Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bột cá theo công nghệ mới và văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bột cá theo công nghệ mới
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM THÊ HỆ MỚI – Nhà máy bột cá thế hệ mới
- Địa chỉ văn phòng: xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang;
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
Ông Chức danh: Giám đốc.
- Điện thoại: 0907617 202; Fax: 02. 45617 201;
- Email: minhphuong@gmail.com;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế chi nhánh số 140033972-003, đăng ký lần đầu ngày 3 tháng 1 năm 2019; đăng ký thay đổi lần thứ 1: ngày 14 tháng 01 năm 2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp.
- Tên cơ sở: Nhà máy chế biến bột cá thế hệ mới, công suất 25.000 tấn sản phẩm/năm.
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Biên bản số 01/NTCV ngày 09/10/2012 về việc nghiệm thu công việc xây dựng dự án Cải tạo, lắp đặt thiết bị và vận hành hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến bột cá thế hệ mới, công suất 40m3/ngày.đêm;
+ Biên bản ngày 25/12/2012 về việc nghiệm thu hoàn thành hệ thống xử lý nước thải đưa vào sử dụng Chi nhánh Công ty cổ phần thực phẩm thế hệ mới - Nhà máy chế biến bột cá thế hệ mới, công suất 40m3/ngày.đêm
- Các giấy phép môi trường của cơ sở:
+ Quyết định số 2381/QĐ-UBND ngày 08/10/2013 của Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Nhà máy chế biến bột cá thế hệ mới, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm” của Chi nhánh Công ty cổ phần thực phẩm thế hệ mới – Nhà máy bột cá thế hệ mới.
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số Quản lý chất thải nguy hại 91.000163.T cấp lần 1 ngày 10/8/2015 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.
+ Công văn số 907/STNMT-BVMT ngày 24/12/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Nhà máy chế biến bột cá thế hệ mới, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm” của Chi nhánh Công ty cổ phần thực phẩm thế hệ mới – Nhà máy bột cá thế hệ mới.
+ Quyết định số 876/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 của Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc chấp thuận điều chỉnh một số nội dung Đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Nhà máy chế biến bột cá thế hệ mới, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm” của Chi nhánh Công ty cổ phần thực phẩm thế hệ mới – Nhà máy bột cá thế hệ mới.
+ Giấy phép số 1128/GP-UBND ngày 17/5/2019 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
+ Giấy phép số 1130/GP-UBND ngày 17/5/2019 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.
+ Giấy phép số 1793/GP-UBND ngày 21/7/2021 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (gia hạn lần thứ 01).
- Quy mô của cơ sở: thuộc Nhóm C (loại hình nhà máy chế biến thủy sản có vốn đầu tư < 60 tỷ đồng) được quy định tại Khoản 3 Điều 10 của Luật Đầu tư công.
- Loại hình của cơ sở:
+ Cơ sở thuộc loại hình dự án chế biến thủy, hải sản quy định tại mục số 16, phụ lục II (Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Cơ sở thuộc mục số 1, Phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ sở “Nhà máy chế biến bột cá thế hệ mới, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm” thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bột cá theo công nghệ mới và văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
Nhà máy có tổng công suất hoạt động là 20.000 tấn sản phẩm/năm.
- Nguyên liệu cá khi nhập vào nhà tiếp nhận không cần rửa sạch bằng nước và được bộ phận nạp liệu với phểu và vít tải chuyển đến nơi cấp nguyên liệu vào máy hấp chín bằng nhiệt. Sau đó nguyên liệu được tiếp tục đưa sang máy sấy để loại bỏ tối đa lượng nước (70%).
- Từ công đoạn sấy chuyển sang công đoạn làm nguội sẽ tiếp tục qua công đoạn sàng để tách bỏ tạp chất trước khi đưa qua máy nghiền.
- Để có được thành phẩm với độ mịn thích hợp, nguyên liệu sẽ được nghiền, sàng theo kích cỡ hạt mong muốn. Sau khi trải qua các công đoạn chế biến trên, thành phẩm tạo ra sẽ được làm nguội trước khi đóng gói, vô bao và đưa vào lưu trữ tại kho thành phẩm trước khi xuất ra thị trường.
- Nhà máy bột cá thế hệ mới quyết định lựa chọn thiết bị chế biến do Thái Lan chế tạo với ưu điểm cho năng suất ổn định, ít tiêu hao năng lượng, chi phí bảo hành thấp và chu trình kép kín.
- Quy trình công nghệ của nhà máy được trình bày theo hình sau:
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm của quá trình chế biến thủy sản của cơ sở là bột cá thành phẩm.
* Nhu cầu nguyên liệu:
Nguồn nguyên liệu: Nhà máy bột cá thế hệ mới sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nguồn nguyên liệu cá tươi và có chất lượng tốt, tạo điều kiện cung ứng thuận tiện, giá cả thích hợp.
Theo thiết kế của nhà máy thì nhu cầu nguyên liệu cho quá trình chế biến là 72.000 tấn nguyên liệu/năm (nghĩa là 3,6 tấn nguyên liệu sau khi chế biến thành 1 tấn bột thành phẩm).
Với công suất mỗi ngày chế biến 230 tấn nguyên liệu/ngày. Thời gian hoạt động trong năm là 313 ngày.
* Nhu cầu sử dụng nước:
Các hoạt động sản xuất của nhà máy từ giếng khoan tại Nhà máy và nước mặt Sông Cái Bé phục vụ cho quá trình vệ sinh, làm mát máy móc và một phần nước cho quá trình xử lý khí thải, phòng cháy chữa cháy. Mỗi ngày thời gian làm việc 2 ca, nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sản xuất như sau:
Nguồn nước từ giếng khoan: Nhu cầu sử dụng tối đa là 80 m3/ngày:
- Nước sử dụng cho nồi hơi: 38 m3/ngày (sử dụng tuần hoàn, không thải ra bên ngoài môi trường).
- Nước rửa thiết bị, vệ sinh phân xưởng: 10 - 15 m3/ngày (không thường xuyên, vào những ngày nhà máy không hoạt động).
- Nước rửa sàn nhập nguyên liệu: 10 – 15 m3/ngày.
- Nước cấp cho quá trình sinh hoạt: 12 m3/ngày.
Với số lượng công nhân tối đa của dự án là 100 người. Theo tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt là 120 lít/ngày theo QCVN 01:2021/BXD.
Nguồn nước mặt sông Cái Bé:
- Nước sử dụng cho quá trình dập khói tại ống khói lò hơi vào khoảng 160m3/ngày (sử dụng tuần hoàn, không thải ra môi trường, chỉ châm thêm do bốc hơi);
- Nước sử dụng cho quá trình xử lý khí thải lò sấy là 160m3/ngày (đưa về hệ thống xử lý nước thải để xử lý triệt để);
- Phòng cháy chữa cháy.
* Nhu cầu sử dụng điện
Hệ thống điện trung thế phục vụ cho dự án được nối từ lưới điện với công suất 275 KW/tháng vào dự án bằng các trạm hạ thế.
* Nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho các hoạt động của nhà máy
- Trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, nguồn nhiên liệu sử dụng chủ yếu là trấu cho hoạt động của lò hơi.
- Nhà máy sử dụng 01 lò hơi đốt trấu công suất 10 tấn hơi/ngày.
- Lượng trấu sử dụng cho hoạt động sản xuất của Nhà máy trung bình khoảng: 2.000 tấn trấu/năm.
* Ngoài ra còn có nhu cầu sử dụng nhiên liệu khác như:
- Dầu DO sử dụng cho máy phát điện dự phòng. Nhu cầu sử dụng: 600 lít/tháng.
- Nhu cầu về hóa chất phục vụ cho HTXL nước thải (NaOCl) khoảng 30kg/tháng.
- Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng tại dự án:
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bột cá theo công nghệ mới và văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Dự án phù hợp với Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với các nội dung quy định điều tra, giám sát, quản lý các nguồn thải ảnh hưởng đến chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải.
- Dự án phù hợp với Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, có xét đến năm 2030;
- Dự án phù hợp với Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 26/1/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án “Xã hội hóa về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 trong đó ưu tiên phát triển các dự án xử lý chất thải như rác thải, nước thải trên địa bàn tỉnh;
- Dự án phù hợp với Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Châu Thành năm 2022;
- Dự án phù hợp với Quyết định số 946/QĐ-UBND ngày 08/4/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt đề án “Tăng cường quản lý, xử lý rác thải, nước thải ở các đô thị, khu dân cư giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”.
Cơ sở hoạt động hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc điều chỉnh, bổ sung Dự án “Xây dựng quy định về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận và phân vùng khí thải tại một số điểm nóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” được phê duyệt tại Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 02/11/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Đối với hệ thống sông Cái Bé, việc phân vùng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường như sau:
Từ sông Cái Bé về phía thượng lưu và các sông/suối/kênh/mương/rạch, … từ chi lưu cấp 2 đến cấp n của sông Cái Bé đổ nước vào đoạn sông này được phân vùng là nguồn nước chưa dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Các nguồn thải xả nước trực tiếp vào sông Cái Bé và các chi lưu sông/suối/kênh/mương/rạch, … cấp 2 đến cấp n của nó thì áp dụng QCVN 14:2008/BTNMT, cột B - Q3M2 (Q3 – lưu lượng dòng chảy < 50m3/s và M2 nguồn nước chưa dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt). Đối với nước thải chế biến thủy sản thì áp dụng QCVN 11-MT:2015 cột B – Q3M2 (Q3 – lưu lượng dòng chảy < 50m3/s và M2 - nguồn nước chưa dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).
Theo Quy định về xả thải vào các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thì nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy bột cá thế hệ mới, thuộc hệ thống kênh có nguồn nước chưa dùng cho mục đích sinh hoạt. Qua kết quả phân tích Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm, trong nước thải chế biến thủy sản khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
- C: giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm;
- Kq: hệ số lưu lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải; với lưu lượng nguồn tiếp nhận Q2 ≤ 50 m3/s thì Kq = 0,9;
- Kf: hệ số lưu lượng nguồn thải; với lưu lượng nguồn thải F < 50 m3/ngày.đêm thì Kf = 1,2.
Nước thải của cơ sở sau khi qua hệ thống xử lý nước thải sẽ được xả vào nguồn tiếp nhận là sông Cái Bé. Vị trí nhà máy nằm bên bờ sông Cái Bé, cùng hệ thống với sông Cái Lớn, rạch Cà Lang, rạch Sóc Tràm và chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây có biên độ dao động từ 0,8 - 1,2m nhưng càng sâu vào trong lòng đất liền biên độ triều giảm dần. Với hệ thống sông rạch như vậy là một trong những yếu tố thuận lợi cho công việc kinh doanh của nhà máy mà chủ yếu là vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Lưu lượng dòng chảy của sông Cái Bé là 149m3/s (vào mùa mưa), 3m3/s (vào mùa khô).
Tuy nhiên với vị trí xả thải và lưu lượng nước thải đã qua xử lý lớn nhất của nhà máy là 40m3/ngày đêm tương đương 0,00046 m3/s, lưu lượng này là rất nhỏ so với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận vào mùa khô là 3 m3/s. Do đó, mức độ ảnh hưởng của việc xả thải của cơ sở đến chế độ thủy văn và dòng chảy tại khu vực tiếp nhận nước thải là không đáng kể.
Lưu lượng nước thải đã qua xử lý lớn nhất của nhà máy khi đi vào hoạt động là 40m3/ngày. Các thông số ô nhiễm đặc trưng đối với nước thải của Nhà máy bột cá thế hệ mới là: pH, BOD5, COD, TSS, Amoni, Tổng Nitơ, Dầu mỡ động thực vật, Tổng Coliforms. Do đó, khi xả thải vào nguồn nước có thể gây một số tác động như sau:
- Tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) trong nước.
- Tăng độ đục của dòng nước trên sông do tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng, giảm hiệu suất quang hợp và giảm độ oxy hòa tan trong nước.
- Tăng tải lượng ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD) thải vào nguồn nước, tăng quá trình oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ, giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
- Tăng tải lượng các chất dinh dưỡng trong nước (đặc trưng bởi các chỉ tiêu Nitơ tổng, Phospho tổng) dẫn đến có thể tăng trưởng thực vật quá mức (gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa).
- Giảm khả năng chịu tải hay khả năng tự làm sạch của dòng sông.
- Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong khu vực.
Công ty cam kết chất lượng nước thải của Nhà máy sau khi qua hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt yêu cầu của QCVN 11-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải chế biến thủy sản (cột B).
Hệ sinh thái thủy sinh tại khu vực nguồn tiếp nhận và khu vực hạ lưu nguồn tiếp nhận có thể chịu những tác động như sau:
- Tăng độ đục, giảm lượng oxy hòa tan trong nước dẫn đến làm giảm hiệu suất quang hợp nên một số loài thủy sinh sống trong khu vực sẽ bị suy giảm, tác động đến nguồn cung cấp thức ăn cho hệ sinh thái thủy sinh.
- Khi dòng sông không có khả năng tự làm sạch thì khả năng ô nhiễm nước do chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng... có thể xảy ra và sẽ tác động lớn đến đời sống sinh vật dưới nước, làm giảm sự đa dạng sinh học (giảm thành phần loài) và mật độ loài, làm bùng nổ mật độ sinh khối sinh vật nổi, sinh vật đáy,...
- Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng: nếu hàm lượng các chất dinh dưỡng vừa phải sẽ tạo điều kiện cho rong tảo, thủy sinh phát triển trong chu trình thức ăn. Tuy nhiên, nếu nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của rong tảo, gây hiện tượng phú dưỡng hóa. Sau thời kỳ nở rộ thực vật nổi, một lượng lớn tảo bị chết hàng loạt gây mùi khó chịu. Tảo chết chìm xuống đáy sông với một khối lượng lớn sẽ tạo thành lượng chất dinh dưỡng tích lũy dưới đáy. Một số chất dinh dưỡng vô cơ dễ phân hủy được khoáng hóa trong chu trình trao đổi vật chất sẽ làm suy giảm lượng oxy tầng đáy, từ đó gây ra điều kiện yếm khí tầng đáy và phát sinh những sản phẩm độc hại như khí H2S, khí CH4... làm chết cá và một số loài thủy sinh vật khác.
- Ô nhiễm do chất hữu cơ: sự có mặt hàm lượng cao các chất hữu cơ dẫn đến suy giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước do vi sinh sử dụng lượng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ, tranh giành oxy và đe dọa sự sống của cá và các loại thủy sinh bậc cao khác.
- Ô nhiễm các chất lơ lửng: nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi các chất rắn lơ lửng sẽ làm tăng độ đục của nguồn nước, gây bồi lắng dòng sông và cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh (làm giảm lượng động vật thủy sinh). Mặt khác, tăng độ đục còn làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất quang hợp. Nên một số loài thủy sinh sống trong khu vực sẽ bị suy giảm, tác động đến nguồn cung cấp thức ăn cho hệ sinh thái thủy sinh.
Tóm lại, khi kênh không còn khả năng tự làm sạch hoặc không còn khả năng chịu tải do: tăng nồng độ các chất ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống các loài động vật dưới nước như: tôm, cá,... giảm nguồn thức ăn cho cá và các sinh vật dưới nước.
Tuy nhiên, Công ty cam kết chất lượng nước thải của nhà máy sau khi qua hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt yêu cầu của QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột B).
Do đó nước thải của nhà máy sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước sông Cái Bé. Với chất lượng nước thải được xử lý như nêu trên, tác động tiêu cực của nước thải đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh là không đáng kể.
Đối với các hoạt động kinh tế, xã hội của khu vực thì việc xả thải vào nguồn nước sông Cái Bé cũng gây ra những tác động đáng kể như sau:
- Xả chất thải xuống làm ô nhiễm dòng kênh, giảm lượng oxy hoà tan trong nước nên làm cá và các sinh vật thuỷ sinh khác bị chết dẫn đến làm giảm thu nhập của ngư dân trong vùng.
- Hoạt động xả nước thải chưa qua xử lý sẽ làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm như: chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng tăng độ đục, phú dưỡng hóa gây mất mỹ quan dòng sông, tạo mùi khó chịu ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh trong khu vực dẫn đến tác động đến các hoạt động sản xuất của người dân xung quanh và vùng lân cận, điển hình như: ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng ven sông, nguồn nước ô nhiễm còn ảnh hưởng đến các hoạt động canh tác, tưới tiêu trong khu vực.
Ngoài ra, hoạt động xả thải không đúng quy định sẽ làm thay đổi cấu trúc quần xã thủy sinh vật, đồng thời làm cho môi trường suy thoái, làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu nước sạch, bùng nổ dịch bệnh và gây thiệt hại về kinh tế.
Đối với nguồn xả thải của Nhà máy bột cá thế hệ mới có lưu lượng xả thải khoảng 40 m3/ngày, lưu lượng này so với lưu lượng nước tại Sông Cái Bé là không đáng kể. Thêm vào đó, chất lượng nguồn nước xả thải luôn được nhà máy đảm bảo đủ điều kiện để xả ra môi trường nên các tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội trong khu vực là không đáng kể.
Trong khu vực quy hoạch cụm công nghiệp có mùi 30 ha, một số công ty hoạt động cùng loại hình sản xuất của cơ sở có diễn ra các hoạt động xả thải và sử dụng nước mặt, cụ thể:
Bảng 2.1: Một số công ty lân cận xả thải vào Sông Cái Bé
TT |
Tên công ty |
Lưu lượng xả thải (m3/ngày.đêm) |
Nguồn tiếp nhận |
Khoảng cách đến vị trí xả thải của Nhà máy (m) |
1 |
Công ty TNHH bột cá Đông Dương |
50 |
Sông Cái Bé |
Tiếp giáp bên trái cơ sở |
2 |
Cty TNHH Minh Châu |
50 |
Sông Cái Bé |
150 |
3 |
Cty TNHH Minh Tâm |
50 |
Sông Cái Bé |
870 |
4 |
Công ty TNHH Phúc Ngọc – nhà máy chế biến bột cá Phúc Ngọc I. |
50 |
Sông Cái Bé |
Tiếp giáp bên phải cơ sở |
5 |
Công ty TNHH Phúc Ngọc – nhà máy chế biến bột cá Phúc Ngọc II. |
50 |
Sông Cái Bé |
200 |
6 |
Công ty TNHH Phúc Ngọc – nhà máy chế biến bột cá KG Việt Nam. |
50 |
Sông Cái Bé |
180 |
Các nhà máy chế biến bột cá trong khu vực sử dụng nguồn nước sông Cái Bé phục vụ cho dập bụi tro lò hơi và dập mùi lò sấy. Nước thải từ các hoạt động này được xử lý trước khi thải trở lại vào sông Cái Bé.
Ngoài ra, còn có nguồn thải từ dân cư sống dọc theo sông Cái Bé…
Theo Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh Kiên Giang Về việc điều chỉnh, bổ sung Dự án “Xây dựng quy định về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận và phân vùng khí thải tại một số điểm nóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” được phê duyệt tại Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 02/11/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thì nguồn nước mặt của sông Cái Bé không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Với lưu lượng của sông Cái Bé mùa kiệt là 3m3/s thì lưu lượng xả thải của Nhà máy bột cá thế hệ mới rất nhỏ, khoảng 0,0046m3/s.
Việc đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải được thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
Để đánh giá khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận Cở sở đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành thu mẫu và phân tích các thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải và các thông số chất lượng nước nguồn tiếp nhận nước thải tại sông Cái Bé. Kết quả phân tích được xác định trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích 10 mẫu nước thải và 10 mẫu nước mặt (kết quả phân tích từng mẫu nước thải đính kèm phụ lục), cụ thể như sau:
a. Giá trị trung bình kết quả phân tích các thông số ô nhiễm có trong nước thải
Bảng 2.2: Giá trị trung bình kết quả phân tích các thông số ô nhiễm có trong nước thải
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Kết quả |
QCVN 11-MT:2015/BTNMT |
||
VT1 |
VT2 |
Cột B |
Cmax (Kq=0,9; Kf=1,2) |
|||
1 |
pH |
- |
6,07 |
6,97 |
5,5 - 9 |
5,5 - 9 |
2 |
BOD5 |
mg/l |
1.440 |
12,8 |
50 |
55 |
3 |
COD |
mg/l |
2.850 |
33,1 |
150 |
165 |
4 |
TSS |
mg/l |
210 |
21,7 |
100 |
110 |
5 |
Amoni |
mg/l |
31 |
5,56 |
20 |
22 |
6 |
Tổng Nitơ |
mg/l |
78 |
24,89 |
60 |
66 |
7 |
Tổng Photpho |
mg/l |
20 |
KPH |
20 |
22 |
8 |
Clo dư |
mg/l |
KPH |
0,47 |
2 |
2,2 |
9 |
Tổng Coliforms |
MPN/100ml |
750.000 |
2.270 |
5.000 |
5.000 |
10 |
Dầu mỡ ĐTV |
mg/l |
11,4 |
KPH |
20 |
22 |
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường)
Ghi chú:
VT1: Nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải.
VT2: Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải.
Nhận xét:
Qua kết quả đánh giá sơ bộ nước thải sản xuất của Nhà máy cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu phân tích nước thải đầu vào (VT1) đều vượt giới hạn gấp nhiều lần giới hạn cho phép so với QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột B, Cmax. Điều này chứng tỏ chất lượng nước thải đầu vào của nhà máy có nồng độ các chất ô nhiễm cao.
Nguyên nhân do trong nước thải từ cơ sở thường chứa thành phần ô nhiễm chính là chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng và vi sinh. Vì vậy, nước thải thủy sản có tải lượng các chất hữu cơ cao. Các chất ô nhiễm này thường dễ lắng và dễ phân hủy gây nên mùi hôi tanh.
Loại nước thải này nếu không được thu gom và xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường nguồn tiếp nhận và sức khỏe người dân. Vì vậy, công nghệ xử lý được lựa chọn và áp dụng tại Nhà máy là công nghệ kỵ khí kết hợp sinh học hiếu khí.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý (VT2) nồng độ các chất ô nhiễm giảm đáng kể, thể hiện bởi giá trị các chỉ tiêu phân tích đều đạt giá trị nồng độ tối đa cho phép theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản, trước khi thải vào nguồn nước tiếp nhận.
b. Giá trị trung bình kết quả phân tích các thông số chất lượng nước tại sông Cái Bé
Bảng 2.3: Giá trị trung bình kết quả phân tích các thông số chất lượng nước tại sông Cái Bé
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Kết quả |
QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 |
|
VT3 |
VT4 |
||||
1 |
pH |
- |
6,97 |
6,97 |
5,5-9 |
2 |
DO |
mg/l |
4,24 |
4,25 |
≥4 |
3 |
BOD5 |
mg/l |
14,40 |
13,80 |
15 |
4 |
COD |
mg/l |
38,84 |
37,06 |
30 |
5 |
TSS |
mg/l |
35,8 |
39,7 |
50 |
6 |
Amoni |
mg/l |
1,26 |
1,54 |
0,9 |
7 |
Nitrit |
mg/l |
0,1 |
0,08 |
0,05 |
8 |
Nitrat |
mg/l |
0,30 |
0,26 |
10 |
9 |
Phosphat |
mg/l |
0,20 |
0,22 |
0,3 |
10 |
Clorua |
mg/l |
43,75 |
38,79 |
350 |
11 |
Sắt tổng |
mg/l |
0,97 |
0,92 |
1,5 |
12 |
Tổng Coliforms |
MPN/100ml |
12.020 |
10.420 |
7.500 |
13 |
Dầu mỡ tổng |
mg/l |
KPH |
KPH |
1 |
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường)
Ghi chú:
VT3: Vị trí thu mẫu tại thượng lưu sông Cái Bé.
VT4: Vị trí thu mẫu tại hạ lưu sông Cái Bé.
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại sông Cái Bé cho thấy, chất lượng nước tại khu vực có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh,... cụ thể như sau:
- Chỉ tiêu COD tại 02 vị trí thu mẫu vượt lần lượt là: 1,29 lần; 1,24 lần;
- Chỉ tiêu Amoni tại 02 vị trí thu mẫu vượt lần lượt là: 1,4 lần; 1,71 lần;
- Chỉ tiêu Nitrit tại 02 vị trí thu mẫu vượt lần lượt là: 1,94 lần; 1,68 lần;
- Chỉ tiêu Tổng Coliforms tại 02 vị trí thu mẫu vượt lần lượt là: 1,60 lần; 1,39 lần.
Nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm nêu trên một phần do đoạn sông Cái Bé chảy qua khu vực Khu công nghiệp có mùi và Khu cảng cá Tắc Cậu, đoạn sông này hiện đang chịu tải lượng ô nhiễm từ các nhà máy bột cá, cơ sở chế biến thủy hải sản đóng trong khu vực. Ngoài ra, đoạn sông này còn chịu tác động từ các hoạt động mua bán của khu vực chợ xả thải trực tiếp các chất thải xuống sông.
Ngoài chịu những ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất, chế biến thủy hải sản của nhiều cơ sở trên địa bàn thì còn do tập quán sinh hoạt của một số hộ gia đình sống trên ghe, thuyền dọc theo hai bên sông và người dân sống ven hai bờ sông, xả chất thải sinh hoạt trực tiếp xuống sông. Từ đó, làm cho khu vực sông này trở nên bị ô nhiễm.
Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bột cá theo công nghệ mới và văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
c. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải
* Công thức đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải:
Ltn = (Ltđ - Lnn - Ltt) x Fs + NPtđ
Trong đó:
- Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
- Ltđ, Fs: được xác định theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều 82 Thông tư số 02/2022/TT-BNTMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị tính là kg/ngày;
- Ltt: tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải và được xác định theo quy định tại Điều 12 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT sửa đổi bổ sung tại khoản 3 Điều 82 Thông tư số 02/2022/TT-BNTMT, đơn vị tính là kg/ngày;
- NPtđ: tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày. Giá trị NPtđ phụ thuộc vào từng chất ô nhiễm và có thể chọn giá trị bằng 0 đối với chất ô nhiễm có phản ứng làm giảm chất ô nhiễm này.
a. Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt
Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt được xác định theo công thức:
Ltđ = Cqc x Qs x 86,4
Trong đó:
- Cqc (mg/1): giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông;
- Qs (m3/s): lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá (3 m3/s);
- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/1, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày).
Bảng 2.4: Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt
Thông số |
BOD5 |
COD |
TSS |
Amoni |
Cqc (mg/l) |
15 |
30 |
50 |
0,90 |
Qs (m3/s) |
3,00 |
3,00 |
3,00 |
3,00 |
Ltđ (kg/ngày) |
3.888,00 |
7.776,00 |
12.960,00 |
233,28 |
b. Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông
Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông được xác định theo công thức:
Lnn = Cnn x Qs x 86,4
Trong đó:
- Cnn (mg/1): kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt;
- Qs (m3/s): lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá, (3 m3/s);
- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên.
Bảng 2.5: Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước
Thông số |
BOD5 |
COD |
TSS |
Amoni |
Cnn (mg/l) |
14,40 |
38,84 |
35,8 |
1,26 |
Qs (m3/s) |
3,00 |
3,00 |
3,00 |
3,00 |
Lnn (kg/ngày) |
3.732,48 |
10.067,33 |
9.279,36 |
326,59 |
c. Tổng tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải
Tổng tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải được xác định theo công thức:
Ltt = Lt + Ld + Ln
Trong đó:
+ Lt: Tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải điểm;
+ Ld và Ln: là nguồn thải diện và nguồn thải tự nhiên được xác định trên cơ sở xem xét gộp dựa vào phương trình cân bằng vật chất tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và tương ứng với lưu lượng nước sông ứng vơi kịch bản cơ sở như quy định tại tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Công thức tổng quát liên hệ giữa các nguồn thải điểm, nguồn thải diện, nguồn thải tự nhiên, lưu lượng chất ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông và tải trọng chất ô nhiễm tại 2 mặt cắt đoạn sông tại ngày bất kỳ trong năm như sau:
Dp(Lt) + Ldiff (Ld) + LB (Ln) – NP = Ly - Ly0
Trong đó:
- Dp (Lt): Tổng tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn điểm xả vào đoạn sông (kg/ngày);
- Ldiff (Ld): Tổng tải lượng chất ô nhiễm của nguồn thải diện xả vào đoạn sông (kg/ngày);
- LB (Ln): Tải lượng nền tự nhiên của chất ô nhiễm đi vào đoạn sông (kg/ngày);
- NP: Tải lượng của chất ô nhiễm mất đi do quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông (kg/ngày); chọn giá trị NP=0;
- Ly, Ly0: Tải lượng chất ô nhiễm tại mặt cắt tương ứng ở hạ lưu và thượng lưu của đoạn sông (kg/ngày).
Bảng 2.6: Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải
Thông số |
BOD5 |
COD |
TSS |
Amoni |
Ly (kg/ngày) |
3.577,74 |
9.606,05 |
10.290,24 |
399,17 |
Ly0 (kg/ngày) |
3.733 |
10.066,2 |
9.279,36 |
326,59 |
Ltt (kg/ngày) |
-155,26 |
-460,14 |
1.010,88 |
72,58 |
Khả năng tiếp nhận nước thải tính, sức chịu tải của sông theo công thức:
Ltn = (Ltđ - Lnn - Ltt) x Fs + NPtđ
Trong đó:
- Fs : Hệ số an toàn (0,7 < Fs < 0,9), chọn Fs = 0,8.
- NPtđ: Tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông, chọn NPtđ = 0.
Bảng 2.7: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông Cái Bé
Thông số |
BOD5 |
COD |
TSS |
Amoni |
Ltđ (kg/ngày) |
3.888,00 |
7.776,00 |
12.960,00 |
233,28 |
Lnn (kg/ngày) |
3.732,48 |
10.067,33 |
9.279,36 |
326,59 |
Ltt (kg/ngày) |
-155,26 |
-460,14 |
1.010,88 |
72,58 |
Ltn (kg/ngày) |
248,62 |
-1.464,95 |
2.135,81 |
-132,71 |
Kết luận:
Qua kết quả phân tích và đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước đối với các chất ô nhiễm cụ thể cho thấy:
- Nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước mặt nằm trong quy chuẩn và nước có màu vàng nhạt, điều này cho thấy khu vực đoạn sông Cái Bé chảy qua cơ sở là đoạn sông có chứa phù sa, tảo, động thực vật phù du và vẫn có khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời đến các tầng nước của sông làm tăng khả năng quang hợp, trao đổi, xử lý chất dinh dưỡng có trong nguồn nước.
- Với mặt thoáng của đoạn sông rộng và có nhiều tác nhân gây dao động trên mặt nước, luôn có dòng chảy thì đây là điều kiện thuận lợi giúp hàm lượng oxy hòa tan trong nguồn nước mặt tại sông Cái Bé còn khá cao và cho thấy đoạn sông vẫn còn khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước mà không gây ảnh hưởng đến động thực vật thủy sinh tại khu vực.
- Cùng với việc phía hạ nguồn đoạn sông Cái Bé đã được xây dựng cống để phục vụ cho công tác ngăn mặn, tưới tiêu trồng lúa, hoa màu, giao thông thủy và tiếp nhận nước thải từ nhiều nguồn khác nhau trong khu vực nên nồng độ một số chất dinh dưỡng còn tương đối cao. Trên sông Cái Bé có nhiều thực vật thủy sinh như lục bình, bèo cái, rong,… đây cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp đoạn sông có khả năng tự xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm dinh dưỡng.
- Đồng thời, Chủ cơ sở luôn quan tâm, chú trọng công tác thu gom và xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải phát sinh tại nhà máy đạt quy chuẩn cho phép theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết và Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1128/GP-UBND do UBND tỉnh Kiên Giang cấp ngày 17/5/2019. Cùng với việc cơ sở luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết trong các giấy phép, hồ sơ môi trường thành phần và công khai điểm xả thải để cơ quan chức năng và người dân có thể giám sát, theo dõi hoạt động xả thải của cơ sở một cách thuận lợi và minh bạch.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
* Nguồn phát sinh nước thải:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh;
- Nước thải sản xuất từ khâu rửa sàn tiếp nhận nguyên liệu, giặt bao, rửa rổ đựng cá;
- Nước thải tuần hoàn từ quá trình hấp phụ khí thải tại lò sấy.
* Lưu lượng xả nước thải tối đa:
Lượng nước xả thải tối đa đề nghị được cấp phép là 40 m3/ngày = 1,67 m3/h.
* Dòng nước thải:
Số lượng dòng nước thải sau khi xử lý xả ra môi trường tiếp nhận là 01 dòng nước thải sau khi xử lý được thải ra sông Cái Bé bằng một đường ống uPVC D90mm.
* Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:
Các thông số ô nhiễm đề nghị cấp phép: pH, BOD5, COD, TSS, Dầu mỡ động thực vật, Tổng Nitơ, Tổng photpho, Amoni, Clo dư, Tổng Coliforms.
- Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng
nước thải của Nhà máy được đánh giá và so sánh với Quy chuẩn QCVN 11-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản (cột B, Cmax với hệ số Kq=0,9; Kf=1,2). Trong đó:
+ Cmax: là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
+ C: là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản quy định tại mục 2.2.
+ Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy mùa kiệt của sông Cái Bé là Q≤50m3/s thì áp dụng Kq=0,9.
+ Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của cơ sở khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải F≤50m3/h, Kf=1,2.
Như vậy, nước thải của cơ sở trước khi xả thải ra môi trường tiếp nhận phải thấp hơn hoặc bằng giá trị Cmax ở bảng sau:
Bảng 4.1: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT
STT |
Thông số |
Đơn vị |
QCVN 11-MT:2015/BTNMT |
|
Cột B |
Cmax (Kq=0,9, Kf=1,2) |
|||
1 |
pH |
- |
5,5 - 9 |
5,5 - 9 |
2 |
TSS |
mg/l |
100 |
108 |
3 |
BOD5 |
mg/l |
50 |
54 |
4 |
COD |
mg/l |
150,0 |
162 |
5 |
Nitơ tổng |
mg/l |
60 |
64,8 |
6 |
Photpho tổng |
mg/l |
20 |
21,6 |
7 |
Amoni |
mg/l |
20 |
21,6 |
8 |
Tổng Coliforms |
MPN/100ml |
5.000 |
5.000 |
9 |
Clo dư |
mg/l |
2 |
2,16 |
10 |
Dầu mỡ ĐTV |
mg/l |
20 |
21,6 |
* Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
- Vị trí xả thải: Tại cửa xả nước thải vào sông Cái Bé tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
- Nguồn tiếp nhận nước thải:
+ Nguồn tiếp nhận là sông Cái Bé.
+ Tọa độ vị trí xả thải như sau (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104030’, múi chiếu 30): X: 1090112; Y: 569258.
- Phương thức xả thải: theo phương thức tự chảy (24h/ngày).
* Nguồn phát sinh khí thải:
+ Nguồn số 01: ống khói lò hơi;
+ Nguồn số 02: ống khói lò sấy 1;
+ Nguồn số 03: ống khói lò sấy 2;
+ Nguồn số 04: ống khói lò sấy 3.
* Lưu lượng xả khí thải tối đa:
- Lưu lượng khí thải tối đa đề nghị được cấp phép đối với ống khói lò hơi là 1.500m3/h.
- Lưu lượng khí thải tối đa đề nghị được cấp phép đối với ống khói lò sấy 1 là 1.200m3/h.
- Lưu lượng khí thải tối đa đề nghị được cấp phép đối với ống khói lò sấy 2 là 800m3/h.
- Lưu lượng khí thải tối đa đề nghị được cấp phép đối với ống khói lò sấy 3 là 1.200m3/h.
* Dòng khí thải:
Số lượng dòng khí thải sau khi xử lý xả ra môi trường tiếp nhận là 04 dòng khí thải sau khi xử lý được thải ra từ 04 ống khói tại cơ sở.
* Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải:
Các thông số ô nhiễm đề nghị cấp phép: Bụi lơ lửng (TSP); Lưu huỳnh dioxit, SO2; Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2); Cacbon monoxit, CO; Hydro sunphua, H2S; Amoniac và các hợp chất amoni.
- Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng khí thải:
+ Khí thải sau khi xử ký đạt Quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, theo mục 2, Cmax. Trong đó:
+ Cmax: là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm;
+ C: là giá trị của thông số ô nhiễm quy định tại bảng 1 mục 2.2;
+ Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại bảng 2 ứng với P≤20.000m3/h thì áp dụng Kq=1,0;
+ Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại bảng 3 ứng với loại 3 – khu công nghiệp thì áp dụng Kv=1,0.
Như vậy, khí thải của cơ sở trước khi xả thải ra môi trường tiếp nhận phải thấp hơn hoặc bằng giá trị Cmax ở bảng sau:
Bảng 4.2: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo QCVN 19:2009/BTNMT
STT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
QCVN 19:2009/BTNMT |
Cmax (Kq=1,0; Kv=1,0) |
1 |
Bụi lơ lửng (TSP) |
mg/m3 |
200 |
200 |
2 |
Lưu huỳnh dioxyt, SO2 |
mg/Nm3 |
500 |
500 |
3 |
Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) |
mg/Nm3 |
850 |
850 |
4 |
Cacbon monoxit, CO |
mg/Nm3 |
1.000 |
1.000 |
5 |
Hydro sunphua, H2S |
mg/Nm3 |
7,5 |
7,5 |
6 |
Amoniac và các hợp chất amoni |
mg/Nm3 |
50 |
50 |
* Vị trí, phương thức xả khí thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104030’, múi chiếu 30):
- Vị trí xả khí thải 1: Điểm tại ống khói lò hơi, tọa độ: X: 1090017; Y: 569391;
- Vị trí xả khí thải 2: Điểm tại ống khói lò sấy 1, tọa độ: X: 1089983; Y: 569387;
- Vị trí xả khí thải 3: Điểm tại ống khói lò sấy 2, tọa độ: X: 1089984; Y: 569389;
- Vị trí xả khí thải 4: Điểm tại ống khói lò sấy 3, tọa độ: X: 1089986; Y: 569388;
- Phương thức xả khí thải: liên tục 8/24 giờ.
Liên hệ tư vấn:
|
Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy dệt nhuộm may hàng xuất khẩu
170,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp
170,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu
165,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Bảng báo giá lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
320,000,000 vnđ
299,000,000 vnđ
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản
170,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Báo giá lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thiết bị
130,000,000 vnđ
125,000,000 vnđ
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
150,000,000 vnđ
125,000,000 vnđ
Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho bệnh viện đa khoa Tiền Giang
600,000,000 vnđ
560,000,000 vnđ
Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án khai thác cát trắng
560,000,000 vnđ
550,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường và hồ sơ báo cáo xin cấp giấy phép môi trường
250,000,000 vnđ
240,000,000 vnđ
HOTLINE:
Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm
Lập dự án đầu tư chuyên nghiệp là một công việc phức tạp, đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao. Người lập dự án đầu tư phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục pháp lý
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận hợp đồng
Chính sách bảo hành, bảo đảm chất lượng
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh.
ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn