Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án xây dựng đường vành đai theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, mở rộng không gian đô thị và kết nối thành phố với các huyện lân cận.
Ngày đăng: 14-11-2024
19 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................. 4
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM................................... 15
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................... 20
4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................. 21
5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM........................................................ 23
1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN................................... 41
1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN... 56
1.6. TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN........... 74
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNGMÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN... 77
2.1.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án ...................... 102
2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC DỰ ÁN............103
2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG 111
2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................. 111
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP,
CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG....... 113
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ....... 113
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG........... 129
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH.. 175
3.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...... 185
3.5. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 188
CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.......... 191
4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN................................... 191
4.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN.................................. 196
5.1. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG................................. 198
5.2.2. Ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành và UBND xã về thủy lợi và các vấn đề kỹ thuật..198
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT...................................... 200
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 204
PHỤ LỤC.................................................... 205
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông vận tải Hải Dương đã từng bước được cải thiện và hoàn chỉnh chất lượng cao mang lại bộ mặt mới phục vụ đắc lực cho nhu cầu vận tải của tỉnh Hải Dương và liên thông các tỉnh lân cận Hưng Yên, Quảng Ninh và Hải Phòng, điển hình các trục đường quốc lộ như QL5, QL18, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và các Quốc Lộ QL37, QL38, QL10,....
Hiện nay các trục dọc chính của tỉnh như QL38, ĐT394, QL37, ĐT391, ĐT390… đã dần được hoàn thiện, các trục dọc đều hướng vào trục ngang chính là QL5 và đi qua trung tâm thành phố, trước mắt và trong tương lai gần mật độ giao thông sẽ tập trung cao ở khu vực TP. Hải Dương vì thế sẽ gây ra tình trạng quá tải cho hệ thống giao thông nội đô TP Hải Dương. Để giải quyết vấn đề này sẽ phải xây dựng các tuyến đường vành đai để giải tỏa lưu lượng phương tiện quá cảnh qua trung tâm TP Hải Dương, đồng thời định hướng phát triển mở rộng không gian đô thị của thành phố.
Bên cạnh đó, đoạn từ ĐT.391 đến đường 62m kéo dài (chiều dài 5,6Km, quy mô Bn=42m) đã hoàn thành, đồng thời đoạn qua Khu công nghiệp Đại An đã và đang được xây dựng.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng nêu trên, việc đầu tư xây dựng đoạn từ đường 62m đến Khu công nghiệp Đại An mở rộng là cần thiết, đáp ứng yêu cầu kết nối khu vực, từng bước hoàn thiện quy hoạch mạng lưới giao thông, thuận lợi cho thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển KT-XH.
Dự án: Đầu tư xây dựng đường vành đai, đoạn từ đường 62m (Đại lộ Võ Nguyên Giáp) đến Khu công nghiệp Đại An mở rộng đã được HĐND tỉnh Hải Dương quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 24/4/2024.
Về tính pháp lý của công tác ĐTM: Dự án này sẽ chiếm dụng diện tích đất lúa 2 vụ (123.352,38m2) cần phải xin chấp thuận của Cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo Luật Đất đai. Theo Điều 28, Điều 30 Luật BVMT số 72/2020/QH14; Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì dự án này thuộc đối tượng phải phải thực hiện công tác lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Khoản 3, Điều 35 Luật BVMT số 72/2020/QH14).
Về phạm vi của công tác ĐTM: Cho các hoạt động của dự án gồm có:
+ Hoạt động GPMB: bao gồm các nội dung chiếm dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và chuẩn bị mặt bằng thi công.
+ Giai đoạn thi công: bao gồm các hoạt động thi công phần tuyến đường và thi công các hạng mục công trình phụ trợ; Tại dự án không bố trị trạm trộn BTXM, BTN.
+ Giai đoạn khai thác vận hành: bao gồm hoạt động đưa tuyến đường đã xây dựng đi vào vận hành khai thác.
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Dự án: Xây dựng đường vành đai I thành phố Hải Dương, đoạn từ 62m đến khu công nghiệp Đại An mở rộng.
Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: HĐND tỉnh Hải Dương.
Chủ đầu tư: Ban QLDA Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương.
+ Đại diện: .........; Chức vụ: Phó Giám đốc.
+ Địa chỉ: ......đường Lê Viết Hưng, phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương;
+ Điện thoại: .........; Fax: .........;
Phạm vi đầu tư: Xây dựng mới tuyến đường với chiều dài khoảng 3,651 Km
+ Điểm đầu (Km0+00): Giao với đường 62m (Đại lộ Võ Nguyên Giáp) tại Km1+673 thuộc địa phận xã Liên Hồng, thành phố Hải Dương.
+ Điểm cuối (Km3+651,42): Tiếp giáp với cầu vượt sông Kim Sơn, thuộc địa phận xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc.
Phạm vi thực hiện Dự án nằm trong ranh giới địa lý xã Liên Hồng (thành phố Hải Dương) và xã Thống Nhất (huyện Gia Lộc), tỉnh Hải Dương. Tọa độ của tuyến được trình bày trong Bảng sau.
Hướng tuyến từ Km0.00-Km0+400m tim tuyến đi trùng với tim đường hiện trạng đã được đầu tư theo quy hoạch, tuyến tiếp tục đi về hướng Tây bám theo tim quy hoạch cắt qua khu đồng ruộng thuộc xã Liên Hồng, đến khoảng Km2 tuyến đi chếch theo hướng Tây Bắc song song và cách huyện lộ Gia Lộc khoảng 100m, tuyến tiếp tục đi bám theo Quy hoạch và đi trùng với tim đường điện 110kV đến cuối tuyến tiếp giáp với dự án cầu qua Sông Kim Sơn do công ty cổ phần Đại An làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài tuyến khoảng L=3,651m.
Bình đố hướng tuyến được thể hiện tại hình 1.1 dưới đây:
Hình 1.1. Hướng tuyến dự án
Đoạn đầu tuyến đi qua khu vực bệnh viện nhi Hải Dương dài khoảng 300m có đường bê tông dân sinh hiện trạng mặt rộng 42m. Còn lại tuyến mở mới đi qua khu vực đất nông nghiệp, ao hồ, đất vườn... của nhân dân.
-Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trong khu vực dự án
+ Tuyến đường xây dựng không đi qua các khu sinh quyển cần bảo vệ, không có các khu di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng.
+ Hệ thống đường giao thông: trong khu vực của dự án có các tuyến giao thông lớn và quan trọng như QL5B, QL5, QL37, ĐT39B.
+ Cắt qua đất nông nghiệp trồng lúa 2 vụ với diện tích 123.352,38 m2.
+ Ảnh hưởng một phần đất ở của một vài hộ dân.
+ Dự án cũng ảnh hưởng đến một số công trình thủy lợi phải cải mương và xây cống hộp, cống tròn (giao cắt tại Km0+308,50; Km0+342,47; Km0+611,38; Km0+868,57; Km1+125,28; Km1+178,58 và Km1+258,71).
+ Cụm dân cư đầu tuyến dự án tại Km0+500 và cụm dân cư cuối tuyến tại Km3+300.
+ Một số hình ảnh thực tế trong quá trình khảo sát tuyến đường của dự án và các đối tượng kinh tế - xã hội trong khu vực dự án được thể hiện tại Hình 1.2;
Hình 1.2. Vị trí một số đối tượng tự nhiên trên tuyến
- Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 1 thành phố Hải Dương, đoạn từ đường 62m (Đại lộ Võ Nguyên Giáp) đến Khu công nghiệp Đại An mở rộng hướng tuyến chủ yếu đi qua đất nông nghiệp, đất ao, mương và đất giao thông; phần chiếm dụng đất thổ cư nhỏ tại Km0+400, tổng diện tích chiếm dụng dự kiến khoảng 14,91 ha.
Diện tích đất chiếm dụng của dự án được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 1.2. Tổng hợp diện tích đất chiếm dụng của Dự án
TT |
Hạng mục |
Đơn vị |
Tổng cộng |
Ghi chú |
1 |
Đất ở (ONT) |
m2 |
1.667,29 |
1,12% |
2 |
Đất chuyên trồng lúa nước (LUC) |
m2 |
123.352,38 |
82,76% |
3 |
Đất trồng cây lâu năm (CLN) |
m2 |
1.950,40 |
1,31% |
4 |
Đất thể thao (DTT) |
m2 |
1.213,52 |
0,81% |
5 |
Đất nuôi trồng thủy sản (TSL, TSN) |
m2 |
9.612,58 |
6,45% |
6 |
Đất thủy lợi (DTL) |
m2 |
7.089,82 |
4,76% |
7 |
Đất nghĩa trang (NTD) |
m2 |
676,30 |
0,45% |
8 |
Đất lưu không khác |
m2 |
3.489,00 |
2,34% |
Tổng |
m2 |
149051,29 |
100% |
Nguồn: Thuyết minh báo cáo NCKT và tổng mức đầu tư.
Diện tích phục vụ làm công trường, bãi chứa vật liệu và đúc cấu kiện được đặt tại vị trí thi công trong phạm vi nền đường.
Từng bước hoàn thiện xây dựng tuyến đường vành đai theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, mở rộng không gian đô thị và kết nối thành phố Hải Dương với các huyện lân cận, giảm tải lưu lượng cho QL5 cửa ngõ phía Bắc của thành phố từ đó tăng cường đảm bảo an toàn giao thông qua thành phố, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tạo điều kiện phát triển quỹ đất phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, kích thích đầu tư;
Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng giao thông theo các quy hoạch và định hướng phát triển giao thông của quốc gia cũng như các tỉnh trong khu vực;
Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong khu vực. Góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Xây dựng tuyến đường vành đai I thành phố Hải Dương với quy mô của dự án theo quy mô đường cấp II, đồng bằng vận tốc thiết kế hạn chế Vtk = 80km/h (TCVN 4054:2005).
Hướng tuyến từ Km0.00-Km0+400m tim tuyến đi trùng với tim đường hiện trạng đã được đầu tư theo quy hoạch, tuyến tiếp tục đi về hướng Tây bám theo tim quy hoạch cắt qua khu đồng ruộng thuộc xã Liên Hồng, đến khoảng Km2+000 tuyến đi chếch theo hướng Tây Bắc song song và cách huyện lộ Gia Lộc khoảng 100m, tuyến tiếp tục đi bám theo Quy hoạch và đi trùng với tim đường điện 110kV đến cuối tuyến tiếp giáp với dự án cầu qua Sông Kim Sơn do công ty cổ phần Đại An làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài tuyến khoảng L=3,651 Km.
Hướng tuyến nghiên cứu được xác định trên cơ sở hướng tuyến tân thủ hướng tuyến được duyệt trong chủ trương đầu tư của Dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương quyết định tại Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 24/4/2024.
Đầu tư tuyến đường có chiều dài khoảng 3,651 Km: Đoạn từ Km0+000 - Km0+400 (đoạn qua cổng bệnh viện Nhi Hải Dương): Đã đầu tư xây dựng quy mô 42m theo quy hoạch, giữ nguyên hiện trạng. Đoạn từ Km0+400 đến cầu vượt sông Kim Sơn: Xây dựng phân kỳ đầu tư Bnền = 32,5m.
Tuyến được đầu tư theo quy mô của dự án theo quy mô đường cấp II, đồng bằng vận tốc thiết kế hạn chế Vtk = 80km/h (TCVN 4054:2005) với các thông số tại mục 1.1.6 nêu trên.
a.Bình đồ tuyến
Bình diện tuyến được thiết kế đi qua các điểm khống chế, tránh tối đa GPMB, di dời các công trình hiện có; đảm bảo chi phí hợp lý; hài hòa với cảnh quan. Trên tuyến 01 đường cong bán kính R = 1250m, bố trí đường cong chuyển tiếp, bố trí siêu cao theo quy trình, đảm bảo cho xe chạy êm thuận, đồng thời phù hợp với mỹ quan và yếu tố kỹ thuật tuyến đường.
Hướng tuyến được cắm dựa theo Quy hoạch chung tỉnh Hải Dương, Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Dương, Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Gia Lộc đã được phê duyệt; đảm bảo theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng (TCVN4054-2005).
Kết quả thiết kế tuyến như sau:
Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả thiết kế bình diện toàn tuyến
TT |
Đường cong (m) |
Số lượng |
Siêu cao (%) |
Mở rộng (m) |
L chuyển tiếp (m) |
1 |
R = 1250 |
1 |
2 |
- |
105 |
2 |
Đỉnh không cắm cong |
2 |
- |
- |
|
Qua kết quả trên, về bình diện tuyến đảm bảo cho phương tiện giao thông đạt tốc độ VTK > 80km/h.
Phạm vi thiết kế:
+ Điểm đầu: Giao với đường 62m (Đại lộ Võ Nguyên Giáp) tại Km1+673 thuộc địa phận xã Liên Hồng, thành phố Hải Dương.
+ Điểm cuối: Tiếp giáp với cầu vượt sông Kim Sơn, thuộc địa phận xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc.
Xem bản vẽ bình đồ BV-01-06 phần Phụ lục đính kèm.
b.Thiết kế cắt dọc
* Nguyên tắc thiết kế
Cắt dọc tuyến được nghiên cứu đảm các yêu cầu kỹ thuật của đường cấp II đồng bằng (TCVN4054-2005) và dựa trên những điểm khống chế cơ bản sau:
Hệ cao độ sử dụng là hệ cao độ quốc gia (hệ cao độ Hòn Dấu).
Thiết kế trên nguyên tắc đi thấp theo mực nước thiết kế kết hợp hài hoà giữa các yếu tố đường cong bằng và các yếu tố đường cong đứng, đảm bảo xây dựng các công trình trên tuyến, đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế theo các quy phạm hiện hành, êm thuận trong quá trình vận hành xe và giảm thiểu khối lượng đào đắp cũng như khối lượng các công trình phụ trợ khác.
Phối hợp với không gian xung quanh, không phá vỡ cảnh quan môi trường. Cao độ thiết kế (bước lập báo cáo NCKT) được lấy tại mép dải phân cách. Cao độ thiết kế của các tuyến đường được khống chế theo các điều kiện sau:
+ Theo cao độ quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2040 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Theo cao độ mực nước tính toán: cao độ thiết kế vai đường đảm bảo cao hơn mực nước theo tần suất thiết kế P=2% tối thiểu 0,5m. Đảm bảo đáy áo đường cao hơn mực nước thường xuyên tối thiểu 1,0m.
+ Theo quy định về độ dốc dọc: Tuân thủ các quy định về thiết kế độ dốc dọc của đường cấp II, đồng bằng theo TCVN4054-2005, cụ thể như sau: Độ dốc dọc tối đa không được vượt quá 4%, đảm bảo chiều dài dốc dọc tối đa theo quy định;
+ Cao độ điểm đầu tuyến (Km0+00): Khớp nối với cao độ hiện trạng đường vành đai 1 đoạn từ Km0+0.00 - Km0+400.00, cao độ thiết kế khớp nối là +2,86m;
+ Cao độ điểm cuối tuyến: Khớp nối với cao độ dự án cầu Kim Sơn do công ty CP Đại An làm chủ đầu tư, cao độ khớp nối +10,38m (tại vị trí tiếp giáp với mố cầu M1 thuộc huyện Gia Lộc).
* Kết quả thiết kế trắc dọc tuyến:
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp hợp kết quả thiết kế trắc dọc
TT |
Dốc dọc (%) |
Chiều dài (m) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
0≤ i < 0,5 |
2942,70 |
90,46% |
2 |
i = 0,5 |
123,12 |
3,78% |
3 |
i = 4,0 |
187,14 |
5,75% |
Tổng |
3252,96 |
100% |
c. Mặt cắt ngang
Đoạn từ Km0+000 - Km0+400 (đoạn qua cổng bệnh viện Nhi Hải Dương): Đã đầu tư xây dựng quy mô 42m theo quy hoạch, giữ nguyên hiện trạng.
Đoạn từ Km0+400 đến cầu vượt sông Kim Sơn: Xây dựng phân kỳ đầu tư Bnền = 32,5m (mặt cắt 2A-2A), gồm: mặt đường xe chạy 2x11,0m + dải phân cách giữa 9,5m + lề đất 2x0,5m, độ dốc ngang mặt đường Im = 2%, Ilề đất = 6%.
d.Thiết kế mặt đường
Kết cấu mặt đường BTN được thiết kế theo TCVN 4054-2005. Quy mô của tuyến đường là cấp II đồng, giá trị mô đun đàn hồi yêu cầu của tuyến đường Eyc>160Mpa, tải trọng trục 10T, mặt đường cấp cao A1, kết cấu sử dụng là bê tông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm.
Kết cấu làm mới trên tuyến chính (KCI):
Kết cấu làm mới phạm vi nút giao với đường huyện lộ Gia Lộc - Eyc>130Mpa (KCII):
Đối với nền đường thông thường
Nền đường toàn bộ là nền đắp, độ dốc taluy đắp 1/1,5. Vật liệu đắp nền đường từ trên xuống bao gồm:
Nền đường đất yếu
Trên tuyến, một số đoạn đắp qua khu vực có lớp đất yếu với chiều dày lớn, để đảm bảo độ ổn định trong quá trình khai thác trước khi đắp phải tiến hành xử lý nền đường đảm bảo ổn định (lún và trượt) của nền đắp.
Yêu cầu thiết kế:
Độ lún dư (độ lún cho phép) còn lại sau xử lý tại tim của nền đường:
Theo Tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế nền đường ô tô trên đất yếu TCCS41:2022/TCĐBVN thì độ lún cố kết còn lại (∆S) cho phép sau khi hoàn thành công trình với đường có vận tốc thiết kế V > 80Km/h như sau:
- Hệ số ổn định khi đưa vào sử dụng: Fs > 1,40.
Nguyên tắc xử lý, so sánh lựa chọn giải pháp xử lý:
Giải pháp xử lý đất yếu áp dụng ở đây được áp dụng theo nguyên tắc từ đơn giản, chi phí thấp, dễ thi công, có sẵn phương tiện thi công như đào thay đất, chờ lún, gia tải chờ lún, vải địa kỹ thuật gia cường, khi không đạt yêu cầu theo quy trình mới tính đến các giải pháp như cọc tre, bấc thấm, giếng cát, cọc xi măng đất...Theo kết quả tính toán xử lý của từng phân đoạn, các giải pháp xử lý đất yếu kiến nghị áp dụng cho dự án như sau:
+ Thay đất, cọc tre cho các đoạn không đạt về độ lún còn lại và chiều sâu xử lý nhỏ. Ưu điểm dễ thi công, thời gian thi công nhanh nhưng chỉ xử lý với chiều sâu nhỏ và nền đường đắp thấp không thích hợp với địa tầng có đất yếu dầy.
+ Giải pháp bấc thấm kết hợp gia tải áp dụng cho đoạn không đạt yêu cầu về độ lún còn lại, chiều sâu xử lý lớn...Giải pháp này có giá thành rẻ, vật liệu bấc thấm có nguồn cung cấp lớn, đã được sử dụng trong nhiều dự án giao thông.
+ Đoạn cuối tuyến Km3+520-Km3+651,42: đây là đoạn đường dẫn lên cầu có chiều cao đắp rất lớn từ 8.0m đến 10.0m, với địa chất đất nền đoạn này rất yếu, cường độ kháng cắt của lớp đất yếu rất nhỏ, TVTK đã tính toán theo 2 phương án:
Phương án 1 xử lý bằng bấc thấm: Theo phương án này để đảm bảo yêu cầu về ổn định của nền đường phải cần từ > 6 lớp vải gia cường 400KN/m, theo mục 7.7.3 TCCS41-2022 (bố trí lớp vải từ 1 đến 4 lớp), ngoài ra 2 đoạn này có tổng lún khá lớn từ khoảng 1.3m đến 1.7m dẫn đến nguy cơ gập bấc thấm ảnh hưởng đến khả năng dẫn nước của bấc thấm.
Phương án 2 xử lý bằng trụ đất gia cố xi măng (CDM): Ưu điểm của giải pháp cọc xi măng đất là thi công nhanh, không mất thời gian chờ lún, cường độ kháng cắt của lớp đất được gia cố rất cao, nhược điểm của giải pháp xi măng đất là giá thành cao, công nghệ thi công phức tạp. Từ phân tích trên để đảm bảo ổn định và độ lún của 2 đoạn nền đường này kiến nghị áp dụng giải pháp xi măng đất (CDM).
Bảng 1.5. Tổng hợp kết quả tính toán nền đường khi chưa xử lý
Đoạn |
Lý trình |
vị trí |
Cự ly |
Chiều cao đắp thiết kế |
Độ lún cố kết Sc tại tim |
Tổng độ lún tim S |
Độ lún dư yêu cầu |
Hệ số ổn định Fs |
Hệ số ổn định yêu cầu Fsyc |
|
|
|
|
|
|
|
|
Fs |
|
1 |
Km0+400.0 - Km0+489.82 |
|
89.8 |
<0.5 |
|
|
<30 |
|
>1,4 |
2 |
Km0+489.82 - Km1+120.0 |
|
630.2 |
1 |
32.4 |
38.9 |
<30 |
1.871 |
>1,4 |
3 |
Km1+120.0 - Km1+240.0 |
cống |
120 |
1.9 |
74.6 |
89.5 |
<20 |
1.476 |
>1,4 |
Đoạn |
Lý trình |
vị trí |
Cự ly |
Chiều cao đắp thiết kế |
Độ lún cố kết Sc tại tim |
Tổng độ lún tim S |
Độ lún dư yêu cầu |
Hệ số ổn định Fs |
Hệ số ổn định yêu cầu Fsyc |
4 |
Km1+240.0 -Km1+480.0 |
|
240 |
<0.5 |
|
|
<30 |
|
>1,4 |
5 |
Km1+480.0 - Km1+680.0 |
cống |
200 |
1.9 |
74.6 |
89.5 |
<20 |
1.476 |
>1,4 |
6 |
Km1+680.0 - Km1+760.0 |
|
80 |
<0.5 |
|
|
<30 |
|
>1,4 |
7 |
Km1+760.0 - Km1+963.0 |
|
203 |
1.9 |
66.8 |
80.2 |
<20 |
1.372 |
>1,4 |
8 |
Km1+963.0 - Km2+600.0 |
cống |
637 |
1.5 |
56.7 |
68 |
<30 |
1.578 |
>1,4 |
9 |
Km2+600.0 - Km2+880.0 |
|
280 |
1.25 |
46.3 |
55.6 |
<30 |
1.542 |
>1,4 |
10 |
Km2+880.0 - Km3+440.0 |
|
560 |
1 |
33.7 |
40.4 |
<30 |
1.773 |
>1,4 |
11 |
Km3+440.0 - Km3+520.0 |
|
80 |
5.1 |
123.6 |
148.3 |
<30 |
0.763 |
>1,4 |
12 |
Km3+520.0 - Km3+600.0 |
|
80 |
8 |
137.8 |
165.4 |
<30 |
0.559 |
>1,4 |
13 |
Km3+600.0 - Km3+651.42 |
cống |
51.4 |
10.1 |
171.7 |
206 |
<20 |
0.484 |
>1,4 |
Bảng 1.6. Tổng hợp kết quả tính toán nền đường sau khi xử lý
Đoạn |
Phân đoạn |
Cự ly |
Biện pháp xử lý |
PVD (CDM) |
Vải ĐKT gia cường 400/50 kN/m |
Chiều dày gia tải |
Vải ĐKT ngăn cách |
Tổng thời gian thi công |
Độ lún còn lại |
Hệ số ổn định Fs sau khi HT |
||
Khoảng cách a x a |
Chiều sâu Ltt |
Vải ĐKT gia cường 200/200 kN/m |
||||||||||
|
|
m |
|
m |
m |
m |
lớp |
|
lớp |
ngày |
cm |
|
1 |
Km0+489.82 - Km1+120.0 |
630.2 |
Thay đất |
Đào thay đất 1.0m |
|
|
1 |
360 |
28.9 |
|
||
2 |
Km1+120.0 - Km1+240.0 |
120 |
PVD |
1.5 |
11.4 |
- |
|
0.7 |
1 |
240 |
17.7 |
|
3 |
Km1+480.0 - Km1+680.0 |
200 |
PVD |
1.5 |
11.4 |
- |
|
0.7 |
1 |
240 |
17.7 |
|
4 |
Km1+760.0 - Km1+963.0 |
203 |
PVD |
1.5 |
9 |
- |
|
0.6 |
1 |
239 |
19 |
1.698 |
5 |
Km1+963.0 - Km2+600.0 |
637 |
PVD |
1.5 |
9 |
- |
|
0.5 |
1 |
234 |
15.6 |
|
6 |
Km2+600.0 - Km2+880.0 |
280 |
Thay đất + cọc tre |
Đào thay đất 2.0m, cọc tre 3.0m |
|
|
1 |
360 |
27.4 |
|
||
7 |
Km2+880.0 - Km3+440.0 |
560 |
Thay đất |
Đào thay đất 1.5m |
|
|
1 |
360 |
28.4 |
|
Đoạn |
Phân đoạn |
Cự ly |
Biện pháp xử lý |
PVD (CDM) |
Vải ĐKT gia cường 400/50 kN/m |
Chiều dày gia tải |
Vải ĐKT ngăn cách |
Tổng thời gian thi công |
Độ lún còn lại |
Hệ số ổn định Fs sau khi HT |
||
Khoảng cách a x a |
Chiều sâu Ltt |
Vải ĐKT gia cường 200/200 kN/m |
||||||||||
8 |
Km3+440.0 - Km3+520.0 |
80 |
Bấc thấm |
1.2 |
13.2 |
- |
2 |
1.4 |
1 |
308 |
5.5 |
1.446 |
9 |
Km3+520.0 - Km3+600.0 |
80 |
CDM |
1.7 |
13.2 |
1 |
|
|
1 |
28 |
10.86 |
1.436 |
10 |
Km3+600.0 - Km3+651.42 |
51.4 |
CDM |
1.5 |
13.2 |
1 |
|
|
1 |
28 |
10.18 |
1.407 |
Ghi chú: Xem bản vẽ gia cố mái ta luy âm đoạn ngập nước tại BV-08 phần PL
f.Thiết kế nút giao
Sau khi tuyến đường vành đai I hình thành thì nhân dân các xã Liên Hồng và Thống Nhất muốn đi sang hướng trung tâm Thành Phố hoặc huyện Cẩm Giàng vẫn phải đi theo đường huyện lộ (đường nhựa 4,5m) đến đường 62m (đại lộ Võ Nguyên Giáp) rồi mới vòng lên được vành đai 1 đi Cẩm Giàng.
Với mục tiêu kết nối dự án với các tuyến đường xung quanh, rút ngắn thời gian đi lại của nhân dân đặc biệt là đối với người dân làm việc ở các nhà máy, khu công nghiệp…từ đó nâng cao hiệu quả dự án, TVTK đề xuất xây dựng nhánh nối giữa đường liên huyện Gia Lộc với đường vành đai 1 tại lý trình Km2+584,71 (lý trình vành đai 1), chiều dài nhánh nối dài khoảng 100m, chiều rộng nhánh Bm/Bn=8m/9m (tương đương với quy mô đoạn đường huyện lộ trước mặt UBND xã Thống Nhất đã được nâng cấp lên Bm=8m).
Như vậy sẽ hình thành 01 nút giao giữa đường vành đai 1 và nhánh nối (nhánh dẫn) tại Km2+584,71 và 01 nút giao giữa nhánh kết nối và đường huyện, cụ thể nút giao như sau:
Hình 1.4. Thiết kế nút giao
a. Nguyên tắc thiết kế
Nút giao thông là nơi tập trung nhiều xung đột, nhiều tai nạn, gây nên ách tắc. Nhiệm vụ thiết kế nút giao thông là giải quyết các xung đột (hoặc triệt để hoặc có mức độ) để nhằm các mục tiêu:
+ Với luồng xe đi thẳng, dùng tốc độ thiết kế của cấp đường đi qua.
+ Với luồng xe rẽ phải, tốc độ thiết kế nhỏ hơn 60% tốc độ thiết kế của đường chính qua nút.
+ Với luồng xe rẽ trái, tốc độ thiết kế tối thiểu không quá 15 km/h;
- Siêu cao và hệ số lực ngang.
+ Siêu cao tối đa trong nút giao thông là 6%. Khi qua khu dân cư, không nên quá 4%.
+ Hệ số lực ngang được phép dùng trong nút giao thông là 0,25.
- Làn chuyển tốc: Làn chuyển tốc được bố trí ở các chỗ xe chuyển hướng. Bố trí làn tăng tốc khi xe từ nút ra. Ngược lại, bố trí làn giảm tốc.
+ Làn tăng tốc, giảm tốc cấu tạo theo kiểu song song.
+ Làn chuyển tốc có chiều rộng là 3,50m. Chiều dài đoạn hình nêm tối thiểu dài 35 m (mở rộng 1 m trên chiều dài 10 m). Chiều dài đoạn chuyển tốc tính theo gia tốc dương là 1m/s2, gia tốc âm là 2 m/s2. Chiều dài đoạn giảm tốc không dưới 30 m, chiều dài đoạn tăng tốc không dưới 120m hoặc có thể tính theo công thức L = (Va2 - Vb2)/26a.
Đảo trong nút giao thông cùng mức:
+ Đảo là một cấu tạo nhằm các mục đích:
+ Nguyên tắc bố trí và cấu tạo của đảo:
b. Giải pháp thiết kế nút giao đường vành đai I và nhánh kết nối
Hiện trạng khu vực nút giao:
Hiện tại tuyến đường huyện đi gần như song song với đường vành đai 1, vị trí gần nhất cách tuyến khoảng 100m; mặt đường cũ là đường nhựa với chiều rộng Bmặt=4,5m; Bnền=6,5m (tường đương với đường cấp VI đồng bằng). Tại khu vực đấu nối, trên đường huyện là đoạn cong với góc ngoặt khoảng 126 độ.
Xây dựng tuyến nhánh nối với quy mô Bn/Bm=9m/8m tương đương với đường cấp IV đồng bằng, tuyến nhánh nối dài L=100m kết nối tuyến đường huyện lộ Gia Lộc với đường Vành đai 1.
Quy mô và cấp hạng công trình của nút giao thiết kế:
Vận tốc thiết kế tại nút giao :
+ Luồng xe rẽ phải tốc độ không vượt quá 60% tốc độ của đường chính => 80x60%=48km/h; 60x60%=36km/h => lựa chọn vận tốc thiết trong nút là Vph = 30km/h;
Phương án thiết kế nút giao
Xây dựng nút giao ngã ba cùng mức, phân luồng giao thông bằng các đảo tam giác, với tốc độ thiết kế của tuyến chính khi ra vào nút V= 60 Km/h (điểm A), ưu tiên các phương tiện lưu thông trên đường vành đai 1.
Bán kính rẽ phải tách làn: R=25m; nhập làn : R=35m. Góc giao tuyến chính với đường tỉnh 392C là 78033’17”. Siêu cao 2 nhánh 4%; mở rộng mặt đường các nhánh trong nút là 2m, dải an toàn 0,5m.
Bố trí đảo giao thông trong nút giao (đảo tam giác) được thiết kế dạng đảo cứng, lắp đặt viên bó vỉa BTXM C20 đúc sẵn (16x53x100)cm, lòng đảo đắp đất, trồng cỏ lá tre tạo cảnh quan;
Tính toán làn chuyển tốc:
+ Đoạn chuyển làn bố trí kiểu song song về bên phải theo hướng xe chạy. Chiều dài đoạn chuyển làn (Lcl) gồm chiều dài đoạn vuốt hình nêm (Ln) và chiều dài đoạn chuyển tốc Lct.
+ Bề rộng làn chuyển tốc phía bên có bề rộng 3,50m; chiều dài đoạn hình nêm tối thiểu dài 35 m (mở rộng 1 m trên chiều dài 10 m). Do mặt đường mở rộng 3,5m => Lnêm tối thiểu = 35m.
Đoạn chuyển làn hướng rẽ phải từ đường nhánh vào tuyến chính hoặc từ tuyến chính vào đường nhánh có cấu tạo như sau:
Hình 1.5. Thiết kế đoạn chuyển làn
Giải pháp thiết kế nút giao giữa nhánh nối và đường huyện lộ Gia Lộc
Hiện trạng khu vực nút giao:
Hiện tại tuyến dường huyện đi gần như song song với đường vành đai 1, vị trí gần nhất cách tuyến khoảng 100m; mặt đường cũ là đường nhựa với chiều rộng Bmặt=4,5m; Bnền=6,5m (tường đương với đường cấp VI đồng bằng)
Nội dung thiết kế:
Nút giao được thiết kế giao bằng cùng mức đơn giản dạng ngã ba, phân luồng giao thông bằng đảo tam giác dạng vạch sơn;
Bán kính tối thiểu trong nút Rmin=15m. Siêu cao trong nút từ 2-4%; mở rộng mặt đường các nhánh trên đường huyện lộ bằng chiều rộng 1 làn đường B=3,5m, chiều dài đoạn mở rộng Lmin=35m, chiều dài đoạn hình nêm tối thiểu dài 35 m (mở rộng 1 m trên chiều dài 10 m.
g.Thiết kế đường giao
Đường giao dân sinh trên tuyến chủ yếu là đường nội đồng có chiều rộng B<3m; Các đường giao được thiết kế vuốt nối từ tuyến chính về đường cũ với bán kính tối thiểu R=3m, độ dốc dọc vuốt nối vào các đường giao dân sinh theo độ dốc đường hiện tại. Phạm vi vuốt nối kết cấu mặt đường từ vai đường chính ra 10-15m tuỳ từng đường giao. Kết cấu mặt đường giao dân sinh là mặt đường BTXM (nếu đường cũ là đường đất hoặc BTXM) hoặc BTN (nếu đường cũ là đường đường nhựa, láng nhựa); cụ thể:
Kết cấu III: Áp dụng cho đường hiện tại là đường đất hoặc bê tông xi măng
Kết cấu IV: Áp dụng cho đường hiện tại là đường láng nhựa, đường nhựa
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng mở rộng trường mầm non
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn