I).
Chất thải nguy hại chủ yếu là pin, bóng đèn neon, dầu thải,...được thu gom tập trung riêng về khu vực lưu giữ CTNH nằm phía Tây Nam nhà máy, định kỳ sẽ thực hiện hợp đồng với đơn vị chức năng đến thu gom, vận chuyển đi xử lý theo quy định.
(Hợp đồng thu gom rác thải số 68/21/HĐKT/MTKH ngày 02/01/2021 với Công ty CP Môi trường Khánh Hòa đính kèm sau phụ lục I).
- Khu đất nhà máy đã được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: BN 32586, số vào sổ cấp GCN: CT-02426 ngày 18/07/2013, địa chỉ: Lô K5 KCN Suối Dầu, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: CH331802, số vào sổ cấp GCN: CT-13391 ngày 19/07/2017, địa chỉ: Lô K5 KCN Suối Dầu, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa cho Chủ cơ sở cũ là Công ty TNHH Kim Vĩnh Sơn.
Đến năm 2018, Công ty TNHH Kim Vĩnh Sơn bán lại cho Công ty TNHH Sản xuất thương mai ...theo Hợp đồng mua bán nhà xưởng và máy móc thiết bị ngày 26/12/2017 giữa Công ty TNHH Sản xuất thương mai T... và Công ty TNHH ...
Đến năm 2018, Công ty TNHH Sản xuất thương mai ... bán lại cho Công ty TNHH MTV...theo Hợp đồng mua bán nhà xưởng và máy móc thiết bị của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại ... cho Công ty TNHH MTV ... qua Văn phòng Công chứng Hoàng Long ngày 28/8/2019;
- Nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá dùng trong ngành thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi trồng thủy hải sản nằm tại lô K4 – K5, Khu công nghiệp Suối Dầu, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa phù hợp với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng của KCN Suối Dầu, phù hợp quy hoạch chung của tỉnh Khánh Hòa.
Nhu cầu nguyên nhiên liệu, hóa chất được thể hiện bảng sau:
Bảng 1.5. Nhu cầu về nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất.
STT |
Tên nguyên vật liệu |
Khối lượng |
Nhà cung cấp |
Mục đích |
1 |
Nguyên phụ phẩm thủy sản nhập vào |
590 tấn/tháng |
Các nhà máy chế biến thủy sản nằm trong KCN |
Chế biến thành bột cá và dầu cá |
2 |
Chất đốt |
97 tấn/tháng |
Các nhà máy sản xuất dăm gỗ nằm trong KCN |
Làm chất đốt lò hơi |
3 |
Chất bảo quản BHT |
300 kg/tháng |
Công ty trong nước |
Chất bảo quản sản phẩm |
4 |
Chlorine |
60 – 70 (l/tháng) |
Công ty trong nước |
Khử trùng máy móc, vệ sinh nhà xưởng |
Nguồn: Theo thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
Ghi chú:
Do tính chất nhà máy là chế biến bột cá và dầu cá có tỷ lệ hao hụt nguyên liệu tương đối ít, ướt tính khoảng 10%.
Chất bảo quản BHT là Chất chống oxy hoá BHT (Butylated Hydroxy Toluene C15H24O): Là chất chống oxy hóa trong thực phẩm có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa dầu và cải thiện sự ổn định của sản phẩm thực phẩm, do đó kéo dài tuổi thọ của dầu mỡ và thực phẩm giàu chất béo.
- Nguồn điện cung cấp điện cho dự án được lấy từ nguồn điện của KCN Suối Dầu. Ngoài ra, Công ty trang bị 01 máy phát điện với công suất là 500 KVA để phục vụ cho xưởng sản xuất và khu vực văn phòng làm việc để dự phòng việc cúp điện đột xuất trong quá trình hoạt động. Ước tính nhu cầu sử dụng điện của nhà máy khoảng 20.000 kwh/tháng.
Nguồn nước cấp cho Nhà máy được cấp nước từ mạng cấp nước của KCN Suối Dầu. Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy như sau:
Bảng 1.6. Nhu cầu sử dụng nước
STT |
Mục đích sử dụng |
Định mức |
Quy mô |
Khối lượng (m3/ngày .đêm) |
1 |
Nước cấp sinh hoạt CBCNV (Q3) |
100 lít/người/ngày |
80 người |
8,0 |
2 |
Nước vệ sinh máy móc thiết bị sản xuất, sàn nhà xưởng |
|
|
54 |
3 |
Nước dùng cho lò hơi |
|
|
20 |
4 |
Nước tưới cây, tưới đường nội bộ (Q5) |
1,5 lít/m2 |
3.602,2 m2 |
5,4 |
Tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất: (Q) |
87,4 m3 |
|||
Nước chữa cháy với lưu lượng 10 lít/s, lượng nước cấp dự trữ chữa cháy trong 2 giờ liên tục là 50 m3. |
Ghi chú:
Do tính đặc thù của nhà máy là chế biến bột cá và dầu cá nên không dùng trong quá trình xuất sản xuất chỉ dùng cho lò hơi và vệ sinh máy móc thiết bị, vệ sinh sàn nhà xưởng.
Tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh máy móc thiết bị, sàn nhà xưởng của nhà máy là khoảng 62 m3/ngày (không tính nước tưới cây, rửa đường).
Khi nhà máy hoạt động lên công suất thiết kế: sản xuất bột cá 7.000 tấn thành phẩm/năm và dầu cá 2.000 tấn thành phẩm/năm thì về diện tích sàn nhà xưởng không thay đổi, không lắp đặt thêm máy móc thiết bị cho khu sản xuất bộp cá, chỉ lắp đặt thêm máy móc thiết bị cho khu sản xuất dầu cá và theo thực tế sản xuất hiện tại nhà máy thì tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh máy móc thiết bị, sàn nhà xưởng của nhà máy khi hoạt động đến công suất thiết kế là khoảng 92m3/ngày (không tính nước tưới cây, rửa đường).
- Các sản phẩm của dự án: bột cá và dầu cá.
- Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến bột cá (I) và dầu cá (II) như sau:
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN
Hình 1.4. Dây chuyền chế biến bột cá
Thuyết minh quy trình chế biến bột cá
Bảng 1.7. Thuyết minh công nghệ chế biến bột cá
STT |
Công đoạn |
Thuyết minh |
1 |
Nguyên liệu |
Nguyên liệu gồm phế phẩm thủy sản được nhập trước tiếp về từ các nhà máy chế biến thủy sản nằm trong KCN, được vận chuyển bằng xe chuyên dụng. Khi về nhà máy được đưa vào trạm cân, cân khối lượng trước khi nhập bồn tại khu xưởng sản xuất 1 hoặc đưa vào kho bảo quản nguyên liệu. |
2 |
Nguyên liệu bảo quản |
Khi nguyên liệu nhập trực tiếp không đủ hoặc không có, nhà máy sẽ dùng nguyên liệu bảo quản tại nhà máy để chế biến. |
3 |
Bằm cá |
Nguyên liệu đưa vào máy bằm cá nhỏ ra |
4 |
Nhập bồn |
Cá được máy bằm nhỏ đưa về bồn chứa để hấp cá thải ra được thu gom tận dụng làm nguyên liệu sản xuất bột cá |
5 |
Bã cá |
Bã cá từ từ dây chuyền sản xuất dầu cá tại nhà máy, được thu gom tận dụng chế biến bột cá tại nhà máy, không thải ra ngoài môi trường. |
6 |
Hấp cá |
Cá bằm nhỏ được hấp chín bằng hơi nước từ lò hơi. |
7 |
Ép cá |
Cá nhỏ chín được máy ép hết dung dịch nước ra trước khi đưa đi sấy khô. Dung dịch nước sau khi ép ra cho qua dây chuyền sản xuất dầu cá tại nhà máy, không thải ra ngoài môi trường. |
8 |
Sấy cá |
Cá nhỏ chín sau khi ép bớt dung dịch nước cho qua máy sấy khô. |
9 |
Làm nguội |
Cá nhỏ sấy khô được làm nguội bằng thấp giải nhiệt trước khi sàng cá. |
10 |
Sàng cá |
Cá nhỏ sấy khô trước khi qua máy nghiền mịn được sàng loại bỏ tạp chất trước khi cho lưu bồn |
11 |
Lưu bồ |
Cá sấy chín sau khi sàn loại bỏ tạp chất được lưu tại bồn chứa |
12 |
Lựa tạp chất |
Tạp chất sau khi sàng bỏ ra được lựa lại 1 lần nữa nhằm tận dụng lại như xương, vẩy cá …đưa về lưu bồn 2 trước khi sang công đoạn nghiền. |
13 |
Tách kim loại |
Cá sấy chín sau khi ép hết dung dịch và loại bỏ tạp chất được tách loại nhờ nam châm gắn trên máy nghiền mịn. |
13 |
Nghiền mịn |
Cá sấy sau khi bỏ tạp chất và tách kim loại được đưa qua máy nghiền mịn. Trong quá trình nghiền sẽ phát sinh ra bụi |
|
|
bột cá và được thu hồi bụi bằng máy hút chứa bột trong túi vải lưu chứa tại phòng kín thu hồi bụi bột cá đặt tròng khu xưởng sản xuất bột cá nhằm tận dụng lại đưa về khâu phối trộn BHT. |
14 |
Phối trộn BHT |
Cá chín được nghiền thành bột mịn được cho phối trộn chất BHT tùy theo từng loại sản phẩm khách nhau. |
15 |
Đóng bao |
Bột cá được máy đóng thành từng bao sản phẩm Bao bì PP được mua về từ nhà máy sản xuất là bao bì chưa in tên, nhãn mát. Bao bì PP trước khi đóng bao sẽ cho qua máy in tên, nhãn hiệu của công ty trước khi mang đi đóng bao sản phẩm bột cá. |
16 |
Bảo quản |
Bao sản phẩm được thiết bị xe bốc lên xe đưa ra khu bảo quản khô thoáng, không chất đóng cao đề phòng sản phẩm tự phát nhiệt gây hư hỏng |
17 |
Xuất xưởng |
Sản phẩm được thiết bị bốc lên xe vận chuyển đi tiêu thụ. |
- Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến dầu cá như sau:
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ DẦU CÁ
Hình 1.5. Dây chuyền chế biến dầu cá
Thuyết minh quy trình chế biến bột cá
Bảng 1.8. Thuyết minh công nghệ chế biến dầu cá
STT |
Công đoạn |
Thuyết minh |
1 |
Nguyên liệu dung dịch nước cá |
Dung dịch nước cá ép ra được tận dụng từ công đoạn ép cá sau khi hấp của dây chuyền chế biến bột cá tại nhà máy để làm nguyên liệu chế biến dầu cá. |
2 |
Nhập bồn 1 |
Dung dịch nước cá cho nhập bồn 1 để chuẩn bị cho công đoạn tách dịch và bã cá. |
3 |
Tách ngang |
Dung dịch nước cá được cho qua máy tách ngang để lấy dịch đi nấu tách dầu còn bã cá được thu gom tận dụng đưa về dây chuyền chế biến bột cá tại nhà máy, không thải ra ngoài môi trường. |
4 |
Nấu dịch |
Dịch cá được nấu lên để tách dầu và nước đạm riêng. |
5 |
Ly tâm tách dầu |
Dịch cá sau khi nấu cho qua máy ly tâm tách dầu và nước đạm còn lại được thu gom tận dụng đưa về dây chuyền chế biến bột cá tại nhà máy, không thải ra ngoài môi trường. |
6 |
Nhập bồn 2 |
Dầu cá sau khi tách ra đưa về nhậm bồn 2 để chuẩn bị phối trộn chất bảo quản BHT. |
7 |
Phối trộn BHT |
Dầu cá được phối trộn chất BHT theo 1 tỷ lệ nhất định theo 1 tỷ lệ nhất định để tạo ra sản phẩm. |
8 |
Bảo quản |
Dầu cá được đóng thùng/chai. Còn dầu cặn thu gom làm chất đốt mồi lửa tại lò hơi. |
9 |
Xuất xưởng |
Sản phẩm được thiết bị bốc lên xe vận chuyển đi tiêu thụ. |
Hiện tại, nhà máy đã xây dựng mở rộng, cải tạo gần như đã hoàn thiện tất cả các hạng mục công trình, chỉ lắp đặt thêm máy móc thiết bị cho khu sản xuất dầu cá.
Đến thời điểm hiện tại, nhà máy đã được xây dựng mở rộng và đi vào hoạt động toàn bộ dự án vào tháng 9/2020.
Tổng vốn đầu tư của nhà máy là: 71.000.000.000 đồng (Bảy mươi mốt tỷ đồng).
Trong đó: Công ty TNHH Một thành viên..... đã góp đủ 71.000.000.000 đồng (Bảy mươi mốt tỷ đồng) bằng tiền, chiếm tỷ lệ 100% vốn góp.
Hình thức quản lý thực hiện dự án là “Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án”.
>>> XEM THÊM: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn