Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất lốp xe

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án nhà máy sản xuất lốp xe. Giai đoạn 1 sản xuất 1.200.000 sản phẩm/năm tương đương 69.600 tấn sản phẩm/năm dự kiến vận hành chính thức vào tháng 11/2022.

Ngày đăng: 25-11-2024

3 lượt xem

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN

Công ty TNHH ..............đã được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án .. chứng nhận lần đầu ngày 21/01/2020, thay đổi lần thứ 1 ngày 17/3/2020. Tên dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất lốp xe công suất 2.000.000 sản phẩm/năm” tại ...KCN Phước Đông, xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Dự án được thực hiện theo 02 giai đoạn, trong đó:

+ Giai đoạn 1: Sản xuất 1.200.000 sản phẩm/năm tương đương 69.600 tấn sản phẩm/năm dự kiến vận hành chính thức vào tháng 11/2022.

+ Giai đoạn 2: Sản xuất 800.000 sản phẩm/năm tương đương 46.400 tấn sản phẩm/năm dự kiến vận hành chính thức vào tháng 01/2027.

Năm 2020, Công ty TNHH ......... đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “Nhà máy sản xuất lốp xe công suất 2.000.000 sản phẩm/năm”. Dự án đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt ĐTM tại Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 15/06/2020. Hiện tại, Công ty đã triển khai xây dựng hoàn thiện giai đoạn 01- Phân kỳ 1 của Dự án.

Năm 2021, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ – CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ, Công ty đã lập Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải cho dự án “Nhà máy sản xuất lốp xe  – Phân kỳ 1 và trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh kiểm tra, xem xét. Dự án Phân kỳ 1 đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp Văn bản số......../STNMT-BVMT ngày 28/10/2021 về việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải Phân kỳ I của Dự án “Nhà máy sản xuất lốp xe (Việt Nam).

Tháng 04/2022, sau khi đã thực hiện vận hành thử nghiệm và lấy mẫu phân tích điều chỉnh hiệu quả xử lý của các công trình bảo vệ môi trường được vận hành thử nghiệm trong Phân kỳ I theo Văn bản số ....../STNMT-BVMT ngày 28/10/2021. Công ty đã tổng hợp kết quả và trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh. Dự án được cấp văn bản số 2609/STNMT-BVMT ngày 25/04/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường “Nhà máy sản xuất lốp xe (Việt Nam).

Căn cứ theo mục số 5, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường Dự án nhóm A có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy có gây ô nhiễm môi trường nên thuộc dự án đầu tư nhóm I.

Căn cứ khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.

Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 29 - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: “c) Chủ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường. Trường hợp không bảo đảm thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm này, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 31 Nghị định này để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm”.

Trên cơ sở đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 15/06/2020 và Văn bản số...../STNMT-BVMT ngày 28/10/2021 về việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải Phân kỳ I của Dự án. Công ty tiến hành lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất lốp xe” – Phân kỳ I, mục tiêu sản xuất lốp xe quy mô 1.200.000 sản phẩm/năm (tương đương 69.600 tấn sản phẩm/năm) theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 TÊN CHỦ DỰ ÁN

CÔNG TY TNHH ..........

- Địa chỉ văn phòng: Khu công nghiệp Phước Đông, xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông: ........... - Chức vụ: Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc

- Điện thoại: ....; Fax:     ; Email:...............

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án .......do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh chứng nhận lần đầu ngày 21/01/2020, thay đổi lần thứ 1 ngày 17/3/2020.

1.2. TÊN DỰ​ ÁN ĐẦU TƯ

1.2.1. Tên dự án

NHÀ MÁY SẢN XUẤT LỐP XE...(VIỆT NAM) - PHÂN KỲ 1

1.2.2. Địa điểm thực hiện dự án

- Khu công nghiệp Phước Đông, xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

- Khu đất có diện tích là 400.000 m2 (thuộc giai đoạn 2, khu vực phía Bắc của KCN Phước Đông đã được đền bù giải phóng mặt bằng hoàn toàn). Theo hợp đồng thuê đất số 02/SVI.HĐ.2020 ký giữa Công ty Cổ phần đầu tư ..... và Công ty TNHH .... ngày 06/3/2020. Các vị trí tiếp giáp như sau:

  • Phía Đông :  Giáp đường N8 của KCN.
  • Phía Tây :  Giáp đường N10.1 dự kiến xây dựng của KCN
  • Phía Nam:  Giáp lô đất trống của KCN.
  • Phía Bắc :  Giáp lô đất trống của KCN.

Sơ đồ vị trí nhà máy trong KCN Thành Thành Công được đính kèm trong Phụ lục

Tọa độ các điểm mốc giới hạn của khu đất được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.1: Tọa độ mốc ranh khu đất dự án

Tọa độ của lô đất

Điểm góc

Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

 

A

1238034

591938

B

1237746

592223

C

1237108

591579

D

1237304

591206

E

1237317

591205

F

1238034

591928

 
Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư

Dự án nằm trong khu đất thuộc giai đoạn 2 của KCN Phước Đông (Phía Bắc) xung quanh là khu đất trống, hiện chỉ có Công ty TNHH ... hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thảm cỏ nhân tạo, Công ty TNHH ..... hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sợi tổng hợp, tuy nhiên đang trong giai đoạn xây dựng Dự án.

Hiện giai đoạn 2 KCN Phước Đông thu hút các ngành nghề: gia công cơ khí, cấu kiện thép; lắp ráp xe đạp, xe máy, ôtô, các phương tiện vận tải chuyên dùng; chế biến nông sản, nông dược, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện ngành xây dựng; may mặc thời trang cao cấp, gia công giày da, dệt nhuộm; sản xuất các sản phẩm nhựa, phụ kiện, đồ gia dụng; gia công đồ gỗ cao cấp, và các ngành công nghiệp khác. KCN Phước Đông đã có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1187/QĐ-BTNMT ngày 01/07/2009 do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Khoảng cách từ dự án đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án

- Khu vực dự án cách Kênh 14 và Suối Cầu Đúc khoảng 2km. Suối Cầu Đúc là nguồn tiếp nhận của KCN Phước Đông, chảy ra suối Bà Tươi.

- Vị trí dự án cách Suối Bà Tươi khoảng 5km.

- Với vị trí này, dự án có một số thuận lợi sau:

Hệ thống giao thông đường bộ khu vực dự án thuận tiện và là địa bàn lý tưởng – Trung tâm vùng động lực phát triển phía Nam: Tây Ninh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gần các cửa khẩu cho các Doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, phát triển công nghiệp, vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đông Nam Á.

Cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 40 km;

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km;

Nằm trong KCN Phước Đông, nơi có vị trí và tuyến đường giao thương thuận tiện.

Hệ thống an ninh trong KCN được tổ chức, quản lý và tuần tra chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn; hướng đến mục tiêu duy trì và bảo vệ an ninh cho các doanh nghiệp hoạt động an toàn và bền vững.

Hình 1.1: Vị trí dự án trong vùng

1.2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư

Cơ quan thẩm định:

- Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh;

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh;

- Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.

Dự án đã được cấp các giấy phép liên quan đến môi trường gồm:

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số ..../QĐ-UBND ngày 15/06/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp.

- Văn bản số......../STNMT-BVMT của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 28/10/2021 về việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phân kỳ 1 Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe .. (Việt Nam).

1.2.4. Quy mô dự án

Mục tiêu hoạt động của dự án:

- Sản xuất lốp xe toàn thép TBR quy mô 1.200.000 sản phẩm/năm (tương đương 69.600 tấn sản phẩm/năm).

Trong quá trình hoạt động của dự án, Chủ đầu tư chỉ thực hiện các hoạt động sản xuất lốp xe toàn thép .. nên Dự án không thuộc loại hình “sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” trong Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

- Phụ lục I của Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, dự án có tổng vốn đầu tư là 6.959.700.000.000 VNĐ (sáu nghìn chín trăm năm mươi chín tỷ bảy trăm triệu đồng) thì dự án thuộc nhóm A.

Căn cứ theo mục số 5, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường Dự án nhóm A có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy có gây ô nhiễm môi trường nên thuộc dự án đầu tư nhóm I.

Căn cứ khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.

Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 29 - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: “c) Chủ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường. Trường hợp không bảo đảm thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm này, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 31 Nghị định này để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm”.

Trên cơ sở đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 15/06/2020 và Văn bản số ..../STNMT-BVMT ngày 28/10/2021 về việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải Phân kỳ I của Dự án. Công ty tiến hành lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất lốp xe” – Phân kỳ I, mục tiêu sản xuất lốp xe quy mô 1.200.000 sản phẩm/năm (tương đương 69.600 tấn sản phẩm/năm) theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

1.2.5. Quy mô xây dựng của Dự án

Dự án có diện tích sử dụng đất là 400.000 m2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình được trình bày như sau:

Bảng 1.2: Bảng thống kê các hạng mục công trình của dự án

1.3. CÔNG SUẤT, CÔN​G NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

Công suất: Sản xuất lốp xe quy mô 1.200.000 sản phẩm/năm (tương đương 69.600 tấn sản phẩm/năm).

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình hoạt động sản xuất của dự án:

Hình 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất săm lốp xe của dự án

Thuyết minh quy trình:

(1) Chuẩn bị nguyên vật liệu

Nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất lốp xe bao gồm 02 nhóm chính:

Nhóm 01: Nguyên liệu dùng để trộn cao su, bao gồm: cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, các phụ liệu cao su khác và các nguyên phụ liệu như: xỉ than/xỉ than trắng, dầu, lưu huỳnh, các chất xúc tác (Kẽm oxit, Axit Stearic, nhựa cây, …) được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp để chuẩn bị cho công đoạn ép đùn và cán tráng. Mỗi bộ phận cấu thành nên lốp xe cần các thành phần khác nhau do đó thiết bị cân đo bằng điện tử sẽ kết hợp với dây chuyền để có được số lượng chính xác các chất liệu này trong mỗi bộ phận.

Riêng muội than dễ phát sinh bụi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho sang khu vực sản xuất do đó áp dụng phương pháp vận chuyển bằng khí nén, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, nhanh chóng và giải quyết vấn đề ô nhiễm.

Nhóm 02: bao gồm cốt liệu sợi thép, nguyên liệu sợi sử dụng trong công đoạn cán dài mành thép/vải rèm sợi và vòng tanh lốp.

(2) Chế biến nguyên liệu

Phối trộn và luyện kín: Hỗn luyện cao su và các nguyên phụ liệu như: xỉ than, dầu, lưu huỳnh, các loại hóa chất (Kẽm oxit, Axit Stearic, nhựa cây,…) được trộn đều trong máy luyện kín. Trong quá trình luyện kín có phát sinh bụi và mùi hóa chất, tuy nhiên do thực hiện trong máy kín nên thường khối lượng phát sinh không cao. Lô chính sử dụng máy trộn nhập khẩu tiên tiến nhất từ Trng Quốc, Nhật Bản, Đức đo đó giảm số lượng công đoạn và mức tiêu thụ năng lượng; máy phụ trợ dưới hơn sử dụng máy đùn trục vít đôi và máy trộn cuối cùng sử dụng máy trộn nhập khẩu tiên tiến nhất, dây chuyền sản xuất trộn cuối cùng có thêm hệ thống quay cao su tự động giảm cường độ lao động.

Dây chuyền sản xuất cán đòi hỏi độ chính xác cao và độ căng đồng đều. Dự án sử dụng dây thép cuộn bốn trục loại S có độ chính xác cao nhập khẩu để chuẩn bị dây thép. Dây chuyền sản xuất được trang bị phòng trục chính dây thép và một bộ dây liên kết hoàn chỉnh. Bộ phận chính là thiết bị tải trước và uốn trước, với phép đo độ dày tự động, khoảng cách cuộn tự động và điều chỉnh nhiệt độ cuộn. Thiết bị có độ chính xác cao và có thể đảm bảo chất lượng cán. 04 máy luyện được sử dụng để cung cấp cao su cho máy cán để đảm bảo chất lượng của cao su và giảm tiêu thụ năng lượng.

Ép đùn, cán tráng, cắt dọc bằng máy: Sau khi luyện kín, hỗn hợp cao su được chuyển qua máy cán 2 trục xuất thành từng tấm, xong chuyển qua máy cắt. Tại đây, cao su được cắt thành từng dải để tạo hình lớp lót, mặt bên, mặt lốp. Các bộ phận bán thành phẩm này được lót lên 01 lớp vải nhằm hạn chế bụi bám lên về mặt, sau đó cuộn tròn lại lưu trữ, chờ chuyển sang công đoạn tiếp theo. Quá trình này được vận hành liên kết và tự động bao gồm: làm nguội, định độ dài, cắt bằng lập trình có độ chính xác cao, cân và thiết bị cuốn lấy phần bên lốp. Đối với từng loại sản phẩm lốp ô tô, xe tải hoặc xe đặc chủng mà kích thước của các lớp của cao su này khác nhau.

Tại dây chuyền ép đùn, dây chuyền sản xuất lớp cao su lót và máy cán 2 trục có tích hợp thiết bị làm mát để làm nguội tấm cao su, nước từ quá trình làm mát được tuần hoàn, tái sử dụng, không thải bỏ ra ngoài.

Song song với quá trình ép đùn tạo hình lớp lót, mặt bên và mặt lốp, Công ty thực hiện công đoạn cán dài mành thép/vải rèm sợi và vòng tanh lốp.

Cán tráng cao su lên các tấm vải mành: Giá nhả vải thành từng cuộn để chuyển sang bộ phận căng vải và làm sạch bằng chân không. Sau đó vải sẽ qua bộ phận định tâm rồi qua máy cán 4 trục để cán tấm cao su lên hai mặt vải. Tấm vải tráng cao su được bọc một lớp màng nhựa để chống bám dính, rồi chuyển đến máy chế tạo lốp, dùng để sản xuất khung lốp, tanh lốp, hông lốp.

Cán tráng cao su lên mành thép cũng được thực hiện trên dây chuyền máy cán 4 trục: các sợi mành thép từ giá lờ chỉ lần lượt đi qua các lược định hướng, phân phối đều các sợi mành trong tấm. Khi đi vào khe giữa trục giữa và trục trên máy cán tráng, chúng được tráng phủ lớp cao su lên bề mặt ở nhiệt độ 80-90oC. Khi giá cuộn ngừng hoạt động sẽ tiến hành cắt đoạn các tấm vải thép tráng cao su này theo kích thước tiêu chuẩn của lốp thiết kế.

Thiết bị cán tráng tấm cao su lên trên dây thép/vải rèm sợi là quá trình quan trọng của công nghệ sản xuất lốp xe. Dự án sẽ sử dụng máy cán dài vải rèm sợi và máy cán dài vải rèm dây thép sản xuất của Trung Quốc được lắp đặt tương ứng với thiết bị cung cấp cao su.

Dây thép vòng được mở, duỗi thẳng và được dẫn qua thiết bị bọc cao su. Sau đó được làm nguội rồi được quấn thành vòng dây thép tạo thành vòng tanh. Sau đó cung cấp lạnh và được lưu trữ cho quá trình sản xuất sử dụng.

Sau khi đã chuẩn bị xong các bộ phận của lốp xe, được chuyển sang công đoạn tạo hình lốp xe.

(3) Tạo hình lốp xe

Tạo hình lốp là công đoạn quan trọng, các bộ phận cấu thành lốp được tổ hợp tại công đoạn này. Độ chính xác của công đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến tính năng thành phẩm và tính năng sử dụng lốp sau này. Vì vậy, tại công đoạn này dự án sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, bán tự động, dưới sự hỗ trợ của công nhân lành nghề, được đào tạo chuyên nghiệp. Quá trình hình thành lốp xe được thực hiện qua các bước sau:

Các lốp xe được tạo định hình từ trong ra ngoài bao gồm: tầng lót, mặt bên lốp, vòng tanh, thân lốp, bề mặt lốp,…các bộ phân cấu thành nên lốp xe được đặt theo thứ tự trong một máy định hình lốp để đảm bảo tất cả các phần ở vị trí chính xác. Các bộ phận cấu thành lốp xe được các thiết bị tự động theo băng chuyền đưa đến trục quay để hình thành lốp, dưới sự hỗ trợ từ thao tác thủ công của công nhân để đặt các bộ phận lên đúng vị trí định sẵn. Công đoạn này sẽ tạo ra lốp xe tương đối hoàn chỉnh, được biết đến như một lốp xe non. Sau đó, lốp xe sẽ được chuyển đến quá trình lưu hóa.

(4) Lưu hóa

Các lốp xe non được công nhân vận chuyển đến xưởng lưu hóa. Tại đây, mỗi bánh xe được thiết bị tự động đưa vào một máy lưu hóa. Tùy theo yêu cầu hình dạng sản phẩm, mỗi bánh xe non sẽ được đưa vào một máy lưu hóa riêng biệt. Trong máy lưu hóa, dưới sự hỗ trợ nhiệt được cấp từ lò hơi ở nhiệt độ từ 130°C - 170°C, bánh xe non sẽ được lưu hoá với khuôn nóng trong một máy ép định hình kín, quá trình này sẽ nén tất cả các bộ phận của lốp với nhau và định hình lốp cuối cùng, bao gồm cả mẫu gai lốp và những mảng thành lốp mang tên nhà sản xuất. Sau quá trình lưu hóa lốp xe sẽ được làm lạnh và định hình tại sàn bơm khí cho lốp xe. Toàn bộ quá trình lưu hóa được thiết bị điện tử tự động kiểm soát nhiệt độ, hơi nén, thời gian lưu hóa. Mục đích sau khi lưu hóa lốp xe có kết cấu bền vững, chịu tải nặng và không bị phồng rộp. Công đoạn lưu hóa phát sinh chủ yếu là hơi hóa chất và nhiệt từ quá trình lưu hóa.

Tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng mà sản phẩm sau khi lưu hóa có thể trực tiếp chuyển sang công đoạn kiểm tra, thành phẩm hoặc chuyển sang công đoạn cắt gọt ba vớ (gai lốp) để loại bỏ gai lốp bên ngoài bề mặt lốp xe.

Tại công đoạn gắt gọt ba vớ: công nhân sử dụng máy cắt bằng phương pháp thủ công để loại bỏ gai lốp trên bề mặt lốp. Công đoạn này phát sinh chủ yếu là các gai lốp thừa.

(5) Vệ sinh khuôn lưu hóa

Sau công đoạn lưu hóa, khuôn lưu hóa được vệ sinh để loại bỏ dầu máy rò rỉ từ thiết bị lưu hóa bám trên bề mặt khuôn. Công ty bố trí 01 máy làm sạch khuôn của Trung Quốc phun cát tự động để vệ sinh khuôn luôn hóa, quy trình vệ sinh khuôn lưu hóa như sau: khuôn lưu hóa được cần cẩu trục đưa vào máy phun cát, sau đó dưới tác động của động cơ tự động điều khiển các vòi phun cát vệ sinh khuôn lưu hóa trong một thiết bị hoàn toàn kín, phần cát sau khi vệ sinh khuôn lưu hóa được tuần hoàn, tái sử dụng, không thải ra ngoài. Định kỳ khoảng 03 tháng/lần Công ty sẽ thay cát mới, khối lượng cát thải bỏ được thu gom, lưu trữ tạm thời tại kho chứa chất thải nguy hại để xử lý cùng với chất thải nguy hại phát sinh tại Dự án.

(6) Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Kiểm tra chất lượng sản phẩm là một công đoạn quan trọng để kiểm tra toàn diện và kiểm soát chặt chẽ chất lượng của lốp xe. Công đoạn kiểm tra này dự án sử dụng thiết bị kiểm tra bằng máy X-quang để kiểm tra các chi tiết lỗi tiềm ẩn bên trong lốp xe, đồng thời kiểm tra độ cân bằng và bọt khí trong lốp xe. Máy X-Quang được được trong phòng kín nhằm hạn chế ảnh hưởng đến công nhân làm việc trong nhà xưởng. Quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng máy X-Quang được trình bày như sau: sau khi hoàn thiện công đoạn lưu hóa, sản phẩm theo băng chuyền tự động đưa đến phòng X-quang. Tại đây, Công ty sử dụng thiết bị tay gắp tự động để đưa lốp xe vào phòng X-quang, sau đó đóng kín cửa, trong phòng X-quang, sản phẩm được quét tia X kiểm tra thành phẩm. Sau khi quét tia X xong, lốp đạt chất lượng sẽ được tay gắp tự động gắp ra khỏi phòng X-Quang, sau đó công nhân sử dụng xe nâng chuyển đến kho đóng gói, lưu trữ. Đối với lốp không đạt chất lượng sẽ phải loại bỏ thành chất thải rắn sản xuất, không thể quay lại để điều chỉnh cho đạt tiêu chuẩn.

Ngoài kiểm tra bằng máy X – quang, lốp cao su còn được qua các máy kiểm tra cân bằng động/tĩnh, kiểm tra độ đồng đều của lốp, độ bền, kiểm tra nổ thủy lực trước khi cho nhập kho lưu trữ.

Lốp đạt chất lượng sẽ được chuyển đến kho lưu trữ. Đối với lốp có chổ thiếu sót ở bề ngoài sẽ được cắt gọt, điều chỉnh để đạt tiêu chuẩn sau đó mới được chuyển vào trong kho lưu trữ.

Tất cả các thành phần nguyên liệu đầu vào và các bán thành phẩm đều được kiểm tra tính năng cơ lý từng công đoạn bằng thiết bị chuyên dùng trong phòng thí nghiệm. Công ty có có bố trí khu vực phòng thí nghiệm trong xưởng sản xuất.

Quy trình sản xuất lốp xe bao gồm: trộn cao su - bán thành phẩm (cán, ép, lót, tanh lóp) - cắt – tạo hình - lưu hóa - kiểm tra chất lượng - thành phẩm.

Trong số đó, hệ thống phụ trợ cho trộn cao su, hệ thống cân và dây chuyền sản xuất trộn nội bộ đều được sản xuất tự động, quy trình sản xuất bán thành phẩm, ép đùn, dây chuyền sản xuất lót đều được sản xuất tự động, và quy trình tanh lốp là sản xuất phụ trợ thủ công tất cả đều được sản xuất tự động. Quá trình kiểm tra chất lượng có kiểm tra thủ công và kiểm tra tự động. Kho hàng là kho chứa thành phẩm và việc lưu trữ được tự động hóa.Công ty áp dụng công nghệ hiện đại, máy móc vận hành đa số đều được tự động hóa tạo năng suất sản xuất cao, chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh. Cải thiện mạnh mẽ (thống nhất) sản phẩm, tăng tính nhất quán của sản phẩm đầu ra, giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi thải ra môi trường.

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm: Lốp xe toàn thép: 1.200.000 sản phẩm tương đương 69.600 tấn/năm

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC

1.4.1. Nhu cầu nguyê​n liệu, hóa chất dùng cho sản xuất

Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho hoạt động sản xuất 1.200.000 sản phẩm/năm là 74.294,795 tấn/năm được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho Dự án

STT

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Khối lượng

Nguồn cung cấp

Mục đích sử dụng

Nguyên vật liệu

1

Cao su thiên nhiên

Tấn/năm

26.598

Việt Nam và Đài Loan

Sử dụng trong quá trình lưu hóa

2

Cao su tổng hợp

Tấn/năm

3.716,4

3

Phụ liệu (xỉ than trắng/xỉ than)

Tấn/năm

15.719,4

4

Dầu

Tấn/năm

411

5

Các phụ liệu cao su khác

Tấn/năm

4.423,2

6

Lưu huỳnh

Tấn/năm

827,4

7

Chất xúc tác

Tấn/năm

402,6

8

Cốt liệu sợi thép

Tấn/năm

16.775,4

Việt Nam và Đài Loan

Sử dụng trong công đoạn cán dài mành thép/vải rèm sợi và vòng tanh lốp

9

Nguyên liệu sợi

Tấn/năm

30

10

Cát

Tấn/năm

6,0

Việt Nam

Vệ sinh khuôn lưu hóa

Tổng cộng

Tấn/năm

68.909,4

-

 

Nhiên liệu, hóa chất

1

Dầu DO, xăng

Tấn/năm

0,315

Việt Nam

Sử dụng cho các xe nâng, vận chuyển hàng

2

Oxit kẽm (ZnO)

Tấn/năm

860,4

Việt Nam

Sử dụng trong quá trình lưu hóa

3

Axit Stearic (C18H36O2)

Tấn/năm

1.377,6

Việt Nam

4

Nhựa (SAP)

Tấn/năm

1.896,6

Việt Nam

5

Than

Tấn/năm

1.250

Việt Nam hoặc Nhập khẩu

Dùng làm nguyên liệu đốt cho lò hơi. Công ty không sử dụng hóa chất cho việc xả cặn lò hơi

6

Chlorine

Tấn/năm

0,48

Việt Nam

Dùng cho hệ thống xử lý nước thải

Tổng cộng

Tấn/năm

5.385,395

 

 

Đặc tính của nguyên liệu sử dụng:

Thành phần và tính chất của một số nguyên vậy liệu và hóa chất sử dụng cho Dự án được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.4: Thành phần và tính chất của một số nguyên vật liệu sử dụng tại Dự án

STT

Tên nguyên liệu

Thành phần, tính chất

Nguyên vật liệu

1

Phụ liệu (xỉ than trắng/xỉ than)

Xỉ than là một loại vật liệu được tạo ra bởi quá trình đốt cháy không hoàn toàn các sản phẩm dầu nặng. Là làm chất màu và giai đoạn gia cường trong lốp xe ô tô.

2

Dầu

Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ, thuộc phân đoạn nặng, có thành phần là Hydrocarbon mạch thẳng giúp làm mềm các loại cao su tổng hợp, cao su tự nhiên.

3

Lưu huỳnh

Ở nhiệt độ phòng, lưu huỳnh là một chất rắn xốp màu vàng nhạt.

Lưu huỳnh là chất lưu hóa được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp cao su, hiệu quả cho vật liệu đàn hồi có chứa các nối đôi chưa bão hòa. Lưu huỳnh này nóng chảy ở 115 oC, trong điều kiện nhiệt độ cán luyện cao, lượng lưu huỳnh này tan hoàn toàn trong cao su.

4

Chất xúc tác

Hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh giúp rút ngắn thời gian lưu hóa cao su.

Nhiên liệu, hóa chất

1

Oxit kẽm (ZnO)

Dạng bột màu trắng, ko mùi, không phân hủy ở nhiệt độ thường, dễ tan trong môi trường kiềm, axit, không tan trong cồn. Nhiệt độ nóng chảy cao 1975oC, khi nung nóng trên 3000C kẽm oxit sẽ chuyển sang màu vàng khi làm lạnh lại sẽ chuyển về màu trắng ban sơ, tan rất ít trong nước và dầu, không độc và bị biến màu khi để trong không khí ở nhiệt độ thường.

Kẽm oxit khá an toàn lúc tiếp xúc trực tiếp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, giảm thiểu ánh nắng chiếu vào trực tiếp, tránh nước, nơi mang độ ẩm cao, hạn chế xa tầm tay con nhỏ, tránh để sắp thực phẩm của người và vật nuôi trong nhà.

Khoảng 50% ZnO sử dụng trong lưu hóa cao su, ZnO phụ gia cũng kiểm soát cho cao su khỏi nấm và ánh sáng UV.

2

Axit Stearic (C18H36O2)

Axít stearic là chất rắn màu trắng, là một axít béo no có công thức: CH3-(CH2)16-COOH. Chất này hiện diện trong nhiều dầu mỡ động vật và thực vật, trong bơ ca cao và bơ hạt mỡ

Axit Stearic được ứng dụng chủ yếu trong sản xuất chất làm khô dạng stearat khô, chất bôi trơn, làm bóng bề mặt giầy và kim loại, chất phủ bề mặt, giấy gói thức ăn, xà phòng, tác nhân phân tán và làm mềm cao su. Đây là chất dẻo bổ sung không độc hại.

3

Nhựa (Sap)

Hỗ trợ trong quá trình tạo hình sản phẩm

1.4.2. Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn cung cấp điện cho các hoạt động sinh hoạt, chiếu sáng khi dự án được lấy từ trạm biến áp của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG. Nhu cầu sử dụng điện năng khoảng 5.262.286 kWh/tháng

>>> XEM THÊM: Đề xuất xin giấy phép môi trường của dự án mở rộng nhà máy sản xuất thực phẩm

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha