Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án nhà máy cấp nước sinh hoạt đảm bảo lưu lượng, chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế cho khoảng 2.900 hộ gia đình. Với công suất 2.900 m3/ngày.đêm, xây dựng 5 trạm bơm giếng nước thô (04 hoạt động và 01 dự phòng)
Ngày đăng: 04-11-2024
50 lượt xem
MỞ ĐẦU
Trước đây, 05 giếng khoan tại khu vực Long Quang, phường Nhơn Hòa này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất số 10/GP- UBND ngày 28/01/2010 cho Ban Quản lý dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Định với lưu lượng khai thác 2.950 m3/ngày đêm, thời gian khai thác 05 năm. Tuy nhiên 05 giếng khoan chưa được Ban Quản lý dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Định tổ chức xây dựng vì Dự án tạm dừng.
Giai đoạn hiện nay, thời hạn giấy phép đã hết, do nhu cầu thực tiễn tại địa phương cần thực hiện lại công tác khảo sát, đánh giá trữ lượng nguồn nước để làm cơ sở cho việc xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định hiện hành. Khối lượng 05 giếng, chiều sâu lỗ khoan 18 mét.
Căn cứ kết quả khảo sát tại Đề án thăm dò nước dưới đất, khu vực thực hiện dự án rất thuận lợi cho việc khai thá nguồn nước dưới đất cấp cho Nhà máy với lưu lượng Q=2.900m3/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân trong phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn. Vì vậy mà HĐND thị xã An Nhơn ban hành Nghị quyết số: 16/NQ-HĐND ngày 14/4/2021 về chủ trương đầu tư dự án Nhà máy cấp nước sinh hoạt phường Nhơn Hòa. Do đó, việc xây dựng Nhà máy cấp nước sinh hoạt có công suất 2.900m3/ngày là việc làm hết sức cần thiết.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và theo quy định tại mục số 9, phụ lục IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Định tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Nhà máy cấp nước sinh hoạt phường, thị xã An Nhơn với sự tư vấn của Công ty Cổ phần công nghệ môi trường Miền Trung. Từ đó, đánh giá và dự báo được những tác động và sự cố môi trường có thể xảy ra, đồng thời đưa ra các biện pháp hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực trong suốt quá trình thực hiện Dự án.
Hội đồng nhân dân thị xã An Nhơn là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy cấp nước sinh hoạt phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn theo Nghị quyết số: 16/NQĐ-HĐND ngày 14/4/2021 và được điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án tại Nghị quyết số: 03/NQĐ-HĐND ngày 22/5/2024.
1.3.Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
Dự án Nhà máy cấp nước sinh hoạt phường, thị xã An Nhơn phù hợp Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Ngoài ra, dự án còn phù hợp với Chương trình phát triển đô thị thị xã An Nhơn đến năm 2035 được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 435/QĐ-UBND ngày 13/02/2020.
CHƯƠNG I.
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
NHÀ MÁY CẤP NƯỚC SINH HOẠT
(Sau đây gọi tắt là Dự án)
− Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Cấp thoát nước...
− Địa chỉ: .... đường Lý Thái Tổ, Phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn
− Người đại diện: .......Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
− Điện thoại:..........
- Tiến độ thực hiện Dự án: năm 2021 – 2024
Dự án Nhà máy cấp nước sinh hoạt phường ..... được xây dựng trên địa bàn phường Nhơn Hòa thuộc thị xã An Nhơn; các vị trí đầu tư xây dựng công trình chính như sau:
Nhà máy cấp nước sinh hoạt: Khu đất triển khai dự án nằm bên cạnh con sông Kôn, thuộc khu vực Long Quang, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định có diện tích 6.311,6 m2. Các giới cận tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc: giáp ruộng lúa, sông Kôn;
+ Phía Nam: giáp tuyến đường Nguyễn Trung Trực;
+ Phía Đông: giáp ruộng lúa;
+ Phía Tây: phụ lưu con sông Kôn.
Hình 1.1. Vị trí nhà máy cấp nước sinh hoạt Nhơn Hòa
Các giếng khoan khai thác nước thô: vị trí của 05 giếng khoan khai thác nước thô và phạm vị vùng bảo vệ vê sinh xung quanh 05 giếng thuộc đất trồng cây hằng năm (đất nông nghiệp), đất chưa sử dụng thuộc quản lý của người dân và UBND phường Nhơn Hòa. Xung quanh là đất nông nghiệp của người dân và một số khu dân cư nhỏ lẻ, phía Nam các giếng là con sông Kôn, khoảng cách gần nhất đến bờ sông Kôn là 60m.
Hình 1.2. Vị trí các giếng khai thác nước thô
Tuyến ống cấp nước sạch: đi dọc theo các tuyến đường giao thông, sông Kôn cấp nước cho phường Nhơn Hòa thuộc thị xã An Nhơn. Tổng chiều dài khoảng 75.606,5m.
+ Nhà máy xử lý nước sạch: diện tích 6.311,6 m2, nguồn gốc sử dụng đất là đất lúa.
+ Tuyến ống nước sạch: phần đất mượn tạm để thi công tuyến ống chủ yếu là đất hành lang an toàn giao thông của các tuyến đường và đất kênh mương, đất ruộng của người dân.
Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Đối với nhà máy xử lý nước sạch
− Cách nhà máy xử lý nước mới khoảng 60m về phía Tây có một số nhà dân hiện trạng đang sinh sống dọc theo tuyến đường Nguyễn Trung Trực. Đời sống người dân tương đối ổn định, nhà cửa khang trang, kiên cố.
− Tiếp giáp ở phía Đông nhà máy xử lý nước sạch là đất trồng lúa.
− Phía Bắc nhà máy xử lý nước mới cách phạm vi an toàn sông Kôn khoảng 2,5m.
Tuyến ống truyền tải và phân phối
+ Hệ thống đường ống truyền tải dọc theo đường Nguyễn Trung Trực, Quốc lộ 19 và các đường chính của khu vực, đấu nối để cấp nước theo kiểu mạch vòng, gồm 04 điểm:
01 điểm đấu nối từ ống gang D250 đã đầu tư trong năm 2020 tại ngã ba đường Trần Khánh Dư – Nguyễn Trung Trực, đi theo hướng đường Trần Nguyên Hãn đến Quốc lộ 19 tại Km23+430 (cầu Đen) để cấp nước cho các khu vực Phụ Quang, Trung Ái;
01 điểm đấu nối từ ống gang D250 đã đầu tư trong năm 2020 tại ngã ba Lê Quý Đôn – Quốc lộ 19 (cây xăng Thịnh Phát), tuyến ống truyền tải dọc theo bên phải Quốc lộ 19 từ Km16+520 (cầu Bà Di) đến Km23+430 (cầu Đen), khoan ngầm 06 điểm ngang qua đường Quốc lộ 19 để cấp nước cho các khu vực Tân Hòa, Phú Sơn, Huỳnh Kim;
01 điểm đấu nối từ ống gang D250 đã đầu tư trong năm 2020 tại ngã ba Lê Quý Đôn – Trường Thi, tuyến ống truyền tải dọc theo đường Trường Thi đến giáp đường sắt Bắc – Nam phường Bình Định để cấp nước cho khu vực Hòa Nghi và kết nối, điều hoà nước giữa 02 phường Bình Định và Nhơn Hoà bảo đảm an toàn cấp nước cho 02 phường trong các trường hợp 01 phường bị thiên tai, bão lũ, mất điện v.v... dẫn đến nhà máy xử lý nước của phường đó phải ngừng hoạt động.
01 điểm đấu nối từ ống cấp nước của hệ thống cấp nước phường Bình Định tại phía Bắc cầu Tân An, tuyến ống truyền tải dọc theo Quốc lộ 1A để cấp nước cho khu vực phía Đông đường sắt Bắc – Nam và Quốc lộ 1A trên địa bàn khu vực Huỳnh Kim.
Mục tiêu dự án
Cấp nước sạch đảm bảo lưu lượng, chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế cho khoảng 2.900 hộ gia đình (cộng với đường ống đã đầu tư trong năm 2020 thì tổng mạng lưới cấp nước sẽ bao phủ khoảng 95%) thuộc các khu dân cư dọc QL19, QL1A và các khu vực còn lại của phường Nhơn Hòa: Phú Sơn, Tân Hòa, Trung Ái, Hòa Nghi, Huỳnh Kim và các cụm công nghiệp, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, khu trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, trạm y tế, trường học, công trình công cộng trên địa bàn xã và lân cận, góp phần nâng cao sức khỏe, điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch vùng dự án, từng bước ổn định cuộc sống, nâng cao sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội cho vùng dự án. Góp phần thực hiện hoàn thành Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
1. Loại hình, quy mô, công suất của dự án
Trạm bơm nước thô: Với công suất 2.900 m3/ngày.đêm, xây dựng 5 trạm bơm giếng nước thô (04 hoạt động và 01 dự phòng). Mỗi trạm bơm giếng lắp đặt một bơm chìm có thông số kỹ thuật: Q = 50 m3/h, H = 41m đảm bảo cung cấp nước thô đáp ứng công suất 2.900 m3/ngày.đêm.
- Tuyến ống nước thô: Xây dựng tuyến ống nước thô có công suất 2.900m3/ngày.đêm có đường kính từ DN100 đến DN250.
Hệ thống cấp điện: Xây dựng hệ thống cấp điện cho 05 trạm bơm giếng, bao gồm đường dây 22KV/0,4Kv và trạm biến áp.
Xây dựng nhà máy xử lý bao gồm các hạng mục: San nền, tường rào cổng ngõ, cụm xử lý không hóa chất công suất 2.900m3/ngày.đêm, bể chứa 800m3, Trạm bơm cấp 2, Nhà hóa chất, bể nén bùn, nhà trực vận hành, đường ống kỹ thuật - thoát nước, đường nội bộ, đường dây 22/0,4KV và trạm biến áp cấp điện cho nhà máy xử lý nước và các công trình phụ trợ khác phục vụ hoạt động sản xuất nhà máy xử lý nước.
Xây dựng tuyến ống nước sạch gồm: Tuyến D250mm từ Nhà máy xử lý nước đến đấu nối với ống D250mm hiện hữu; Tuyến D250mm, D150mm, D110mm, D63mm cấp nước đến các khu dân cư dọc QL19 và các khu vực còn lại của phường Nhơn Hòa: Phú Sơn, Tân Hòa, Trung Ái, Hòa Nghi, Huỳnh Kim (đảm bảo để phục vụ đấu nối cho khoảng 2.900 hộ gia đình; cộng với đường ống đã đầu tư trong năm 2020 thì tổng mạng lưới cấp nước sẽ bao phủ khoảng 95% các khu vực có dân cư sinh sống) với tổng chiều dài các tuyến ống nước sạch: L = 75.505,5m ống gang dẻo, ống thép, ống HDPE (gồm: 2.009,5m ống DN250mm, 9.651m ống DN150mm; 6.725m ống DN110mm; 57.120m ống DN63mm) và các phụ kiện trên đường ống (van, tê, côn, cút, van các loại, trụ báo tuyến đường ống…).
− Loại, cấp công trình: Hạ tầng kỹ thuật, cấp III.
− Nhóm dự án: Nhóm C.
− Cơ cấu sử dụng đất tại nhà máy cấp nước:
Bảng 1.3: Cơ cấu sử dụng đất
STT |
Hạng mục |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Móng cụm xử lý |
64,00 |
1,01 |
2 |
Bể chứa |
278,89 |
4,42 |
3 |
Trạm bơm cấp 2 |
69,30 |
1,10 |
4 |
Nhà điều hành |
26,88 |
0,43 |
5 |
Nhà hóa chất |
24,00 |
0,38 |
6 |
Bể lắng bùn |
168,95 |
2,68 |
STT |
Hạng mục |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
7 |
Sân bê tông |
930,00 |
14,73 |
8 |
Hàng rào, cổng ngõ Trạm biến áp Mương thoát nước mưa Đất cây xanh – dự phòng ... |
4.749,58 |
75,25 |
|
Tổng cộng |
6.311,6 |
100 |
(Nguồn: Bản vẽ mặt bằng tổng thể Nhà máy xử lý nước)
Xây dựng tuyến ống nước thô chạy dọc phía Bắc sông Kôn kết nối 05 giếng khoan G1, G2, G3, G4, G5 từ bãi giếng theo đường dân sinh đến Nhà máy xử lý nước:
+ Ống có đường kính DN250 dài 2.009,5m;
+ Ống có đường kính DN150 dài 9.566m;
+ Ống có đường kính DN100 dài 6.725m;
+ Ống có đường kính DN50 dài 57.306m.
Xây dựng 05 giếng có đường kính D400mm, kết cấu ống lọc Inox D400mm khe 2mm; ống lắng và ống chống bằng ống thép D400mm, ống chống bảo vệ miệng giếng bằng thép D700mm sâu 1,0m; gồm 5 giếng mỗi giếng sâu từ 12,5-16m; ống lọc mỗi giếng 6m, ống lắng 1,0-2,0m (chiều sâu đặt ống lọc của từng giếng khoan có thể cần phải điều chỉnh, thay đổi theo kết quả đo sâu điện thẳng đứng (đo karota) trong giai đoạn thi công).
Đường từ giếng 1 đến giếng 5 và kết nối đường khu dân cư hiện trạng rộng 5m, chủ yếu san gạt trên nền đường dân sinh hiện có với tổng chiều dài 700m.
Nhà trạm bơm giếng gồm 05 trạm, kích thước BxL = (3,0 x ,4,0)m. Có 2 sàn gồm: sàn vượt đỉnh lũ max = 0,5m và sàn mái. Tường bao che xây gạch bê tông không nung, vữa xi măng mác 75, tô trát vữa xi măng mác 75 tường dày 20mm; nhà sơn không bả, sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ, sơn bên trong và bên ngoài; nền nhà lát gạch ceramic (400 x 400)mm; cửa sổ, cửa đi cửa kính khung nhôm hệ 1000; hệ móng, đà kiềng, cột dầm, sàn mái, sê nô, ô văng bằng BTCT đá 1x2 B20 (M250); lắp đặt hệ thống điện trong nhà hoàn chỉnh.
Đường ống công nghệ trạm bơm giếng: ống dâng nước bằng ống Inox, ống đẩy bằng ống thép sơn chống gỉ có đường kính từ DN80 đến DN100; lắp đặt hệ thống đồng hồ đo áp, van điều khiển; Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ ở mỗi giếng khoan, kết nối với hệ thống Scada đưa về trung tâm để kiểm soát lưu lượng từng giờ.
Các trạm bơm giếng không san nền. Sử dụng cỏ tự nhiên làm cảnh quan.
San nền từ đường Nguyễn Trung Trực vào một phần trong khuôn viên nhà máy xử lý nước. Chiều cao đất đắp trung bình 1,4m bằng đất cấp phối đồi hệ số đầm nén K=0,90; Phần đất còn lại trong khuôn viên nhà máy san bằng để cỏ tự nhiên làm cảnh quan.
- Móng cụm xử lý bằng BTCT có kích thước BxLxH = (12,8 x 5,0 x 0,25)m mác bê tông B20 (M250);
- Nhà đặt bơm rửa lọc có kích thước BxL = (3,7x2,5)m; nằm trên móng cụm xử lý. Tường xây gạch bê tông không nung, bả ma tít, vữa xây mác 75, vữa trát mác 75, trát trong và ngoài dày 15mm, bả ma tít, sơn nước bên trong và bên ngoài; Nền nhà lát gạch ceramic (400x400)mm; Cửa sổ, cửa đi cửa kính khung nhôm hệ 1000 và hệ 500; Hệ cột dầm, giằng, sê nô, ôvăng bằng BTCT, bê tông sử dụng đá 1x2 B20 (M250); Dầm mái (200x300)mm, dầm khung (200x300)mm; cột (200x200)mm, sàn mái dày 100mm; thành sê nô dày 100; Lắp đặt hệ thống điện trong nhà hoàn chỉnh.
Xây dựng 01 bể chứa kích thước của bể là BxLxH = (16,7x16,7x4,45)m. Đáy, vách, sàn nắp bằng BTCT đá 10 x 20, B25 (M300); nắp bể đắp đất màu trồng cỏ; bên trong bể và đáy bể sơn 2 lớp epoxy chống ăn mòn bê tông, mái bể phủ lớp chống thấm.
Đường ống công nghệ bằng ống Inox, ống thép sơn chống gỉ và ống nhựa PVC.
Trạm bơm nước sạch có kích thước BxL = (12,6x5,5)m; tường xây gạch bê tông không nung, bả ma tít, vữa xây mác 75, vữa trát mác 75, trát trong và ngoài dày 15mm, bả ma tít, sơn nước bên trong và bên ngoài; nền nhà lát gạch ceramic (400x400)mm; cửa sổ, cửa đi cửa kính khung nhôm hệ 1000; hệ móng, đà kiềng, cột dầm, giằng, sê nô, ôvăng bằng BTCT, bê tông sử dụng đá 1x2 B20 (M250); dầm kiềng (200x300)mm, dầm mái (200x300)mm, dầm khung (200x400)mm; cột (200x200)mm, sàn mái dày 100mm; thành, đáy sê nô dày 80; lắp đặt hệ thống điện trong nhà hoàn chỉnh.
Đường ống công nghệ bằng thép sơn chống gỉ có đường kính từ DN 150 đến DN300; Lắp đặt hệ thống van khóa vận hành điều khiển.
Nhà làm việc, điều hành bơm có kích thước: (6,4x4,2)m; tường bao che xây gạch bê tông không nung, vữa xi măng mác 75, tô trát vữa xi măng mác 75 tường ngoài dày 20mm, tường ngăn dày 15mm, bả ma tít sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ sơn bên trong và bên ngoài; nền nhà lát gạch ceramic (400x400)mm; cửa sổ, cửa đi cửa kính khung nhôm hệ 1000; hệ móng, đà kiềng, cột dầm, sàn mái, sê nô, ô văng bằng BTCT đá 1x2 B20 (M250); lắp đặt hệ thống điện, nước trong nhà hoàn chỉnh.
Xây dựng nhà hóa chất có kích thước: BxL = (6,0x4,0)m; tường bao che xây gạch bê tông không nung dày 200, vữa xi măng mác 75, trát vữa xi măng mác 75 dày 15mm, bả ma tít, sơn nước bên trong và bên ngoài; nền nhà lát gạch ceramic (400x400)mm; cửa sổ, cửa đi cửa kính khung nhôm hệ 1000; hệ móng, đà kiềng, cột dầm, sàn mái, sê nô, ô văng bằng BTCT đá 1x2 B20 (M250); lắp đặt hệ thống điện trong nhà hoàn chỉnh.
Trang bị máy châm Clo 0-2kg/giờ. Đặt 4 bình Clo loại 50kg. Trong nhà Clo lắp đặt hệ thống đường ống châm Clo và hệ thống phun mưa đề phòng có Clo rò rỉ xảy ra.
+ Trụ đèn chiếu sáng MFUHAIlight (04 trụ): bát giác 8m liền cần đơn D148, vươn 1,2m, mặt bích (375x375x10)mm, thép dày 3 ly mạ kẽm nhúng nóng, 4 gân tăng cường lực dày 6mm.
+ Móng trụ đèn (04 móng): Bê tông lót mác 150 đá 4x6 kích thước (750x750x100)mm, bê tông móng đá 1x2 B15 (M200), kích thước (650x650x1000)mm + (350x350x100)mm.
+ Lắp đặt 01 tủ điện phân phối tổng, điều khiển luân phiên 03 bơm cấp 2.
+ Lắp đặt 05 tủ điện trạm bơm giếng.
+ Lắp đặt 01 tủ điện nhà hóa chất.
Hệ thống cấp điện cho dự án bao gồm lắp đặt đường dây trung, hạ thế 22kV-0,4kV và trạm biến áp 160kVA-22/0,4kV để cấp điện cho 05 trạm bơm giếng và Nhà máy xử lý nước.
+ Móng: MT-3; MT-4G, móng đúc bằng bê tông cốt thép, giật cấp, đúc tại chỗ.
Cột: sử dụng cột BTLT PC.I-14-190-11; BTLT PC.I-14-190-13.
+ Cấu kiện gia công xà, tiếp địa: dùng thép hình mạ kẽm nhúng nóng (bề dày lớp mạ ≥ 80µm). Cách điện đứng loại pinpost 24kV. Cách điện treo loại polymer 24kV. Phụ kiện treo hãm: sử dụng clamp hãm loại hình báng súng hợp kim nhôm phù hợp tiết diện dây dẫn. Đấu nối trung áp: sử dụng kẹp răng phù hợp với chủng loại và tiết điện dây dẫn. Phân đoạn: lắp 01 bộ cầu chì tự rơi FCO-100A-24kV tại vị trí C112-2/45 XT 482- ANH.
+ Sơn biển báo an toàn và đánh số cột theo quy định hiện hành.
+ Tiếp địa cột: sử dụng nối đất cột NĐC-6C, cọc phi 18 dài 2,4m liên kết bằng dây thép phi 10. Đầu cọc cách mặt đất tự nhiên 0,7m, cọc và tia liên kết với nhau bằng phương pháp vặn bulong hình U. Trị số điện trở nối đất đảm bảo theo quy định hiện hành.
+ Phần nổi: nối đất trạm NĐT-2D.
+ Phần ngầm: nối đất trạm NĐT-2x10C. Cọc tiếp địa sử dụng cọc thép CT3– Ø≥18mm dài 2,4m, đóng sâu cách mặt đất >0,7m, dây liên kết ngang bằng thép CT3– Ø10mm, liên kết cọc tia bằng bulong thép hình U. Trị số điện trở nối đất đảm bảo theo quy định hiện hành.
+ Đấu nối từ đường dây xuống MBA dùng: dây nhôm lõi thép bọc cách điện AC/XLPE 12,7/24kV-95mm2.
+ Bảo vệ quá tải, ngắn mạch phía trung áp: 3 cầu chì tự rơi FCO-24kV-100A (dây chảy 12K) lắp tại vị trí C112-2/45 XT 482-ANH.
+ Bảo vệ quá điện áp khí quyển: 3 chống sét van LA-21kV.
+ Cách điện 22kV: sứ đứng pinpost 24kV, chuỗi treo Polymer 24kV.
+ Cáp lực tổng: 3xCV150mm2+1xCV95mm2 - 600V.
+ Bảo vệ quá tải, ngắn mạch phía hạ áp: dùng ATM tổng MCCB 250A-600V (cơ cấu cắt từ nhiệt, có điều chỉnh ngoài). Dòng cắt ngắn mạch 36kA/s.
+ Tủ điện hạ áp: TĐ-3 có thanh cái, 2 ngăn, vỏ tủ dày tối thiểu 2mm sơn tĩnh điện.
+ Tủ tụ bù hạ thế 80kVAr - 415V đóng cắt hoàn toàn tự động tất cả các cấp tụ theo hệ số công suất đảm bảo cosj≥0,9.
+ ATM đóng cắt, bảo vệ tủ tụ bù: ATM - 150A-600V.
+ Cáp tổng đấu nối từ tủ tụ bù đến tủ điện hạ áp: 4xCV70mm2– 600V.
Xuất tuyến 1:
+ Điểm đầu: tại cột TBA160kVA-22/0,4kV
+ Điểm cuối: tại cột C22
+ Chiều dài tuyến: 957m.
+ Dây dẫn: cáp nhôm vặn xoắn ABC 4x70mm2.
Nhánh rẽ thuộc xuất tuyến 1:
+ Điểm đầu: tại cột C9
+ Điểm cuối: tại cột C9/4
+ Chiều dài tuyến: 143m.
+ Dây dẫn: cáp nhôm vặn xoắn ABC 4x50mm2.
Kết cấu chung đường dây hạ thế:
+ Móng: MT-1, MT-3G, móng đúc bằng bê tông cốt thép, giật cấp, đúc tại chỗ. Cột: sử dụng cột BTLT PC.I-8,5-160-4,3.
+ Cấu kiện gia công, tiếp địa: dùng thép hình mạ kẽm nhúng nóng (bề dày lớp mạ ≥ 80µm). Cách điện: dùng phụ kiện đỡ cáp PS và hãm cáp PA. Cấu kiện gia công: CDG- 1, PA-2NC, PA-2DC, PA-1, PA-1C. Đấu nối hạ áp: sử dụng kẹp răng phù hợp với chủng loại và tiết điện dây dẫn.
+ Sơn biển báo an toàn và đánh số cột theo quy định hiện hành.
+ Tiếp địa cột: sử dụng nối đất cột NĐC-3C, cọc phi 18 dài 2,4m liên kết bằng dây thép phi 10. Đầu cọc cách mặt đất tự nhiên 0,7m, cọc và tia liên kết với nhau bằng phương pháp vặn bulong hình U. Trị số điện trở nối đất đảm bảo theo quy định hiện hành.
Cung cấp hệ thống xử lý nước không sử dụng hóa chất công suất 2.900m3/ngày đêm. Chất lượng nước sau khi xử lý đạt QCVN 01-1:2018/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Cung cấp máy bơm nước sạch, máy bơm chìm nước thô; thiết bị trạm biến áp 160kVA.
1.2.2.Các hạng mục phụ trợ
a. Tường rào
+ Tường rào, cổng ngõ trạm bơm giếng:
b. Tường rào, cổng ngõ nhà máy
c. Sân bê tông:
Sân bê tông có diện tích 930m2, kết cấu mặt đường bằng bê tông đá 2x4 B20
(M250) dày 180 có kẻ ron, bên dưới lót bạt nhựa.
Nền đầm chặt K>=0.98, dày tối thiểu 300
Các hoạt động của Dự án được cụ thể tại bảng sau:
STT |
Giai đoạn |
Các hoạt động |
1 |
Giai đoạn thi công |
|
|
|
|
2 |
Giai đoạn hoạt động |
|
− Thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa tự chảy, thoát nước riêng với hệ thống thoát
nước thải, nước mưa được thu gom trước khi thoát ra hệ thống thoát nước hiện trạng của phụ lưu sông Kôn.
− Thoát nước thải:
Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn cải tiến bastaf. Nước thải trong quá trình xử lý nước được thu gom vào bể thu hồi, sân phơi bùn. Toàn bộ nước thải trong quá trình xử lý nước được tuần hoàn lại hồ chứa nước thô của dự án, không thải ra môi trường.
− Hệ thống cây xanh
Bố trí trồng cây xanh tại nhà máy xử lý nước, vị trí dọc theo ranh giới xung quanh nhà máy, tại khu vực đặt bể lắng lọc, khu vực nhà hành chính, nhà để xe, nhà kho,... với diện tích ước tính khoảng 1.262 m2, chiếm 20 % tổng diện tích.
− Vệ sinh môi trường
Bố trí các thùng rác có nắp đậy dung tích 120-240 lít dọc theo khu vực nhà quản lý, vận hành, nhà để xe để thu gom CTRSH của công nhân.
Kho chứa CTNH được bố trí bên trong từ khu vực Nhà chứa hóa chất với diện tích xây dựng khoảng 24 m2.
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước sẽ được phơi khô tại sân phơi bùn, sau đó hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
Về nguồn nước thô: Nguồn cấp nước từ 05 giếng khoan tại khu vực Long Quang, phường Nhơn Hòa. Trước đây, 05 giếng khoan này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất số 10/GP-UBND ngày 28/01/2010 cho Ban Quản lý dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Định với lưu lượng khai thác 2.900m3/ngày đêm, thời gian khai thác 05 năm. Tuy nhiên 05 giếng khoan chưa được Ban Quản lý dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Định tổ chức xây dựng vì Dự án tạm dừng.
Giai đoạn hiện nay, thời hạn giấy phép đã hết, cần thực hiện lại công tác khảo sát, đánh giá trữ lượng nguồn nước để làm cơ sở cho việc xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định hiện hành. Khối lượng 05 giếng, chiều sâu lỗ khoan 18 mét.
Về chất lượng nước cấp: Chất lượng nước sau xử lý tại Nhà máy phải đảm bảo đạt QCVN 01-1:2018/BYT và QCĐP 01:2022/BĐ – Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Định trước khi phân phối đến từng hộ gia đình.
Về phương án xây dựng lắp đặt tuyến ống nước sạch: Các tuyến nước sạch được đầu tư xây dựng dọc theo các tuyến đường giao thông, kênh mương thủy lợi nhằm giảm thiểu tối đa đến các ảnh hưởng giao thông, đời sống của người dân, thuận lợi hoạt động vận hành khai thác sau này.
Về cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý
Sử dụng loại được chế tạo sẵn xử lý không dùng hóa chất được sử dụng hiệu quả xử lý rất cao tại các nhà máy trên địa bàn Bình Định như Nhà máy nước Phú Tài, Nhà máy nước Phường Bình Định, Tuy Phước, ... Công suất 2.900m3/ngày.
Căn cứ vào quy mô công suất, mặt bằng xây dựng và điều kiện tự nhiên của khu vực, trình độ quản lý vận hành và dựa trên kinh nghiệm thực tế từ các hệ thống cấp nước của công ty với quy mô công suất và chất lượng nước thô tương tự, dây chuyền công nghệ phù hợp để áp dụng cho Nhà máy nước là công nghệ xử lý nước ngầm bằng bồn lọc áp lực theo công nghệ Hà Lan. Công nghệ tân tiến này đã chứng minh khả năng làm việc đạt hiệu quả cao trong việc xử lí Sắt (Fe), Mangan (Mn), amonium (NH4) và các khí hòa tan (như CO2, CH4, H2S) trong nguồn nước thô.
Tại mỗi bồn lọc áp lực chủ yếu là phản ứng hóa học, nước được hòa trộn với không khí của máy nén khí cung cấp để giải phóng các khí như H2S, CO2, NH4 …và chuyển Fe(II) thành Fe(III) (khử được khoảng 99% ion sắt), Mn2+thành Mn4+, khử phần lớn NH4+ và được giữ lại gần như hoàn toàn tại lớp cát lọc mà chúng đi qua.
Khi đi qua bồn lọc sẽ khử được các hợp chất sau :
+ Sắt
+ Mangane
+ Methane
+ Hydrogen sulfide
+ Ammonium
Trong quá trình xử lý có phản ứng hóa học và sinh học do đó thời gian lọc trong quá trình này rất quan trọng cần đủ thời gian để phán ứng sinh học xảy ra.
+ Fe(II) à Fe(III) (phản ứng hóa học)
+ Methane à carbon oxide (phản ứng sinh học)
+ Hydrogen sulfide à sulfate (phản ứng sinh học)
+ Ammonium à nitrite (phản ứng sinh học)
+ Manganese à manganese oxide + adhesion (phản ứng hóa học và sinh học) NH4+ + 2O2 +H2O ® NO3- + 2H3O+ 4Fe2+ + O2 + 18H2O ®4Fe(OH)3↓ + 8H3O+ 2Mn2+ + O2 + 6H2O ® 2MnO2↓ + 4H3O+
Nước sau khi qua 2 bồn lọc áp lực tiếp tục vào 02 tháp nâng pH. Tại mỗi tháp nâng pH được lắp đặt quạt thổi khí, thổi khí ngược lên trên. Nước chảy từ trên xuống, khí và nước sẽ được tiếp xúc trên các packing với diện tích rất lớn. Do đó khí CO2 thoát ra ngoài và độ pH trong nước sẽ tăng lên >6.5.
Nước sau quá trình xử lý trên, được đưa vào để chứa, tại bể chứa Clo dư được châm vào với liều lượng phù hợp đạt QCVN 01-1:2018/BYT
Trong quá trình xử lý nước, nhân viên vận hành sẽ dựa vào các thông số trên các đồng hồ áp đã được lắp đặt sẵn để thực hiện công tác rửa lọc hoặc xả van khí để cân bằng áp suất, đảm bảo cho việc xử lý nước đạt hiệu quả tối ưu và bảo vệ hệ thống tránh gặp những trục trặc kỹ thuật (đồng hồ áp đo áp suất giữa trên và dưới lớp vật liệu lọc, áp lực dưới lớp vật liệu lọc thường là cố định. Vì vậy khi có sự chênh lệch giữa áp lực giữa 2 đồng hồ này nhân viên vận hành phải tiến hành quá trình xả khí nhờ van xả khí để áp lực trở lại trạng thái cân bằng).
Sau quá trình lọc khoảng 24 giờ, nhân viên phải tiến hành rửa lọc. Việc rửa lọc thường được thực hiện từ 12 – 14 giờ chiều và người vận hành sẽ tiến hành rửa lọc khi áp suất trong bồn lọc áp lực đạt khoảng 0.7 bar. Đồng hồ đo áp suất được lắp đặt ngay trên bồn lọc, nhân viên vận hành có thể quan sát dễ dàng hoặc quán sát trên màn hình Scada.
Rửa lọc là quá trình rửa khí nước kết hợp. Quá trình rửa lọc đã được lập trình sẵn, nhân viên vận hành chỉ thực hiện thao tác đóng mở van theo hướng dẫn. Nước sau khi rửa lọc sẽ được đưa về hồ lắng bùn và bùn được bơm vào bể nén bùn và vận chuyển đến nơi chôn lấp theo quy định và nước trong được bơm hoàn lưu vào bể lọc tái sử dụng.
Sau quá trình lắng, bùn sẽ được tập trung lại sân phơi bùn và sau đó đem đi xử lý (có thể dùng cho san lấp hoặc cho người dân ở địa phương).
Nước sau lọc được châm Clo và đưa về bể chứa nước sạch hiện trạng
Về vật liệu ống
Vật liệu đường ống cấp nước cần phù hợp với các đặc điểm địa hình của khu vực xây dựng. Do tuyến ống nằm trên các trục đường lớn nên chọn loại có độ bền cơ học, có khả năng chịu tải. Hiện nay, ống có đường kính nhỏ được sử dụng phổ biến nhất là: ống nhựa PVC, ống HDPE.
Ống PVC:
- Ưu điểm:
+ Nguồn hàng phong phú.
+ Thi công đơn giản.
+ Không chịu được va đập và áp lực lớn.
+ Chi phí rẻ.
+ Dễ dàng nối với các ống vật liệu khác.
- Nhược điểm:
+ Không chịu được va đập và áp lực lớn.
+ Dễ vỡ khi chịu áp lực va đập từ bên ngoài.
Ống HDPE:
- Ưu điểm:
+ Nhẹ, thuận tiện trong vận chuyển lắp đặt.
+ Không bị ăn mòn. Phù hợp với vùng nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+ Dẻo, đàn hồi dễ uốn, thuận lợi cho việc lắp đặt ở những địa hình phức tạp, địa chất yếu.
- Nhược điểm:
+ Việc đấu nối với các loại ống khác tương đối khó khăn.
+ Thiết bị hàn nối đối với ống có đường kính lớn tương đối khó khăn.
+ Khả năng chịu va đập các tác động cơ học kém.
Qua phân tích các ưu nhược điểm của các loại vật liệu ống ở trên và đặc điểm địa hình của khu vực dự án cho thấy ống nhựa HDPE là phù hợp nhất với điều kiện của dự án và do đó vật liệu HDPE được lựa chọn cho tuyến ống nước sạch và nước thô của dự án.
Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động thi công xây dựng bao gồm:
+ Nước cấp sinh hoạt công nhân chủ yếu là nước rửa chân tay, tắm rửa sau giờ làm việc và nước đi vệ sinh. Với số lượng công nhân thi công dự kiến khoảng 20 người, áp dụng tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân theo TCVN 33:2006 của Bộ xây dựng là 45 lít/người/ca thì lượng nước sử dụng ước tính khoảng: 20 người x 45 lít/người/ca = 0,9 m3/ngày
+ Nước cấp cho quá trình vệ sinh, làm mát thiết bị, máy móc, tưới ẩm vật liệu,… ước tính 1 – 2 m3/ngày.
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Các thiết bị, máy móc thi công sử dụng nhiên liệu dầu diezel như máy đào, máy ủi, ô tô,... Khối lượng dầu diezel tiêu hao được xác định như sau:
Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
STT |
Thiết bị |
Số lượng (chiếc) |
Nhiên liệu (lít) |
Tổng nhu cầu sử dụng nhiên liệu (lít) |
Khối lượng dầu tiêu thụ (kg/h) (trọng lượng riêng của dầu là 0,8 kg/l, 1 ca =8h) |
I |
Động cơ |
|
|
|
15,2 |
1 |
Ô tô tải thùng 10T |
01 |
38 |
38 |
3,8 |
2 |
Ô tô tự đổ 10T |
02 |
57 |
114 |
11,4 |
II |
Thiết bị khác |
|
|
|
24,4 |
1 |
Máy đào ≤ 0,8 m3 |
02 |
57 |
114 |
11,4 |
2 |
Máy ủi ≤ 110CV |
02 |
46 |
92 |
9,2 |
3 |
Máy lu 16T |
01 |
38 |
38 |
3,8 |
Ghi chú: Định mức nhiên liệu được lấy theo Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng tỉnh Bình Định công bố theo Văn bản số 5018/UBND-KT ngày 03/7/2024 của UBND tỉnh Bình Định.
Nguồn cung cấp nhiên liệu được thu mua tại cơ sở bán lẻ xăng dầu. Sử dụng các thùng phuy thép chuyên dùng để chứa và tập kết trong kho vật tư. Khu vực kho được xây dựng đảm bảo an toàn công tác phòng cháy và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện chính cho nhà máy xử lý nước: Trạm biến áp công suất 160KVA làm nguồn cấp điện cho trạm xử lý và 05 trạm bơm giếng.
Bảng 1.5: Tính toán phụ tải điện nhà máy cấp nước Nhơn Hòa
TT |
Loại hàng hoá |
Đv tính |
Số lượng |
Thời gian vận hành trong ngày (giờ) |
Công suất (kw) |
Tổng công suất kw/giờ) |
Điện năng tiêu thụ (kw/ngày) |
1 |
Bơm chìm giếng |
bộ |
3 |
24 |
7,5 |
22,5 |
540 |
|
(Vận hành 3, DP:2) |
|
|
|
|
|
|
2 |
Bơm trục ngang |
bộ |
3 |
24 |
15 |
45 |
1.080 |
3 |
Bơm tiếp áp |
bộ |
2 |
24 |
0,9 |
1,8 |
43,2 |
4 |
Máy thổi khí |
bộ |
1 |
24 |
7,5 |
7,5 |
180 |
5 |
Máy nén khí |
bộ |
2 |
24 |
1,1 |
2,2 |
52,8 |
6 |
Quạt tháp năng |
bộ |
1 |
24 |
0,75 |
0,75 |
18 |
7 |
Bơm cấp nước Mn |
bộ |
1 |
24 |
11 |
11 |
264 |
8 |
Bơm rửa lọc |
bộ |
1 |
1 |
15 |
15 |
15 |
9 |
Hệ thống tủ điện |
hệ |
1 |
24 |
0,75 |
0,75 |
18 |
10 |
Hệ thống chiều sáng |
hệ |
1 |
12 |
1 |
1 |
12 |
|
|
Tổng |
|
|
107,5 |
|
|
|
ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ TRONG NGÀY |
|
|
2.223 |
(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở)
Nhu cầu sử dụng nước
Khi Dự án đi vào hoạt động, tổng số lượng nhân viên làm việc dự kiến khoảng 10 người (08 người trực tại nhà máy và 02 người trực tại các giếng). Lượng nước cấp sinh hoạt cho 10 nhân viên tại Nhà máy xử lý nước sạch, áp dụng tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân theo TCXDVN 33-2006/BXD của Bộ xây dựng là 45 lít/người/ca thì lượng nước sử dụng ước tính khoảng: 10 người x 45 lít/người/ca = 0,45 m3/ngày
Lượng nước cấp cho hoạt động tưới cây xanh tại nhà máy xử lý nước mới: Tổng diện tích cây xanh tại nhà máy 1.262 m2, tiêu chuẩn cấp nước 3 l/m2 (theo QCVN 01:2021/BXD), tần suất tưới 01 lần/ngày: 1.262 m2 x 3 l/m2 = 3,78 m3/ngày.
Lượng nước cấp cho quá trình rửa lọc khoảng 260 m3/lần, tần suất rửa lọc từ 2 – 3 ngày/lần.
Lượng nước cung cấp cho quá trình súc rửa đường ống truyền tải, phân phối nước khoảng 400 m3/lần, tần suất 1 tháng/lần.
Lượng nước dùng để vệ sinh bể lắng, ước tính khoảng 300 m3/lần, tần suất 2 lần/năm.
Nhu cầu sử dụng hóa chất
+ Clo sử dụng cho nhà máy xử lý nước sạch:
Clo được khử trùng được châm vào bể chứa với hàm lượng 3mg/l, Lượng Clo cần dùng là: C = 0,0003 kg/m3 x 2.900 m3/ngày = 0,87 kg/ngày = 317,6 kg/năm; Chọn máy châm Clo 0-2kg/giờ. Đặt 4 bình Clo loại 50kg.
Bơm tiếp áp: Sử dụng bơm ly tâm trục ngang (01 bơm làm việc và 01 bơm dự phòng hoạt động luân phiên nhau); công suất: Q = 1,2m3/h, H = 41m, P = 0,74kW, 01 pha/ 220V/50Hz/2P.
+ Clo sử dụng cho quá trình súc rửa đường ống:
Quá trình súc rửa đường ống trước khi vận hành sẽ phải châm Clo vào đường ống với liều lượng 20 g/m3, khối lượng Clo cần để súc rửa đường ống truyển tải và phân phối nước:
Trong đó:
D: đường kính trong ống hiện trạng
L: chiều dài ống hiện trạng
- Tổng chiều dài các tuyến ống tại dự án là: 75.606,5m. Trong đó:
+ Ống có đường kính DN250 dài 2.009,5m → V = 3,14 x 0,252 x 2.009,5/4= 98,59
+ Ống có đường kính DN150 dài 9.566m → V = 3,14 x 0,152 x 9.566/4= 168,95
+ Ống có đường kính DN100 dài 6.725m → V = 3,14 x 0,102 x 6.725/4= 52,79 m3.
+ Ống có đường kính DN50 dài 57.306m → V = 3,14 x 0,052 x 57.306/4= 112,46
Như vậy, lượng Clo sử dụng để súc rửa đường ống trước khi vận hành: 432,79m3 x 20 g/m3 = 8.655 g = 8,65 kg
>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư bệnh viện đa khoa
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn