Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch

Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch. Phát triển ngành nông nghiệp đa dạng tiên tiến, áp dụng công nghệ mới và hiện đại để tối ưu hóa sản xuất. Góp phần phát triển nông nghiệp sạch công nghệ cao bền vững. Phát triển an sinh xã hội.

Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch

  • Giá gốc:70,000,000 vnđ
  • Giá bán:60,000,000 vnđ Đặt mua

THUYẾT MINH DỰ ÁN

Dự án: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch

Địa điểm: Thành Phố Hạ Long

Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư phát triển....

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ

Chủ đầu tư : CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN....

1. Giới thiệu chung

Công ty TNHH đầu tư phát triển...:

a. Thông tin công ty:

- Địa chỉ: ..... Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

- VPGD : .... Trường Chinh, P. Khương Mai, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội

- Mã số thuế  : ......

- Đại diện pháp luật:......... Chức vụ: Giám đốc

- Ngành nghề kinh doanh: Đầu tư phát triển dự án, Thương mại, xây dựng hạ tầng các dự án

b. Điểm mạnh của công ty về phát triển dự án nông nghiệp:

Trong những năm qua công ty đã xây dựng đội ngũ để phát triển dự án về mảng nông nghiệp, đặc biệt dự án nông nghiệp công nghệ cao

Theo chủ trương của Nhà Nước, công ty đã xây dựng các đề án: Nông nghiệp công nghệ cao các tỉnh: Dự án trồng cây xuất khẩu tại Suối Ngô, Tân Châu, Tây Ninh; Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp phát triển nông lâm nghiệp xã Tuy Đức, Đắc Nông

 
Hình ảnh : Khu sinh thái Tuy Đức - Đăc Nông
 
 
Khu vườn ươm giống cát sâm xã Tuy Đức - Đăc Nông
 

c. Kinh nghiệm thu đươc trong quá trình nghiên cứu dự án nông nghiệp:

Hiện nay công ty đã và đang tìm hiểu và xây dựng đề án Dự án: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tại Thành Phố Hạ Long

Sau 06 tháng tìm hiểu, nghiên cứu và Xây dựng đề án về Dự án: “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tại Thành Phố Hạ Long”, chúng tôi đã rút ra được các nội dung sau :

1. Mục tiêu của dự án

- Phát triển ngành nông nghiệp đa dạng tiên tiến, áp dụng công nghệ mới và hiện đại để tối ưu hóa sản xuất.

- Tăng cường hiệu suất, nâng cao chất lượng nông sản và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội, đồng thời đảm bảo sự bền vững trong phát triển nông nghiệp.

- Tận dụng được các quỹ đất thuộc vùng đồi núi, đất rừng sản xuất với hình thức trồng xen canh cây dược liệu hương liệu dưới tán rừng.

- Góp phần phát triển nông nghiệp sạch công nghệ cao bền vững. Phát triển an sinh xã hội.

- Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương đặc biệt các lao động vùng dân tộc các xã miền núi.

- Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh

- Tạo ra các trải nghiệm tham quan và hoạt động giáo dục có giá trị cho học sinh, sinh viên, và du khách.

2. Để xây dựng và phát triển được dự án cần các điều kiện sau:

Quỹ đất : Diện tích đất cần xây dựng dự án quy mô dự án: Diện tích đất giai đoạn đầu : từ 100-500ha, điều kiện giao thông thuận lợi, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp , kỹ thuật khoa học công nghệ cao . Giai đoạn sau : 500-2000 ha.

Nguồn vốn đầu tư: Vốn tư nhân, vốn hợp tác, vốn vay, vốn từ các hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm của dự ánThị trường tiêu thụ sản phẩm: Trong nước và xuất khẩu => Hợp tác, liên kết tạo liên doanh để có đủ các điều kiện triển khai xây dựng đề án, phát triển thực hiện dự án khả thi, đạt hiệu quả

3. Các tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp:

Công nghệ ứng dụng trong dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 4 Quyết định này và Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Sản phẩm được tạo ra của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phù hợp tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm.

Được cấp chứng nhận hoặc cam kết công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo một trong các tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015, GAP, GMP hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương về hệ thống quản lý chất lượng.

Dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

4. Cơ sở lập Dự án:

Cơ sở lập Dự án “Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái’

  • Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương các xã Dân Chủ, Quảng La, Sơn Dương và các khu vực lân cận Thành Phố Hạ Long. Đơn vị nhận thấy khu vực có đủ điều kiện để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp du lịch sinh thái và trải nghiệm văn hóa vùng miền
  • Dự án ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào trồng cây sâm, trà bông vàng và các loại thảo dược, dược liệu nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dược liệu và tiến tới hòa hợp trong khu vực và trên thế giới về kinh doanh, xuất nhập khẩu  nói chung và thuốc Đông Nam y, thuốc từ dược liệu nói riêng.
  • Dự án ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào trồng cây theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần thay đổi phương thức sản xuất  truyền thống sang sản xuất nông sản sạch.
  • Xây dựng mối quan hệ đối tác với trường học, doanh nghiệp, và là địa điểm tổ chức các khóa học, hội thảo, và chương trình đào tạo liên quan đến nông nghiệp và công nghệ phục vụ cho nhu cầu của đối tác.
  • Tạo ra các trải nghiệm tham quan và hoạt động giáo dục có giá trị cho học sinh, sinh viên, và du khách.
  • Góp phần phát triển nông nghiệp sạch công nghệ cao bền vững. Phát triển an sinh xã hội.
  • Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương
  • Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh

CHƯƠNG II: BÁO CÁO THUYẾT MINH DỰ ÁN

Phần I. Thôn​g tin dự án:

1. Tên dự án: “Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch”

2. Địa điểm: Thành Phố Hạ Long

* Giai đoạn 1

  1. Xã Sơn Dương: 150.7ha, thuê 50 năm;
  2. Liên kết công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hoành Bồ, triển khai 20ha, sau đó mở rộng liên kết hợp tác trồng dược liệu, hương liệu dưới tán rừng, dự kiến 500ha;
  3. Đã triển khai hợp tác với HTX Đồng Hang triển khai trồng 9.8ha bao gồm: Sâm nam, cát sâm, ba kích, hương nhu, sả, trong đó diện tích vườn ươm là 6000m2, khu nhà kho và xưởng tạm sơ chế thô nguyên liệu là 2000m2;
  4. Tại Quảng La: Liên kết với xã triển khai việc chăm sóc, bảo vệ rừng 12ha đã được trồng cây gỗ lớn năm 2022 và trồng cây dược liệu, hương liệu dưới tán rừng;
  5. Tại Quảng La: Công ty dự kiến sẽ triển khai khu nhà xưởng chế biến dược liệu tại lô số 01

Giai đoạn 2:  Tổng diện tích : 1000 – 2000 ha – Các xã thuộc TP. Hạ Long và các xã lân cận.

3. Tổng diện tích: Giai đoạn 1: 197.5ha  - Giai đoạn 2 là 2000ha

4. Chủ dự án: Công ty TNHH đầu tư phát triển CMT

5. Tổng mức đầu tư của dự án: 400 tỷ VNĐ

  • Vốn tự có: 80 tỷ VNĐ
  • Vốn hợp tác: 120 tỷ VNĐ
  • Vốn vay tín dụng: 200 tỷ VNĐ

Phần II. Quy trình triển khai dự án:

  1. Tìm hiểu và nghiên cứu các khu vực triển khai dự án
  2. Tờ trình xin chủ trương xây dựng Dự án
  3. Xây dựng mô hình, lập đề án Dự án
  4. Triển khai mô hình thí điểm
  5. Hoàn thiện hồ sơ dự án
  6. Triển khai và thực hiện dự án

Phần III: Kế hoạch triển khai dự án

A. Các giai đoạn thực hiện

Giai đoạn 1:

- Xã Sơn Dương: 150.7ha, thuê 50 năm;

- Liên kết công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hoành Bồ, triển khai 20ha, sau đó mở rộng liên kết hợp tác trồng dược liệu, hương liệu dưới tán rừng, dự kiến 500ha;

- Đã triển khai hợp tác với HTX Đồng Hang triển khai trồng 9.8ha bao gồm: Sâm nam, cát sâm, ba kích, hương nhu, sả, trong đó diện tích vườn ươm là 6000m2, khu nhà kho và xưởng tạm sơ chế thô nguyên liệu là 2000m2;

 - Tại Quảng La: Liên kết với xã triển khai việc chăm sóc, bảo vệ rừng 12ha đã được trồng cây gỗ lớn năm 2022 và trồng cây dược liệu, hương liệu dưới tán rừng;

- Tại Quảng La: Công ty dự kiến sẽ triển khai khu nhà xưởng chế biến dược liệu tại lô số 01

B. Quy trình trồng- chế biến các loại cây:

Cây dược liệu:

a. Cát Sâm

Giá trị kinh tế

Trên mỗi ha đất có thể trồng được từ 7.000 – 10.000 cây Sâm cát. Năng suất thu hoạch bình quân dao động khoảng 1,5 – 3 kg củ sâm tươi tùy theo mức độ chăm bón. Ngoài củ, doanh nghiệp còn tận thu mua tối đa toàn bộ thân, lá. Lợi nhuận thu được trên mỗi ha trồng Sâm cát tương đương trên 330 - 345 triệu đồng/ha/năm

Cây Cát Sâm: Cây cát sâm có tên khoa học: Millettia speciosa Champ, thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae), bộ Đậu (Fabales), lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida). 

Tên gọi khác là sâm nam, sâm chèo mèo, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự…. Cát là sắn, vị thuốc giống củ sắn lại có tác dụng bổ do đó có tên gọi là cát sâm.

Cát sâm là cây dây leo gỗ, có rễ củ nạc. Cành non phủ lông trắng mềm như nhung, cành già nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc so le, có cuống dài phủ đầy lông, lá chét 7-13, thường là 11, hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục, dài 47cm, rộng 2-3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, có lông ở gân, mặt dưới phủ lông dày màu trắng, gân lá thành mạng rất rõ. Cụm hoa tận cùng thành chùy, có lông, dài 10-20 cm; hoa rất nhiều, màu trắng ngà; lá bắc dạng lá; đài có răng tam giác, mặt ngoài phủ đầy lông; tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài, cánh cờ rộng 1,8 cm, những cánh  bên gần thẳng; bộ nhị 2 bó, bầu có lông. Quả phủ đầy lông mềm, thắt lại ở các hạt;  hạt 4-6 có vỏ khá dày, màu nâu đen. Mùa hoa từ tháng 7-9; mùa quả tháng 10-12. - Bộ phận sử dụng: Bộ phận dùng và được xem là dược liệu, vị thuốc quý chính là rễ của cây. Sở dĩ có cái tên là cát sâm là bởi hình dáng của rễ gần giống củ nhân sâm nhưng to hơn.

Thành phần dưỡng chất: Theo nhiều nghiên cứu chứng minh trong cây cát sâm chứa rất nhiều thành phần, dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc và tăng cường sức khỏe. Trong đó phải kể đến như: Ancaloit, Axit docosanoic, Etracosane, Maackiain, Pedunculoid, β-sitosterol, Axit hexacosanoic, Axit Rotundic,….

Cát sâm được coi như là một vị thuốc bổ mát. Thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp nhiều vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc.

Mỗi ngày dùng 10-20g, có thể dùng tới 40g.

b. Sâm Ngọc Linh

Giá trị kinh tế: Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao: Một ký sâm loại 10 củ trị giá khoảng 35 triệu đồng, loại 2 đến 3 củ có giá khoảng 25 đến 27 triệu đồng/kg. Không những cho củ có giá trị kinh tế rất cao mà sâm Ngọc Linh còn cho lá với giá bán giao động khoảng 1 triệu đồng/ký và cho hạt để nhân cây giống. Tính ra cây sâm Ngọc Linh đem lại hiệu quả kinh tế gấp trăm lần các loại cây khác như keo, quế..

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) là loại sâm quý thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), còn gọi là Sâm Việt Nam, Sâm Khu 5 (K5), củ Ngải rọm con, hay cây Thuốc giấu…; được tìm thấy tại vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và 2 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.Phần thân rễ của cây Sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin, trong đó có 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác. 

Tại Quảng Nam, Sâm Ngọc Linh được gây trồng chủ yếu vùng núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh, Trà Nam, huyện Nam Trà My và diện tích Sâm trồng có triển vọng mở rộng trong thời gian đến.

Để đảm bảo phát triển Sâm trồng bền vững, phải tuân thủ hướng dẫn này và chỉ gây trồng dưới tán rừng được quyền sử dụng hợp pháp, trong vùng Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nghiêm cấm việc gây trồng tại Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan trong sử dụng môi trường rừng.

c. Tía tô

Đặc điểm, nguồn gốc Lá Tía Tô

Lá Tía Tô có tên khoa học là Perilla frutescens, thuộc họ bạc hà Lamiaceae, có nguồn gốc từ Đông Nam Á và vùng cao nguyên Ấn Độ. Cây tía tô trở nên phổ biến ở bán đảo Triều Tiên, Nam Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, đặc biệt là sử dụng để làm rau gia vị.

Lá Tía Tô được phân loại theo nguồn gốc quốc gia như tía tô Hàn Quốc, tía tô Nhật Bản, tía tô Trung Quốc, tía tô Việt Nam,… Cây có mùa đặc trưng và có thể được ép lấy tinh dầu. Các biến thể khác nhau của tía tô được sử dụng theo truyền thống của từng vùng, với lá tía tô thường được sử dụng như một loại rau và hạt cung cấp dầu ăn bổ dưỡng. Tại Nhật Bản, có nhiều nhà máy và khu nông nghiệp trồng rộng rãi tía tô để chế biến làm thuốc giải độc.

Cây tía tô thường cao khoảng 0,5-1m với lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới thường có màu tím tía hoặc có khi cả hai mặt đều tím, nâu hoặc màu xanh lục với lông nhám. Hoa nhỏ thường mọc ở đầu cành, có màu trắng hoặc tím. Toàn bộ cây có tinh dầu thơm và có lông.

Lá Tía Tô không chỉ được sử dụng làm thực phẩm mà còn có nhiều ứng dụng trong y học, được đánh giá cao với các lợi ích cho sức khỏe con người dưới dạng bài thuốc hoặc là thành phần của món ăn. Các phần của cây như lá, cành (sau khi đã hết lá) và quả đều có thể sử dụng hoặc làm khô. Hơn nữa, tía tô được coi là có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, giải cảm, tăng cường hệ thống miễn dịch và phòng chống bệnh theo mùa.

d. Mác ca

Cây Mắc ca có nguyên sản ở vùng Á nhiệt đới ẩm (châu Úc), còn có tên gọi là cây quả cứng Hawaii.Mắc ca là loại cây gỗ lớn, tên khoa học là macadamai, thuộc họ Protaceae là loài cây ăn qủa có giá trị kinh tế cao; cho quả có nhân chứa chất dinh dưỡng khá cao, hàm lượng dầu tới 78%.

Trong dầu mác-ca có trên 87% là axit béo không no, hàm lượng protein trong nhân lên tới 9,2%, cùng 20 loại axít amin rất cần thiết cho cơ thể… Nhân hạt mác-ca được dùng làm thực phẩm cao cấp, dầu được dùng trong các loại mỹ phẩm, rất được ưa chuộng ở thị trường Âu Mỹ

Cây Mắc ca đã được nhập về trồng ở Việt Nam, trồng thử nghiệm đầu tiên tại Ba Vì (Hà Nội) sau đó được trồng tại Đak Lak, Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lâm Hà). Sản phẩm có giá trị kinh tế là quả Mắc ca. Tuổi thọ kinh doanh khoảng 40-60 năm. Đặc điểm chung của loài là rễ cọc kém phát triển. Cây có tán rộng, rễ nông vì vậy cây chịu gió bão kém.

Du lịch sinh thái và trải nghiệm:

Giá trị kinh tế mang lại của các loại cây trồng và nhà máy sản xuất

Về cây trồng :

Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận :

  • Doanh thu dự tính : cây cát sâm 1ha trồng 1000 gốc – 1 gốc thu hoạch 3-4 kg củ sâm tươi
  • Doanh thu 1Hecta/ 1 năm : 30.000 kg x 150.000 đồng / 1kg = 450.000.000 đồng
  • Tổng chi phí 50% : 225.000.000 VNĐ
  • Lợi nhuận 50%     : 225.000.000 VNĐ
  • Thời gian thu hồi vốn : 12 tháng - 24 tháng
  • Về cây hương liệu
  • Về nhà máy sản xuất
  • Về tham quan du lịch và trải nghiệm

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.comwww.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha