Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án mở rộng trang trại nông nghiệp hữu cơ. Sản phẩm của dự án là trồng trọt các giống rau, củ, quả, cây ăn trái các loại: 20.000.cây/năm và chăn nuôi Gia súc, gia cầm, thú và động vật hoang dã: 2.581 con tương đương 437 đơn vị vật nuôi.
Ngày đăng: 18-10-2024
75 lượt xem
MỞ ĐẦU
Hộ kinh doanh Trang trại Nông nghiệp Hữu cơ hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ... chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 06/11/2018, chứng nhận đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 02/12/2022 do Phòng Tài chính Kế hoạch (UBND huyện Ninh Phước) cấp.
Hộ kinh doanh Trang trại Nông nghiệp Hữu cơ hoạt động với ngành nghề kinh doanh là: Trồng các loại rau củ quả, sản xuất chế biến rau củ quả, bột sấy khô, cây dược liệu thảo mộc, cỏ chăn nuôi, nuôi bò sinh sản, bò thịt, nuôi sơ chế, chế biến yến sào, sản xuất phân bón hữu cơ, thuốc sinh học, mua bán nông sản, chế biến sản xuất trà thảo mộc, dịch vụ ăn uống, bán quà lưu niệm, mua bán nuôi nhung, hươu nai khô, tươi, sản xuất chế biến chiết tách tinh dầu từ thực vật thảo mộc, mua bán gia súc, gia cầm, bảo tồn động vật hoang dã và du lịch tham quan vườn thú, vận chuyển hành khách bằng xe trung chuyển, sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe…
Trang trại Nông nghiệp Hữu cơ .... được triển khai thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 207.488 m2 tại....., xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Khu vực này trước đây là đồi cát, đất bạc màu, không mang lại giá trị kinh tế.
Kinh tế địa phương chưa được phát triển là một huyện nằm ở hạ lưu dòng sông Dinh. Nền nông nghiệp chủ yếu là trồng nho tuy nhiên trong vài năm gần đây có vài thay đổi trong canh tác nông nghiệp. Người dân dần dần chuyển qua các hình thức canh tác khác như trồng táo, thanh long, măng tây với năng suất cao chủ yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh và một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội…
Với mô hình nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao mà Hộ kinh doanh Trang trại Nông nghiệp Hữu cơ đầu tư không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương.
Quy mô trang trại bao gồm:
Trang trại Nông nghiệp Hữu cơ đã được UBND huyện Ninh Phước cấp Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường số 3974/GXN-UBND ngày 21/10/2021.
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Hộ kinh doanh Trang trại Nông nghiệp Hữu cơ
Địa chỉ văn phòng: ...., xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Người đại diện theo Pháp luật của Chủ dự án đầu tư: Ông: ... Chức vụ: Chủ hộ kinh doanh.
Điện thoại: .... E-mail: ...
Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh số .... chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 06/11/2018, chứng nhận đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 02/12/2022 do Phòng Tài chính Kế hoạch (UBND huyện Ninh Phước) cấp.
Quyết định số 2453/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 về việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại do UBND huyện Ninh Phước cấp.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số 57/2021/NNPTNT-NT ngày 08/11/2021 do Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận) cấp.
Tờ khai kinh tế Trang trại ngày 11/11/2022 do UBND xã An Hải xác nhận.
Dự án mở rộng Trang trại Nông nghiệp Hữu cơ
Địa điểm thực hiện Dự án đầu tư: .., xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Trang trại Nông nghiệp Hữu cơ được thực hiện tại thửa đất số 1039, tờ bản đồ số 18 thuộc thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận với tổng diện tích 207.488 m2 (Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CS 07230 ngày 19/11/2021 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận) cấp. Vị trí tiếp giáp trang trại như sau:
+ Phía Đông: Giáp Đường Liên thôn Nam Cương - Tuấn Tú.
+ Phía Tây: Giáp Kênh T8.
+ Phía Nam: Giáp Đất thôn Nam Cương.
+ Phía Bắc: Giáp Đất thôn Tuấn Tú.
Hình 1: Sơ đồ vị trí Dự án
Hình ảnh Trang trại
Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của Dự án đầu tư:
+ Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường số 3974/GXN-UBND ngày 21/10/2021 do UBND huyện Ninh Phước cấp.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CS 07230 ngày 19/11/2021 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận cấp.
+ Phương án chữa cháy của cơ sở ngày 05/01/2022.
Quy mô của Dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Tổng vốn đầu tư của Hộ kinh doanh là 100.391.083.656 đồng.
Phân loại theo tiêu chí quy định của Pháp luật về đầu tư công: Dự án thuộc nhóm B căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 8, Luật đầu tư công số 39 quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư công số 39.
Bảng 1: Quy mô trồng trọt, thu hoạch và sơ chế nông sản của Dự án
Stt |
Loại hình |
Sản phẩm |
ĐVT |
Hiện hữu |
Mở rộng |
1 |
Trồng trọt (1a) |
Rau củ quả các loại: Hành, tỏi, sả, khổ qua rừng, đậu phộng, hướng dương, măng tây… |
Tấn/năm |
10 |
Không thay đổi |
Cỏ voi |
Tấn/năm |
150 |
|||
Cây Neem |
Tấn/năm |
10 |
|||
Thảo dược: Đinh lăng, nghệ, gừng, sâm bố chính… |
Tấn/năm |
10 |
|||
Cung cấp cây giống rau, củ, quả, cây ăn trái các loại |
Cây/năm |
20.000 |
|||
2 |
Sơ chế nông sản (1b) |
Trà măng tây hữu cơ |
Tấn/năm |
0,5 |
|
Bột gừng, bột nghệ |
Tấn/năm |
0,5 |
|||
3 |
Sản xuất |
Chế phẩm sinh học đạm cá hữu cơ CNT- 18 (2a) |
Tấn/năm |
10 |
|
Chế phẩm thảo mộc NNT-18 (2b) |
Tấn/năm |
10 |
|||
Dầu đậu phộng, hướng dương hữu cơ (2c) |
Lít/năm |
600 |
|||
Phân trùn quế phục vụ canh tác hữu cơ (2d) |
Tấn/năm |
350 |
(Nguồn: Hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp hữu cơ, 10/2022)
Bảng 2: Quy mô chăn nuôi và vườn thú kết hợp tham quan mô hình nông nghiệp hữu cơ của Trang trại
Stt |
Tên loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã |
ĐVT |
Hệ số đơn vị vật nuôi (*) |
Đơn vị vật nuôi |
|
Hiện hữu |
Mở rộng |
||||
1 |
Gà |
2.000 Con |
0,005 |
10 |
- |
2 |
Đà điểu |
20 Con |
0,16 |
3,2 |
- |
3 |
Bò |
300 Con |
1 |
300 |
- |
4 |
Heo |
60 Con |
0,2 |
12 |
- |
5 |
Cừu đầu đen |
30 Con |
0,06 |
1,8 |
- |
6 |
Dê |
20 Con |
0,05 |
1 |
- |
7 |
Hươu sao |
40 Con |
0,1 |
4 |
- |
8 |
Ngựa lùn Pony |
10 Con |
0,4 |
4 |
- |
9 |
Lạc đà Alpaca |
10 Con |
1 |
10 |
- |
10 |
Chuột lang nước khổng lồ |
10 Con |
1 |
10 |
- |
11 |
Chuột túi Bennet Wallaby |
20 Con |
1 |
20 |
- |
12 |
Chồn đất Châu Phi |
10 Con |
1 |
10 |
- |
13 |
Thiên nga đen |
8 Con |
1 |
8 |
- |
14 |
Gấu mèo |
10 Con |
1 |
10 |
- |
15 |
Rùa cựa châu Phi |
1 Con |
1 |
- |
1 |
16 |
Nai (Rusa unicolor) |
12 Con |
1 |
- |
12 |
17 |
Công Ấn Độ (Pavo cristatus) |
20 Con |
1 |
- |
20 |
Tổng cộng |
437 đơn vị vật nuôi |
(Nguồn: Hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp hữu cơ, 10/2022)
Ghi chú: (*) Theo Phụ lục V (Hệ số đơn vị vật nuôi và công thức chuyển đổi) Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/07/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết về Luật chăn nuôi ta có đơn vị vật nuôi của Trang trại là: ĐVN = HSVN x số con
Hình 2: Hình ảnh gia súc, gia cầm được nuôi tại Trang trại
Hình 3: Hình ảnh động vật hoang dã được nuôi tại Trang trại
Ngoài ra Dự án có cho thuê phần đất lối đi nội bộ, khoảng không gian tại một số khu vực của trang trại để lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái với tổng diện tích cho thuê khoảng 200.000 m2.
Ngoài những loại hình đã đăng ký trong Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt Dự án bổ sung thêm hạng mục công trình Phòng cứu hộ và chăm sóc sức khỏe động vật hoang dã khi được giải cứu với quy mô xây dựng:
- Diện tích: 24,5 x 12 = 294 m2
Danh mục loài và số lượng cá thể loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có thể tiếp nhận, cứu hộ (Phụ thuộc vào khả năng cứu hộ và diện tích khu nuôi, chuồng nuôi có thể tiếp nhận). Cơ sở ưu tiên cứu hộ những cá thể động vật kích thước nhỏ:
TT |
Tên loài/chủng/giống |
Số lượng dự kiến cứu hộ |
Ghi chú |
|||
Tên Việt Nam |
Tên địa phương (nếu có) |
Tên khoa học |
||||
1 |
Rái cá thường |
|
Lutra lutra |
20-30 cá thể/ngày |
|
|
2 |
Sóc đen |
|
|
|||
|
||||||
3 |
Rùa biển đầu to |
|
Platysternum |
|
||
4 |
Đồi mồi |
|
Eretmochelys imbricata |
|
||
5 |
Chim Hồng Hoàng |
|
Buceros bicornis |
|
||
6 |
Tê tê |
|
|
|||
7 |
Nhím |
|
porcupine |
|
||
8 |
Rùa cạn |
|
Indotestudo elongata |
|
||
9 |
Chồn |
|
Mustela |
|
||
(Nguồn: Hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp hữu cơ, 10/2022)
Quy trình trồng trọt
Quy trình trồng trọt gồm 2 quy trình nhỏ: Giai đoạn chăm sóc hạt giống/cây giống đến trưởng thành và thu hoạch (quy trình trồng trọt chính - quy trình 1a) và quy trình sơ chế nông sản (1b).
(1a). Quy trình trồng trọt chính
Tại trang trại, nông sản chính là măng tây, các loại nông sản trồng xen canh bao gồm thảo dược và rau củ quả các loại. Quy trình như sau:
Hình 4: Quy trình trồng trọt chính
Thuyết minh quy trình
Hạt giống hoặc cây giống (măng tây, rau củ quả,…) sau khi nhập về sẽ được ươm trong nhà ươm trong thời gian từ 3 đến 4 tháng (tùy theo loại cây trồng). Cây giống sau đó một phần được xuất bán ra bên ngoài, một phần được mang ra trồng tại các cánh đồng của trang trại.
Măng tây là sản phẩm chính của trang trại, các loại rau của quả còn lại được trồng xen canh giữa các luống măng tây phục vụ canh tác hữu cơ măng tây theo tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ (USDA).
Nước, phân bò, phân trùn quế, chế phẩm Neem NNT-18, chế phẩm CNT-18 được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho việc canh tác. Chế phẩm sinh học của cây Neem (NNT-18) được phun lên cây trồng và rau củ quả, có tác dụng diệt trừ sâu bệnh hại. Chế phẩm sinh học đạm cá hữu cơ (CNT-18) được chiết xuất từ cá tươi, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cho cây trồng. Phân bò được tận dụng từ quá trình chăn nuôi bò của trang trại, phân trùn quế, chế phẩm sinh học CNT-18 và chế phẩm thảo mộc từ cây Neem (NNT-18) được ủ trực tiếp tại trang trại.
Nông sản sau khi thu hoạch có thể bán trực tiếp sản phẩm tươi hoặc sơ chế sau đó xuất bán.
Đối với cây cỏ voi và cây Neem: Cỏ voi, cây Neem được trồng xung quanh trang trại. Cỏ voi dùng làm thức ăn cho bò, lá và hạt của cây Neem được thu hoạch để ủ chế phẩm thảo mộc dùng cho cây trồng, rau củ quả của trang trại. Ngoài ra, cỏ voi và cây Neem cũng có tác dụng chắn gió, chắn cát cho trang trại.
(1b). Quy trình sơ chế nông sản
Hình 5: Quy trình sơ chế nông sản
Thuyết minh quy trình:
Đối với măng tây: Sau khi thu hoạch sẽ được cắt thành từ đoạn theo tiêu chuẩn (khoảng 25cm) sau đó rửa sạch và đóng gói chờ xuất bán. Sản phẩm măng tây đóng gói được cung cấp cho các nhà hàng, siêu thị.Gốc măng và các đoạn măng tây không đạt chuẩn sẽ được được sơ chế rửa sạch và đưa vào máy cắt thành từng lát mỏng. Sau khâu cắt mỏng, bán thành phẩm măng tây được làm sạch bằng nước lần 2 và mang đi phơi, thời gian phơi trung bình khoảng 3 - 4 nắng. Khi thấy nguyên liệu măng tây se lại, bề mặt khô là đạt.
Măng sau khi được phơi dưới nắng sẽ cho vào máy rang ở nhiệt độ 80°C trong thời gian khoảng 20 phút. Sau khi rang xong, trà măng tây được để vào khay chờ nguội. Công đoạn cuối cùng là cân, đóng gói, hút chân không và nhập kho chờ xuất bán. Tùy vào nhu cầu, bán thành phẩm sau khi rang có thể được mang đi nghiền, ép viên sau đó đóng gói, nhập kho chờ xuất bán.
Đối với các loại thảo dược: Ngoài các sản phẩm là thảo dược tươi, (Đinh lăng, khổ qua rừng, sâm bố chính, gừng, nghệ,…): Sản phẩm thu hoạch có thể bán trực tiếp sản phẩm tươi hoặc được sơ chế rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô, rang sau đó nghiền, ép viên thành trà, bột, viên nén và đóng gói, nhập kho chờ xuất bán.
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học/thảo mộc
Bao gồm các quy trình: Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học đạm cá hữu cơ CNT-18 (2a), Quy trình ủ chế phẩm thảo mộc Neem NNT-18 (2b), Quy trình sản xuất dầu đậu phộng, hướng dương (2c), Quy trình ủ phân nuôi trùn quế/phân trùn quế (2d).
(2a). Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học đạm cá hữu cơ CNT-18
Cá tươi mua tại địa phương → rửa sạch → xay nhuyễn cá → trộn hỗn hợp cá với men vi sinh EM → ủ trong vòng 3 tháng → chế phẩm sinh học CNT-18.
Chế phẩm sinh học đạm cá hữu cơ CNT-18 có tác dụng cung cấp đạm hữu cơ, vitamin, kháng chất, các dưỡng chất có lợi khác cho cây trồng; thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu trái, nảy mầm của cây; tăng sức đề kháng, giúp cây khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt; cải tạo đất xấu, đất bạc màu. Chế phẩm sinh học đạm cá hữu cơ CNT-18 một phần phục vụ cho hoạt động của trang trại, một phần được xuất bán bên ngoài.
(2b). Quy trình ủ chế phẩm thảo mộc Neem (NNT-18)
Nguồn nguyên liệu lá và hạt Neem → xay nhuyễn → ủ → ly tâm → thu nguồn tinh chất Neem→ đóng gói → bảo quản lạnh (hoặc phun trực tiếp cho cây trồng).
Các sản phẩm được chế biến từ hạt và lá Neem đều có hoạt tính trừ sâu, nấm gây bệnh, tuyến trùng, ức chế phát triển, giảm khả năng đẻ trứng và có đặc tính xua đuổi côn trùng. Chế phẩm Neem sau khi ủ một phần được sử dụng cho trang trại, một phần được xuất bán bên ngoài.
(2c). Quy trình sản xuất dầu đậu phộng, hướng dương: Ngoài cung cấp sản phẩm tươi, đậu phộng, hướng dương sau khi thu hoạch được trang trại dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu đậu phộng, hướng dương với quy trình như sau: Hạt đậu, hướng dương → tách vỏ → ép hạt → dầu đậu phộng, hướng dương → đóng gói → nhập kho chờ xuất bán. Bã đậu, hướng dương được tận dụng làm thức ăn cho bò, heo, gà của trang trại.
(2d). Quy trình ủ phân nuôi trùn quế/phân trùn quế
Phân bò được đánh nhuyễn → thu gom bể chứa ủ men EM (sau 3 ngày) → tưới lên các chuồng trùn quế để cho trùn ăn → sau thời gian từ 1 đến 1,5 tháng thu hoạch phân trùn quế.
Trùn quế giống được tiếp tục dùng cho quá trình nuôi tiếp theo hoặc làm nguồn thức ăn cho gia cầm. Phân trùn quế một phần được sử dụng để bón cho cây trồng tại trang trại, một phần được xuất bán bên ngoài.
Quy trình chăn nuôi
Bao gồm: Quy trình chăn nuôi gia súc (3a), quy trình chăn nuôi gia cầm (3b) và quy trình nuôi bảo tồn động vật hoang dã (3c).
(3a). Quy trình chăn nuôi gia súc
Hình 6: Quy trình chăn nuôi gia súc
Thuyết minh quy trình
Con giống heo, bò được mua về sẽ được chăm sóc đến giai đoạn sinh sản, các con non sẽ được tiếp tục chăm sóc, một phần sẽ sử dụng để duy trì đàn, một phần được xuất chuồng lấy thịt. Việc nuôi heo, bò chủ yếu để lấy phân cung cấp cho các cánh đồng măng tây.
(3b). Quy trình chăn nuôi gia cầm
Hình 7: Quy trình chăn nuôi gia cầm
Thuyết minh quy trình
Con giống gia cầm được mua về sẽ được chăm sóc đến giai đoạn sinh sản. Trứng một phần được xuất bán, một phần được ấp và tiếp tục nuôi để duy trì đàn. Một số gia cầm trưởng thành có thể xuất bán lấy thịt.
(3c). Quy trình nuôi bảo tồn động vật hoang dã
Thuyết minh quy trình
Các cá thể động vật hoang dã được tiếp nhận từ tổ chức hợp pháp sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng, duy trì, phát triển nòi giống được chuyển giao nhằm tăng số lượng cá thể, phục vụ mục tiêu bảo tồn số lượng cá thể, quần thể và nguồn gen thuần chủng của các loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, đẩy mạnh việc nhân giống thuần chủng từ những cá thể bố mẹ do các tổ chức cung cấp.
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cho các cá thể động vật sẽ được bộ phận chăm sóc sức khỏe động vật của vườn thú thực hiện đảm bảo các cá thể có sức khỏe trước khi tham gia các hoạt động tiếp xúc với người tham quan.
Đối với các cá thể mẹ trước khi sinh sẽ được đưa vào phòng chăm sóc để chăm sóc đặc biệt, và thực hiện đỡ đẻ cá thể non sau đó chăm sóc sức khỏe cá thể mẹ và con trong giai đoạn đầu sau đó bàn giao cho bộ phận phụ trách vườn thú để đưa cá thể mẹ và con hòa nhập cuộc sống bầy đàn trước khi phục vụ nhu cầu khách tham quan.
Dự án đã đầu tư hoàn chỉnh vườn thú và đang hợp tác kinh doanh với các đơn vị du lịch địa phương để dẫn các đoàn khách du lịch đến tham quan vườn thú và kết hợp tham quan mô hình nông nghiệp hữu cơ của trang trại.
Quy trình: Khách tham quan → mua vé → Hướng dẫn viên đưa đón tham quan + Thuyết minh → kết thúc.
Hiện nay chủ dự án đang hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Du lịch Sinh Thái Nam Cương để phát triển du lịch sinh thái theo tiêu chuẩn của ngành du lịch, giới thiệu những tour du lịch sinh thái trong đó kết hợp mô hình vườn thú thân thiện và mô hình nông nghiệp, chăn nuôi hữu cơ đến khách du lịch.
Quy trình hoạt động của Phòng cứu hộ và chăm sóc sức khỏe động vật
Hình 8: Quy trình hoạt động Phòng cứu hộ và chăm sóc sức khỏe động vật
Thuyết minh quy trình
Các động vật hoang dã thu giữ từ các vụ săn bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép sẽ được cơ sở tiếp nhận thăm khám, xác định thương tật, chữa trị, chăm sóc, nuôi phục hồi sức khỏe và sau đó bàn giao cá thể sau khi khỏe mạnh cho cơ quan chức năng thả lại môi trường tự nhiên. Trong quá trình chăm sóc có thể nhờ các tổ chức bảo vệ động vật quốc tế hỗ trợ về chuyên môn chữa trị bệnh, nhân và phát triển nòi giống.
Đối với các cá thể động vật hoang dã sau khi cứu hộ không đủ điều kiện thả vào môi trường tự nhiên sẽ được nuôi bảo tồn loài giống hoặc chuyển giao cho các tổ chức chuyên môn.
Ngoài những hoạt động cứu hộ phòng chăm sóc sức khỏe động vật còn là nơi chăm sóc, theo dõi sức khỏe động vật được nuôi tại vườn thú, tiếp nhận các cá thể mẹ trước khi sinh để chăm sóc đặc biệt, thực hiện đỡ đẻ cá thể non, chăm sóc sức khỏe cá thể mẹ và con trong giai đoạn đầu sau đó bàn giao cho bộ phận phụ trách vườn thú để đưa cá thể mẹ và con hòa nhập cuộc sống bầy đàn.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời
Phần đất và khoảng không gian tại trang trại được cho các đơn vị tại địa phương thuê để lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời. Các đơn vị thuê sẽ tiến hành xây dựng khung mái → Lắp các tấm pin năng lượng mặt trời → Trạm biến áp → Kết nối lưới điện quốc gia (Thông qua Hợp đồng mua bán điện).
Việc lắp đặt phải đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho cánh đồng măng tây và hoa màu của trang trại phát triển.
- Trồng trọt:
+ Rau củ quả các loại: Hành, tỏi, sả, khổ qua rừng, đậu phộng, hướng dương, măng tây…: 10 tấn/năm.
+ Cỏ làm thức ăn chăn nuôi các loại: 150 tấn/năm.
+ Cây Neem: 10 tấn/năm.
+ Thảo dược: Đinh lăng, nghệ, gừng, sâm bố chính……: 10 tấn/năm.
+ Cung cấp cây giống rau, củ, quả, cây ăn trái các loại: 20.000.cây/năm.
-Sơ chế nông sản:
+ Trà măng tây hữu cơ: 0,5 tấn/năm.
+ Bột gừng, bột nghệ: 0,5 tấn/năm.
-Sản suất:
+ Chế phẩm sinh học đạm cá hữu cơ CNT-18: 10 tấn/năm.
+ Chế phẩm thảo mộc NNT-18: 10 tấn/năm.
+ Dầu đậu phộng, hướng dương hữu cơ: 600 lít/năm.
+ Phân trùn quế phục vụ canh tác hữu cơ: 350 tấn/năm.
Chăn nuôi: Gia súc, gia cầm, thú và động vật hoang dã: 2.581 con tương đương 437 đơn vị vật nuôi.
Vì Dự án đã đi vào hoạt động ổn định tại Thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận trên đất đã có các công trình chính phục vụ sản xuất và các công trình phụ trợ. Trong giai đoạn này, Dự án chỉ mở rộng xây dựng thêm Phòng cứu hộ và chăm sóc sức khỏe động vật với diện tích 294 m2 và bổ sung nuôi thêm một số động vật hoang dã như: Rùa cựa châu Phi, Nai (Rusa unicolor), Công Ấn Độ (Pavo cristatus) trên phần diện tích vườn thú đã đăng ký trong Kế hoạch bảo vệ môi trường 26.700 m2.
Ước tính lượng vật liệu xây dựng sử dụng cho công tác thi công xây dựng các hạng mục cho Phòng cứu hộ và chăm sóc sức khỏe động vật của Dự án được trình bày chi tiết trong Bảng sau đây:
Bảng 3: Nguyên, vật liệu phục vụ công tác thi công các hạng mục bổ sung
Stt |
Tên vật liệu |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
1 |
Xi măng |
Tấn |
4 |
2 |
Cát |
Tấn |
20 |
3 |
Đá các loại |
Tấn |
22,2 |
4 |
Thép, sắt các loại |
Tấn |
3 |
5 |
Bê tông nền |
Tấn |
100 |
6 |
Sơn nước |
Tấn |
1 |
7 |
Cửa nhôm kính |
M2 |
44 |
8 |
Tôn lợp |
M2 |
310 |
9 |
Lan can |
m |
120 |
10 |
Tấm cách nhiệt tường nhà EPS |
M2 |
200 |
11 |
Ống nước, dây điện, co, khóp nối, … |
Tấn |
0,1 |
12 |
Đinh, que hàn, keo dán và nhiều phụ liệu khác |
Tấn |
0,05 |
(Nguồn: Hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp hữu cơ, 10/2022)
Nguồn cung cấp: Mua tại địa phương
Nhu cầu nhiên liệu cho máy móc hoạt động thi công xây dựng Phòng cứu hộ và chăm sóc sức khỏe động vật của dự án chủ yếu là điện năng. Nhu cầu sử dụng dầu DO không nhiều, phục vụ chủ yếu cho các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu máy móc với nhu cầu sử dụng khoảng 133 lít/ngày.
Phần lớn cỏ cho bò ăn được trồng trực tiếp tại trang trại, các loại chế phẩm sinh học sử dụng cho trồng trọt của trang trại được sản xuất trực tiếp tại trang trại. Nhu cầu một số nguyên liệu, nhiên liệu khác sử dụng cho hoạt động của trang trại gồm:
Bảng 4: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong giai đoạn hoạt động hiện hữu
Stt |
Tên |
Xuất xứ |
Đơn vị |
Nhu cầu sử dụng |
Mục đích sử dụng |
1 |
Bao bì đóng gói |
Việt Nam |
Kg/năm |
200 |
Đóng gói thành phẩm như: Măng tây, trà măng tây |
2 |
Chế phẩm vi sinh |
Mỹ |
Lít/năm |
120 |
Xử lý nguồn nước tiểu, nước tắm vật nuôi, phân để tạo ra nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng |
3 |
Phụ gia |
Việt Nam |
Lít/năm |
02 |
Dùng trong khâu chiết xuất tinh chất của lá và hạt Neem là nguồn chế phẩm thảo mộc trị nấm, sâu cho cây trồng hữu cơ |
4 |
Cỏ các loại làm thức ăn chăn nuôi |
Việt Nam |
Tấn/năm |
500-700 |
Nguồn thức ăn cho đàn gia súc, vật nuôi |
5 |
Bắp |
Việt Nam |
Kg/năm |
1000 |
Nguồn thức ăn cho đàn gia súc, vật nuôi |
6 |
Các loại đậu |
Việt Nam |
Kg/năm |
200 |
Nguồn thức ăn cho đàn gia súc, vật nuôi |
7 |
Cá tươi |
Việt Nam |
Tấn/năm |
15 |
Nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm chế phẩm CNT-18 |
8 |
Lá và hạt Neem |
Việt Nam |
Tấn/năm |
50 |
Nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm chế phẩm NNT-18 |
(Nguồn: Hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp hữu cơ, 10/2022)
Bảng 5: Nhu cầu sử dụng vaccin, thuốc thú y, thuốc sát trùng trong giai đoạn hoạt động của phòng cứu hộ và chăm sóc sức khỏe động vật
Stt |
Danh mục vật tư y tế |
Số lượng/tháng |
Nguồn cung cấp |
1 |
Thuốc tiêm có tác dụng giảm đau, trừ thuốc kháng viêm không chứa thành phần Steroid |
10 |
Việt Nam |
2 |
Thuốc hít hoặc tiêm để gây mê |
10 |
Việt Nam |
3 |
Thuốc giảm đau (Opioid, Opiates) |
20 |
Việt Nam |
4 |
Thuốc chống co giật, an thần, gây ngủ (Barbiturat) |
10 |
Việt Nam |
5 |
Thuốc an thần (Benzodiazepin) |
10 |
Việt Nam |
6 |
Thuốc tâm thần (Psychoses) |
10 |
Việt Nam |
7 |
Thuốc tiêm có chứa Selen |
5 |
Việt Nam |
(Nguồn: Hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp hữu cơ, 10/2022)
Tên nhiên liệu |
Đơn vị |
Nhu cầu sử dụng |
Mục đích sử dụng |
|
Hiện tại |
Mở rộng |
|||
Dầu DO |
Lít/tháng |
50 |
3.000 |
Chạy xe bán tải, xe vận chuyển cứu hộ và phương tiện cơ giới sản xuất nông nghiệp |
Xăng |
Lít/tháng |
50 |
- |
(Nguồn: Hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp hữu cơ, 10/2022)
Hiện tại Trang trại có lắp đặt 1 trạm cấp phát nhiên liệu nội bộ dầu DO phục vụ nhu cầu cho các phương tiện cơ giới sản xuất nông nghiệp hoạt động nội bộ trong phạm vi Trang trại với các thông số kỹ thuật như sau:
Nguồn cung cấp: Điện năng cần cung cấp cho hoạt động của dự án được lấy từ hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái, điện tích từ các bình điện tại Dự án.
Mục đích sử dụng: Vận hành máy móc, thiết bị và chiếu sáng (Thắp sáng, quạt máy,…).
Nhu cầu sử dụng:
+ Lượng điện sử dụng hiện hữu: Khoảng 2.000 kWh/tháng.
+ Lượng điện sử dụng tăng thêm: Khoảng 500 kWh/tháng.
Tổng cộng: 2.500 kWh/tháng.
Hệ thống cấp nước: Nước cấp phục vụ cho hoạt động tại Trang trại được lấy từ 2 nguồn, bao gồm:
Nguồn nước tại giếng khoan của Dự án với công suất 5 m3/ngày.đêm cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân. Hiện tại dự án có sử dụng 1 giếng khoan.
Nguồn nước từ Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Ninh Thuận cấp cho hồ chứa nước dự trữ của Dự án có dung tích khoảng 1.000 m3, chia thành nhiều ngăn, hồ này có chức năng dự trữ nước dùng cho việc tưới tiêu của cánh đồng nông sản và phòng cháy chữa cháy. Hệ thống đường ống tưới được nối trực tiếp ra cánh đồng. Ngoài ra, hồ nước là nơi lưu trữ nước mưa chảy tràn. Tổng khối lượng nước cấp cho Hồ trung bình 50 m3/ngày.
Giai đoạn xây dựng dự kiến thực hiện và hoàn thành trong thời gian khoảng 1 tháng. Theo Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường, hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường một số dự án điển hình năm 2009, 2010 lượng nước cấp cho công nhân xây dựng là 80 lít/người/ngày. Như vậy, nhu cầu sử dụng nước tại dự án giai đoạn thi công xây dựng là: 10 người x 80 lít/người/ngày = 800 lít/ngày = 0,8 m3/ngày.
Ngoài ra, trong giai đoạn xây dựng, nước còn được cấp phục vụ hoạt động xây dựng như vệ sinh dụng cụ xây dựng như thau chậu, tưới nước chống bụi, xịt rửa xe ra vào dự án... khoảng 1,5 m3/ngày (Tham khảo số liệu từ các công trường xây dựng tương tự). → Như vậy tổng nhu cầu sử dụng nước với định mức tiêu thụ trong giai đoạn thi công xây dựng là 2,3 m3/ngày.
>>> XEM THÊM: Mẫu đơn đề nghị gia hạn điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn