Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng xưởng chế biến lương thực

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng xưởng chế biến lương thực. Đầu tư mở rộng, nâng công suất xưởng chế biến lương thực (thóc, gạo) quy mô 46.667 tấn thóc/năm với dây chuyền máy móc, thiết bị tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.

Ngày đăng: 22-10-2024

47 lượt xem

BÁO CÁO ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng xưởng chế biến lương thực

1. Nội dung chính của dự án

1.1 Tên dự án

Dự án đầu tư xây dựng xưởng chế biến lương thực

1.2.​Tên chủ đầu tư

Tên chủ dự án: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ...

Địa chỉ: CCN Đập Neo, xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Đại diện theo pháp luật:....... – Chức vụ: Giám đốc.

Điện thoại liên lạc: .........

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ......... do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp đăng ký lần đầu ngày 12/10/2010; cấp đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 18/7/2023.

Tiến độ thực hiện dự án: Từ quý III/2024 đến quý IV/2025.

1.3.Địa điểm thực hiện dự án

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: CCN Đập Neo, xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, vị trí cụ thể như sau:

+ Phía Tây Bắc đường số 5;

+ Phía Đông Bắc giáp đường tỉnh 455;

+ Phía Tây Nam giáp cây xanh cách ly của CCN Đập Neo;

+ Phía Đông Nam giáp Công ty TNHH Ngọc Diệp.

1.4.Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án

Diện tích đất GPMB của dự án là 33.565 m2 (gồm diện tích đất lúa (LUC) là 29.775,9 m2; đất giao thông nội đồng là (DGT) 3.259,9 m2; đất thủy lợi (DTL) là 529,2 m2). Trong đó:

+ Diện tích đất mở rộng xây dựng xưởng chế biến lương thực là 22.146,3 m2 (gồm: Đất lúa: 18.409,7 m2; đất giao thông (DGT): 3.259,9 m2; đất thủy lợi (DTL): 476,7 m2).

+ Diện tích đất quy hoạch giao thông là 2.715,7 m2 (gồm: đất lúa là 2.663,2 m2, đất thủy lợi 52,2 m2).

+ Đất ảnh hưởng 8.703,0 m2 (gồm: đất lúa (LUC) là 8.703,0 m2).

Tổng diện tích đất của dự án đầu tư là 31.730,3 m2 trong đó 9.584 m2 đất đang sử dụng (đã được cấp GCN quyền sử dụng đất số ...... ngày 08/3/2013 và CS 626111 ngày 05/11/2019 của UBND tỉnh Thái Bình) và 22.146,3 m² đất xin mở rộng dự án.

1.5.Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản suất của dự án

a. Mục tiêu của dự án:

- Đầu tư mở rộng, nâng công suất xưởng chế biến lương thực (thóc, gạo) quy mô 46.667 tấn thóc/năm với dây chuyền máy móc, thiết bị tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành phù hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sản phẩm lúa gạo, tiến tới tạo dựng thương hiệu lúa gạo Thái Bình.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, giải quyết việc làm, ổn định cho khoảng 35 lao động, đóng góp và nguồn thu ngân sách nhà nước, tăng kim ngạch xuất khẩu và tổ chức thu mua nông sản hàng hoá (thóc) về xay xát, chế biến, đáp ứng nhu cầu của người nông dân trong tỉnh.

b.Loại hình sản xuất: Chế biến lương thực, thực phẩm.

c. Quy mô, công suất sản xuất: Theo Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 81/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 công suất thiết kế của dự án là 46.667 tấn thóc các loại/năm.

d. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: Công nghệ xay xát thóc gạo bằng dây chuyền tự động hóa.

1.6.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Bảng 1.1. Các hạng mục công trình của dự án

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Diện tích xây dựng

Số tầng

Ghi chú

A

Các hạng mục công trình xây dựng trên diện tích đất 9.584 m2

I

Hạng mục công trình chính

 

 

 

 

1

Nhà văn phòng

m2

60,0

1

Đã xây dựng; đang hoạt động

2

Xưởng sản xuất số 1

m2

752,0

1

3

Kho thành phẩm

m2

120,0

1

4

Kho nguyên liệu số 2

m2

720,0

1

5

Xưởng sản xuất số 2

m2

2.023,9

1

6

Kho nguyên liệu số 1

m2

510,0

1

7

Nhà điều hành

m2

163,0

3

Xây mới

8

Kho cám và nghiền trấu số 1

m2

420,0

1

9

Kho chứa cám

m2

200,0

1

10

Nhà cơ khí

m2

66,0

1

II

Hạng mục công trình phụ trợ

11

Nhà bảo vệ

m2

24,0

1

Đã xây dựng; đang hoạt

động

12

Trạm cân điện tử

m2

36,0

1

13

Hồ phòng cháy số 1

m2

500,0

-

Xây mới

14

Bể nước phòng cháy (2 bể)

m2

180,0

-

15

Khu tập kết rác thải

m2

90,0

1

B

Các hạng mục công trình xây dựng trên diện tích đất 22.146,3 m2

I

Các hạng mục công trình chính

 

 

Xây mới

1

Kho sấy số 1

m2

771,0

1

2

Kho sấy số 2

m2

737,0

1

3

Kho nghiền trấu số 2

m2

960,0

1

4

Kho cám + nghiền trấu số 3

m2

3.498,0

1

5

Xưởng sản xuất số 3

m2

4.240,0

1

6

Nhà nghỉ ca công nhân

m2

200,0

2

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

 

7

Khu xử lý nước thải

m2

70,0

-

Xây mới

8

Hồ kiểm chứng + Phòng cháy

số 2

m2

200,0

-

9

Cổng, sân đường nội bộ cải tạo, làm mới

m2

8.689,0

-

10

Cây xanh cải tạo, trồng mới

m2

6.400,0

-

 

Tổng cộng

m2

31.730,3

 

 

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án)

1.7.Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng trồng lúa nước từ hai vụ trở lên, việc chuyển đổi đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình phê duyệt tại Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 11/7/2024. Diện tích đất lúa được chuyển đổi của dự án sang đất Cụm công nghiệp (SKN) khoảng 2,21 ha.

2.Hạng mụ​c công trình và các hoạt động của dự án có tác động xấu đến môi trường

Bảng 2. Các tác động đến môi trường của dự án

TT

Hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có tác động xấu đến môi

trường

Nguồn gây tác động

Đối tượng bị tác động

I. Giai đoạn xây dựng

01

Phát quang thảm thực vật, nạo vét hữu cơ, đào đắp, san lấp mặt bằng xây dựng

  • Bụi, tiếng ồn do máy móc thi công;
  • Bụi và khí thải, tiếng ồn do hoạt động san ủi mặt bằng, xe tải vận chuyển đất đá đổ thải, vật liệu san lấp;
  • CTR xây dựng: đất đá thải bỏ,

sinh khối thực vật…

Môi trường không khí; Môi trường đất; Môi trường nước;

02

Tập kết, dự trữ, bảo quản

nguyên, nhiên liệu phục vụ

- Xe tải vận chuyển VLXD phát

sinh bụi, khí thải, tiếng ồn;

Môi  trường  không

khí; Môi trường đất;

 

thi công

- Rò rỉ, phát tán chất ô nhiễm từ các kho chứa, bãi chứa nguyên vật liệu, xăng dầu.

Môi trường nước;

03

Xây dựng các hạng mục công trình của dự án

  • Vận chuyển máy móc, phương tiện phục vụ thi công xây dựng;
  • Quá trình thi công của các máy móc, thiết bị;
  • CTR xây dựng và nước thải xây dựng.

Môi trường không khí; Môi trường đất; Môi trường nước;

04

Sinh hoạt của công nhân xây dựng tại công trường

Hoạt động sinh hoạt của công

nhân làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và NTSH

Môi  trường  không

khí; Môi trường đất; Môi trường nước;

II. Giai đoạn hoạt động

01

Hoạt     động     vận    chuyển nguyên liệu và sản phẩm

của nhà máy

+ Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và

sản phẩm

 

 

Môi trường không khí xung quanh; Môi trường đất

 

02

 

Hoạt động xay xát thóc gạo

+ Bụi trấu, bụi cám, bụi nguyên liệu;

+ Vỏ trấu, cám, tạp chất loại bỏ;

+ Gạo không đủ tiêu chuẩn xuất kho.

03

Hoạt động đốt lò sấy

+ Bụi, khí thải do đốt trấu

04

Sinh hoạt của cán bộ công

nhân viên

+ Nước thải sinh hoạt, chất thải

sinh hoạt, CTNH...

Môi trường không khí; Môi trường đất; Môi trường nước

05

Hoạt động xử lý nước thải

+ Nước thải sinh hoạt sau xử lý;

xả nước thải

2.1.Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

2.1.1.Tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

a. Tác động từ chất thải rắn:

  • Phế thải từ quá trình giải phóng mặt bằng: Thực vật từ quá trình phát quang mặt bằng khoảng 2,99 tấn;
  • Đất thải từ quá trình bóc tách lớp hữu cơ (lượng còn lại sau khi trừ đi lượng tận dụng cho trồng cây): 2.673,59 m3 = 3.341,98 tấn.
  • Chất thải rắn xây dựng: khoảng 256,035 tấn trong suốt thời gian thi công.
  • Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng: 25 kg/ngày.
  • Chất thải nguy hại phát sinh: 315 kg trong suốt quá trình thi công, bao gồm các loại như: dầu thải, giẻ lau dính dầu, vỏ thùng đựng sơn, dầu, xỉ hàn.

b. Tác động từ khí thải: 

  • Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu, máy móc thi công cơ giới.
  • Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu trên công trường.
  • Bụi, khí thải từ các hoạt động thi công trên công trường.

c. Tác động từ nước thải:

  • Nước thải thi công xây dựng: Nước thải vệ sinh máy móc, thiết bị: 1,8 m3/ngày; Nước thải quá trình rửa xe vận chuyển: 2,12 m3/ngày, thông số ô nhiễm đặc trưng: TSS, COD, dầu mỡ khoáng.
  • NTSH của công nhân xây dựng và lắp máy, thông số ô nhiễm đặc trưng: BOD5, COD, SS, amoni, NO3-, PO43-, dầu mỡ động thực vật, tổng Coliform. Tổng lượng phát sinh khoảng 3,0 m3/ngày.

d. Tác động khác:

  • Tiếng ồn, độ rung từ các phương tiện giao thông, máy móc thi công trên công trường.

2.1.2.Tác động trong giai đoạn vận hành dự án

a. Tác động từ chất thải rắn và chất thải nguy hại:

  • CTR sinh hoạt khoảng 30 kg/ngày.
  • Chất thải rắn sản xuất gồm vỏ trấu, bao rách, tạp chất, cám, tro trấu đốt lò, kệ gỗ kê hàng phát sinh với khối lượng khoảng 5.200 kg/ngày;
  • Bùn thải từ hệ thống XLNT: 2,4 kg/ngày = 0,876 tấn/năm.
  • Bùn cặn từ hệ thống thu gom nước mưa, nước thải: 120 kg/năm.
  • Chất thải nguy hại khoảng 0,25 kg/ngày ~ 91,25 kg/năm (bao gồm: bóng đèn huỳnh quang thải, ắc quy thải, pin thải...).

b. Tác động từ khí thải:

+ Bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông;

+ Bụi, khí thải phát sinh do đốt lò sấy, thành phần khí thải bao gồm: bụi, CO, SO2, NOx...

+ Bụi phát sinh do xay xát thóc gạo;

+ Mùi từ hệ thống thu gom, XLNT.

c. Tác động từ nước thải: NTSH khoảng 4,2 m3/ngày đêm. Thành phần ô nhiễm đặc trưng trong NTSH bao gồm: BOD5, amoni, nitrat, Phốt pho, SS (cặn lơ lửng), coliform...

d. Tác động khác: Tiếng ồn, độ rung từ máy móc của 3 dây chuyền xay xát thóc gạo và hoạt động của các phương tiện giao thông trong phạm vi dự án.

2.2.Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

2.2.1.Các công trình, biện pháp thu gom xử lý nước thải

Giai đoạn thi công xây dựng:

  • NTSH của công nhân: lắp đặt nhà vệ sinh di động cho công nhân sử dụng trên công trường. Nhà thầu thi công sẽ có trách nhiệm hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng đến thu gom, xử lý theo đúng quy định với tần suất 1-2 ngày/lần hoặc khi cần xử lý ngay.
  • Nước thải xây dựng: Nước rửa thiết bị, vệ sinh máy móc, nước thải từ quá trình rửa xe được thu gom, xử lý bằng hệ thống bể tách dầu, bể lắng lọc, nước thải sau xử lý được thải ra kênh Cống Lán.

Giai đoạn vận hành:

  • Hệ thống thu gom nước thải là ống HDPE thu gom nước thải D315 mm, với tổng chiều dài là 265 m dẫn về trạm xử lý NTSH tập trung công suất 5,0 m3/ngày đêm, công nghệ XLNT là công nghệ AO. Nước thải sau khi qua trạm xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) sau đó theo đường ống HDPE D110 mm được dẫn thoát ra kênh Cô tại 01 cửa xả. Trường hợp khi CCN Đập Neo có trạm xử lý nước thải tập trung công ty cam kết sẽ đấu nối nước thải vào hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải của CCN.

2.2.2.Đối với khí thải:

Giai đoạn thi công xây dựng:

  • Quây rào bằng tôn chắn xung quanh khu đất, phun nước làm ẩm khi đào đắp, san nền; phun nước trên tuyến đường giao thông nội bộ, che chắn bãi chứa vật liệu tạm tránh phát tán bụi; kiểm soát phương tiện vận chuyển, các xe vận chuyển được che chắn, không gây rơi vãi vật liệu, chất thải ra đường, được vệ sinh sau khi vận chuyển; vệ sinh tuyến đường gần khu vực thi công giảm thiểu phát sinh bụi.

Giai đoạn vận hành:

  • Trồng cây xanh trong khu vực dự án.
  • Áp dụng biện pháp xử lý bụi từ quá trình xay xát như lọc bụi cyclone, lọc bụi tay áo, dập bụi ướt.
  • Quy định về giao thông trong nội bộ khu vực dự án: các phương tiện không được hoạt động quá tốc độ và tải trọng quy định.

2.2.3.Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

Giai đoạn thi công xây dựng:

  • Cát, đá, bê tông thừa được sử dụng để san lấp mặt bằng, vỏ bao xi măng, bao bì giấy, sắt thép vụn được thu gom, bán tái chế.
  • CTR sinh hoạt của công nhân xây dựng được lưu chứa trong các thùng đựng rác sau đó hợp đồng với tổ vệ sinh môi trường xã Đồng Tiến hàng ngày thu gom xử lý theo quy định.
  • CTNH được thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Giai đoạn vận hành:
    • CTRSH hợp đồng với tổ vệ sinh môi trường của xã Đồng Tiến thu gom xử lý hợp lệ;
    • Chất thải rắn sản xuất: thu gom phân loại, bán tái chế (cám, gạo không đủ tiêu chuẩn, trấu) và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý
    • Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại phát sinh được thu gom cùng với chất thải rắn sinh hoạt, được phân loại, lưu giữ và xử lý theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.2.4.Các biện pháp không liên quan đến chất thải

Giai đoạn thi công xây dựng: Sử dụng các thiết bị có mức gây ồn thấp; xây dựng kế hoạch thi công phù hợp; đối với các thiết bị có độ ồn lớn, các thiết bị gây rung sẽ được lắp đặt trên đệm cao su và lò xo chống rung; hạn chế số lượng thiết bị thi công đồng thời, bố trí cự ly của các thiết bị có cùng độ rung để tránh cộng hưởng.

Giai đoạn vận hành: Trồng cây xanh xung quanh khu vực trạm XLNT và xung quanh dự án.

2.2.5.Các phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

  • Dừng hoạt động trạm xử lý nước thải, các thiết bị xử lý bụi xác định nguyên nhân, tiến hành đóng cửa xả ra ngoài môi trường, đồng thời kiểm tra nguồn điện vào của hệ thống. Ngoài ra để phòng ngừa sự cố, công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:
  • Vận hành trạm XLNT, xử lý khí thải theo đúng quy trình kỹ thuật.
  • Thường xuyên bảo dưỡng, thay thế thiết bị.
  • Luôn dự trữ các thiết bị có nguy cơ hỏng cao như: Các máy bơm, phao van, thiết bị sục khí… để kịp thời thay thế khi hỏng hóc.

3.Chươn​g trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

3.1.Giám sát môi trường giai đoạn xây dựng

a. Giám sát môi trường không khí:

  • Thông số giám sát: Tổng bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, tiếng ồn, độ rung.
  • Vị trí quan trắc (02 điểm): tại góc Đông Bắc và góc Tây Nam khu đất mở rộng.
  • Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.
  • Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2023/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT.

b. Giám sát CTR thông thường:

  • Số điểm giám sát: 02 điểm.
  • Vị trí giám sát:

+ Từ nguồn phát sinh chất thải đến khu vực tập kết CTR sinh hoạt của công nhân xây dựng.

+ Từ nguồn phát sinh chất thải đến khu vực tập kết CTR xây dựng tạm thời trên công trường thi công.

  • Nội dung giám sát:

+ Khối lượng từng loại CTR phát sinh (CTR sinh hoạt và CTR xây dựng).

+ Giám sát thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đến bãi rác địa phương để xử lý theo quy định; số lần vận chuyển/tuần.

+ Giám sát phân loại, tập kết CTR đúng nơi quy định; Giám sát thu gom, vận chuyển CTR xây dựng đến khu vực đổ thải để xử lý theo quy định; số lần vận chuyển/tuần.

c. Giám sát CTNH:

  • Số điểm giám sát: 01 điểm.
  • Vị trí giám sát:

+ Từ nguồn phát sinh chất thải đến khu vực lưu giữ tạm thời CTNH.

  • Nội dung giám sát:

+ Khối lượng từng loại CTNH phát sinh.

+ Giám sát thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH; chứng từ chuyển giao CTNH.

3.2.Giám sát môi trường giai đoạn vận hành thử nghiệm

* Giám sát nước thải:

+ Số điểm giám sát: 02 điểm;

+ Vị trí quan trắc: Tại vị trí đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt;

+ Tần suất quan trắc: 01 lần/ngày (01 mẫu đơn trước xử lý và 03 mẫu đơn sau xử lý

+ Thời gian quan trắc: 03 ngày liên tiếp trong giai đoạn ổn định;

+ Các thông số giám sát: pH; BOD5; TSS; TDS; S2-; NH +; NO3-; dầu mỡ động thực vật; tổng các chất hoạt động bề mặt; PO 3-; Tổng coliforms.

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về NTSH, cột A giá trị Cmax với hệ số K = 1,2 (vì dự án có dưới 500 người).

*Giám​ sát chất thải:

  • Đối với CTR sinh hoạt và CTR thông thường: giám sát tổng lượng phát sinh; công tác thu gom, tập kết, xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng xử lý.
  • Đối với CTNH: giám sát việc thu gom, quản lý, xử lý CTNH theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

3.3. Giám sát môi trường giai đoạn vận hành chính thức

a.Giám sát nước thải: Theo quy định tại Điều 97, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc loại hình không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và có lưu lượng xả thải dưới 500 m3/ngày đêm nên không thuộc đối tượng phải quan trắc định kỳ nước thải.

Công ty TNHH Doanh Đạt giám sát vận hành hệ thống XLNT đảm bảo đạt cột A, giá trị C QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.

b. Giám sát chất thải rắn: Giám sát CTR sinh hoạt và CTR thông thường: giám sát tổng lượng phát sinh; công tác thu gom, tập kết, xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng xử lý.

c. Giám sát chất thải nguy hại: Giám sát việc thu gom, quản lý, xử lý CTNH theo Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất xin cấp phép môi trường cho dự án tổ hợp thương mai dịch vụ

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha