Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm da

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm da thời trang cao cấp với công suất 5.000.000 m2 da thành phẩm/năm (tương đương với 8.000 tấn da thành phẩm/năm).

Ngày đăng: 14-07-2025

32 lượt xem

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................ 1

1.1.  THÔNG TIN VỀ CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................................................. 1

1.2.  THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................................................................... 1

1.2.1.   Tên dự án đầu tư....................................................................................................... 1

1.2.2.   Địa điểm thực hiện dự án đầu tư................................................................................ 1

1.2.3.   Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp............................ 1

1.2.4.   Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư....................................................................... 1

1.2.5.   Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư.. 2

1.2.6.   Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so

với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường...... 2

1.2.7.   Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án................................................... 2

1.2.8.   Quy mô của dự án đầu tư.......................................................................................... 2

1.2.9.   Yếu tố nhạy cảm về môi trường.................................................................................. 2

1.2.10.   Phân nhóm dự án đầu tư......................................................................................... 5

1.2.11.   Phân kỳ giai đoạn đầu tư......................................................................................... 5

1.3.   CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................... 9

1.3.1.   Công suất của dự án đầu tư..................................................................................... 9

1.3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư..................................................................... 10

1.3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư.................................................................................... 13

1.4.    NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 14

1.4.1.   Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu.............................................................................. 14

1.4.2.   Nhu cầu sử dụng hóa chất........................................................................................ 15

1.4.3.   Nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư........................................................ 42

1.5.   CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................... 54

1.5.1.   Cơ cấu sử dụng đất của dự án.................................................................................. 54

1.5.2.   Danh mục các công trình xây dựng của dự án........................................................ 54

1.5.3.   Tổ chức quản lý thực hiện dự án.............................................................................. 71

1.5.4.   Khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định................................................ 71

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........... 72

2.1.   SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG..... 72

2.1.1.   Sự phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.......................................... 72

2.1.2.   Sự phù hợp với quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.......................................... 73

2 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...75

2.2.1.   Đối với nước thải....................................................................................................... 75

2.2.2.   Đối với bụi và khí thải................................................................................................ 76

2.2.3.   Đánh giá chung sự phù hợp đối với khả năng chịu tải của môi trường................. 78

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...... 7tı

3.1.   CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI............... 79

3.1.1.   Công trình thu gom và thoát nước mưa............................................................. 79

3.1.2.   Công trình thu gom, thoát nước thải................................................................. 83

3.1.3.   Công trình xử lý nước thải đã được xây dựng................................................... 94

3.1.4.   Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục............................. 125

3.2.   CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI ĐÃ ĐƯỢC LẮP ĐẶT..................... 126

3.2.1.   Công trình thu gom bụi, khí thải trước khi được xử lý......................................... 126

3.2.2.   Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt........................................ 176

3.3.   CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG...206

3.3.1.   Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt............................................................ 206

3.3.2.   Công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường................................ 209

3.4.   CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI.................... 213

3.4.1.   Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh................................................ 213

3.4.2.   Công trình lưu giữ chất thải nguy hại..................................................................... 215

3.4.3.   Biện pháp chuyển giao chất thải nguy hại............................................................. 217

3.5.   CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG............................ 218

3.5.1.   Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..................................... 218

3.5.2.   Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung...................................... 221

3.6.   PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG............................. 221

3.6.1.   Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nước thải...................................... 221

3.6.2.   Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với bụi, khí thải................................... 225

3.6.3.   Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất................................................... 231

3.6.4.   Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ....................................................................... 238

3.7.   NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐTM................................ 242

3.7.1.   Nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt ĐTM.............................................. 242

3.7.2.   Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi................................................ 243

3.8.  CÁC NỘI DUNG TIẾP TỤC THỰC HIỆN THEO QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..... 250

3.8.1.   Thông tin về dự án đầu tư giai đoạn 2.................................................................... 251

3.8.2.   Các tác động môi trường của giai đoạn 2............................................................... 255

3.8.3.   Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư....................... 257

3.8.4.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác................................................ 260

3.8.5.   Chương trình quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động theo cam kết của chủ Dự án...... 261

3.8.6.   Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác................................................................. 263

CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........................... 265

4.1.   NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI........................................... 265

4.2.   NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI BỤI, KHÍ THẢI......................................... 265

4.2.1.   Nguồn phát sinh khí thải.......................................................................................... 265

4.2.2.   Lưu lượng xả khí thải tối đa..................................................................................... 266

4.2.3.   Dòng khí thải............................................................................................................. 266

4.2.4.   Chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo dòng khí thải................................................ 267

4.2.5.   Vị trí, phương thức xả khí thải.................................................................................. 268

4.3.   NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG............................... 269

4.3.1.   Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.......................................................................... 269

4.3.2.   Vị trí nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.................................................................. 269

4.3.3.   Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung.................................................................. 270

CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN... 271

5.1.   KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI.......... 271

5.1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................................... 271

5.1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý.......................................... 272

5.2.   CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT...... 273

5.2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................... 273

5.2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.............................................. 275

5.3.   KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM..................... 276

CHƯƠNG 6. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................. 277

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. THÔNG TIN VỀ CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

+Tên chủ dự án đầu tư: CÔNG TY TNHH .........

Mã số thuế: .......

+ Địa chỉ văn phòng: Khu công nghiệp Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: (Ông) ..........

Điện thoại:........; Fax:……………; E-mail:..…..…………

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án .... do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình cấp chứng nhận lần đầu ngày 01/02/2019, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 02 ngày 31/5/2024.

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên, mã số doanh nghiệp ..... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp đăng ký lần đầu ngày 12/02/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày 27/12/2023.

1.2.THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2.1. Tên dự án đầu tư

"Nhà máy sản xuất các sản phẩm da”

(gọi tắt là Dự án)

1.2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Địa điểm thực hiện dự án: ......Khu công nghiệp Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

1.2.3.Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án ..... do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình cấp chứng nhận lần đầu ngày 01/02/2019, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 02 ngày 31/5/2024.

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên, mã số doanh nghiệp ..... do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp đăng ký lần đầu ngày 12/02/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày 27/12/2023.

1.2.4.Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan phê duyệt Chủ trương đầu tư: Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình.

1.2.5.Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình.

Cơ quan cấp các loại giấy phép liên quan môi trường: UBND tỉnh Ninh Bình.

1.2.6. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

+ Quyết định số 19/QĐ-BQL ngày 01/02/2019 của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất các sản phẩm da” của Công ty ....... tại Khu công nghiệp Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

+ Văn bản số 1918/STNMT-MTBĐ ngày 25/7/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình về việc hướng dẫn thủ tục môi trường đối với dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm da tại Khu công nghiệp Khánh Phú, huyện Yên Khánh của Công ty TNHH ....

1.2.7.Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án

+ Căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ..... được cấp bởi Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình (chứng nhận điều chỉnh lần thứ 02) ngày 31/5/2024, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án là: Sản xuất các sản phẩm da thời trang cao cấp (mã ngành theo VSIC: 1511).

1.2.8.Quy mô của dự án đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, quy mô của dự án đầu tư được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B và nhóm C.

Căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án ......, chứng nhận lần đầu ngày 01/02/2019, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 02 ngày 31/5/2024 của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình, tổng mức đầu tư của Dự án là 1.471.050.000.000 đồng (tương đương với 1.471,05 tỷ đồng).

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15 ngày 29/11/2024, Dự án thuộc nhóm B.

1.2.9. Yếu tố nhạy cảm về môi trường

Theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP), việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường được quy định như sau:

Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố nhạy cảm và đối tượng tác động

TT

Tiêu chí xác định yếu tố nhạy cảm

Hiện trạng

Yếu tố nhạy cảm

 

 

 

 

 

 

1

Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có địa điểm thực hiện nằm trên: Phường của đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III và loại IV theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị, trừ dự án có đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định mà không phát sinh bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý

Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; nằm trong KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, (không nằm trong nội thành, nội thị)

 

 

 

 

 

Không có yếu tố nhạy cảm

 

 

 

 

2

Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường hoặc trường hợp dự án có đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định

Dự án đấu nối nước thải vào KCN Khánh Phú (không xả nước thải sau xử lý trực tiếp ra ngoài môi trường)

 

 

 

Không có yếu tố nhạy cảm

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp hoặc thủy sản, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thuỷ sản, vùng đất ngập nước quan trọng, khu dự trữ sinh quyển, di sản thiên nhiên thế giới và thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d cột (3) số thứ tự 7a Phụ lục III Nghị định này (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ có một hoặc các mục tiêu: Phục vụ quản lý bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng cháy, chữa cháy rừng; lâm sinh)

 

Dự án nằm trong KCN Khánh Phú nên không sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, lâm nghiệp hoặc thủy sản, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên,

 

 

 

 

 

 

 

Không có yếu tố nhạy cảm

TT

Tiêu chí xác định yếu tố nhạy cảm

Hiện trạng

Yếu tố nhạy cảm

 

 

 

 

 

 

4

Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu di sản thế giới, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau: Dự án chỉ có một hoặc các mục tiêu: Bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông)

Dự án nằm trong KCN Khánh Phú nên không sử dụng đất, đất có mặt nước của khu di sản thế giới, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng…

 

 

 

 

 

Không có yếu tố nhạy cảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với diện tích đất chuyển đổi quy định tại cột (3) số thứ tự 7c Phụ lục III Nghị định này; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên và thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d cột (3) số thứ tự 7b Phụ lục III Nghị định này (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ có một hoặc các mục tiêu: Phục vụ quản lý, bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng cháy, chữa cháy rừng; lâm sinh)

Dự án nằm trong KCN Khánh Phú nên không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên thế giới,…

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có yếu tố nhạy cảm

 

 

6

 

Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng

Dự án nằm trong KCN Khánh Phú nên không có yêu cầu di dân, tái định cư

 

Không có yếu tố nhạy cảm

Kết luận: Dự án Nhà máy ..... không yếu tố nhạy cảm môi trường

1.2.10.Phân nhóm dự án đầu tư

Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, dự án đầu tư được phân thành nhóm I, II, III và IV.

Căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 8719241605, chứng nhận lần đầu ngày 01/02/2019, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 02 ngày 31/5/2024 của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình, mục tiêu của Dự án là sản xuất các sản phẩm da thời trang cao cấp với công suất 5.000.000 m2 da thành phẩm/năm (tương đương với 8.000 tấn da thành phẩm/năm).

Căn cứ theo Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025, Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ ô nhiễm môi trường với công suất trung bình (số thứ tự 6, Mục I, Phụ lục II) và số thứ tự 1, Mục I, Phụ lục IV, dự án thuộc nhóm II.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2019, Giấy phép môi trường của Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh Ninh Bình.

1.2.11.Phân kỳ giai đoạn đầu tư

Căn cứ theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (đã được phê duyệt tại Quyết định số 19/QĐ-BQL ngày 01/02/2019), tổng công suất sản xuất ổn định 5.000.000 m2/năm, được phân kỳ giai đoạn đầu tư cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn đề nghị cấp Giấy phép môi trường. công suất sản xuất là 3.000.000 m2/năm.

+ Giai đoạn 2: Giai đoạn triển khai tiếp theo, công suất sản xuất là 2.000.000 m2/năm.

Trong giai đoạn 1, Dự án tiến hành xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng của nhà máy, đồng thời lắp đặt một phần máy móc, thiết bị sản xuất để đảm bảo công suất sản xuất 3.000.000 m2 da thành phẩm/năm.

Trong giai đoạn 2, Dự án chỉ lắp đặt thêm thiết bị máy móc để đảm bảo thêm công suất sản xuất 2.000.000 m2 da thành phẩm/năm, đưa tổng công suất của nhà máy lên 5.000.000 m2 da thành phẩm/năm (cụ thể như bảng dưới đây).

Bảng 1.2. Tổng hợp phân kỳ giai đoạn đầu tư xây dựng của dự án

TT

Hạng mục

Số tầng

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng diện tích sàn (m2)

Giai đoạn 1 (giai đoạn đề nghị cấp phép)

Giai đoạn 2

Ghi chú

1

Kho nguyên liệu + xưởng sản xuất 1 (X1)

1

8.495,3

8.765,9

8.765,9

0

Hoàn thành GĐ1

2

Xưởng sản xuất 2 (X2)

2

9.457,0

12.236,0

12.236,0

0

Hoàn thành GĐ1

3

Xưởng sản xuất 3 (X3)

1

4.006,0

4.006,0

4.006,0

0

Hoàn thành GĐ1

4

Xưởng sản xuất 4 (X4)

2

9.457,0

10.758,6

10.758,6

0

Hoàn thành GĐ1

5

Kho thành phẩm + xưởng sản xuất 5 (X5)

2

6.848,0

9.471,7

9.471,7

0

Hoàn thành GĐ1

6

Xưởng sản xuất 6 (X6)

2

3.540,0

7.080,0

7.080,0

0

Hoàn thành GĐ1

7

Nhà bảo vệ (B1)

2

624,0

1.270,8

1.270,8

0

Hoàn thành GĐ1

8

Nhà bảo vệ (B2)

1

253,0

253,0

253,0

0

Hoàn thành GĐ1

9

Nhà bảo vệ (B3)

1

31,0

31,0

31,0

0

Hoàn thành GĐ1

10

Nhà văn phòng (H1)

3

916,3

2.748,9

2.748,9

0

Hoàn thành GĐ1

11

Nhà để xe (H2)

1

634,2

634,2

634,2

0

Hoàn thành GĐ1

12

Nhà để xe (H3)

1

2.496,6

2.496,6

2.496,6

0

Hoàn thành GĐ1

13

Nhà nghỉ ca chuyên gia (H4)

3

1.838,0

5.473,6

5.473,6

0

Hoàn thành GĐ1

14

Nhà nghỉ ca công nhân (H5)

1

1.823,0

1.823,0

1.823,0

0

Hoàn thành GĐ1

15

Nhà kho (K1) - Kho hóa chất số 01

1

1.846,0

1.846,0

1.846,0

0

Hoàn thành GĐ1

16

Nhà kho (K3) - Kho hóa chất số 02

1

800,0

800,0

800,0

0

Hoàn thành GĐ1

17

Nhà máy nén khí, trạm điện (K2)

1

672,0

672,0

672,0

0

Hoàn thành GĐ1

18

Nhà nồi hơi (K4)

1

1.098,0

1.098,0

1.098,0

0

Hoàn thành GĐ1

19

Nhà cơ điện (K5)

2

668,0

887,4

887,4

0

Hoàn thành GĐ1

20

Bể nước sinh hoạt ngầm (P1), 250 m3

1

168,0

168,0

168,0

0

Hoàn thành GĐ1

TT

Hạng mục

Số tầng

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng diện tích sàn (m2)

Giai đoạn 1 (giai đoạn đề nghị cấp phép)

Giai đoạn 2

Ghi chú

21

Bể nước PCCC + sản xuất (P5), 3000 m3

1

1.600,0

1.600,0

1.600,0

0

Hoàn thành GĐ1

22

Hành lang cầu NC1

1

94,5

94,5

94,5

0

Hoàn thành GĐ1

23

Hành lang cầu NC2

1

97,5

97,5

97,5

0

Hoàn thành GĐ1

24

Hành lang cầu NC3

2

97,5

198,5

198,5

0

Hoàn thành GĐ1

25

Hành lang cầu NC4

1

112,8

112,8

112,8

0

Hoàn thành GĐ1

26

Hành lang cầu NC5

1

112,8

112,8

112,8

0

Hoàn thành GĐ1

27

Hành lang cầu NC6

1

107,4

107,4

107,4

0

Hoàn thành GĐ1

28

Hành lang cầu NC7

1

189,0

183,6

183,6

0

Hoàn thành GĐ1

29

Hành lang cầu NC8

1

189,0

183,6

183,6

0

Hoàn thành GĐ1

30

Kho chất thải nguy hại (K6)

1

432,0

432,0

432,0

0

Hoàn thành GĐ1

31

Kho chất thải thông thường, sinh hoạt (K7)

1

540,0

540,0

540,0

0

Hoàn thành GĐ1

32

Trạm xử lý nước thải (P2)

1

5.123,0

5.123,0

5.123,0

0

Hoàn thành GĐ1

33

Bãi phơi bùn (P3)

1

611,0

611,0

611,0

0

Hoàn thành GĐ1

34

Hồ sự cố (15.000 m3) (P4)

-

9.531,6

9.531,6

9.531,6

0

Hoàn thành GĐ1

35

Trạm bơm hồ sự cố (P4*)

1

68,4

68,4

68,4

0

Hoàn thành GĐ1

36

Nhà vệ sinh 1 (V1)

1

56,0

56,0

56,0

0

Hoàn thành GĐ1

37

Nhà vệ sinh 2 (V2)

1

80,0

80,0

80,0

0

Hoàn thành GĐ1

38

Nhà vệ sinh 3 (V3)

1

56,0

56,0

56,0

0

Hoàn thành GĐ1

39

Nhà vệ sinh 4 (V4)

1

56,0

56,0

56,0

0

Hoàn thành GĐ1

40

Đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác

-

40.579,1

40.579,1

40.579,1

0

Hoàn thành GĐ1

41

Cây xanh cảnh quan (ĐCX)

-

32.085,0

32.085,0

32.085,0

0

Hoàn thành GĐ1

1.3.CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.3.1.Công suất của dự án đầu tư

Căn cứ theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (đã được phê duyệt tại Quyết định số 19/QĐ-BQL ngày 01/02/2019), tổng công suất sản xuất ổn định 5.000.000 m2/năm, được phân kỳ giai đoạn đầu tư cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn đề nghị cấp Giấy phép môi trường: 3.000.000 m2/năm.

Giai đoạn 2: Giai đoạn triển khai tiếp theo, công suất 2.000.000 m2/năm.

Căn cứ vào tình hình thực tế đầu tư của dự án, Công ty TNHH ....đề xuất phạm vị cấp giấy phép môi trường cho Giai đoạn 1 của dự án với công suất 3.000.000 m2 da thành phẩm/năm.

1.3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của dự án

Thuyết minh quy trình công nghệ

Quá trình sản xuất của nhà máy được chia thành 2 quy trình: Quy trình hoàn thành ướt và quy trình hoàn thành khô, cụ thể như sau:

Quy trình hoàn thành ướt

Bước 1: Tính định mức nguyên liệu cần sử dụng theo đơn đặt hàng để chuẩn bị da nguyên liệu dùng cho cả đơn hàng (da nguyên liệu đã qua công đoạn thuộc da được nhập từ Mỹ, Ý, Brazil, Argentina, Nam Phi hoặc Đức về lưu trữ tại kho nguyên liệu của nhà máy).

Da nguyên liệu sẽ được cho vào những thùng quay chuyên dụng để cấp nước và hồi ẩm cho da. Công đoạn này sử dụng thùng quay hồi ẩm và băng chuyền nguyên liệu vận chuyển da đến khâu tiếp theo.

Công đoạn này phát sinh nước thải với thành phần chủ yếu là BOD5, COD, SS, Cl-. Nước thải được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của KCN Khánh Phú.

Bước 2: Sau khi hồi ẩm, da nguyên liệu sẽ được đưa qua máy ép nước chuyên dụng để ép nước thừa trong da. Công đoạn này sử dụng máy ép nước, hệ thống băng chuyền tự động và máy xếp chồng. Nước thải có thành phần chủ yếu là BOD5, COD, SS, Cl-.

Bước 3: Sau khi ép nước, da được đưa qua máy gọt da thô để gọt lớp da thô ráp trên bề mặt da nhằm hiệu chỉnh lại độ dày của da chính xác theo yêu cầu.

Công nhân sẽ phân loại những miếng da không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu, sau đó cân định lượng, nhập kho bán lại cho đơn vị trong nước và nước ngoài. Nước thải có thành phần chủ yếu BOD5, COD, SS, Cl-.

Bước 4: Sau khi gọt da nhằm hiệu chỉnh chính xác độ dày, da sẽ được tiếp tục đưa vào máy bào để điều chỉnh độ dày của da và làm cho bề mặt da mịn hơn. Công đoạn này sử dụng máy bào da thô, băng chuyền vụn da. Chất thải phát sinh là vụn da và nước thải thành phần chủ yếu BOD5, COD, SS, Cl-.

Bước 5: Căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng, da sẽ được thuộc lại để thay đổi tính chất của da theo yêu cầu của Khách hàng. Quá trình này được xử lý trong các thùng quay kín.

Công đoạn này sẽ sử dụng một số hóa chất, chất phụ gia ôn hòa có tác dụng làm mềm da như: Acrylic resin, aldehyde, ammoniac, crom sulfat, dye, formic acid, oxalic acid, titanium dioxide, paraffins, polysiloxan, wax…

Các hóa chất này được nạp vào thùng quay kín bằng các máy tự động. Công đoạn này phát sinh nước thải và mùi hóa chất. Sau quá trình thuộc lại da, các hóa chất một phần sẽ được trung hòa và cố định trong da, một phần thải theo dòng nước thải. Công đoạn này kéo dài khoảng 16h. Các phản ứng xảy ra trong quá trình thuộc lại da được mô tả theo phản ứng tổng hợp dưới đây: Tanin - OH + Cr3+  →  Tanin - O - Cr2+ + H+

Nhuộm: Đây là công đoạn sử dụng phẩm nhuộm aniline tạo màu cho da thuộc. Quá trình nhuộm được nhuộm xuyên ở nhiệt độ khoảng 40oC. Cuối cùng cần hãm phẩm bằng dung dịch axit (cụ thể các chất Compound organic acid, Oxalic Acid).

Ăn dầu: Đây là công đoạn tạo độ mềm dẻo, xốp và cảm quan cho da thuộc. Trong công đoạn này sử dụng các tác nhân ăn dầu là dầu động vật, dầu cá, dầu thực vật, dầu tổng hợp được sunphat hoá hay sulphit hóa. Cuối cùng cần hãm phẩm bằng dung dịch axit (compound organic acid, oxalic acid).

Trong công đoạn thuộc lại da - nhuộm - ăn dầu là các công đoạn phát sinh nước thải chính với lưu lượng khoảng 689 m3/ngày với thành phần chủ yếu là BOD5, COD, SS, Cl-, Cr3+, S2-, tổng nitơ, SO42-.

Quá trình hoàn thành khô

Bước 6: Sau khi da đã được thuộc lại - nhuộm màu - ăn dầu, da sẽ được đưa sang công đoạn ép nước căng da. Công đoạn này có phát sinh nước thải với thành phần chủ yếu là BOD5, COD, SS, Cl-, Cr3+

Bước 7: Sau khi ép nước căng da, da sẽ trải qua công đoạn sấy khô. Tùy vào từng đơn hàng và yêu cầu về chất lượng mà da sẽ được sấy khô bằng những phương pháp khác nhau cho phù hợp, bao gồm: sấy chân không, sấy nhiệt độ thấp, phơi sáng để da khô hoàn toàn theo yêu cầu; Sấy khô bằng nhiệt độ cao 60 - 70oC. Công đoạn này sử dụng máy sấy khô bằng nhiệt độ cao. Nước thải có thành phần chủ yếu BOD5, COD, SS, Cr3+, tổng nitơ, SO42-.

Bước 8: Sau khi sấy khô da, da sẽ bị cứng nên phải làm mềm da lại bằng máy. Sử dụng máy dập mềm da để làm mềm da bằng cơ học. Dưới tác động dập cơ học của máy sẽ làm thay đổi cấu trúc da và làm cho da có độ mềm mại. Tại công đoạn này phát sinh tiếng ồn và độ rung.

Bước 9: Sau khi da được làm mềm bằng cơ học, da sẽ được đưa qua máy bào đánh bóng da, tăng tính thẩm mỹ cho da. Công đoạn này phát sinh bụi da, da vụn.

Bước 10: Sau khi làm mềm, da sẽ được lăn một lớp chất kết dính để tăng độ bền và chất lượng sản phẩm. Công đoạn này sử dụng một số chất phụ gia như: anti spew agent, finish oil, finish paraffin. Sau đó sấy khô (phát sinh hơi VOCs).

Bước 11: Phun sơn trên bề mặt da để da có độ màu đồng đều. Da sẽ được phun sơn trong những buồng phun sơn sấy khô kín và sử dụng một số chất phụ gia như: Finish acrylic resin, acrylic compound, casein, crosslink, dye stuff, pigment. Công đoạn này sử dụng máy phun sơn tự động, buồng phun sơn (bụi sơn, VOCs).

Bước 12: Sau khi in họa tiết trên bề mặt, da sẽ được cho vào các thùng quay kín để làm mềm da. Công đoạn này sử dụng thùng quay làm mềm (milling drum) và không sử dụng hóa chất.

Bước 13: Sau khi sơn, da sẽ được ép họa tiết trên bề mặt da. Công đoạn này sử dụng máy ép họa tiết thủy lực. Công đoạn này phát sinh tiếng ồn.

Bước 14: Sau đó, da sẽ được là bóng bề mặt qua máy là bóng để xử lý bề mặt da theo yêu cầu của khách hàng. Công đoạn này phát sinh tiếng ồn.

Bước 15: Sau khi là bóng, da sẽ được phân loại theo chất lượng sản phẩm và cắt loại bỏ phần da bị hỏng / lỗi để đảm bảo chất lượng. Phần da bị hỏng được xử lý như chất thải rắn.

Bước 16: Kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối, đo diện tích bề mặt da và cân thành phẩm, đóng gói theo quy chuẩn.

Bước 17: Nhập kho và xuất hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng.

1.3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm của dự án đầu tư là da thời trang cao cấp sau khi qua quá trình hoàn thành ướt, hoàn thành khô để trở thành các thành phẩm có màu sắc đẹp, đồng màu hơn, độ đàn hồi của da tốt hơn, không thấm nước.

Hình 1.2. Hình ảnh minh họa sản phẩm của dự án

>>> XEM THÊM: Dự án trồng cây lâu năm, cây ăn trái kết hợp chăn nuôi hữu cơ

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu - Khu phố 7, Phường Tân Định, TP.HCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, Phường Gia Định, TP.HCM

ĐT: (08) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 0903 649 782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903 649 782 - 028 35146426

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm