Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm

Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm

Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm

  • Mã SP:GPMT nmxs DP
  • Giá gốc:150,000,000 vnđ
  • Giá bán:145,000,000 vnđ Đặt mua

Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm và sản xuất thực phầm chức năng

MỤC LỤC

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

1.2. Tên dự án đầu tư

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.2.1.1. Quy trình sản xuất Thực phẩm chức năng

1.3.2.1.2. Quy trình sản xuất Dược phẩm dành cho người

1.3.2.1.3. Công nghệ sản xuất mỹ phẩm

1.3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

1.5.1. Danh mục các máy móc thiết bị cần cho hoạt động của dự án

1.5.2. Tiến độ thực hiện dự án

1.5.3. Tổng vốn đầu tư

1.5.4. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG      CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Chương III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Chương IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư

4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

4.1.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

4.1.1.1.1. Nguồn gây tác động đến môi trường không khí

4.1.1.1.2. Nguồn gây tác động đến môi trường nước

4.1.1.1.3. Chất thải rắn

4.1.1.2. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

4.1.2. Các, biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

4.1.2.1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nước thải

4.1.2.2. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn

4.1.2.3. Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải

4.1.2.4. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

4.1.2.5. Giảm thiểu các tác động văn hóa – xã hội

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

4.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải

4.2.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí

4.2.1.1.2. Tác động tới môi trường nước

4.2.1.1.3. Tác động của chất thải rắn

4.2.1.2.4. Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải

4.2.1.2.5. Dự báo những sự cố trong giai đoạn vận hành của dự án

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất  thực hiện

4.2.2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước

4.2.2.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải

4.2.2.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn

4.2.2.4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung và đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường

4.2.2.5. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường xảy ra trong quá trình vận hành của dự án

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải

4.3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

4.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT

4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

Chương V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

Chương VI. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

6. 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

6.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

6.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

Chương VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

7.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

7.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

7.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

PHỤ LỤC BÁO CÁO

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC HIỆU VIẾT TẮT

KCN : Khu công nghiệp

CTR : Chất thải rắn

CTNH : Chất thải nguy hại

BTCT : Bê tông cốt thép

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

KT-XH : Kinh tế - xã hội

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

COD : Nhu cầu oxi hóa học

BOD5 : Nhu cầu oxi sinh học

DO : Hàm lượng oxi hòa tan

SS : Chất rắn lơ lửng

WHO : Tổ chức Y tế thế giới

NXB : Nhà xuất bản

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT : Bộ Y tế

UBND : Ủy ban nhân dân

 DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Danh mục sản phẩm đầu ra của dự án 

Bảng 1.2. Danh mục nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của dự án 

Bảng 1.3: Dự báo nhu cầu sử dụng điện nước 

Bảng 1.4: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ quá trình hoạt động của dự án 

Bảng 1.5: Nhu cầu lao động của nhà máy vào năm sản xuất ổn định 

Bảng 4.1: Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng cơ bản 

Bảng 4.2: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel 

Bảng 4.3: Lưu lượng xe vận chuyển vật liệu xây dựng Dự án 

Bảng 4.4: Bảng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ quá trình xây dựng của dự án 

Bảng 4.5: Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại 

Bảng 4.6: Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn 

Bảng 4.7: Dự báo nồng độ bụi thực tế ở một số công trường xây dựng 

Bảng 4.8: Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 

Bảng 4.9:  Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 

Bảng 4.10: Thành phần nước thải thi công 

Bảng 4.11: Lượng dầu mỡ thải phát sinh trên công trường xây dựng 

Bảng 4.12: Nguồn phát sinh, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn theo khoảng cách 

Bảng 4.13: Giới hạn rung của các thiết bị xây dựng công trình 

Bảng 4.14: Tổng hợp nguồn gây tác động trong quá trình sản xuất 

Bảng 4.15: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel 

Bảng 4.16: Bảng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án 

Bảng 4.17. Thành phần khối lượng nhiên liệu biomass 

Bảng 4.18. Thành phần khối lượng các thông số 

Bảng 4.19. Tải lượng các chất gây ô nhiễm từ quá trình đốt biomass cấp nhiệt lò hơi 

Bảng 4.20. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh từ quá trình đốt biomass cấp nhiệt cho lò hơi 

Bảng 4.21: Nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ quá trình đốt củi biomass để cấp nhiệt cho lò hơi ở điều kiện tiêu chuẩn  

Bảng 4.22: Nồng độ ước tính các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 

Bảng 4.23: Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 

Bảng 4.24: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 

Bảng 4.25: Bảng tổng hợp các nguồn phát sinh, lưu lượng, thành phần chất ô nhiễm và thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sản xuất 

Bảng 4.26: Bảng nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải sản xuất 

Bảng 4.27: Dự báo khối lượng chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án 

Bảng 4.30: Bảng thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải tập trung 

Bảng 4.31: Bảng định mức hóa chất sử dụng cho Hệ thống XLNT tập trung 

Bảng 4.32: Bảng nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải trước và sau xử lý 

Bảng 4.33: Bảng nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải lò hơi trước và sau xử lý 

Bảng 4.34: Hướng xử lý chất thải 

Bảng 4.35: Bảng danh mục công trình bảo vệ môi trường của dự án 

Bảng 4.36: Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường của dự án 

Bảng 4.37: Bảng kinh phí xây dựng các công trình bảo vệ môi trường của dự án 

Bảng 6.1: Bảng các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải và giới hạn nồng độ đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải của KCN 

Bảng 6.2: Bảng các thông số ô nhiễm đặc trưng trong khí thải và giới hạn nồng độ cho phép 

Bảng 7.1: Bảng tổng hợp thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 

Bảng 7.2: Bảng tổng hợp thời gian lấy mẫu nước 

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng Siro 

Hình 1.2. Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng cốm 

Hình 1.3. Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng ống uống 

Hình 1.4. Quy trình sản xuất dược phẩm dành cho người dạng viên nang cứng 

Hình 1.5. Quy trình sản xuất dược phẩm dành cho người dạng viên nang mềm 

Hình 1.6. Quy trình sản xuất và kiểm nghiệm Mỹ phẩm dạng lỏng 

Hình 1.7. Quy trình sản xuất và kiểm nghiệm Mỹ phẩm dạng gel (1) 

Hình 1.8. Quy trình sản xuất và kiểm nghiệm Mỹ phẩm dạng gel (2) 

Hình 1.9. Quy trình sản xuất và kiểm nghiệm Mỹ phẩm dạng hỗn dịch, kem, mỡ (2) 

Hình 1.10. Quy trình sản xuất và kiểm nghiệm Mỹ phẩm dạng bột 

Hình 1.11. Sơ đồ cân bằng nước tại nhà máy 

Hình 1.12. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy 

Hình 4.1. Sơ đồ phân dòng thu gom và xử lý nước thải 

Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt 

Hình 4.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án 

Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống điều hòa và lọc không khí cho các phòng sạch 

Hình 4.6. Sơ đồ hệ thống xử lý bụi, khí thải từ lò hơi đốt củi của dự án 

Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm và sản xuất thực phầm chức năng

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CÔNG NGHỆ CAO BEATEXPHARM

- Địa chỉ văn phòng: Đường F2, Khu F, Khu công nghiệp Phố Nối A, xã     Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Bùi Văn Kiểu

Điện thoại: 0917556396;                        Fax:

E-mail: kieuhalifa@gmail.com

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0901107100 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 24/08/2021, thay đổi lần thứ 1 ngày 10/11/2021.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 6218610334 do Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên chứng nhận lần đầu ngày 29/11/2021.

1.2. Tên dự án đầu tư  - Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm và sản xuất thực phầm chức năng

Nhà máy sản xuất dược phẩm – thực phẩm chức năng Beatexpharm

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Đường F2, Khu F, Khu công nghiệp         Phố Nối A, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): Ban Quản lý các KCN thẩm định thiết kế xây dựng, UBND tỉnh Hưng Yên cấp giấy phép môi trường.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư của dự án là 75.000.000.000 (bảy mươi lăm tỷ) đồng, nên theo tiêu chí phân loại dự án của Luật đầu tư công thì dự án thuộc dự án nhóm B.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư 

+ Sản xuất thực phẩm chức năng: 350 tấn/năm;

+ Sản xuất dược phẩm dành cho người: 150 tấn/năm;

+ Sản xuất mỹ phẩm: 200 tấn/năm.

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Khối lượng

1

Thực phẩm chức năng

Tấn/năm

350

1.1

Dạng Siro

Tấn/năm

100

1.2

Dạng cốm, viên nén, bao phim, viên nang

Tấn/năm

150

1.3

Dạng ống uống

Tấn/năm

100

2

Dược phẩm dành cho người

Tấn/năm

150

2.1

Dạng viên nang cứng, dạng viên, bao phim

Tấn/năm

75

2.2

Dạng viên nang mềm

Tấn/năm

75

3

Mỹ phẩm

Tấn/năm

200

3.1

Dạng lỏng

Tấn/năm

40

3.2

Dạng gel (1)

Tấn/năm

40

3.3

Dạng gel (2)

Tấn/năm

40

3.4

Dạng hỗn dịch, kem, mỡ (2)

Tấn/năm

40

3.5

Dạng bột

Tấn/năm

40

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 

1.3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư - Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm và sản xuất thực phầm chức năng

1.3.2.1.1. Quy trình sản xuất Thực phẩm chức năng dự án nhà máy sản xuất

Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng Siro

Thuyết minh công nghệ:

Bước 1. Chuẩn bị nguyên, phụ liệu:

- Các nguyên liệu (các vitamin, đường, Sorbitol...) trước khi sản xuất phải đạt yêu cầu. Cân nguyên liệu theo đúng định mức sản phẩm.

- Lọ, nắp, nút phải đạt tiêu chuẩn và được xử lý sạch.

- Thùng carton, hộp đúng quy cách kỹ thuật.

Bước 2. Tiến hành pha chế:

- Cho từ từ nguyên liệu vào dung dịch siro đã chuẩn bị sẵn, khuấy đều.

- Lấy mẫu kiểm tra hàm lượng, tỷ trọng

Bước 3. Đóng lọ:

- Pha cồn 70% từ cồn 95%. Rửa sạch lọ/chai và nắp lọ/chai bằng cồn 70%. Sấy lọ/chai, nắp lọ/chai khô hoàn toàn.

- Tiến hành rót dung dịch siro vào lọ đảm bảo thể tích

- Siết nắp: Công đoạn này được thực hiện tự động theo dây chuyền

- Kiểm tra bán thành phẩm

Bước 4. Đóng gói:

- Bán thành phẩm đạt yêu cầu tiến hành dán nhãn, đóng hộp.

- Nhập kho khi có phiếu kiểm nghiệm thành phẩm

b. Quy trình sản xuất gói cốm, viên nén, viên nang:

Hình 1.2. Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng cốm, viên nén,

bao phim, viên nang

Thuyết minh công nghệ: Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu:

Các loại nguyên liệu vitamin sẽ được cân theo định mức sản phẩm theo từng lô sản xuất.

Bước 2. Tạo hạt:

Cho các vitamin, đường, lactose vào máy nhào cao tốc, bật máy nhào trộn 20 phút để tạo khối ẩm đồng nhất.

Sấy se: Sấy ở nhiệt độ 600C trong tủ sấy tĩnh trong vòng 2 giờ

Xát hạt: Xát hạt qua rây 1,2mm trên máy xát hạt. Máy xát hạt được tích hợp đồng bộ máy hút bụi để gom lượng bụi phát sinh quay trở lại máy xát hạt, không để bụi phát tán ra ngoài không gian máy xát hạt.

Sấy khô: Công đoạn sấy khô được thực hiện ở nhiệt độ 600C trong vòng 30 phút, cho đến khi độ ẩm đạt 1-2%.

 Sửa hạt: Dự án tiến hành sửa hạt trên rây 1,2mm. Cân lại tổng khối lượng cốm, bảo quản trong túi PE dán nhãn vàng chờ kiểm nghiệm bán thành phẩm.

Bước 3. Kiểm nghiệm:

Tại công đoạn kiểm nghiệm, nhân viên kiểm nghiệm sẽ tiến hành kiểm tra ngoại quan, kiểm tra định tính, định lượng, thử giới hạn nhiễm khuẩn của bán thành phẩm.

+ Kiểm tra cảm quan: nhân viên dùng mắt thường để quan sát màu sắc, mùi vị của khối bột cốm. Màu sắc, mùi vị của khối bột phải đạt yêu cầu đối với từng loại sản phẩm.

+ Kiểm tra định tính, định lượng, thử giới hạn nhiễm khuẩn: xác định sự có mặt của các thành phần có trong sản phẩm và định lượng các thành phần theo quy định, xác định số lượng vi sinh vật có hại.

Sau khi kiểm nghiệm đạt yêu cầu thì tùy theo từng dạng sản phẩm khác nhau như sản phẩm dạng viên nén, viên nang, viên bao phim hay sản phẩm dạng túi cốm sẽ được chuyển sang các công đoạn khác nhau để sản xuất ra các loại sản phẩm dược phẩm dạng viên nén, viên nang, viên bao phim và dạng túi cốm.

- Dập viên, bao phim, tạo nang

Tại công đoạn này, đối với sản phẩm dược phẩm dạng viên nén thì các hạt cốm sẽ được máy dập viên nén lại để tạo thành các viên nén theo đúng hình dạng, kích thước theo yêu cầu. Máy dập viên được tích hợp đồng bộ máy hút bụi để gom lượng bụi phát sinh quay trở lại máy dập viên, không để bụi phát tán ra ngoài không gian máy dập.

Đối với sản phẩm dược phẩm dạng viên nang thì các hạt cốm sẽ được đóng vào trong vỏ viên nang để tạo thành sản phẩm dược phẩm dạng viên nang.

Đối với sản phẩm dạng viên bao phim thì các hạt cốm được máy ép viên ép lại sau đó được bao bên ngoài bằng một lớp phim bằng tá dược.

Sau khi sản phẩm dược phẩm dạng viên nén, viên nang, viên bao phim hình thành xong được nhân viên phòng kiểm nghiệm lấp một lượng nhỏ đi kiểm nghiệm trước khi chuyển sang công đoạn ép vỉ, đóng lọ.

 - Dạng túi cốm: Cốm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn, chuyển sang đóng túi cốm.

Bước 3. Đóng gói:

Tại công đoạn đóng gói thành phẩm, sản phẩm dạng viên nén, viên nang, viên bao phim, dạng gói cốm sau khi đã đóng gói và dán tem nhãn, in date xong cùng với giấy hướng dẫn sử dụng được công nhân đóng vào hộp chứa sản phẩm (giấy hướng dẫn sử dụng và hộp chứa sản phẩm được dự án nhập về) rồi các hộp chứa sản phẩm được đóng gói vào thùng cát tông theo đúng số lượng đã quy định. Sản phẩm sau khi đóng thùng cát tông xong được công nhân vận chuyển về kho lưu giữ, bảo quản để chờ chuyển cho khách hàng. Công nhân sẽ chuyển nhập kho khi có kết quả kiểm nghiệm thành phẩm.

c. Quy trình sản xuất ống uống - Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm

Hình 1.3. Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng ống uống

Thuyết minh công nghệ:

Bước 1. Chuẩn bị nguyên, phụ liệu:

- Các nguyên liệu (các vitamin, đường, Sorbitol...) trước khi sản xuất phải đạt yêu cầu. Cân nguyên liệu theo đúng định mức sản phẩm.

- Màng PVC đạt tiêu chuẩn.

- Thùng carton, hộp đúng quy cách kỹ thuật.

Bước 2. Tiến hành pha chế:

- Cho từ từ nguyên liệu vào dung dịch siro đã chuẩn bị sẵn, khuấy đều.

- Lấy mẫu kiểm tra hàm lượng, tỷ trọng

Bước 3. Đóng ống:

- Chuyển dung dịch sản phẩm sang máy đóng ống, chạy máy.

- Kiểm tra bán thành phẩm: Bán thành phẩm không đạt yêu cầu sẽ được thu gom, chuyển về khu lưu giữ chất thải

Bước 4. Đóng gói:

- Bán thành phẩm đạt yêu cầu tiến hành dán nhãn, đóng hộp.

- Công nhân chỉ tiến hành nhập kho khi có phiếu kiểm nghiệm thành phẩm.

1.3.2.1.2. Quy trình sản xuất Dược phẩm dành cho người

a. Quy trình sản xuất viên nang cứng, dạng viên, bao phim:

Hình 1.4. Quy trình sản xuất dược phẩm dành cho người dạng viên nang cứng, dạng viên, bao phim

Thuyết minh công nghệ:

Bước 1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu

- Phụ liệu (Vỏ nang, vỏ hộp, lọ, màng PVC, thùng carton…):

Nang rỗng số O: khô, sạch, không thủng, mốc.

Lọ nhựa, màng PVC: đạt tiêu chuẩn cơ sở, nhãn đúng qui chế.

- Nguyên liệu (Cao dược liệu, muối khoáng, Glucosamin sulphat, vitamin…):

Lĩnh nguyên liệu theo định mức kỹ thuật. Khi lĩnh nguyên liệu phải có hai người, một người là cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và số lượng nguyên liệu. Đối chiếu với phiếu xuất kho, phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu.

- Pha chế:

Trộn nguyên liệu trong máy trộn khối cho đến khi tạo khối bột đồng nhất (khoảng 20 phút).

Sấy hỗn hợp thu được ở trên ở 50 - 600C đến khô (hàm ẩm 4-5%). Dự án sử dụng nhiệt từ lò hơi đốt củi biomass để cấp cho công đoạn sấy. Quá trình hoạt động của lò hơi đốt củi biomas có thể làm phát sinh tro, bụi, khí thải lò hơi.

Trộn tá dược trơn: Trộn đều bột cao khô với bột talc và magnesi stearat bằng máy trộn khối trong thời gian khoảng 30 phút

Bảo quản cốm trong 2 lần túi PE, lấy mẫu kiểm nghiệm bán thành phẩm.

Bước 2. Đóng nang:

- Đóng nang: Đóng bột vào nang số 0 trên máy đóng nang, khối lượng 1 viên nang được tính căn cứ vào khối lượng cốm khô thu được. Chỉnh máy cho đạt khối lượng viên quy định rồi đóng hàng loạt. Cứ 15 phút kiểm tra khối lượng trung bình viên 1 lần. Máy dập viên được tích hợp đồng bộ máy hút bụi để gom lượng bụi phát sinh quay trở lại máy dập, không để bụi phát tán ra ngoài không gian máy dập.

- Làm sạch nang: Cho những nang thuốc đã đạt khối lượng vào máy lau nang, đóng vào 2 lần túi PE rồi chuyển sang đóng gói.

Bước 3. Đóng gói:

- Đóng số kiểm soát, hạn dùng trên hộp. Đóng vỉ vào hộp, vào kiện.

- Kiểm nghiệm thành phẩm, khi đạt chuyển sang nhập kho.

ình 1.5. Quy trình sản xuất dược phẩm dành cho người dạng

 viên nang mềm

Thuyết minh công nghệ:

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, máy móc:

- Nguyên liệu: Cao dược liệu, các vitamin, muối khoáng, nguyên liệu tân dược...

Lĩnh nguyên liệu theo định mức kỹ thuật. Khi lĩnh phải có 2 người, trong đó một người là cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng, số lượng nguyên liệu, đối chiếu với phiếu xuất kho, phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu. Trước khi đưa nguyên liệu vào sản xuất phải kiểm tra lại chất lượng, số lượng nguyên liệu.

Dụng cụ máy móc: Vệ sinh sạch sẽ.

Bước 2. Pha chế:

- Chế dung dịch vỏ nang:

Ngâm Gelatin vào trong nước cất đã hòa tan Glycerin, sorbitol... cho trương nở hoàn toàn, khuấy cho tan ta thu được dung dịch Gelatin (Dịch vỏ nang)

- Chế hỗn dịch hoạt chất:

Nhũ hóa nguyên liệu hóa dược, cao dược liệu với hỗn hợp dầu đậu nành, dầu cọ, sáp ong trắng...chạy qua máy nghiền keo sau đó trộn đều ta thu được hỗn dịch hoạt chất Kiểm nghiệm bán thành phẩm, nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang đóng nang.

Bước 3. Đóng nang:

Dung dịch vỏ nang (duy trì ở khoảng 600C), đựơc dẫn qua máy có khuôn để tạo ra một vỏ rỗng. Ngay lúc đó, ta điều khiển van để cho dung dịch dược chất nhỏ vào vỏ nang, làm cho nang "cắt gọt" và vỏ nang được đóng kín. Nang được đóng bằng dầu parafin lạnh (khoảng 100C), sẽ đông cứng lại.

Viên nang được chuyển ra khay sấy và chuyển vào phòng sấy có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để sấy cho đến khi viên nang đạt hàm ẩm tiêu chuẩn.

Viên nang sau khi sấy xong sẽ được chuyển sang phòng chọn viên. Tại đây nhân viên sẽ tiến hành lựa chọn những viên đạt tiêu chuẩn để đóng gói, viên không đạt chất lượng sẽ bị loại chuyển về khu lưu giữ chất thải của dự án.

Bước 4. Đóng gói

Tại công đoạn này, công nhân sẽ chuẩn bị vỏ hộp, in số lô sản xuất, hạn sử dụng theo quy chế. Các viên nang đạt yêu cầu được ép vỉ, đóng lọ theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó được đóng vào hộp và chuyển nhập kho chờ ngày xuất cho khách hàng.

1.3.2.1.3. Công nghệ sản xuất mỹ phẩm

a. Sơ đồ sản xuất và kiểm nghiệm Mỹ phẩm dạng lỏng

Hình 1.6. Quy trình sản xuất và kiểm nghiệm Mỹ phẩm dạng lỏng

Thuyết minh công nghệ:

Bước 1: Cân chia nguyên liệu theo đúng quy trình sản xuất.

Bước 2: Pha chế, nguyên liệu hòa tan dịch trong trong nước tinh khiết hoặc dung môi thích hợp, bù đủ thể tích bằng dung môi, khuấy đồng nhất dịch. Sau khi pha chế xong lấy mẫu kiểm nghiệm bán thành phẩm dịch.

Bước 3: Lọc dịch: Dịch được lọc qua cột lọc 0.5 µm hoặt 10 µm sau đó chuyển sang phòng đóng chai lọ.

Bước 4: Đóng chai lọ: Dịch được đóng vào chai lọ, đậy nút, rửa sạch lau khô. Trong quá trình sản xuất, nhân viên kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành kiểm tra thể tích, độ trong và độ kín chai lọ.

Bước 5: Đóng gói cấp 2: Công nhân tiến hành dán nhãn, màng co, đóng gói vào hộp và thùng carton. Lấy mẫu Kiểm nghiệm thành phẩm.

Bước 6: Nhập kho và bảo quản.

Xem thêm Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.comwww.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha