Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái

Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái

Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái

  • Mã SP:DLST MC
  • Giá gốc:65,000,000 vnđ
  • Giá bán:60,000,000 vnđ Đặt mua

MỤC LỤC

Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái

MỤC LỤC 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC HÌNH 6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 7

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 7

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 7

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 7

I.4. Thời hạn đầu tư: 8

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 8

I.5.1. Luật, nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện 8

I.5.2. Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành 9

I.5.3. Nghị quyết & Quyết định của Tỉnh ủy + HĐND + UBND tỉnh Sơn La 10

I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng 11

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 13

II.1. Phân tích thị trường đầu tư và phát triển du lịch 13

II.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2019 13

II.2. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Sơn La. 13

II.2.1. Tỉnh Sơn La 13

II.2.2. Vị trí địa lý 14

II.2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 15

II.2.4. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế 17

II.2.5. Tiềm năng du lịch 18

II.3. Huyện Mộc Châu 20

II.4. Nhận định và phân tích tình hình thị trường phát triển du lịch 21

II.4.1. Tình hình phát triển du lịch tại Mộc Châu 21

II.4.2. Dự báo lượng khách du lịch đến Mộc Châu 25

II.4.3. Tình hình phát triển du lịch và định hướng phát triển triển du lịch 26

II.4.4. Một số giải pháp phát triển du lịch 31

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 34

III.1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án 34

III.2. Mục tiêu đầu tư Khu du lịch 36

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 38

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 38

IV.1.1. Lựa chọn địa điểm 38

IV.1.2. Đặc điểm hiện trạng địa điểm xây dựng 38

IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 41

IV.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. 41

Hiện trạng công trình kiến trúc. 41

IV.2.2. Hiện trạng hạ tầng xã hội. 41

IV.2.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 41

IV.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 43

IV.4. Hiện trạng sử dụng đất 43

IV.4.1. Thuận lợi 43

IV.4.2. Khó khăn. 44

IV.5. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng 44

Chính sách bồi thường - Mô tả hiện trạng khu đất 44

IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng 45

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 47

V.1. Hình thức đầu tư 47

V.2. Quy mô đầu tư 47

V.2.1. Hạng mục, công trình vui chơi giải trí 47

V.2.2. Diện tích mặt bằng khu du lịch dự kiến 48

V.2.3. Mô hình các hạng mục đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái 51

V.2.4. Ý tưởng đầu tư xây dựng các hạng mục khu du lịch 52

V.2.5. Ý đồ tổ chức không gian cảnh quan 54

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ 56

VI.1. Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng 56

VI.2. Quy hoạch sử dụng đất 57

VI.2.1. Quan điểm sử dụng đất 57

VI.2.2. Quy hoạch chức năng sử dụng đất 60

VI.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan 64

VI.4. Giải pháp thiết kế công trình 66

VI.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án 66

VI.4.2. Giải pháp quy hoạch 67

VI.4.3. Giải pháp kiến trúc 67

VI.5. Giải pháp kỹ thuật 67

VI.5.1. Hệ thống điện: 67

VI.5.2. Hệ thống cấp thoát nước 67

VI.5.3. Hệ thống chống sét 68

VI.5.4. Hệ thống PCCC 68

VI.5.5. Hệ thống thông tin liên lạc 68

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 70

VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 70

VII.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 70

VII.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 70

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 73

VIII.1. Giải pháp thi công xây dựng 73

VIII.2. Hình thức quản lý dự án 73

CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 74

IX.1. Đánh giá tác động môi trường 74

IX.1.1. Giới thiệu chung 74

IX.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 74

IX.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 76

IX.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 80

IX.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 81

IX.1.6. Kết luận 83

CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 84

X.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 84

X.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 84

X.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 84

X.2.2. Chi phí thiết bị 85

X.2.3. Chi phí quản lý dự án 85

X.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 85

X.2.5. Chi phí khác 86

X.2.6. Dự phòng chi 86

X.2.7. Lãi vay của dự án 86

X.3. Tổng mức đầu tư 86

CHƯƠNG XI: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 91

XI.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 91

XI.2. Tiến độ sử dụng vốn 92

XI.3. Phương án hoàn trả vốn vay 93

CHƯƠNG XII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 95

XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 95

XII.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 95

XII.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 96

CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

XIII.1. Kết luận 97

XIII.2. Kiến nghị 97

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

KDLQG : Khu du lịch quốc gia

UBND : Ủy ban nhân dân

TT- BTNMT : Thông tư – Bộ Tài nguyên Môi trường

NĐ – CP : Nghị định – Chính phủ

TT – BTC : Thông tư – Bộ tài chính

VTTB : Vật tư trung bình

HSMT : Hồ sơ môi trường

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

KT – XH : Kinh tế - Xã hội

SDĐ : Sử dụng đất

QĐ – BXD : Quyết định – Bộ xây dựng

NMTĐ : Nhà máy thủy điện

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

QĐ – BKHCNMT : Quyết định – Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QĐ – BYT : Quyết định – Bộ Y tế

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng II1: Hệ thống khách sạn nhà nghỉ tại KDLQG Mộc Châu 21

Bảng II2: Dự báo lượng khách du lịch đến Mộc Châu 25

Bảng II3: Số lượng khách du lịch nội địa 27

Bảng V1: Cân bằng đất đai 48

Bảng VI1: Cơ cấu sử dụng đất 57

Bảng VI2: Quy hoạch chức năng sử dụng đất 60

Bảng VII1: Nhu cầu sử dụng lao động 70

Bảng VII2: Phân tích chi phí lao động tiền lương 71

Bảng IX1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong môi trường không khí 75

Bảng IX2: Nồng độ cho phép của chất thải nước mặt 76

Bảng X1: Chi phí xây dựng 87

Bảng X2: Tổng mức đầu tư 89

Bảng XI1: Nguồn vốn đầu tư của dự án 91

Bảng XI2: Tiến độ sử dụng vốn 92

Bảng XI3: Phương án hoàn trả vốn vay trong 5 năm đầu 93

Bảng XI4: Phương án hoàn trả vốn vay trong 5 năm sau 94

Bảng XII1: Các chỉ tiêu tài chính – kinh tế của dự án 95

DANH MỤC HÌNH

Hình II1: Công trình thủy điện Sơn La. 17

Hình IV1: Vị trí khu vực xây dựng 38

GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU DU LỊCH SINH THÁI

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch sinh thái

- Địa chỉ: S

- Điện thoại: 

- Đại diện: Ông ......................         Chức vụ: Giám Đốc

- Ngành nghề chính: Trồng rừng và khai thác rừng, trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh doanh khu du lịch nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, kinh doanh mua bán, cho thuê máy móc thiết bị, …

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại: (028) 22142126;               Fax: (08) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Khu du lịch sinh thái vui choi giải trí

- Địa điểm: Tại xã , huyện 

- Quỹ đất của dự án: 639.184 m2 có một phần thuộc đất do nhà nước quản lý giao cho các hộ dân thuê sử dụng vào việc trồng lúa và trồng cây lâu năm, một phần đất nông nghiệp do người dân sở hữu...

- Mục tiêu đầu tư: Khu du lịch sinh thái được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình khai thác như: Khu nhà nghỉ dưỡng Bugalow, bể bơi nhân tạo, khu vui chơi giải trí, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, vườn cây ăn trái phục vụ du lịch sinh thái, khu vui chơi du lịch sinh thái, vườn thú mini, khu câu cá giải trí, đạp xe đạp, xich lô tham quan quanh khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản… Các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng với tiêu chuẩn cao cấp..

- Tổng vốn đầu tư:  2.200.000.000.000 đồng,

Bằng Chữ: Hai nghìn hai trăm tỷ đồng.

Trong đó:

+ Vốn cố định: …...0000.000.000  đồng, (Bằng chữ: …. trăm chín mươi chín tỷ đồng).

+  Vốn lưu động: 10.000.000.000 đồng, (Bằng chữ: Mười tỷ đồng)

Tiến độ thực hiện dự án:

+ Thời gian xây dựng: từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021.

+ Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 1 năm 2022.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

- Hình thức quản lý:

+ Công ty Cổ phần Du lịch sinh thái trực tiếp quản lý dự án.

+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

- Nguồn vốn đầu tư: đầu tư bằng nguồn vốn tự có và vốn vay thương mại

I.4. Thời hạn đầu tư:

- Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.1.1. Luật, nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện

- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11; Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.

- Nghị quyết số 1210/2016/QH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị;

- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

-  Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ & phát triển rừng;

- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;

- Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;

- Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính;

- Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định chi tiết về hướng dẫn một số nội dung về thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình.

- Thông tư số 26/2016/TT-BXD  ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng  Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định, Dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở;

- Thông tư độ thu số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế, nộp, quản lý sử dụng phí thẩm định thiết kế công trình xây dựng, thiết kế cơ sở;

I.1.1. Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;

- Quyết định số 2050/QĐ-TTg ngày 12/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1566/QDD-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

- Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 03/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030;

- Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 17/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Sơn La;

- Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;

- Quyết định số 143/QĐ-BXD ngày 08/02/2018 của Bộ Xây dựng về việc giao nhiệm vụ lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030;

- Quyết định số 150/QĐ-BXD ngày 09/02/2018 của Bộ Xây dựng phê duyệt dự toán chi phí thực hiện dự án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030;

- Văn bản số 1313/TTg-CN ngày 01/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung tuyến cao tốc Hòa Bình – Sơn La vào quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

I.1.1. Nghị quyết & Quyết định của Tỉnh ủy + HĐND + UBND tỉnh Sơn La

- Quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 28/01/2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Đề án đầu tư phát triển khu du lịch Mộc Châu tỉnh Sơn La thành Khu du lịch Quốc gia;

- Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 26/3/2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến 2020;

- Quyết định số 3585/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 3586/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2150/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phát triển giao thông vận tải tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 375/QĐ-UBND Tỉnh Sơn La ngày 02 tháng 03 năm 2020, Quyết định Chủ trương đầu tư điều chỉnh dự án Đầu tư xây dựng điểm du lịch GREEN GEM Mộc Châu;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án “Khu du lịch Green gem Mộc Châu” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

- TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 229-1999   : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió  

- TCVN 375-2006   : Thiết kế công trình chống động đất;

- TCXD 45-1978     : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

- TCVN 6160– 996  : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

- TCVN 7,660-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

- TCXD 33-1985      : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 5576-1991  : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

- TCXD 51-1984     : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 27-1991      :TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

- TCVN-46-89      : Chống sét cho các công trình xây dựng;

- EVN      : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).

- TCVN 5576-1991   : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

- TCXD 51-1984       : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 47,64-1987   : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;

- TCVN 47,63:1988   : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

- TCVN 5673:1992    : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

- TCVN 6772              : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

CHƯƠNG I: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

I.1.  Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án 

Huyện Mộc Châu có nhiều chính sách ưu đãi là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, do dự án hình thành thuộc địa bàn xã Mường Sang và xã Chiềng Hắc đang còn hoang sơ. Dựa trên các cơ sở phân tích về điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên chung của khu vực cũng như trên cơ sở các văn bản pháp lý có liên quan. Việc đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái tại xã Mường Sang và xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu có tính khả thi cao bởi các yếu tố sau:

Thực hiện hình thành khu du lịch sinh thái trong sự hoang sơ của môi trường tự nhiên, tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung. Thống nhất quản lý về quy hoạch và xây dựng, Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án, thì vị thế cũng như uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, có vị trí vững mạnh trong lĩnh vực Du lịch sinh thái, kết hợp dịch vụ du lịch thực tế khám khá các loại hình du lịch mới lạ độc đáo.

Mộc Châu từ lâu là một điểm đến du lịch lý tưởng cho mọi du khách, cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Trong những năm vừa qua, nhờ vào giá trị nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, cả về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, hoạt động du lịch tại Mộc Châu cũng có được những thuận lợi nhất định; tuy nhiên, bên cạnh đó, điểm đến này cũng tồn tại một số khó khăn, làm hạn chế không nhỏ tới sự phát triển du lịch tại đây.

Tiềm năng phát triển du lịch tại Mộc Châu là rất lớn và đang được rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm và có dự án đầu tư nhằm phát triển khu du lịch, như: Dự án đầu tư hạ tầng Khu du lịch Rừng Thông - Bản Áng; Dự án khu trung tâm du lịch Mộc Châu; Dự án đầu tư các bản du lịch cộng đồng tại 2 bản: Bản Áng - xã Đông Sang và bản Nà Bai - xã Chiềng Yên theo đề án phát triển du lịch tại các bản du lịch cộng đồng của tỉnh; Dự án đầu tư hạ tầng điểm du lịch Thác Dải Yếm; Khu du lịch Happy-land; Dự án tuyến đường du lịch Chiềng Yên, dài 10,326 km… Bên cạnh các dự án do Nhà nước đầu tư, Mộc Châu đang thu hút được một số nhà đầu tư nghiên cứu khảo sát và đăng ký đầu tư vào Khu trung tâm du lịch Mộc Châu như khu bách hoa viên, khu trồng cây lưu danh, khu biệt thự, khu trồng cây thuốc quý,... Ngoài ra tại một số điểm du lịch khác trên địa bàn huyện như Khu rừng sinh thái Pó Cốp, khu du lịch Thác Dải Yếm, khu văn hóa tâm linh Ngũ Động Bản Ôn,… cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, các dự án đó đều đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa hình thành được các khu du lịch, dịch vụ để góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Mộc Châu cũng như thu hút khách du lịch.

Dự án nhằm thu hút một lượng khách du lịch từ Miền Bắc, Miền Trung, thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cận, học sinh, sinh viên và khách nước ngoài đến thông qua các chương trình du lịch lữ hành quốc tế, du khách đến khu du lịch để khám phá một loại hình mới du lịch sinh thái, dã ngoại trải nghiệm là một điều kiện rất tốt để khai thác tiềm năng khách du lịch từ các địa phương, vùng miền khác của cả nước tham quan tìm hiểu. Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Khu du lịch Green gem Mộc Châu, Công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND tỉnh Sơn La, UBND huyện Mộc Châu cùng các sở, ban ngành tỉnh Sơn La để nhất trí chủ trương. Đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch Green gem Mộc Châu, sẽ đóng góp một phần nhỏ vào quỹ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, và cũng là thêm một lựa chọn nơi du lịch, vui chơi thư giãn cho khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm huyện Mộc Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. 

 Những năm gần đây tốc độ phát triển du lịch ngày càng nhanh, lượng du khách đến với du lịch Mộc Châu ngày càng tăng với xu hướng chất lượng cao và nhu cầu sử dụng đa dạng các sản phẩm du lịch. Do vậy các cơ sở du lịch phục vụ hiện có trên địa bàn đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tỏ ra không phù hợp trong thời kỳ mới, do cơ sở hạ tầng xuống cấp các sản phẩm du lịch chưa đa dạng và phong phú, chất lượng các dịch vụ chưa cao.

Xuất phát từ nhu cầu đó, việc xây dựng khu du lịch đáp ứng những nhu cầu và mong đợi của du khách và khai thác tiềm năng du lịch vốn có, tạo ra các cảnh quan du lịch mới góp phần xây dựng, bảo vệ khai thác các nguồn tài nguyên du lịch là rất cần thiết. Chính vì những yếu tố trên, Chủ đầu tư đề xuất việc xây dựng Khu du lịch sinh thái. Chúng tôi tin rằng dự án ra đời sẽ mang lại những thành quả về mặt kinh tế xã hội, phù hợp với qui hoạch và định hướng phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh Sơn La.

Từ thực tế yêu cầu, nguyện vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Sơn La, việc đầu tư dự án du lịch sinh thái kết hợp các hoạt động du lịch độc đáo, mới lạ tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Mộc Châu trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân thành phố với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư.

Dự án nhằm thu hút một lượng khách du lịch quốc tế đến với huyện Mộc Châu thông qua các chương trình du lịch lữ hành quốc tế, du khách đến khu du lịch để khám phá một loại hình mới. Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Khu du lịch. Công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch, dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp một phần nhỏ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, cho huyện Mộc Châu và cũng là thêm một lựa chọn nơi du lịch sinh thái, vui chơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng của nhân dân địa phương và khách du lịch trong và ngoài nước. 

Khu du lịch có tính khả thi bởi các yếu tố sau: Thực hiện chiến lược phát triển Khu du lịch nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Sơn La đưa ra. Mặt khác, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và quảng bá du lịch, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng Khu du là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển du lịch, thể thao, giải trí, thư giãn vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

1. Khu cầu kính: Là đường bằng kính dài nhất thế giới (World Guinness), gồm 2 cấu thành:

 

Cầu kính: Được bắc qua 2 núi 285m, rộng 2,4m với các mảng kính cực lớn 2,4m x 3m. Áp dụng công nghệ hiệu ứng 9D với 60 hiệu ứng hình ảnh và âm thanh giả lập để tạo cảm giác. Được Kuraray - Japan thẩm định  theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Glass Skywalk: tiếp nối cầu chạy dài 370m trên Vách đá (vực sâu 150m). Có 02 điểm nhô ra rộng 3m, dài 5m view ra toàn cảnh Khu du lịch để khách hàng chụp ảnh check in.

2.  Khu vui chơi: Là một khu đa năng gồm nhiều trò chơi từ mạo hiểm, thám hiểm cho người lớn đến khu vui chơi trẻ em, các khu vực ăn uống và Team Building phù hợp cho các cơ  quan, đoàn thể tổ chức. Bao gồm các khu với công năng riêng:

- Các trò chơi mạo hiểm: Nhảy Bungee, Zording, Zipline qua vực sâu, Xích đu vực sâu, khinh khí cầu.

Hang động: Hang động tự nhiên sâu 400m (ước tính) với ánh sáng được bố trí đẹp mắt.

Khu chụp ảnh: Khu chụp ảnh 8ha đường trồng các loại cây, hoa theo mùa; với nhiều Sculpture chụp ảnh đẹp.

Khu Team Building: Các trò chơi Team Work phù hợp với nhóm đông người hay nhiều người cùng chơi.

Khu vui chơi trẻ em: Khép kín riêng cho trẻ từ 3-12 tuổi gồm nhiều trò chơi khô: Nhà bóng, cầu trượt, bập bênh, đu dây, xích đu và nhiều trò chơi khác (dự kiến 10-15 trò chơi, bao gồm cả 01 khu ghế ngồi nghỉ cho trẻ).

Khu Quảng trường: Quảng trường rộng (tuỳ theo độ dốc chọn khu gờ đất cao để giảm chi phí xây dựng) để có thể tổ chức các lễ hội của Mộc Châu (10 lễ hội hàng năm), của Sơn La, của Tây Bắc hay thầu các chương trình lễ hội như: Lễ hội khinh khí cầu, Lễ hội Hoa, Lễ hội trà Việt Nam v.v…

Nhà hàng ăn uống: Nhà hàng Á với các món dân tộc; khu uống nước nghỉ ngơi

Ghi chú: Do địa hình rộng, cần bố trí một số điểm nghỉ chân với nhà vệ sinh, các máy tự động bán nước, đồ uống, đồ ăn nhẹ được bố trí rải rác khắp khu cầu kính và khu vui chơi tạo thuận tiện cho khách hàng và tăng doanh thu.

3.  Khu Resort: Là khu vực Biệt lập, dành riêng cho các khách hàng lưu trú bao gồm:

- Villas phong cách Tây Bắc hiện đại 5* trên núi.

- Khu Hotel: 80 phòng với các tiện ích 5*.

o Bể bơi vô cực: Bể bơi vô cực rộng với phần đua ra ngoài vực 10-15m, phía dưới có mặt kính tạo cảm giác. Dự kiến sẽ là Bể bơi vô cực đẹp nhất Việt Nam.

o Nhà hàng Buffet (Âu)

o Phòng hội nghị: 500 người nhằm hướng tới các Hội nghị khách hàng, Hội nghị-Hội thảo của các cơ quan TW, kỳ nghỉ của cán bộ công nhân viên các tập đoàn.

o Các tiện ích khác: Business Louge, Gym Club, Quầy Bar, Spa v.v..

I.1.1. Ý đồ tổ chức không gian cảnh quan 

I.1.1.1. Tuyến cảnh quan

Tuyến cảnh quan mạo hiểm: Tuyến cảnh quan mạo hiểm được bắt đầu từ tuyến đường dốc đi lên điếm bắt đầu của cầu kính. Điểm nhấn cảnh quan quan trọng của tuyến mạo hiểm là cầu kính dài nhất Đông Nam Á (285m) băng qua 2 đỉnh núi và có khoảng tĩnh không tới mặt nước 145m. Tại phía điểm kết thúc của cầu kính là tuyến đường cầu kính đi bộ men theo vách núi cheo leo. Đây là các vách núi dựng đứng và cầu đi bộ được làm vươn ra ngoài. Cảnh quan của tuyến chủ yếu là cảnh quan hoang sơ, ít thảm thực vật và bộc lộ đầy đủ các đặc điểm địa hình và địa chất tại vùng núi Tây Bắc với vách núi đá, các mỏm đá tai mèo lởm chởm.

Tuyến cảnh quan thưởng ngoạn và trải nghiệm văn hóa: Hình thành các đường mòn dùng vật liệu bê tông, chủ yếu cho đi bộ và xe đạp kết nối trong một không gian rộng lớn, đa dạng các hệ thảm thực vật bản địa. Chủ điểm của không gian thưởng ngoạn gắn theo 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông nhằm quảng bá các sản vật đặc trưng của Mộc Châu và Sơn La. Các mảng không gian vườn cảnh quan được sắp xếp xen lẫn với các không gian khai thác dịch vụ du lịch như khu ẩm thực dân tộc v.v...

Tuyến cảnh quan nghỉ dưỡng: Không gian hình thành dọc theo tuyến giao thông cơ giới đi vào trong khu thủy điện. Các không gian nhà ở có xu hướng tách biệt với giao thông cơ giới và hòa lẫn với không gian cảnh quan thiên nhiên.

Tuyến cảnh quan mặt nước: Khai thác không gian suối và hồ thủy điện cho hoạt động vui chơi. Khu suối thượng nguồn được cải tạo dòng chày theo dạng tầng bậc qua các thác nhỏ, tạo nên âm thanh núi rừng. Đặc biệt có những đoạn suối chảy qua những khe đá dựng đứng sẽ trở thành những điểm check-in thú vị. Mặt nước mở rộng sau khi hình thành đập thủy điện mang tới cảnh sắc tươi mới, khác biệt với các khu vui chơi khác trên địa bàn phù hợp cho những hoạt động vui chơi nhóm hoặc gia đình.

I.1.1.2.  Điểm nhấn

Cầu kính: Xây dựng cầu kính không chỉ là điểm nhấn quan trọng chính yếu mà còn hướng tới việc xác lập kỷ lục cầu kính dài nhất Đông Nam Á. Chiều dài 285m, khoảng tĩnh không tới mặt nước 145m, ứng dụng các công nghệ 9D để tạo cảm giác mạo hiểm cho du khách khi tham quan trải nghiệm.

CHƯƠNG II: 
GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ

II.1.  Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng

Trên cơ sở tính chất và hình ảnh chung của toàn khu du lịch, cơ cấu phân khu chức năng được tổ chức như sau:

Diện tích sử dụng đất khoảng 239.134 m2.

Trong đó: Đất rừng ký hợp đồng với cộng đồng bản để khoanh nuôi bảo vệ: 31.200 m2; Đất thuê: 207.934 m2, được chia ra 10 khu vực chính, bao gồm:

+ Khu tiếp đón;

+ Khu tham quan khám phá cầu kính;

+ Khu cáp treo, trượt khô;

+ Khu đất thương mại, dịch vụ;

+ Khu nghỉ dưỡng;

+ Khu vui chơi ngoài trời;

+ Khu khám phá hang động;

+ Đất cây xanh, mặt nước;

+ Bãi đỗ xe;

+ Đất giao thông;

+ Đất năng lượng;

+ Đất rừng cây.

- Trong khu đất sau khoảng lùi theo chỉ giới xây dựng tổ chức một trục đường chính rộng, thoáng. Toàn bộ phương tiện giao thông từ bên ngoài vào được tập kết tại bãi xe.

- Nhà đón khách trung tâm, khu nhà hàng ăn uống có cảnh quan đẹp, tầm nhìn bao quát tạo ra được một không gian ẩm thực độc đáo và thư giãn.

- Khu nhà nghĩ dưỡng bogalow được thiết kế về 2 hướng khác nhau để du khách tùy ý chọn lựa hình thức giải trí riêng biệt, bố trí một khu vực độc lập, yên tĩnh phù hợp cho khách du lịch nghỉ dưỡng.

- Khu giải trí, sinh hoạt ngoài trời: Nằm chen lẫn trong những không gian cây xanh, các khu giải trí như cắm trại, ẩm thực ngoài trời, sân thể thao, sẽ đem lại cho du khách những phút giây hoà mình vào thiên nhiên để có những cảm giác nghỉ ngơi thư giãn thoải mái nhất. Không gian rộng dành cho sinh hoạt, giải trí (gồm Khu cầu kính, khám phá hang động, khu cắm trại, khu vui chơi giải trí…) bố trí gần nhau và các vị trí thuận tiện phục vụ du khách. Các khu đều có giao thông riêng biệt tạo sự sang trọng và riêng tư cho khách và liên kết nhau tạo thành một mạng lưới liên hệ các khu một cách hợp lý.

II.2. Quy hoạch sử dụng đất

Qui hoạch sử dụng đất chủ yếu sẽ bố trí cân đối giữa các mục tiêu sử dụng, sao cho mật độ xây dựng ở mức tối thiểu và đáp ứng nhu cầu sử dụng cho du lịch. Bảo tồn và phát triển tối đa những yếu tố tự nhiên như cây xanh, nhằm tạo môi trường sinh thái nhiệt đới đặc trưng cho khách du lịch nghỉ ngơi thư giãn. Trong quá trình sử dụng đất và phát triển cần đảm bảo yếu tố không gian xanh của vườn sinh thái đó là viễn cảnh tương lai của khu du lịch, không gian cảnh quan tự nhiên và đảm bảo môi trường trong lành mát mẻ để thu hút khách du lịch.  

I.1.1. Quan điểm sử dụng đất

Tận dụng các yếu tố hiện trạng, hạn chế giải phóng mặt bằng.

Tận dụng các yếu tố địa hình (đồi núi, mặt nước...) tránh san gạt lớn phá vỡ cảnh quan, môi trường.

Khai thác tối ưu quỹ đất hiện có nâng cao hiệu quả đầu tư.

Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.comwww.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha