Lập dự án đầu tư xây dựng khu bến phao nổi trên sông

Lập dự án đầu tư xây dựng khu bến phao nổi trên sông

Lập dự án đầu tư xây dựng khu bến phao nổi trên sông

  • Mã SP:DA ben phao
  • Giá gốc:150,000,000 vnđ
  • Giá bán:145,000,000 vnđ Đặt mua

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH 8

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 9

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 9

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 9

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 9

I.4. Thời hạn đầu tư: 10

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 10

I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng 11

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ 15

II.1. Phân tích môi trường vị trí đầu tư 15

II.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2019 15

II.2. Tổng quan về môi trường và xã hội thành phố Hồ Chí Minh. 15

II.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh 15

II.3. Huyện Cần Giờ 17

II.3.1. Điều kiện tự nhiên 17

II.3.2. Vị trí địa lý và Giao thông 17

II.4. Thông số kỹ thuật luồng hàng hải 18

II.4.1. Đoạn luồng từ phao “0” đến thượng lưu cảng CMIT + 900m 18

II.4.2. Đoạn luồng từ thượng lưu cảng CMIT + 900m đến hạ lưu cảng thép miền Nam (SSC) 19

II.4.3. Đoạn luồng từ hạ lưu cảng thép miền Nam (SSC) đến hạ lưu cảng SITV. 20

II.4.4. Đoạn luồng từ hạ lưu cảng SITV đến cảng Gò Dầu và vũng quay tàu rộng 250m 20

CHƯƠNG III:MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 22

III.1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án 22

III.2. Mục tiêu đầu tư 22

III.2.1. Chủng loại hàng hóa thông qua bến phao: 22

III.2.2. Tàu khai thác tại bến: 22

CHƯƠNG IV:ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG BẾN PHAO ITC CÁI MÉP 24

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 24

IV.2. Điều kiện địa hình: 24

IV.2.1. Đặc điểm địa hình tuyến luồng hàng hải qua khu vực bến phao: 24

IV.2.2. Điều kiện địa hình: 24

IV.3. Điều kiện địa chất: 24

IV.4. Điều kiện Khí tượng - Thủy văn: 25

IV.4.1. Khí tượng: 26

IV.4.2. Thủy văn: 28

IV.5. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 30

IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng 30

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 31

V.1. Hình thức đầu tư 31

V.2. Tuyến luồng tàu biển đi đến bến phao: 31

V.3. Quy mô xây dựng công trình: 31

V.4. Loại và cấp công trình: 31

V.4.1. Mô hình các hạng mục đầu tư Bến phao ITC Cái Mép 31

Giải pháp xây dựng 31

CHƯƠNG VI:GIẢI PHÁP QUI HOẠCH VÀ VẬN HÀNH 32

VI.1. Quy hoạch mặt bằng bến phao 32

VI.2. Công nghệ khai thác: 34

VI.2.1. Cơ sở nghiên cứu: 34

VI.2.2. Phương án điều động tàu vào, rời bến phao 35

VI.2.3. Phương án công nghệ 35

VI.3. Các điều kiện khai thác thiết kế: 38

VI.3.1. Tàu khai thác: 38

VI.3.2. Điều kiện Khí tượng - Thủy văn: 38

VI.4. Các thông số kỹ thuật của bến phao: 39

VI.5. Giải pháp kết cấu bến phao: 40

VI.5.1. Phao neo: 40

VI.5.2. Xích neo: 41

VI.5.3. Rùa neo BTCT: 41

VI.5.4. Hố chôn rùa: 42

VI.6. Nạo vét khu nước bến phao: 42

CHƯƠNG VII:PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 44

VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 44

VII.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 44

CHƯƠNG VIII:PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 49

VIII.1. Giải pháp thi công xây dựng 49

VIII.2. Phương án thi công lắp đặt 51

VIII.2.1. Trình tự các bước thi công sản xuất PHAO – XÍCH - RÙA tại xưởng. 52

VIII.2.2. Trình tự các bước thi công thiết lập bến phao. 54

VIII.3. Hình thức quản lý dự án 56

CHƯƠNG IX:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 57

IX.1. Đánh giá tác động môi trường 57

IX.1.1. Giới thiệu chung 57

IX.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 57

IX.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 59

IX.2. Các biện pháp kiểm soát môi trường: 62

IX.2.1. Trong giai đoạn xây dựng: 62

IX.2.2. Trong giai đoạn khai thác: 64

IX.3. Biện pháp phòng ngừa sự cố trôi/va phao neo, tàu hàng: 69

IX.4. Phương án phòng chống cháy nổ: 69

IX.5. Phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ: 70

IX.5.1. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 71

IX.5.2. Kết luận 72

CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 73

X.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 73

X.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 73

X.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 73

X.2.2. Chi phí thiết bị 74

X.2.3. Chi phí quản lý dự án 74

X.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 74

X.2.5. Chi phí khác 75

X.2.6. Dự phòng chi 75

X.2.7. Lãi vay của dự án 75

X.3. Tổng mức đầu tư 75

CHƯƠNG XI:VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 79

XI.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 79

XI.2. Tiến độ sử dụng vốn 79

XI.3. Phương án hoàn trả vốn vay 80

CHƯƠNG XII:HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 82

XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 82

XII.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 82

XII.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 83

CHƯƠNG XIII:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

XIII.1. Kết luận 84

XIII.2. Kiến nghị 84

 

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

BP            : Bến phao

TT – BTNMT : Thông tư – Bộ Tài Nguyên Môi Trường

QĐ – BGTVT : Quyết định – Bộ Giao thông Vận tải

TCXDVN : Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

NĐ – CP : Nghị định – Chính phủ

UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội

QĐ – UBND : Quyết định - Ủy ban nhân dân

KSĐC : Khảo sát địa chất

QĐ – KHCNMT : Quyết định – Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCS : Tiêu chuẩn cơ sở

TT – BXD : Thông tư – Bộ Xây dựng

QĐ – CHHVN : Quyết định – Cục Hàng hải Việt Nam

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

KHĐT : Kế hoạch đầu tư

ATLĐ : An toàn Lao động

PCCC            : Phòng cháy chữa cháy

VSMT : Vệ sinh môi trường

QLCL : Quản lý chất lượng

MNCTK :  Mực nước cao thiết kế

MNTB :  Mực nước trung bình

MNTTK : Mực nước thấp thiết kế

BTCT : Bê tông cốt thép

QĐ – BYT : Quyết đinh – Bộ Y Tế

TT – BTC : Thông tư – Bộ Tài chính

VTTB : Vật tư thiết bị

 

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

Bảng  I1: Các Tiêu chuẩn kỹ thuật tham khảo 11

Bảng  II1: Tọa độ vị trí các điểm cạn từ phao “0” đến thượng lưu cảng             CMIT + 900m 18

Bảng  II2: Tọa độ các điểm cạn từ thượng lưu cảng CMIT + 900m đến  hạ lưu cảng thép Miền Nam 19

Bảng  II3: Tọa độ các điểm cạn từ hạ lưu cảng SITV đến cảng Gò Dầu và vũng quay tàu rộng 250m 20

Bảng  III1: Thông số kỹ thuật đội tàu khai thác tại bến 23

Bảng  IV1: Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp đất 25

Bảng  IV2: Nhiệt độ không khí 26

Bảng  IV3: Độ ẩm tương đối của không khí (%) 26

Bảng  IV4: Lượng mưa (mm) 27

Bảng  IV5: Số ngày mưa trung bình tháng và năm (ngày) 27

Bảng  IV6: Tốc độ gió trung bình tháng (m/s) 27

Bảng  IV7: Mực nước giờ ứng với các suất bảo đảm khác nhau 28

Bảng  IV8: Mực nước cao nhất năm ứng với các chu kỳ lặp lại khác nhau 28

Bảng  IV9: Mực nước thấp nhất năm ứng với các chu kỳ lặp lại khác nhau 29

Bảng  VI1: Tọa độ điểm khống chế tâm bến phao 32

Bảng  VI2: Tọa điểm khống chế vùng nước neo bến phao 32

Bảng  VI3: Tọa độ tim các cụm rùa neo 33

Bảng  VI4: Thông số kỹ thuật đội tàu khai thác tại bến 34

Bảng  VI5: Các thiết bị sử dụng trong quá trình vận hành khai thác bến phao 37

Bảng  VI6: Điều kiện khí tượng, thủy văn giới hạn khai thác 39

Bảng  VI7: Các thông số kỹ thuật của bến phao 39

Bảng  VI8: Các thông số xích có ngáng, cấp III 41

Bảng  VI9: Thông số kỹ thuật hố chôn rùa 42

Bảng  VII1: Nhu cầu sử dụng nhân sự 44

Bảng  VII2: Phân tích chi phí lao động tiền lương 44

Bảng  VII3: Danh mục thiết bị phục vụ dự án 46

Bảng  VII4: Trọng tải tàu 48

Bảng  IX1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong môi trường không khí    QCVN 05:2013/BTNMT 58

Bảng  IX2: Nồng độ cho phép của chất thải nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT 59

Bảng  X1: Tổng mức đầu tư 75

Bảng  XI1: Lãi suất vay vốn 79

Bảng  XI2: Tiến độ sử dụng vốn 80

Bảng  XI3: Phương án hoàn trả vốn vay 81

Bảng  XII1: Các chỉ tiêu tài chính kinh tế 82

Bảng  XIII1: Bảng phân tích doanh thu 85

Bảng  XIII2: Bảng tổng hợp doanh thu dự án 86

Bảng  XIII3: Bảng tổng hợp chi phí của dự án 88

Bảng  XIII4: Bảng cân đối lổ lãi: 90

Bảng  XIII5: Bảng tổng hợp dòng tiền của dự án 92

 

 

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình IV1: Sơ họa vị trí các bến phao ITC Cái Mép 24

Hình VI1: Mặt bằng quy hoạch bến phao ITC Cái Mép 34

Hình VI2: Hình ảnh công nghệ chuyển tải hàng rời tại bến phao 36

Hình VIII1: Sơ đồ tổ chức thi công tại hiện trường 51

 

CHƯƠNG I: 
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế

- Địa chỉ: 140A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.

- Điện thoại:  (+84)               ; Fax :  

- Đại diện: Ông Nguyễn Thái Quang; Chức vụ:  Tổng Giám Đốc

- Ngành nghề chính: Kinh doanh mua bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, vận tải đường bộ và các dịch vụ vận tải, vận tải biển, cảng vụ, dịch vụ kho bãi.

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thanh; Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: (028) 22142126; Fax: (08) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Bến phao ITC Cái Mép.

- Địa điểm: Tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh;

- Quỹ đất của dự án: thuộc đất do nhà nước quản lý...

Mục tiêu đầu tư: Bến phao ITC Cái Mép được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn, với mục tiêu đầu tư xây dựng bến phao để tàu neo đậu chờ đợi vào cảng, chuyển tải đối với các tàu có tải trọng 80,000DWT ÷ 150,000DWT sang tàu/sà lan nhỏ hơn vào cung cấp than cho các nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam. Công suất hàng hóa thông qua bến dự kiến là 9.000.000 tấn/năm.

- Tổng vốn đầu tư:  197.454.728.585 đồng,

Bằng Chữ: Một trăm chín mươi bảy tỷ, bốn trăm năm mươi bốn triệu, bảy trăm hai mươi tám ngàn, năm trăm tám mươi lăm đồng.

Tiến độ thực hiện dự án:

+ Thời gian xây dựng: từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021.

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 1 năm 2022.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

- Hình thức quản lý:

+ Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế trực tiếp quản lý dự án.

+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

- Nguồn vốn đầu tư : Đầu tư bằng nguồn vốn tự có

I.4. Thời hạn đầu tư:

- Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

-   Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;

-   Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

-   Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội;

-   Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 16/08/2014;

-   Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội;

-   Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội;

-   Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP, ngày 05/04/2017 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

-   Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

-   Nghị định số 58/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2017 quy định một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

- Nghị định số 143/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 của Chính phủ Quy định bảo vệ công trình Hàng hải;

-   Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

-  Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

-   Thông tư số 07/2019/TT-BXD ngày 07/11/2019 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng;

-   Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

-   Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

-   Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;

-   Quyết định số 3655/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

-   Quyết định số 428/QĐ-CHHVN ngày 22/4/2016 của Cục Hàng hải Việt Nam công bố đưa Luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải vào sử dụng;

-   Quy định kỹ thuật khai thác cầu cảng ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-CHHVN ngày 10/3/2005;

-   Thông tư số 57/2015/TT-BGTVT ngày 19/10/2015 của Bộ Giao thông Vận tải công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu;

-   Văn bản số 5877/BGTVT-KHĐT ngày 17/6/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc “Chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch và thiết lập 03 bến phao cho tàu trọng tải từ 80.000 - 100.000 tấn tại khu vực Cái Mép”;

-  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;

-  Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án “Bến phao ITC Cái Mép” phải tuân thủ các quy định pháp lý và tham khảo một số tiêu chuẩn kỹ thuật trong và ngoài nước được thừa nhận áp dụng (bao gồm nhưng không giới hạn) sau:

Bảng  I1: Các Tiêu chuẩn kỹ thuật tham khảo

STT

Mã hiệu

Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật

I

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công tác thiết kế

1

 

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

2

 

Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

3

QCVN 02:2009/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

4

TCVN 11820-2017

Công trình bến cảng biển - Tiêu chuẩn thiết kế

5

22 TCN 222-95

Tải trọng và tác động (do sóng và do tàu) lên công trình thủy - Tiêu chuẩn thiết kế

6

TCVN 4116-85

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công

7

TCVN 5574-2018

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế

8

TCVN 12041:2017

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu chung về thiết kế độ bền lâu và tuổi thọ trong môi trường xâm thực

9

TCVN 5575-2012

Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế

10

QCVN21:2015/BGTVT

- Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT

- Sửa đổi 2:2017 QCVN 21:2015/BGTVT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép

 

 

 

11

QCVN 72:2014/BGTVT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và chế tạo phao neo, phao tín hiệu

12

TCVN 6809:2001

Quy phạm phân cấp và chế tạo phao neo

13

И-3ПД-70

Bộ quốc phòng Nga. Chỉ dẫn tính toán ngoại lực hệ thống neo ụ nổi. (Tài liệu dịch tiếng Việt)

II

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công tác thi công và nghiệm thu

1

TCXD 170:1989

Kết cấu thép. Gia công, lắp ráp và nghiệm thu. Yêu cầu kỹ thuật

2

TCVN 9276:2012

Về sơn phủ bảo vệ kết cấu thép - Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công

3

TCVN 8789:2011

Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

4

TCVN 8790:2011

Sơn bảo vệ kết cấu thép. Quy trình thi công và nghiệm thu

5

TCVN 4453:1985

Kết cấu BT và BTCT toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu

6

TCXDVN 305:2004

Bê tông khối lớn. Quy phạm thi công và nghiệm thu

7

TCVN 4447:2012

Công tác đất. Thi công và nghiệm thu

8

924/QĐ-KT4

Quy trình thi công, nghiệm thu nạo vét và bồi đất các công trình vận tải sông biển bằng phương pháp cơ giới

9

TCCS 02:2015/CHHVN

Tiêu chuẩn cơ sở công tác nạo vét thi công và nghiệm thu

10

TCVN 5308:1991

Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

III

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công tác bảo trì

1

TCVN 9343:2012

Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì

2

TCCS 04 -2014/CHHVN

Tiêu chuẩn cơ sở - Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình bến cảng

3

109/QĐ-CHHVN

Quy định kỹ thuật khai thác cầu cảng

IV

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công tác thí nghiệm vật liệu

1

TCVN 3105-1993

Hỗn hợp BT nặng và BT nặng - Lẫy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

2

TCVN 2682:2009

Xi măng poóclăng - Yêu cầu kỹ thuật

3

TCVN 4748:2001

Xi măng - Lấy mẫu và chuẩn bị thử

4

TCVN 6016:2011

Xi măng - Phương pháp thử - Xác định độ bền

5

TCVN 6017:2015

Xi măng - Phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích

6

TCVN 4030:2003

Xi măng - Phương pháp Xác định độ mịn

7

TCVN 141:2008

Xi măng - Phương pháp phân tích hóa học

8

TCVN 7570-2006

Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật

9

TCVN 7570-2006

Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng

10

TCVN 7572-2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử

11

TCVN 4506:2012

Nước trộn BT và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

12

TCVN 1651-1:2018,

TCVN 1651-2:2018

Thép cốt bê tông (phần 1: Thép thanh tròn trơn và phần 2: Thép thanh vằn).

13

TCVN7937-1:2013
(ISO 15630-1:2002)

Thép làm cốt BT và BT dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 1: Thanh, dảnh và dây dùng làm cốt.

CHƯƠNG I: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

I.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức  

- Tổ chức quản lý kinh doanh theo: Theo luật doanh nghiệp hiện hành.       

- Thành lập hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban thanh tra.

- Thời gian hoạt động là 50 năm cho một vòng đời dự án.

I.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành

 Nhu cầu và phương án sử dụng lao động

                  Bảng  VII1: Nhu cầu sử dụng nhân sự 

TT

Nhân sự

Số lượng

A

BAN GIÁM ĐỐC

4

1

Giám đốc

1

2

Phó giám đốc

2

3

Kế toán trưởng

1

B

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH

9

1

Nhân sự

2

2

Marketing, hành chính

3

3

Kế toán, thu ngân

4

C

Nhân viên thực hiện

147

1

Nhân viên điều độ

6

2

Nhân viên vận hành máy

18

3

Thợ máy

12

4

Công nhân

90

5

Quàn lý và trưởng ca

6

6

Nhân viên điện, nước

2

7

Nhân viên vệ sinh

3

8

Nhân viên bảo vệ

10

 

Tổng cộng

160

(Xem chi tiết Bảng PHÂN TÍCH CHI PHÍ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG)

Bảng  VII2: Phân tích chi phí lao động tiền lương

 

STT

Nhân sự

SL

Hệ số

Lương cơ bản * hệ số

Chi phí xã hội

Chi phí phụ cấp

Chi phí trả lương/tháng

Tổng cộng

 

 

= 24%

= 5%

 

 

A

BAN GIÁM ĐỐC

4

 

 

 

 

 

 

1

Giám đốc

1

6

16,800,000

4,032,000

840,000

21,672,000

281,736,000

2

Phó giám đốc

2

5

14,000,000

3,360,000

700,000

18,060,000

469,560,000

3

Kế toán trưởng

1

3.5

9,800,000

2,352,000

490,000

12,642,000

164,346,000

B

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH

9

 

 

 

 

 

 

1

Nhân sự

2

2.5

7,000,000

1,680,000

350,000

9,030,000

234,780,000

2

Marketing, hành chính

3

2.5

7,000,000

1,680,000

350,000

9,030,000

352,170,000

3

Kế toán, thu ngân

4

2.5

7,000,000

1,680,000

350,000

9,030,000

469,560,000

C

Nhân viên  

147

 

 

 

 

 

 

1

Nhân viên điều độ

6

2.5

7,000,000

1,680,000

350,000

9,030,000

704,340,000

2

Nhân viên vận hành máy

18

2.5

7,000,000

1,680,000

350,000

9,030,000

2,113,020,000

3

Thợ máy

12

2.5

7,000,000

1,680,000

350,000

9,030,000

1,408,680,000

4

Công nhân

90

2

5,600,000

1,344,000

280,000

7,224,000

8,452,080,000

5

Quàn lý và trưởng ca

6

3.5

9,800,000

2,352,000

490,000

12,642,000

986,076,000

6

Nhân viên điện, nước

2

2.5

7,000,000

1,680,000

350,000

9,030,000

234,780,000

7

Nhân viên vệ sinh

3

2

5,600,000

1,344,000

280,000

7,224,000

281,736,000

8

Nhân viên bảo vệ

10

2

5,600,000

1,344,000

280,000

7,224,000

939,120,000

 

Tổng cộng

160

 

 

 

 

 

17,091,984,000

Khối lượng hàng dự kiến cập bến phao (theo tháng hoặc năm)

Công suất hàng hóa thông qua dự kiến: 9.000.000 tấn/năm

Công nghệ bốc xếp hàng

Phương án bốc xếp

Phương thức giảm tải mớn

Các tàu có trọng tải đến 100.000 DWT xếp hàng đầy tải neo tại khu các tàu biển hoặc tàu cấp VR-SB có trọng tải từ 10.000DWT đến 30.000DWT sẽ cập mạn các tàu trọng tải lớn để nhận hàng. Tàu trọng tải lớn xếp đầy tải sẽ thực hiện việc dỡ hàng chuyển tải toàn phần và chuyển tải giảm mớn tới mớn nước phù hợp để vào thẳng cầu tiếp tục giao hàng.

Các tàu biển, tàu VR-SB cập mạn tàu biển trọng tải lớn phải sử dụng hoa tiêu, tàu lai theo quy định. Các tàu biển cấp VR-SB phải trang bị đầy đủ các đệm va để đảm bảo an toàn cho các phương tiện trong quá trình cập mạn.

Phương thức xếp dỡ

Sau khi tàu chuyển tải hoàn tất buộc phao. Tàu được chuyển tải cập mạn với tàu mẹ. Sử dụng gầu ngoạm với cần trục tàu hoặc cần trục đặt trên ponton để bốc xếp than từ tàu mẹ.

Dưới hầm tàu:

Khi tàu đã được mở và các công tác chuẩn bị kỹ thuật đã làm xong, cần cẩu đưa gàu ngoạm vào khu vực sân hầm, múc hàng đổ xuống tàu được chuyển tải.

Khi lượng hàng ở khu vực sân hầm đã hết, thì cẩn chuẩn bị mặt bằng ở sân hầm để đưa xe ủi hoặc xe gầu xuống gom hàng từ phía vách ra sân hầm cho gầu ngoạm lấy hàng.

Dưới tàu được chuyển tải:

Khi cần trục đưa gầu có hàng xuống tàu được chuyển tải, phải hạ xuống sát hầm hàng cho gàu đổ hàng.

Vị trí đổ hàng sẽ được công nhân tín hiệu hướng dẫn.

Khi xếp hàng trên tàu chuyển tải tuân thủ theo hướng dẫn của tàu.

Sử dụng xe cuốc, xe ủi để san tẩy hàng trong hầm tàu chuyển tải.

Số lượng và loại thiết bị sử dụng vận hành

Bảng  VII3: Danh mục thiết bị phục vụ dự án 

TT

Hạng mục thiết bị

Số lượng

Thông số kỹ thuật

Cơ quan/tổ chức đầu tư trang thiết bị

A

PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH CHUYỂN TẢI

 

 

 

1

Tàu/sà lan loại 5.000-7.000 DWT

3

Chiều dài ~95m

 

2

Tàu/sà lan loại 7.000-30.000 DWT

6

Chiều dài ~125m

-

 

3

Thiết bị thông tin liên lạc VHF, AIS

Trang bị bắt buộc theo tàu

Theo tiêu chuẩn ngành hàng hải

Chủ phương tiện tự trang bị

B

PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH SAN MẠN THAN

 

 

 

1

Xe ủi

Trang bị 12 xe ủi và 12 xe cuốc

Loại 0.3-0.5m3

Chủ phương tiện tự trang bị

2

Gầu ngoạm

4

Tàu chở than 20.000-60.000 DWT có 4 gầu ngoạm

Trang bị sẵn theo tàu

3

Cầu tàu

 

Tàu có trọng tải 20.000-60.000 DWT có 4 cẩu, khi làm hàng than các cầu này sẽ được gắn gầu ngoạm để bốc than

Trang bị sẵn theo tàu

4

Cẩu nổi (30 tấn) kèm theo gầu ngoăm

2

Tàu trên 60.000 DWT không có cẩu sẽ bố trí sử dụng cẩu nổi để làm hàng.

 

C

PHỤC VỤ CÔNG TÁC LAI DẮT, KẾT NỐI, CẬP MẠN TÀU NHỎ VÀO TÀU LỚN

 

 

 

1

Tàu lai dắt

3

 

 

Số lượng tàu cập bến phao

Dựa vào tính toán công suất chuyển tải, dự báo tần suất hoạt động của khu: trung bình 1 năm phục vụ khoảng 72 tàu có trọng tải đến 100.000 DWT đến neo đậu, giảm tải; tương ứng sẽ có 400 tàu có tải trọng nhỏ đến nhận hàng.

 

                                Bảng  VII4: Trọng tải tàu

Size tàu

30.000 DWT

100.000 DWT

Lý thuyết

Số lượng sà lan cập mạn

4

8

Số lượng tàu nhỏ cập mạn

2

4

Thực tế

Số lượng sà lan cập mạn

2

4

Số lượng tàu nhỏ cập mạn

1

2

 

Thuyết minh Sơ đồ Tổ chức thi công tại hiện trường:

-  Giám đốc điều hành: Điều hành chung, chịu trách nhiệm toàn diện về công trình.

-  Chỉ huy trưởng công trình: Chỉ huy thi công, tổ chức công trường, kiểm tra chất lượng, tiến độ. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về kết quả công việc thực hiện.

-  Các Tổ trưởng chuyên trách như Tổ Kỹ thuật, Tổ Quản lý chất lượng, Tổ ATLĐ-VSMT-Y tế … giúp việc và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo sự phân công của Chỉ huy trưởng công trường.

-  Các Đội trưởng thi công: Điều hành sản xuất ở cơ sở đạt yêu cầu kỹ thuật, tiến độ. Đội được hỗ trợ và chịu trách nhiệm trước Ban điều hành công trình.

Ø Nhân lực:

+ Thành lập ban chỉ huy công trình.

+ Đội thợ lặn.

+ Thợ lái cẩu, máy trưởng …  đúng theo yêu cầu công việc.

+ Số lượng người tham gia:  40 người.

I.1.  Phương án thi công lắp đặt

I.1.1.  Trình tự các bước thi công sản xuất PHAO – XÍCH - RÙA tại xưởng.

I. Đóng phao neo:

1.  Chuẩn bị - Kiểm tra vật liệu:

Chuẩn bị:

- Xem bản vẽ thiết kế, chuẩn bị cung ứng vật tư, mặt bằng thi công.

- Máy móc thiết bị (máy hàn, máy cắt hơi, cẩu, máy bắn cát, máy phun sơn, pa lăng, dụng cụ cầm tay) và nhân lực thi công.

Kiểm tra vật liệu:

- Kiểm tra chứng chỉ nguồn gốc (C.O), xuất xứ (C.Q) thép tấm, thép hình …;

- Kiểm định vật tư thép;

- Kiểm định vật tư sơn;

2. Chống ăn mòn:

- Tất cả vật liệu thép phải được bắn cát theo tiêu chuẩn SA 2.5.

- Sơn 03 lớp chổng rỉ mặt trong, 03 lớp chống rỉ mặt ngoài, 02 lớp sơn chống hà (phần mạn ướt) và 02 lớp sơn màu (phần mạn khô) với bề dày mỗi lớp đạt 125µm.

3. Gia công chi tiết:

- Gia công cắt thép tấm để gia công tôn vỏ phao, tôn vách, các thanh nẹp.

- Gia công cuốn tôn mạn, các tấm chi tiết cong 2, 3 chiều.

- Quá trình gia công được thực hiện trong suốt công việc đóng phao. Ưu tiên chi tiết nào lắp rắp trước thì gia công trước, chi tiết nào lắp ráp sau thì gia công sau .

4. Lắp bệ sàn – trải tôn đáy:

- Lắp bệ sàn:

Bệ sàn dựng tại nền đất mặt bằng thi công bằng các thanh thép I, thép L, các bản mã. Cân bằng, sau đó hàn cố định bệ sàn.

- Trải tôn đáy:

Trải tôn đáy trên mặt bệ sàn, hàn đính với bệ sàn. Các tấm đáy hàn các mã răng lược chống biến dạng.

5. Lắp kết cấu phao: Các công đoạn lắp ráp theo thứ tự sau:

- Lắp ráp tấm đứng đáy phao hình cong đường kính D5000;

- Lắp ráp tấm đáy trên S=10, D5000

- Lắp ráp ống lõi phao đường kính D170.

- Lắp ráp tôn vách S=8, nẹp L80x80x8

- Lắp ráp các khung xương L80x80x8

- Lắp ráp tôn boong S=10

- Lắp ráp tôn mạn S=10

- Lắp ráp trục phao; Các thiết bị: nắp hầm, cổ phao trên, dưới; con lươn chống va, quai móc cẩu.

6. Hàn:

- Hàn kết cấu: Trước khi hàn kiểm tra khe hở lắp ráp, vệ sinh đường hàn. Các đường hàn kết cấu bên trong phao bao gồm: Các khung xương, các nẹp vách; Các vách kín nước với tôn đáy, với tôn mạn, với tôn boong, với tôn lõi phao.

- Hàn kín nước vỏ phao: Trước khi hàn kiểm tra khe hở lắp ráp, vệ sinh đường hàn. Các đường hàn vỏ bên phao bao gồm: Đường hàn tôn đáy với tôn mạn, đường hàn tôn mạn với tôn boong, tấm gia cường miệng phao, ống lõi phao, các đường hàn nối tôn vỏ, tôn boong.

7. Thử kín nước:

- Thử kín nước bước 1: Tất các các đường hàn kìn nước đều phải qua vệ sinh và  thử thẩm thấu bằng vôi – dầu và kiểm tra bằng mắt thường.

- Thử kín nước bước 2: Thử kiểm tra bằng áp lực cho từng khoang, từng đường hàn tôn vỏ, các roăng nắp hầm.

- Sơn dặm bên trong sau khi kiểm tra xong đường hàn.

8. Sơn phao, trang trí: (độ dày 125µm/lớp)

- Sơn kết cấu trong phao: Đã nói ở trên

- Sơn vỏ ngoài (Jotun): Vệ sinh đường hàn, sơn dặm đủ lớp đường hàn bị cháy; Sơn thêm 01 lớp trung gian, 01 lớp phủ ngoài theo màu chỉ định; Sơn 02 lớp chống hà phần phao chìm;

- Trang trí: Sơn phản quang; Sơn chữ tên phao theo chỉ định chủ đầu tư.

9. Nghiệm thu bàn giao.

II. Đúc rùa.

1.  Chuẩn bị:

       - Xem bản vẽ thiết kế, chuẩn bị cung ứng vật tư, tạo mặt bằng;

       - Máy móc thiết bị (máy hàn, máy cắt gió đá, máy cắt kim loại, máy mài, đầm dùi....) và nhân lực thi công;

       - Kiểm tra chứng chỉ vật liệu đầu vào.

2.  Gia công chi tiết:

       - Gia công cắt thép cây;

        - Gia công uốn thép cây, uốn quai rùa, móc cẩu( ưu tiên chi tiết nào lắp ráp trước thì gia công trước).

3. Lắp đặt khung xương rùa:

-  Trải bạt ni lông trên mô rùa;

-  Lắp đặt thép sàn;

-  Lắp quai rùa, móc cẩu;

-  Lắp đặt thép bao quanh;

-  Đóng cốp pha.

4. Đổ bê tông.

III. Xích neo.

- Xem bản vẽ thiết kế, lên kế hoạch nhập xích, đúc phụ kiện đấu xích, tạo mặt bằng;

- Trải xích, đấu nối xích, phụ kiện;

- Bắn cát, phun sơn 3 lớp chống gỉ, 2 lớp chống hà;

- Nghiệm thu bàn giao.

I.1.2. Trình tự các bước thi công thiết lập bến phao.

I. Công tác bàn giao mặt bằng, các điểm khống chế chuẩn bị thi công.

- Đơn vị thi công nhận bàn giao mặt bằng và các điểm khống chế phục vụ thi công từ Chủ Đầu Tư theo số liệu trong hồ sơ thiết kế.

- Sau khi nhận bàn giao mặt bằng và các mốc khống chế phục vụ thi công. Để chuẩn bị cho công tác thi công, Nhà thầu thực hiện những công tác tiếp theo sau:

    + Hoàn thiện các hồ sơ thủ tục pháp lý liên quan đến việc thi công công trình. Xin  giấy phép hoạt động hàng hải tại khu vực thi công.

    + Thành lập Ban Chỉ huy công trường và các bộ phận chuyên trách trực tiếp tại hiện trường.

    + Xây dựng qui trình Quản lý chất lượng, ATLĐ, VSMT, PCCC, Nội qui công trường.

    + Thả phao báo hiệu khu vực thi công. Cảnh giới an toàn hàng hải trong thi công.

    + Sử dụng máy định vị DGPS, máy đo sâu hồi âm, máy thủy bình để định vị vị trí khu vực thi công.       

II. Công tác đào - đắp hố chôn rùa.

- Thi công đào - đắp hố chôn rùa theo đúng kích thước trong hồ sơ thiết kế.

+ Thông số kỹ thuật của Thiết bị thi công: Tàu cuốc một gàu: Sử dụng Cần cẩu 195T đặt trên sà lan để đào hố chôn rùa.

+ Khối lượng đào hố chôn rùa khoảng 24.721 m3/4 hố (khối lượng đất đào trung bình cho 1 hố = 6.180 m3) và khoảng 17.308 m3/2 hố (khối lượng đất đào trung bình cho 1 hố = 8.654 m3)

+ Toàn bộ khối lượng đất đào hố chôn ra khoảng 66.750 m3  được cạp lên sà lan lưu giữ từng hố rùa và cho việc lấp đất từng hố rùa tại khu vực thi công để sử dụng đắp hố chôn rùa.

- Thi công cho công tác đắp hố chôn rùa theo đúng kích thước trong hồ sơ thiết kế.

+ Thi công đào đắp theo hình thức cuốn chiếu, đào đắp xong hố này mới tiến hành đào đắp sang hố khác.

+  Tận dụng toàn bộ khối lượng đất đào hố chôn rùa để đắp hố chôn rùa.

- Quản lý kiểm tra chất lượng thi công hố chôn rùa

+ Việc kiểm tra quản lý chất lượng thi công hàng ngày được thực hiện giữa tổ kỹ thuật, tổ quản lý chất lượng, đội thi công, sẽ đo đạc kiểm tra chất lượng, tính toán khối lượng ® hiệu chỉnh sai sót. Công tác này sẽ được ghi chép đầy đủ trong nhật ký thi công công trình.

+ Kiểm tra chất lượng theo đúng hồ sơ thiết kế: Đo đạc kiểm tra, nghiệm thu nội bộ nếu hố đào đạt đúng theo kích thước trong hồ sơ thiết kế ® sử dụng máy đo sâu hồi âm, máy định vị DGPS đo đạc kiểm tra, lập bình đồ, vẽ mặt cắt ngang để tính toán khối lượng trình chủ đầu tư nghiệm thu.

III. Công tác lắp đặt  hệ thống Bến phao.

Công tác lắp đặt hệ thống bến phao được tiến hành theo trình tự các bước sau:

- Tập kết tất cả các vật tư gồm rùa neo, phao, xích, phụ kiện .... bằng phương pháp sử dụng cần cẩu cẩu lên sà lan ® vận chuyển theo đường thủy ra vị trí công trường thi công. Thiết bị để thực hiện thi công bao gồm: cần cẩu, tàu công tác, hệ thống định vị DGPS, nhân công, thợ lặn ....

- Sử dụng máy định vị DGPS để định vị chính xác vị trí hố chôn rùa BTCT ® tiến hành thi công.

- Dùng ma ní để liên kết Phao neo, rùa neo BTCT với xích neo. Cần cẩu nhấc rùa BTCT lên, thả xuống nước từ từ cho tới khi rùa đặt đúng vị trí hố chôn. Công tác này sử dụng hệ thống máy định vị DGPS, kết hợp với thợ lặn để kiểm tra chính xác vị trí thả rùa, và chi tiết liên kết giữa xích neo và rùa neo.

- Một giây cáp được luồn vào tai phao, ở đuôi phao để giữ phao trong tư thế chờ để được quấn vào cọc bích trên boong tàu.

- Sau khi hoàn thành công tác trên, cần cẩu nhấc phao lên, để phao nằm hơi nghiêng, sau đó xoay phao dần dần ra ngoài. Khi Phao đã nằm song song với tàu ® thả phao từ từ xuống nước. Khi phao đang ở tư thế nghiêng, móc cần cẩu phải rút nhanh ra khỏi vòng móc phao và kéo nhẹ dây cáp giữ đuôi phao. Phao được đứng thẳng lại ...

- Trường hợp phải điều chỉnh vị trí của phao, cắt bớt đoạn dây xích đã liên kết ...

- Sau khi hoàn thiện công tác thả phao và liên kết xích neo với rùa và được kiểm tra đạt chất lượng ® tiến hành công tác lấp cát lưng rùa.

- Quy trình thả rùa, liên kết xích neo và thả phao neo được thực hiện an toàn, chính xác theo hồ sơ thiết kế dưới sự kiểm tra giám sát của chủ đầu tư và đơn vị giám sát, luôn tuân thủ theo đúng quy định hiện hành của nhà nước... .

-  Hoàn thiện, kiểm tra, bàn giao công trình đã thi công hoàn chỉnh.

-  Thu dọn công trường.

I.2.  Hình thức quản lý dự án 

Theo quy định của Luật xây dựng, căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:

- Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 

- Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Chủ đầu tư lựa chọn hình thức trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

 

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.comwww.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha