Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cơ sở chế biến hàng nông sản

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án cơ sở chế biến hàng nông sản. Dự án sử dụng công nghệ phổ biến trong lĩnh vực sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản hiện nay tại Hải Dương.

Ngày đăng: 25-12-2024

14 lượt xem

MỞ ĐẦU

1.Xuất xứ của dự án

1.1.Thông tin chung về dự án

Những năm gần đây, Chính Phủ đã và đang tạo điều kiện đẩy mạnh hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của các thị trường lớn và khó tính như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cần có cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch với công nghệ và quy trình kỹ thuật cao, đạt tiêu chuẩn.

Trong những năm qua, với quyết tâm tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo lựa chọn sản phẩm chủ lực để tập trung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mở rộng các vùng chuyên canh cây rau màu có giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Cà rốt ở các xã Thái Tân, Minh Tân, Cộng Hòa; cà chua ở xã Nam Tân; dưa hấu ở các xã Nam Hưng, Thanh Quang; bí xanh xã Hợp Tiến; hoa tươi xã Hồng Phong; hành tỏi ở các xã Nam Trung, Nam Chính, An Bình,...

Nhận thấy nguồn nguyên liệu nông sản địa phương trong những năm gần đây rất đa dạng, dồi dào, ổn định về chất lượng và số lượng và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, cũng như giải quyết thu mua được hàng nông sản cho người dân địa phương, giúp người dân có đầu ra ổn định, yên tâm sản xuất, tránh tình trạng được mùa thì lo rớt giá. Nên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu  có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ......., đăng ký lần đầu ngày 23 tháng 12 năm 2020 đã quyết định lập hồ sơ dự án “Cơ sở chế biến hàng nông sản” tại xã Hồng Phong, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Để thực hiện dự án Công ty đã lựa chọn lô..... tại xã Hồng Phong đã được quy hoạch theo quyết định số 673/QĐ-UBND ngày19/3/2020 của Uỷ Ban nhân dân tỉnh Hải Dương với diện tích 12.913m2, phù hợp với nhu cầu sản xuất của dự án.

Dự án được thực hiện sẽ góp phần thu hút đầu tư khu vực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển biến tích cực bộ mặt đô thị, tạo việc làm cho lao động địa phương, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển

Với những lý do cơ bản nêu trên, Công ty lập dự án đầu tư xây dựng Cơ sở chế biến hàng nông sản, với hạ tầng cơ sở xây dựng các công trình đồng bộ mua sắm máy móc thiết bị hiện đại để đạt được sản phẩm chất lượng là rất cần thiết.

Công ty đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Quyết định số ....../QĐ- UBND ngày 01/12/2023 về việc chấp thuận Chủ trương đầu tư Dự án Cơ sở chế biến hàng nông sản và Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày 04/12/2024 của UBND huyện Nam Sách về việc thu hồi đất thực hiện dự án: Cơ sở chế biến hàng nông sản tại xã Hồng Phong của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu...

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.Thông tin về dự án

1.1.1.Tên dự án

Dự án Cơ sở chế biến hàng nông sản.

1.1.2.Chủ dự án

Tên chủ dự án: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu...

Địa chỉ trụ sở chính: Xã Hồng Phong, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Người đại diện theo pháp luật: .......... - Giám đốc.

Tiến độ thực hiện dự án: Xây dựng hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động trước ngày 30 tháng 11 năm 2025.

1.1.3.Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

Dự án Cơ sở chế biến hàng nông sảđược thực hiện trên tổng diện tích 29.948,0 m2 thuộc xã Hồng Phong, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trong đó: diện tích đất thực hiện dự án: 26.449,8 m2 và diện tích hành lang đường giao thông: 3.498,2 m2.

Ranh giới tiếp giáp của dự án như sau:

+ Phía Bắc giáp đường và mương nội đồng, đất canh tác.

+ Phía Nam giáp kênh tiêu thoát của khu vực (kênh T2-6 trạm bơm Chu Đậu).

+ Phía Đông giáp đường tỉnh 390.

+ Phía Tây giáp đất canh tác nông nghiệp.

Hình 1.1. đồ vị trí dự án

1.1.4.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Diện tích đất thực hiện dự án chủ yếu là đất lúa, đất giao thông, đất thủy lợi… Hiện trạng sử dụng đất của dự án cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất của dự án

TT

Loại đất

Diện tích (m2)

I

Đất giao thực hiện dự án

12.913

1

Đất trồng lúa nước

10.980,85

2

Đất mặt nước, kênh mương

667,28

3

Đất nghĩa trang

8,58

4

Đất giao thông

1.256,30

II

Đất hành lang đường

1.924,0

 

Tổng diện tích

14.837,0

Nguồn: Bản vẽ Quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, tháng 8/2024. Hiện trạng khu đất thực hiện dự án là đất nông nghiệp, đã được doanh nghiệp đền bù, giải phóng mặt bằng và chuyển mục đích sử dụng đất.

1.1.5.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

*Các đối tượng KT - XH:

  • Khu dân cư gần nhất: Dự án cách khu dân cư xã thôn Vạn Tải Tây, xã Hồng Phong khoảng 600 m về phía Bắc.
  • Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Khu vực thực hiện dự án cách Đình Vạn Tải khoảng 520m về phía Bắc.

*Các đối tượng tự nhiên:

Hệ thống giao thông: giáp đường tỉnh 390D nên rất thuận lợi cho quá trình thi công xây dựng cũng như khi đi vào vận hành của dự án.

Hệ thống kênh mương thoát nước:

+ Phía Bắc dự án có kênh N3 nằm trên diện tích đất quy hoạch dự án của Công ty CP Quê Hương. Phía Nam có hệ thống kênh mương, ao tưới tiêu của cánh đồng làng Vạn Tải Tây. Hệ thống kênh, ao giáp dự án có chức năng phục vụ hoạt động tưới tiêu nông nghiệp, tiêu thoát nước của khu vực.

+ Trong phạm vi thực hiện dự án và các khu vực liên quan giáp ranh dự án có các kênh tưới tiêu nội đồng do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Hồng Phong quản lý, khai thác. (Văn bản xin ý kiến của UBND xã Hồng Phong được đính kèm phụ lục báo cáo).

Một số hình ảnh các đối tượng xung quanh khu vực thực hiện dự án:

1.1.6.Mục ti​êu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất

Mục tiêu của dự án

Việc đầu tư Cơ sở chế biến hàng nông sản... của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu .... nhằm đạt được các mục tiêu sau:

  • Sơ chế, bảo quản nông sản (rau, củ, quả các loại) và chế biến nông sản phục vụ nhu cầu thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu.
  • Nâng cao hiệu quả kinh tế, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần tăng ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thuế.
  • Tạo công ăn việc làm ổn định cho 100 lao động của Dự án . Ngoài ra, vào vụ cao điểm, tạo công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động thời vụ của địa phương.

Loại hình, quy mô, công suất của dự án

Công suất của Dự án:

  • Sơ chế nông sản (rau, củ, quả các loại): 4.000 tấn/ năm.
  • Chế biến nông sản (rau, củ, quả các loại): 120 tấn/ năm.

Công nghệ của dự án

Dự án sử dụng công nghệ phổ biến trong lĩnh vực sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản hiện nay tại Hải Dương.

1.2.Các hạng mục công trình của dự án

Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở chế biến hàng nông sản ....của Công ty cổ phần xuất khẩu... được chấp thuận đầu tư tại Quyết định số .../QĐ- UBND ngày 01/12/2023. Từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, doanh nghiệp đã lập hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng và đã được phê duyệt tại Quyết định số ..../QĐ- UBND ngày 22/10/2024 của UBND huyện Nam Sách.

Bảng 1.2. Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất

TT

Loại đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

I

Đất giao thực hiện dự án

12.913

100

1

Đất công trình xây dựng

9.100

70,47

2

Đất cây xanh, mặt nước

1.145

20,66

3

Đất sân, đường nội bộ, hệ thống kỹ thuật

2.668

8,87

II

Đất hành lang đường

1.924,0

 

 

Tổng diện tích

14.837,0

 

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình của Dự án

TT

Hạng mục

Đơn vị

Diện tích xây dựng

Kích thước (mxm)

I

Các hạng mục công trình chính

 

 

 

1

Nhà xưởng sản xuất số 1

m2

3.500

50x70

2

Nhà xưởng sản xuất số 2

m2

2.800

40x70

3

Nhà kho

m2

2.000

40x50

4

Nhà văn phòng (02 tầng)

m2

400

16x25

5

Nhà lò hơi

m2

400

20x20

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

 

 

 

7

Nhà bảo vệ (02 nhà)

m2

18

(3x3)x2

8

Nhà để xe đạp, xe máy

m2

180

15x12

9

Cổng chính

m

12

-

10

Cổng phụ

m

10

-

11

Trạm biến áp

-

-

-

12

Sân đường nội bộ (không bao gồm hệ

thống kỹ thuật)

m2

2.150

-

III

Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

13

Bể nước PCCC

m2

100,0

8x25

14

Trạm xử lý nước thải

m2

100,0

10x10

15

Điểm tập kết rác trong ngày

m2

120,0

15x8

16

Cây xanh

m2

1.145

-

Nguồn: Công ty cổ phần xuất khẩu ... (Bản vẽ Tổng thể mặt bằng của dự án đính kèm phụ lục báo cáo).

1.2.1.Các hạng mục công trình chính

Nhà xưởng: Bao gồm 02 nhà xưởng có diện tích 3.500,0m2 và 2.800,0m2, kích thước nhà xưởng 1 là LxB = 50m x 70m, kích thước nhà xưởng 2 là LxB = 40m x 70m. Hai nhà xưởng có cùng kết cấu là xây dựng 01 tầng được sử dụng để bố trí các khu chức năng, phục vụ hoạt động sơ chế, bảo quản và chế biến nông sản các loại. Kết cấu khung thép zamil, móng, sàn BTCT, tường xây gạch, mái lợp tôn sóng công nghiệp. Cửa ra vào là cửa cuốn nhôm, cửa cuốn tự động hoặc cửa thép (loại 1 cánh hoặc 2 cánh), cửa sổ là cửa chớp tôn. Trong xưởng bố trí các khu vực sản xuất, kho chứa nguyên liệu, kho lạnh.

Nhà lò hơi: có 01 nhà, diện tích xây dựng 400m2, kích thước LxB = 20m x 20m, được bố trí giáp tường rào đằng sau nhà xưởng số 1.

Nhà văn phòng: có 01 nhà, diện tích xây dựng 400,0m2, kích thước LxB = 16m x 25m, xây dựng 02 tầng. Kết cấu móng BTCT, tường xây gạch, trát vữa xi măng cát vàng, quét sơn, mái đổ bê tông, có lợp tôn cách nhiệt; nền lát gạch ceramic. Cửa ra vào, cửa sổ là cửa panô kính hoặc cửa kính khung nhôm.

1.2.2.Các hạng mục công trình phụ trợ

Các công trình sản xuất khác và phụ trợ: Cổng, tường rào, nhà bảo vệ, khu xử lý nước thải, nhà để xe, trạm biến áp...: được xây dựng đơn giản, dễ dàng thi công.

-Sân đường nội bộ:

Sân đường nội bộ được lu nèn K = 0,9. Kết cấu mặt đường bằng bê tông đá 2×4 dày 20 cm. Bề rộng mặt đường lớn hơn 3,5m, thiết kế đảm bảo cho xe vận chuyển và xe PCCC có thể ra vào tất cả các vị trí trong Dự án.

-Hệ thống cấp điện:

Dự án sử dụng nguồn điện lấy từ lưới điện cao thế của địa phương – đường dây 35KV dọc đường gom tỉnh 390D. Công ty đầu tư lắp đặt 01 TBA công suất 650KVA để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt khi dự án đi vào hoạt động.

Nguồn điện sau khi hạ áp được cấp đến các nhà xưởng, kho bằng hệ thống cáp ngầm đặt dưới lòng đường và điện chiếu sáng được bố trí các cột đèn cao áp dọc đường nội bộ.

+ Hệ thống dẫn điện từ trạm biến áp đến các nhà xưởng và các công trình phụ dùng dây cáp điện.

+ Các thiết bị điện như cầu dao, ổ cắm, công tắc, rơle, cầu chì... được nhập từ các hãng sản xuất có uy tín để đảm bảo việc cung cấp điện cho sản xuất.

+ Các nhà xưởng được đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng đủ để đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân.

Bảng 1.4. Tổng hợp vật tư cấp điện

TT

Chủng loại

Số lượng

Đơn vị

1

Trạm biến áp 650KVA

01

Trạm

2

Tủ phân phối điện 650KVA

01

Cái

3

Tủ điện ống

10

Cái

4

Cột đèn cao áp

23

Cái

5

Cáp điện sản xuất 3x25 +1x16

550

m

6

Cáp điện chiếu sáng 2x10

810

m

Ngoài ra, Công ty trang bị 01 máy phát điện công suất 175 KW để dự phòng sản suất khi mất điện.

-Hệ thống cấp nước:

+ Cấp nước: Nước cấp cho Dự án chủ yếu phục vụ vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, PCCC, rửa đường và tưới cây. Toàn bộ lượng nước này đều được lấy từ hệ thống cấp nước của khu vực. Nước sạch qua đồng hồ đo và chảy vào bể chứa nước của Dự án và được bơm lên các bồn chứa nước inox cấp cho các khu vực sử dụng.

+ Hệ thống phân phối nước:

++ Cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất: Nước sạch từ bể chứa nước phân phối tới các khu vực tiêu thụ nước như khu vực sản xuất, nhà bếp, nhà vệ sinh... bằng mạng lưới đường ống nhựa PVC. Mạng lưới cấp nước bao gồm các đường ống chính có kích thước D100 và các đường ống nhánh phân phối có kích thước D48, D50.

++ Cho nhu cầu PCCC và tạo cảnh quan: Nước sạch được cấp đến Hồ cảnh quan kết hợp với nước PCCC.

++ Cho nhu cầu vệ sinh và tưới cây: Nước từ bể chứa được bơm vào hệ thống mạng lưới đường ống chính chạy xung quanh Dự án. Mạng lưới làm từ ống nhựa PVC có đường kính D48, D50. Trên mạng lưới có lắp đặt các van vòi để lấy nước.

Bảng 1.5. Tổng hợp vật tư cấp nước

TT

Chủng loại

Số lượng

Đơn vị

1

Ống cấp nước D48

145,0

m

2

Ống cấp nước D50

45,0

m

3

Ống cấp nước D100

517,0

m

4

Trụ cứu hỏa

6,0

trụ

-Hệ thống thông tin liên lạc:

Gồm có: Trung tâm điện thoại, fax, e-mail. Khu vực văn phòng và các bộ phận làm việc có số điện thoại riêng.

1.2.3.Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

- Hệ thống thoát nước đường gom cạnh dự án :

Để phục vụ hoạt động của dự án, Công ty tiến hành thi công xây dựng hệ thống thoát nước đường gom cạnh dự án theo công văn số 2212/SGTVT-P2 ngày 17/07/2024 của Sở Giao thông vận tải về việc tham gia ý kiến Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Cơ sở chế biến hàng nông sản, xã Hồng Phong, huyện Nam Sách, tỷ lệ 1/500.

+ Hệ thống thu gom, thoát nước đường gom đoạn chạy qua dự án là hệ thống cống BTCT D400, có chiều dài 136,2m, độ dốc 0,1%. Hệ thống thoát nước này có chức năng thu gom, thoát nước mưa, nước thải sau xử lý của dự án và thoát ra phía trước dự án dọc đường gom tỉnh lộ 390D.

Tọa độ điểm xả nước thải từ hệ thống thoát nước đường gom cạnh dự án vào kênh dọc đường gom tỉnh lộ 390D phía trước dự án như sau: (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30) như sau: X (m) = 2321140.61  Y (m) = 584388.881

- Hệ thống thu gom và thoát nước mưa:

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Dự án theo quy hoạch đã được UBND huyện Nam Sách phê duyệt gồm có:

+ Hệ thống thoát nước mái: Nước mưa theo các ống dẫn PVC từ trên mái các công trình chảy xuống hệ thống cống thoát nước mặt ở phía dưới. Các ống dẫn PVC có đường kính D110.

+ Hệ thống thoát nước mặt: Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ bề mặt khu vực dự án được thu gom vào hệ thống cống BTCT, hố ga có nắp đậy đặt ngầm dưới đất, chạy dọc theo đường nội bộ, đấu nối vào hệ thống thoát nước đường gom (cạnh dự án), cuối cùng chảy ra kênh tiêu thoát nước của khu vực phía Nam dự án - kênh T2 - 6 trạm bơm Chu Đậu (nối với cống Bịch – giáp đường huyện 390, tại xã Hồng Phong, huyện Nam Sách).

Hệ thống cống thoát nước có kết cấu BTCT, kích thước D300 và D500, độ dốc hệ thống i= 0,1%. Tại những chỗ ngoặt bố trí song chắn rác và các hố ga có kích thước 100 cm × 100 cm × 100 cm để lắng cặn, tổng cộng có 31 hố ga.

Tọa độ điểm đấu nối nước mưa vào hệ thống thoát nước đường gom cạnh dự án (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30) như sau: X (m) = 585649.52  Y (m) = 2325828.17

- Hệ thố​ng thoát nước thải:

+ Nước thải từ quá trình sản xuất chủ yếu là nước thải từ quá trình rửa nông sản có lưu lượng vào thời điểm cao nhất khoảng 42,4 m3/ngày và trung bình các ngày còn lại khoảng 30 m3/ngày (chỉ sử dụng nước sạch để rửa nguyên liệu). Nước thải này được dẫn về HTXL nước thải chung công suất 80 m3/ ngày đêm của Dự án.

+ Nước thải vệ sinh sàn nhà và thiết bị: Lượng nước thải phát sinh khoảng 5 m3/ lần rửa/15 ngày (tần suất 2 lần/tháng) và được thu gom về hệ thống xử lý nước thải chung công suất 80 m3/ ngày đêm của Dự án.

+ Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt, nước thải từ bếp ăn và nước thải sinh hoạt từ khu trưng bày sản phẩm phát sinh khoảng 7,54 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các khu vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng 05 bể phốt (tổng thể tích 37,5 m3) và từ bếp ăn được xử lý sơ bộ bằng bể tách mỡ thể tích 1 m3, sau đó được dẫn về HTXL nước thải chung công suất 80 m3/ ngày đêm của Dự án.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, tại dự án có phát sinh nước thải vệ sinh bể xử lý khí thải lò hơi. Tuy nhiên, lượng nước thải này tương đối ít (khoảng 3m3/ lần thay) và định kỳ 3 tháng/lần Công ty tiến hành vệ sinh, thay thế và thuê đơn vị chức năng tới thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

Theo Bản vẽ Quy hoạch dự án đã được UBND huyện Nam Sách phê duyệt, hệ thống đường ống thu gom và thoát nước mưa, nước thải được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.6. Bảng tổng hợp vật tư thoát nước mưa và nước thải

STT

Chủng loại

Số lượng

Đơn vị

I

Hệ thống thoát nước mưa

1

Cống BTCT D300

265,0

m

2

Cống BTCT D500

279,0

m

3

Hố ga

31

Hố

II

Hệ thống thoát nước thải

1

Cống thoát nước thải D150

693,0

m

Tuy nhiên, trên thực tế, cống BTCT có hiện tượng rò rỉ, nứt gãy,… làm thất thoát nước thải nên chủ dự án phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng sử dụng loại ống nhựa HDPE D150, chiều dài 693,0m thay thế cống thoát nước thải D150, BTCT theo quy hoạch đã được phê duyệt để thu gom và thoát nước thải. Chủ dự án cam kết điều chỉnh quy hoạch nếu theo quy định của pháp luật xây dựng yêu cầu.

- Công trình xử lý nước thải chung: Công ty dự kiến đầu tư HTXL nước thải chung công suất 80 m3/ngày đêm để xử lý nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của Dự án. Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt giá trị Cmax với hệ số Kq = 0,9, Kf = 1,2 của QCVN 40:2011/BTNMT, mức A.

Nước thải sau xử lý đạt QCCP được đấu thoát vào kênh tiêu nước cạnh đường gom tỉnh lộ 390D. Tọa độ điểm đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước đường gom cạnh dự án

(theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30) như sau: X (m) = 585662.40     Y (m) = 2325778.19

- Công ​trình xử lý bụi và khí thải:

+ Dự án sử dụng lò hơi đa nhiên liệu (sử dụng trấu, củi, than,.... ) đi kèm hệ thống xử lý khí thải. Khí thải phát sinh được xử lý đạt mức B của QCVN 19:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

+ Hệ thống xử lý mùi khu vực sấy: Công ty đầu tư hệ thống xử lý mùi bằng phương pháp hấp phụ than hoạt tính.

+ Hệ thống điều hòa, làm lạnh, cấp đông chạy bằng điện nên không phát sinh khí thải từ hoạt động làm lạnh.

- Công trình lưu giữ, xử lý CTR, CTNH:

Công ty bố trí điểm tập kết rác trong ngày (bao gồm CTRSH, CTNH và CTRTT) có diện tích 120m2, gần khu vực trạm xử lý nước thải và hồ cảnh quan. Kho chứa được chia làm 3 ngăn, diện tích 40m2/ngăn.

+ Đối với CTR sinh hoạt: Dự án bố trí 20 thùng rác loại 25 lít đặt tại khu văn phòng, nhà ăn và 02 thùng rác loại 120 lít tại khu vực nhà bếp. Kho chứa CTRSH có diện tích 40m2, nằm cạnh kho chứa CTNH và CTRTT.

+ Đối với CTR sản xuất: Công ty bố trí kho chứa có diện tích 40 m2 để tập kết, thu gom và lưu trữ CTRTT. Kết cấu BTCT, tường xây gạch, trát vữa, quét sơn, mái lợp tôn, nền láng xi măng chống thấm.

+ Đối với CTNH: Công ty bố trí kho chứa có diện tích 40 m2. Kết cấu BTCT, tường xây gạch, trát vữa, quét sơn, mái lợp tôn, nền láng xi măng chống thấm. Trong kho chứa có phân chia các kho chứa đối với từng loại chất thải riêng biệt, có dán nhãn…

- Công trình phòng n​gừa, ứng phó sự cố môi trường

Dự án không nằm trong danh mục thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ). Các phương án, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường được trình bày cụ thể tại Chương 3 của báo cáo.

1.2.4.Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn

Không có.

1.2.5.Các các công trình bảo vệ môi trường khác

- Hệ thống thông gió:

+ Được thiết kế an toàn, dễ bảo dưỡng và kiểm tra, có lưới bảo vệ bằng các vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh.

+ Có công suất phù hợp và được lắp đặt tại các vị trí cần thiết nhằm loại bỏ hơi nước ngưng tụ, không khí nóng, không khí bị ô nhiễm, mùi lạ và bụi.

+ Đảm bảo dòng không khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn, từ nơi có thành phẩm về phía nguyên liệu.

Cây xanh: Cây trồng trong khuôn viên Dự án sẽ được trồng đa phần là cây gỗ có tán thấp như cây bằng lăng, cây xoài… Cây gỗ có tán được trồng dọc theo tường rào của Dự án. Ngoài ra, cây xanh còn được trồng xen kẽ giữa các nhà xưởng để tạo bóng mát và cảnh quan cho Dự án, nhằm tạo không gian xanh sạch đẹp, tăng tính mỹ quan và môi trường làm việc, đồng thời góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái, đảm bảo tỷ lệ diện tích cây xanh theo quy định.

-Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC):

Thiết kế và lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống PCCC, bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy ban đầu, hệ thống chữa cháy họng nước vách tường và hệ thống báo cháy tự động theo các quy định của TCVN và QCVN về PCCC.

+ Hệ thống chữa cháy ban đầu: Trong trường hợp đám cháy mới phát sinh với diện tích nhỏ có thể sử dụng các bình chữa cháy xách tay để chữa. Bình chữa cháy cầm tay trang bị cho công trình là loại bình bột MFZ4, CO2, MT3.

-Hệ thố​ng chống sét:

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được an toàn, liên tục và tránh thiệt hại về tài sản, con người do sét gây ra, tại nhà xưởng chính và các công trình phụ trợ đều có thiết kế hệ thống chống sét hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Hệ thống chống sét bao gồm: Bộ phận thu sét, bộ phận dẫn xuống, các loại mối nối, điểm kiểm tra đo đạc, bộ phận dây dẫn nối đất, bộ phận cực nối đất.

1.2.6.Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

Dự án sử dụng công nghệ phổ biến trong lĩnh vực sơ chế, chế biến và bảo quản hàng nông sản hiện nay tại Hải Dương. Tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất của dự án không phức tạp và có thể kiểm soát được bằng các giải pháp đã được áp dụng rộng rãi như Nhà máy chế biến nông sản và sản xuất bao bì xuất khẩu tại xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà; Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu tại xã Vĩnh Hòa, huyện Ninh Giang; Nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản xuất khẩu và sản xuất bao bì xuất khẩu tại thôn Trụ, TT. Lai Cách, huyện Cẩm Giàng của Công ty TNHH TM&DV Hiền Lê, Công ty TNHH chế biến nông sản Tân Tiến tại thị xã Kinh Môn,... Hạng mục công trình chủ yếu là các nhà xưởng công nghiệp, kết cấu khung thép tiền chế, lợp tôn sóng công nghiệp thông thường không gây tác động xấu đến môi trường.

1.3.Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1.Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ giai đoạn thi công, xây dựng

*Khối lượng vật liệu san lấp:

- Nguyên tắc thiết kế:

+ Đảm bảo thoát nước chung cho dự án và phù hợp với các khu vực lân cận.

+ Thiết kế san nền đảm bảo thoát nước tốt, không ngập lụt, giao thông được thuận lợi, an toàn.

+ Độ dốc san nền bám theo hướng dốc nền địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa khối lượng đào đắp.

- Giải pháp san nền:

+ Phạm vi san lấp: Toàn bộ diện tích khu đất dự án.

+ Khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp

+ Hướng dốc san nền lấy từ hướng Tây sang Đông, độ dốc san nền 0,1%;

+ Địa hình khu vực thực hiện dự án tương đối bằng phẳng. Độ cao từ +1,90m đến +1,98, lấy cao độ trung bình +1,94m.

Như vậy, chiều cao san lấp trung bình là +1,16m

+ Chiều cao san nền tương đương với cốt nền đường bê tông hiện có (+3,10m).

+ San nền cho dự án dự kiến cát đen, hệ số đầm chặt K90, k=1,2 tấn/m3.

Khối lượng vật liệu san lấp:

+ Theo số liệu từ nhà thầu xây dựng, lượng cát cần vận chuyển để san lấp dự án khoảng 26.922 tấn.

+ Vật liệu san lấp là cát đen được mua từ các đơn vị có giấy phép kinh doanh trên địa bàn huyện Nam Sách, cự ly vận chuyển dự kiến khoảng 3 - 6 km.

*Khối l​ượng nguyên vật liệu thi công xây dựng các hạng mục công trình:

Khối lượng nguyên vật liệu đáp ứng cho quá trình xây dựng Dự án hạ tầng của dự án được tính dựa trên diện tích xây dựng các công trình, hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước...Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng cần vận chuyển được xác định bằng công thức thực nghiệm sau: Mvlxd = S×d = S1×d1 + S2×d2 + S3×d3.

Trong đó:

+ M: Khối lượng vật liệu xây dựng (tấn)

+ S1: Diện tích xây dựng các hạng mục công trình chính của dự án S1 = 6.456,25m2

+ d1: Hệ số khối lượng vật liệu xây dựng trung bình 1,25 tấn/m2

+ S2: Diện tích xây dựng sân, đường giao thông nội bộ, hệ thống kỹ thuật S2 = 3.832,61 m2

+ d2: Hệ số khối lượng vật liệu xây dựng trung bình với khu vực sân, đường giao thông nội bộ, hệ thống kỹ thuật khoảng 1 tấn/m2

+ S3: Diện tích cây xanh, mặt nước S3 = 2.615,56 m2

+ d3: Hệ số khối lượng vật liệu xây dựng trung bình với khu vực trồng cây xanh khoảng 0,7 tấn/m2

Như vậy, khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển trong quá trình xây dựng là: Mvlxd = S1×d1 + S2×d2 + S3×d3 = 6.456,25×1,25 + 3.832,61 ×1 + 2.615,56 ×0,7 = 13.733,81 (tấn) (làm tròn 13.733 tấn)

Xi măng, đá, sỏi, sắt thép, gạch: Được mua từ các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng tại địa phương, cự ly vận chuyển dự kiến khoảng 3-6 km.

Các thiết bị phụ trợ khác như: Dây điện, bóng chiếu sáng, ống nước,... sẽ được mua của các đơn vị cung ứng tại khu vực xung quanh.

Theo dự toán của Công ty, lượng máy móc thiết bị nhập về phục vụ cho quá trình sản xuất của Dự án ước tính khoảng 500 tấn.

1.3.2.Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ giai đoạn vận hành

Bảng 1.7. Nhu cầu nguyên liệu chính cho 1 năm hoạt động ổn định của Dự án

 

TT

 

Nguyên liệu

 

ĐVT

Khối lượng

Sản phẩm

Chất thải

rắn

Nguồn gốc

I

Sơ chế nông sản(1)

1

Cà rốt

Tấn

1.915,49

1.700

215,49

 

2

Khaoi tây

Tấn

450,70

400

50,70

3

Rau bắp

Tấn

225,35

200

25,35

4

Su hào

Tấn

225,35

200

25,35

5

Măng tây

Tấn

225,35

200

25,35

6

Hành, tỏi

Tấn

225,35

200

25,35

7

Củ sen

Tấn

56,34

50

6,34

8

Ngó sen

Tấn

56,34

50

6,34

 

Thu mua tại địa phương và các huyện, thị xã, thành phố lân cận như Thanh Hà, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Chí Linh

9

Rau gia vị (rau mùi, hành,

tía tô, xà lách….)

Tấn

112,68

100

12,68

10

Vải thiều

Tấn

338,03

300

38,03

11

Ổi

Tấn

338,03

300

38,03

12

Dưa lê

Tấn

338,03

300

38,03

Tổng

Tấn

4.507,04

4.000

450

II

Chế biến nông sản(2)

1

Khoai tây, cà rốt,…cấp

đông

Tấn

1126,76

100

126,76

2

Củ sen sấy

Tấn

112,68

10

12,68

 

3

Các loại rau thơm sấy (ớt,

xả, rau mùi, hành, tía tô, cà rốt, củ sen, ngó sen,…)

 

Tấn

 

112,68

 

10

 

12,68

Tổng

Tấn

1352,11

120

152,11

 

III

Phụ liệu

1

Vỏ bao dứa, túi lưới

Tấn/

năm

5

-

-

Đại lý

trong nước

2

Nilon, vỏ thùng

Tấn/

năm

22

-

-

Đại lý

trong nước

Nguồn: Công ty cổ phần xuất khẩu..........

1 Tỷ lệ hao hụt chất thải rắn trung bình 11,25%

2 Tỷ lệ hao hụt do sấy khô nông sản từ 90-92% (độ ẩm nông sản sau sấy từ 8 – 10%)

Cách tính khối lượng sản phẩm liệu:

+ Sơ chế cà rốt: 1700 tấn sản phẩm/ năm è Tỷ lệ hao hụt qua quá trình sơ chế là 11,25% è Tổng lượng nguyên liệu là: 1700 *100%/ (100-11,25)% = 1915,5 tấn/ năm

+ Chế biến củ sen: 10 tấn sản phẩm/ năm è Tỷ lệ hao hụt do sấy là 90%, tỷ lệ hao hụt qua sơ chế trước khi chế biến là 11,25% è Tổng lượng nguyên liệu là: 10*(100- 90)*100%/(100-11,25)% = 112,7 tấn/năm.

Tính tương tự với các nguyên liệu còn lại và được tổng hợp tại bảng dưới đây:

Bảng 1.8. Nhu cầu nguyên liệu các loại nông sản chính khi dự án đi vào hoạt động ổn định

 

Tên nguyên liệu

 

Loại sản phẩm

Công suất/ sản phẩm

(tấn/năm)

NVL đầu vào (tấn/năm)

 

CTR[1]

(tấn/năm

Cà rốt

Sơ chế

1.700

1915,49

215,49

Khaoi tây

Sơ chế

400

450,70

50,70

Rau bắp

Sơ chế

200

225,35

25,35

Su hào

Sơ chế

200

225,35

25,35

Măng tây

Sơ chế

200

225,35

25,35

Hành, tỏi

Sơ chế

200

225,35

25,35

Củ sen

Sơ chế

50

56,34

6,34

Ngó sen

Sơ chế

50

56,34

6,34

Rau gia vị (rau mùi, hành, tía

tô, xà lách….)

Sơ chế

100

112,68

12,68

Vải thiều

Sơ chế

300

338,03

38,03

Ổi

Sơ chế

300

338,03

38,03

Dưa lê

Sơ chế

300

338,03

38,03

TỔNG KHỐI LƯỢNG

4.000

4507,04

507,04

Khoai tây, cà rốt,…cấp đông

Chế biến

100

1126,76

126,76

Củ sen sấy

Chế biến

10

112,68

12,68

Các loại rau thơm sấy (ớt, xả,

rau mùi, hành, tía tô, cà rốt, củ sen, ngó sen,…)

Chế biến

10

112,68

12,68

TỔNG KHỐI LƯỢNG

120

1352,11

152,11

- Nguồn cung cấp nông sản đầu vào: Công ty sẽ thu mua nông sản từ các hộ nông dân, các HTX dịch vụ nông nghiệp, các doanh nghiệp trong huyện Nam Sách và một số địa phương lân cận trong tỉnh (thị xã Kinh Môn, huyện Thanh Hà, Huyện Kim Thành, huyện Cẩm Giàng, …) và trên toàn quốc.

1.3.3.Nhu cầu về điện, nước và nguyên nhiên liệu khác

Bảng 1.9. Nhu cầu sử dụng điện, nước, nguyên nhiên liệu khác

TT

Loại nhiên liệu

Đơn vị

Số

lượng

Nguồn

gốc

Ghi chú

1

Điện

KWh/năm

368.500

Điện lực

Nam Sách

 

2

Nước phục vụ sinh

hoạt

m3/ngày

5.000

 

 

 

 

 

Nguồn nước sạch địa phương

Tính cho thời cao

điểm (100 người)

3

Nước    phục   vụ   quá

trình rửa nông sản

m3/ ngày

15.000

 

 

4

Nước bổ sung (bù thất thoát) phục vụ hoạt

động của lò hơi

 

m3/ngày

 

2

 

 

5

Nước rửa sàn nhà và thiết bị

 

m3/lần

 

5

Định kỳ 2 lần/tháng rửa sàn nhà, vệ sinh thiết bị

6

Nước dự trữ cho

PCCC

m3

5.500

 

7

Than cho lò hơi

Tấn/năm

12

Đại lý

trong nước

Lò hơi đa nhiên liệu, sử dụng được cả than, củi trấu, vải,....

8

Củi cho lò hơi

Tấn/năm

4.368

Đại lý

trong nước

9

Gas phục vụ nấu ăn

Tấn/năm

0,78

Petrolimex

Tính cho thời cao điểm

10

Hóa chất XLNT

Tấn/năm

8

Việt Nam

 

11

Than hoạt tính

Tấn/năm

0,39

Trung Quốc

Tần suất thay 3 tháng/ lần; kích thước lớp than hoạt tính (100 x 900 x 300) mm x 2 lớp; khối lượng riêng 1,5 – 1,8g/cm3

Nguồn: Công ty cổ phần xuất khẩu ...........

* Đặc tính của một số loại hóa chất, nguyên nhiên liệu

Nước: Công ty hợp đồng với Nhà máy nước sạch huyện Nam Sách để cung cấp nước theo nhu cầu sử dụng. Nước sử dụng chủ yếu là cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, ngoài ra còn cấp cho dự phòng PCCC và nước tưới cây, rửa đường.

Điện: Sử dụng điện lưới quốc gia qua trạm biến áp của Công ty công suất 650 KVA nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cấp điện sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt cho dự án.

Gas: đặt tại khu nhà bếp nấu ăn cho công nhân. Gas được đưa vào sử dụng là loại gas công nghiệp của Petrolimex và hệ thống đường ống dẫn gas được thiết kế lắp đặt theo tiêu chuẩn an toàn của ngành dầu khí.

1.3.4.Các sản phẩm của dự án

  • Sơ chế nông sản (rau, củ, quả các loại): 4000 tấn/ năm.
  • Chế biến nông sản (rau, củ, quả các loại): 120 tấn/ năm.
  • Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của Dự án phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước.

1.4.Công nghệ sản xuất, vận hành

1.4.1.Quy trình công nghệ sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản

a. Quy trình chế, bảo quản nông sản thủ công

Hình 1.2. Quy trình chế, bảo quản nông sản thủ công

Thuyết minh:

Nông sản Công ty dự kiến sơ chế, bảo quản bao gồm: bắp cải, hành, tỏi,… được lựa chọn ngay tại cánh đồng thu hoạch để loại bỏ đất, cát, loại bỏ nông sản hỏng, kém chất lượng rồi chuyển về nhà máy.

Sau khi chuyển về nhà máy, nguyên liệu được đưa về khu tập kêt. Dưới điều kiện nhiệt độ thời tiết mát mẻ, có thể để ngoài trời được 4 đến 5 tiếng, còn thời tiết mùa hè trời nắng nóng thì để được 2 đến 3 tiếng là phải đưa vào kho mát ngay. Tại đây, nông sản được phân loại và làm sạch (khô và ướt) để loại bỏ những sản phẩm không phù hợp. Khi sản phẩm đạt yêu cầu được đưa vào kho lạnh để bảo quản (kho lạnh có nhiệt độ 2 – 6oC) và xuất hàng khi có lệnh.

+ Công đoạn làm sạch:

++ Làm sạch bằng phương pháp khô: nhặt bỏ dây buộc, các phần lá, cuống, vỏ,...bị hỏng, nát, dập, thối, kém chất lượng.

++ Làm sạch bằng phương pháp ướt (sử dụng nước sạch): Công ty tiến hành rửa bằng nước sạch để loại bỏ những chất bẩn, tạp chất còn dính trên nông sản.

Các loại chất thải phát sinh từ quy trình sơ chế, bảo quản nông sản thủ công:

  • Khí thải: Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông của CBCNV, hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, khách hàng giao dịch.
  • Nước thải: Nước thải sản xuất từ hoạt động rửa nguyên liệu, rửa sàn nhà và thiết bị sản xuất; nước thải sinh hoạt.
  • CTRTT: CTRSH và CTR sản xuất (vỏ, lá, cuống; nguyên liệu bị thối, hỏng, dập, nát; sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, dây buộc...)

b.Quy trình sơ chế, bảo quản nông sản (bán tự động)

Hình 1.3. Quy trình sơ chế và bảo quản nông sản bán tự động

Thuyết minh:

Nông sản Công ty dự kiến sơ chế, bảo quản bao gồm: bắp cải, hành, tỏi, cà rốt, đậu bắp, ớt... được lựa chọn ngay tại cánh đồng thu hoạch để loại bỏ đất, cát, loại bỏ nông sản hỏng, kém chất lượng rồi chuyển về nhà máy.

- Kiểm tra nguyên liệu:

Kiểm tra thủ công nguyên liệu.

Nguyên liệu vào nhà máy được lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm tra, nguyên liệu được kiểm tra kích cỡ theo tiêu chuẩn quy định.

Khi lựa chọn và đánh giá ở bước này dùng trực quan và kinh nghiệm. Tính toán định mức nguyên liệu không đạt cần khống chế trong phạm vi dưới 15%.

Nguyên liệu sau khi vận chuyển về nhà máy được công nhân đưa vào khu tập kết. Dưới điều kiện nhiệt độ thời tiết mát mẻ có thể được để ngoài trời được 4 – 5 tiếng, còn thời tiết mùa hè trời năng nóng thì để được 2 – 3 tiếng là phải đưa vào kho mát ngay (kho mát có nhiệt độ 2 – 10 độ C).

- Rửa và làm sạch nguyên liệu:

Nguyên liệu sau khi được lựa chọn sẽ qua hệ thống tách bỏ phần tạp chất sau đó qua sàng rung tách sản phẩm không phù hợp để loại bỏ lần 1. Nguyên liệu đưa xuống bể sục khí và nước tại đây loại bỏ bùn đất cát và tạp chất dính trên sản phẩm. Sau đó, nông sản sẽ được đưa qua hệ thống gọt bỏ rồi thái nhỏ hoặc thái nhỏ luôn tùy loại nông sản. Khi sản phẩm đạt yêu cầu được đưa vào khử trùng nhiệt độ.

Thiết bị phụ trợ gồm:

+ Băng tải phễu inox (4600 x 780 x 2400) với công suất động cơ 5.5kw nhập từ Trung Quốc.

+ Sàn rung phân loại inox (2200 x 1000 x 1420) công suất 0.37 kw nhập từ Trung Quốc

+ Bể sục inox rửa bằng nước và khí thường (7300 x 1480 x 1960) công suất máy tạo khí 0.75 kw nhập từ Trung Quốc

+ Hệ thống nước sạch cấp trực tiếp liên tục để rửa nguyên liệu và thải liên tục ra bể xử lý nước.

- Khử trùng bằng nhiệt độ: Dùng lò hơi khử trùng bằng hơi nước

Quá trình khử trùng nguyên liệu: nguyên liệu qua quá trình lựa chọn thô, được băng chuyền tự động qua vào vòng xoáy của máy khử trùng bằng hơi nước.

Trong quá trình khử trùng cần chú ý độ ổn định của số lượng sản phẩm đưa vào không quá nhiều hay quá ít (băng chuyền tự động đã có các rãnh phân số lượng) ảnh hưởng đến quá trình khử trùng.

Nhiệt độ khử trùng trong khoảng 980C- 1000C độ hơi, bên ngoài có đồng hồ hiển thị nhiệt độ nếu nhiệt độ thay đổi quá cần đặt lại (thường sau 1.5h đặt lại).Thời gian khử trùng cho sản phẩm bình thường từ 70 - 125 giây.

Mầu sắc của sản phẩm sau khi khử trùng phải tươi có thể dùng trực quan để xác định. Áp suất hơi nước phải được đảm bảo ở mức 2kg/cm2.

Hệ thống lò hơi 10.0 tấn/h nhập từ Việt Nam (lò hơi Việt Nam).

Làm nguội: Bằng nước ở nhiệt độ bình thường

Nước sạch được cấp trực tiếp vào bể chứa để làm nguội sản phẩm.

Trong quá trình này cần chú ý nhất quá trình làm nguội ngay sau khi khử trùng bằng nhiệt độ để tránh sản phẩm bị mềm khử trùng quá độ và tác dụng của nhiệt độ. Nước rửa sản phẩm được bơm liên tục để làm nguội và thải liên tục ra bể xử lý.

Máy làm lạnh ở nhiệt độ thường (7500 x 1280 x 1600) công suất băng tải 2.2 kw nhập từ Trung Quốc.

- Làm lạnh: Bằng nước lạnh

Bể làm lạnh: Nước sạch bơm đầy bể ngâm qua giàn làm lạnh nhanh.

Sản phẩm sau khi được làm nguội được đưa vào làm lạnh ở nhiệt độ 5-100C trước khi vào cấp đông, làm sản phẩm lạnh dần bên ngoài trước khi đưa vào cấp lạnh sâu tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhanh làm hỏng sản phẩm…..

Hệ thống thiết bị cấp lạnh bằng khí amoniac với công suất tổng 2245 kw nhập khẩu từ Trung Quốc.

Động cơ bơm nước công suất 1.5 kw nhập khẩu từ Trung Quốc. Động cơ băng tải 2.2 kw nhập khẩu từ Trung Quốc.

-Làm khô sản phẩm:

Sản phẩm tại đây được hệ thống sàng rung làm khô ráo nước trước khi đưa vào cấp đông nhanh để tránh nước còn dính trên sản phẩm gây lên sản phẩm trong quá trình cấp đông nhanh dính vào nhau. Sàng rung loại nước (2300 x 950 x 3430) Công suất máy rung 0.74 kw nhập khẩu từ Trung Quốc.

-Cấp đông IQF:

Sau khi sản phẩm chạy qua máy cấp đông IQF tại đây sản phẩm được hệ thống cấp đông làm lạnh nhanh để nhiệt độ sản phẩm - 170C.

Hệ thống thiết bị cấp lạnh bằng khí amoniac với công suất tổng 2245 kw nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hệ thống gồm 7 động cơ quạt gió, công suất 15 kw/ 1 động cơ. Động cơ băng tải gồm 7 máy, công suất 4 kw/ 1 động cơ.

-Đóng gói:

Xe nâng chở nguyên liệu lấy từ kho lạnh vào phòng đóng gói.

Một số công nhân cấp bán thành sản phẩm lên dây chuyền sao cho sản phẩm ra kịp tốc độ người phân loại (tránh ùn sản phẩm trên băng tải).

Công nhân cấp bán thành phẩm ngoài việc cấp nguyên liệu lên dây chuyền còn phải tự gấp bao bán thành phẩm đã sử dụng để vào chỗ quy định gọn gàng, vệ sinh vị trí xung quanh trong khoảng thời gian nhất định (1h), thỉnh thoảng phải dùng dụng cụ ra bán thành phẩm trên sàng rung chuyển xuống băng truyền. Một công nhân bán thành phẩm đứng cấp nguyên liệu cho 3 máy.

Phân loại trên băng chuyền:

Công nhân đứng 2 bên băng chuyền lựa chọn, phân loại sản phẩm không đạt chất lượng, các sản phẩm loại ra cho vào hộp nhựa trắng cạnh băng chuyền. Khi đầy, đổ vào bao để bên cạnh, bao đầy công nhân buộc cho ra pannel thay bao mới.

Bàn đóng gói: Có 6 công nhân trên 1 bàn, mỗi bên 3 người, 2 người đầu tiên lấy số lượng hàng nhất định để phân loại lần 1 sau đó chuyển tiếp cho 2 người tiếp theo phân loại lần 2 sau đó chuyển cho 2 người tiếp theo nếu thấy hàng đạt tiêu chuẩn thì cho vào đóng gói. Nếu không đạt thì 2 người đó lọc lại rồi đóng gói, cân rồi chuyển sang khay chờ hàn miệng túi.

Công nhân hàn miệng túi sau đó đưa lên băng chuyền để đóng hộp trong quá trình lên băng chuyền sản phẩm.

Đóng thùng: Bán tự động

Công nhân đứng lấy sản phẩm đóng thùng giấy, có máy rung để đóng thùng cho chặt và rán băng dính sau đó xếp lên pallet khi đầy chuyển vào kho lạnh bảo quản.

Máy rung công suất 2.2 kw được nhập từ Trung Quốc.

Chú ý: Vệ sinh khử trùng - khi công nhân vào làm việc vận quần áo bảo hộ rồi vào rửa tay (đeo găng tay rồi rửa xong xịt qua nước khử trùng).

Bảo quản kho lạnh:

Sản phẩm sau khi được đóng thùng xếp lên pallet cất vào kho lạnh, bảo quản ở nhiệt độ kho lạnh - 170C.

Công suất máy cấp kho lạnh 2245 kw gồm 6 động cơ máy nén và các bình chứa amoniac.

Hoạt động chế biến nông sản diễn ra theo mùa. Khoảng 7 tháng/năm.

+ Từ cuối tháng 4 âm - hết tháng 6 âm;

+ Giữa tháng 7 âm - Tháng 9 âm;

+ Cuối tháng 11 âm - giữa tháng 1 âm;

Hoạt động sơ chế, bảo quản nông sản phát sinh chất thải rắn như: Cuống, lá rau củ quả; rau, củ, quả bị thối, sâu... Lượng chất thải này chiếm khoảng 15% lượng nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, nguyên liệu trước khi được vận chuyển về nhà máy đã được làm sạch, loại bỏ gốc, rễ, lá cây, sản phẩm không đạt tại nguồn (tại vườn của các hộ gia đình, hợp tác xã) nên lượng CTRSX phát sinh tại dự án khoảng 11,25%.

Chú ý: Vệ sinh khử trùng – khi công nhân vào làm việc mặc quần áo bảo hộ và rửa tay (đeo găng tay rồi rửa xong xịt qua nước khử trùng).

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903649782 - 028 35146426 

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm