Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy chế biến thủy sản

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy chế biến thủy sản. Sản phẩm của cơ sở bao gồm: cá tra phi lê đông lạnh, nghêu luộc đông lạnh, thuỷ hải sản các loại đông lạnh khác với tổng công suất 4.900 tấn/năm.

Ngày đăng: 15-10-2024

40 lượt xem

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................. 3

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH....................................................... 4

Chương I........................................................................................................ 6

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................................... 6

1.  Tên chủ cơ sở......................................................................................... 6

2.  Tên cơ sở................................................................................................ 6

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở............................................... 7

3.1.  Công suất của cơ sở.......................................................................... 7

3.2.  Công nghệ sản xuất của cơ sở............................................................ 8

3.3.  Sản phẩm của cơ sở........................................................................ 14

4.    Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở.. 14

5.  Các thông tin khác................................................................................ 17

Chương II.................................................................................................... 18

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG................. 18

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............................................................... 18

1.    Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:..... 18

2.  Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường............... 18

Chương III................................................................................................... 21

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..... 21

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải......... 21

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa:.............................................................. 21

1.2.  Thu gom, thoát nước thải:............................................................... 21

1.3.  Xử lý nước thải:............................................................................. 22

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:............................................... 27

3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.............. 28

4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:.......................... 30

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................. 31

6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi cơ sở đi vào vận hành....... 31

7.  Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác........................................ 32

8.   Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường...... 33

Chương IV................................................................................................... 34

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................... 34

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:......................................... 34

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:........................................... 35

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.............................. 35

4.  Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:           35

5.   Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:.... 36

Chương V.................................................................................................... 37

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........................... 37

1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.......................... 37

2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải.............................. 38

Chương VI................................................................................................... 40

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.............. 40

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải....................... 40

1.1.  Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:.......................................... 40

1.2.    Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải..... 40

2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.... 40

2.1.  Chương trình quan trắc chất thải định kỳ......................................... 40

2.2.  Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:........................... 41

2.3.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ theo đề xuất của chủ cơ sở..... 41

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm................................. 41

Chương VII................................................................................................. 42

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ... 42

Chương VIII............................................................................................... 43

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................................................................... 43

PHỤ LỤC BÁO CÁO................................................................................. 44

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ c​ơ sở:

Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Thương mại......

Địa chỉ: .........., xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Người đại diện theo pháp luật của cơ sở:

+ Bà ......

+ Chức vụ: Giám đốc.

- Điện thoại: .............

Email: .............

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số ............, đăng ký lần đầu ngày 20/5/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 24/4/2023 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Tiền Giang chứng nhận.

2.Tên c​ơ sở:

Nhà máy chế biến thuỷ sản công suất 4.900 tấn sản phẩm/năm.

Địa điểm cơ sở: ........, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Các văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp phép, phê duyệt:

+ Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết số 1863/QĐ- UBND ngày 30/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.

+ Giấy phép khai thác nước dưới đất số 75/GP-UBND ngày 27/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh (lưu lượng cấp phéo 450 m3/ngày đêm).

Quy mô của cơ sở:

+ Vốn đầu tư: 115 tỷ đồng.

+ Cơ sở được phân loại thuộc Nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

Cơ sở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết nên thuộc cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Vị trí cơ sở:

Văn phòng và Nhà máy chế biến thuỷ sản của Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Thương mại ........ đặt tại ......... xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Ranh giới địa lý của Nhà máy được xác định như sau:

  • Phía Bắc: giáp Tỉnh lộ 864;
  • Phía Nam: giáp sông Tiền;
  • Phía Đông: giáp đất dân;
  • Phía Tây: giáp đất dân.

Sơ đồ vị trí của cơ sở như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí cơ sở

3.Công suất, côn​g nghệ, sản phẩm của cơ sở:

3.1.Công suất của cơ sở:

- Quy mô cơ sở:

Tổng diện tích của cơ sở là 13.293m2, trong đó diện tích xây dựng khoảng 6.903 m2, bao gồm những hạn mục cụ thể sau:

Bảng 1.1: Diện tích các hạng mục, công trình

TT

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

1

Nhà xưởng chế biên

3.165

2

Kho lạnh 1

210

3

Kho lạnh 2

70

4

Kho lạnh 3

200

5

Kho lạnh 4

160

6

Kho lạnh 5

216

7

Kho lạnh 6

552

8

Phòng máy 1

370

9

Phòng máy 2

140

10

Phòng bảo hộ lao động

80

11

Văn phòng 1

400

12

Văn phòng 2

128

13

Kho bao bì tạm

16

14

Kho vật tư

420

15

Nhà ăn

120

16

Nhà nghỉ tạm công nhân viên

96

17

Kho hoá chất

192

18

Phòng hấp

48

19

Hệ thống xử lý nước thải

300

20

Kho chất thải nguy hại

8

21

Kho chất thải thông thường

12

 

Tổng cộng

6903

- Công suất sản xuất của cơ sở:

Bảng 1.2: Công suất của cơ sở

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Cá tra phi lê đông lạnh

Tấn/năm

1.400

2

Nghêu luộc đông lạnh

Tấn/năm

2.500

3

Thuỷ hải sản các loại đông lạnh khác

Tấn/năm

1.000

 

Tổng cộng

Tấn/năm

4.900

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình chế biến cá tra phi lê đông lạnh

- Sơ đồ quy trình chế biến:

Hình 1.2: Quy trình chế biến cá tra phi lê đông lạnh

-Thuyết minh quy trình chế biến:

Nguyên liệu là cá tra được thu mua từ trong tỉnh và các tỉnh lân cận được vận chuyển về nhà máy. Ngoài ra, công ty cũng nhập cá tra đã phi lê từ các cơ sở sau đó cấp đông cung cấp cho khách hàng. Đối với sản phẩm được chế biến từ các tra nguyên con được thực hiện như sau:

Cắt tiết: Cắt tiết nhằm giết chết cá, thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo, là, cho máu thoát hết ra ngoài để thịt cá được trắng hơn. Ngâm rửa nhằm làm sạch máu, nhớt, một phần vi sinh vật bám trên cá, tạp chất.

Fillet (Phi lê): tách hai miếng thịt hai bên ra khỏi thân cá, loại bỏ xương, đầu, nội tạng, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiếp theo. Phần thịt vụn được thu gom bán lẻ.

Rửa 1: rửa sạch miếng cá, nhớt, tạp chất, một phần vi sinh vật bám trên thành phẩm.

Lạng da: nhằm lạng bỏ da ra khỏi thịt cá đáp ứng quy cách, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tiếp theo.

Rửa 2: nhằm loại bỏ mỡ, tạp chất, thịt vụn, một phần vi sinh vật bám trên miếng cá.

Chỉnh hình: cắt chỉnh để tạo ra miếng cá có hình dáng đẹp bắt mắt, loại bỏ, xương, da, mỡ, đáp ứng theo yếu cầu khách hàng và quy cách sản phẩm.

Rửa 3: rửa sạch mỡ, thịt vụn, vi sinh bám trên thành phẩm.

Kiểm tra kí sinh trùng: nhằm loại bỏ miếng cá bị nhiễm kí sinh trùng hoặc đốm bệnh (máu tụ) để nâng cao tính an toàn vệ sinh thực phẩm.

Rửa 4: loại bỏ vi sinh và lượng mỡ thừa còn dính trên cá.

Phân loại cỡ, phân loại: nhằm chia miếng cá theo trọng lượng lớn, nhỏ khác nhau đảm bảo sự đồng nhất kích cỡ các miếng cá; tạo ra sự đồng đều về màu sắc, loại, cỡ đáp ứng đúng yêu cầu công nghệ và qui cách sản phẩm.

Xử lý phụ gia: xử lý phụ gia nhằm giảm sự hao hụt trọng lượng miếng fillet, giữ gìn màu sắc tự nhiên cho miếng cá, làm miếng cá trắng bóng tăng giá trị sản phẩm.

Cấp đông: tạo hình sản phẩm, giảm nhiệt độ tâm sản phẩm đến -180oC, kéo dài thời gian bảo quản, tạo điều kiện cho quá trình bao gói, vận chuyển, khống chế sự hoạt động của vi sinh vật và enzim.

Đóng gói: nhằm bảo vệ sản phẩm trước sự tác động cơ học, không tiếp xúc với các yếu tố gây hại bên ngoài, chặn sự mất nước, xâm nhập vi sinh vật, thuận lợi cho quá trình vận chuyển và bảo quản.

Bảo quản: bảo vệ giá trị chất lượng, giá trị hình thức sản phẩm, hạn chế sự biến đổi sinh hóa sản phẩm.

b)Quy trìn​h chế biến nghêu đông lạnh

Sơ đồ quy trình chế biến:

Hình 1.3: Quy trình chế biến nghêu đông lạnh

-Thuyết mi​nh quy trình chế biến:

Đối với nghêu liệu là thịt được mua từ các nhà cung ứng trong khu vực được kiểm tra để loại bỏ tạp chất, nghêu có màu sắc, chất lượng không đạt. Sau đó nghêu thịt được rửa lại để loại bỏ chất chất rồi đưa thẳng đến công đoạn hấp.

Đối với nghêu còn nguyên vỏ được sơ chế theo quy trình như sau để đưa đến công đoạn hấp:

Rửa 1: sau khi công đoạn tiếp nhận hoàn thành, công nhân sẽ tiến hành loại bỏ các tạp chất, hải sản lạ và nghêu chết. Tiếp theo nghêu sẽ được rửa sạch bằng nước sạch trước khi cho vào bể ngâm.

Ngâm: nghêu sẽ được cho vào bồn ngâm trong khoảng thời gian từ 2-4 giờ. Công đoạn ngâm nghêu nhằm mục đích để nghêu nhả bớt các tạp chất như cát, bùn trong thân nghêu.

Rửa 2: sau công đoạn ngâm, nghêu được rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ các tạp chất như bùn, cát.

Phân cỡ: cỡ nghêu được tính bằng số con/kg. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà cỡ nghêu được xác định khác nhau.

Xử lý trắng: nghêu nuôi tự nhiên thường có màu bùn, vỏ nghêu bị rong bám, bùn đất. Do đó, để nghêu được đẹp hơn nghêu sẽ được xử lý bằng dung dịch chlorine với nồng độ thích hợp, các tạp chất trên sẽ được loại bỏ bằng khả năng oxy hóa của dung dịch clorine. Sau khi tẩy trắng, nghêu được rửa lại bằng nước sạch trước khi luộc.

Luộc nghêu: làm cho thịt nghêu chín, bảo quán được lâu hơn trong môi trường cấp đông.

Cấp đông: nghêu được cấp đông trong thiết bị băng chuyền cấp đông. Thời gian cấp đông kéo dài 30 phút, nhiệt độ trung tâm của sản phẩm sau khi cấp đông đạt -18oC.

Đóng thùng: sản phẩm sau khi cấp đông được đóng thùng.

Bảo quản: sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ thấp hơn - 18oC và được điều tiết vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ sản phẩm.

c)Quy​ trình cấp đông thuỷ hải sản khác

Sơ đồ quy trình cấp đông:

Hình 1.4: Quy trình cấp đông thuỷ hải sản khác

-Thuyết mi​nh quy trình cấp đông:

Đối với nguyên liệu cấp đông nguyên con không cần sơ chế bao gồm cá cơm, đùi ếch,… được nhập từ các cơ sở cung cấp sau đó đem về nhà máy rửa sau đó cấp đông và xuất cho khách hàng.

Đối với nguyên liệu cần sơ chế gồm cá điêu hồng, cá trê, bạch tuộc,… được nhập về nhà máy, thực hiện các bước như sau:

  • Kiểm tra: để loại bỏ các nguyên liệu không đảm bảo về chất lượng (màu sắc, mùi không đảm bảo), loại bỏ tạp chất.
  • Rửa 1: loại bỏ nhớt, tạp chất, một phần vi sinh vật.
  • Sơ chế: chủ yếu là bỏ nội tạng, để bảo quản được lâu.
  • Rửa 2: làm sạch sản phẩm trước khi cấp đông, loại bỏ nhớt, nội tạng còn dính và một phần vi sinh vật.
  • Cấp đông: sản phẩm được cấp đông trong thiết bị băng chuyền cấp đông. Thời gian cấp đông kéo dài 30 phút, nhiệt độ trung tâm của sản phẩm sau khi cấp đông đạt -18oC.

Đóng thùng: sản phẩm sau khi cấp đông được đóng thùng.

Bảo quản: sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ thấp hơn - 18oC và được điều tiết vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ sản phẩm.

3.3.Sản phẩm của cơ sở:

Sản phẩm của cơ sở bao gồm: cá tra phi lê đông lạnh, nghêu luộc đông lạnh, thuỷ hải sản các loại đông lạnh khác với tổng công suất 4.900 tấn/năm.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

a)Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên, vật liệu

Bảng 1.3: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

TT

Tên nguyên liệu

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Cá tra nguyên con

Tấn/năm

1344

2

Cá tra phi lê sẵn

Tấn/năm

545

3

Thịt nghêu lụa sẵn

Tấn/năm

2020

4

Nghêu nguyên con

Tấn/năm

505

 

5

Thuỷ hải sản các loại (cá điêu hồng, cá trê, bạch tuộc, cá cơm, đùi ếch,…)

 

Tấn/năm

 

1010

 

Tổng cộng

Tấn/năm

5.424

Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng vật liệu

TT

Tên nguyên liệu

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Bao PE

Tấn/năm

1

2

Bao bì carton

Tấn/năm

10

 

Tổng cộng

Tấn/năm

11

b)Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, hoá chất

Bảng 1.5: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, hoá chất

STT

Tên hoá chất, nhiên liệu

Đơn vị tính

Khối lượng

Mục đích sử dung

1

Dầu DO

Tấn/năm

5

Lò hơi, xe nâng

2

Nhớt

Lít/năm

800

Bảo trì

3

Gas NH3

Tấn/năm

1,2

Hệ thống làm lạnh

4

Gas lạnh

Tấn/năm

2,5

5

Xà phòng bột

Tấn/năm

0,5

Vệ sinh, giặt

6

Xà phòng nước

Lít/năm

600

7

Cồn 700

Lít/năm

3500

Khử trùng

 

8

 

Chlorine 70%

 

Tấn/năm

 

1

Tẩy rửa, hệ thống xử lý nước thải

9

PAC

Tấn/năm

15

 

 

Hệ thống xử lý nước thải

10

Polymer

Tấn/năm

2

11

NaOH

Tấn/năm

3

12

Chất khử bọt

Tấn/năm

2

c)Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn cung cấp cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất được lấy từ giếng khoan được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép số 75/GP-UBND ngày 27/02/2020.

Nguồn cấp nước cho tưới cây và bổ sung hệ thống làm mát được lấy từ nước mặt sông Tiền. Khối lượng sử dụng khoảng 4 m3/ngày nên không thuộc đối tượng phải xin phép khai thác.

Khối lượng sử dụng nước tại cơ sở cụ thể như sau:

-Nước cấp cho sinh hoạt:

Tổng số lượng công nhân viên của Nhà máy là 300 người. Theo tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp từ 60 lít/người/ngày (TCXDVN 33:2006 - Cấp nước mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế). Khối lượng nước thải sinh hoạt được ước tính như sau: Q = 300 x 60 lít/người/ngày = 18 m3/ngày.

-Nước cấp cho sản xuất:

+ Nước cấp cho quá trình chế biến cá tra nguyên con:

Định mức sử dụng nước khoảng 18 m3/tấn nguyên liệu. Khối lượng cá tra nguyên con là 1344 tấn/năm tương đương 4,48 tấn/ngày. Như vậy, lượng nước cấp cho công đoạn này là: Q1 = 18 m3/tấn x 4,48 tấn/ngày ≈ 80 m3/ngày.

+ Nước cấp cho quá trình cấp đông cá tra đã phi lê sẵn: không sử dụng nước cho quá trình chế biến.

+ Nước cấp cho quá trình chế biến nghêu thịt từ nghêu nguyên con:

Định mức sử dụng nước khoảng 10 m3/tấn nguyên liệu. Khối lượng nguyên liệu nghêu nguyên con là 505 tấn/năm tương đương 1,68 tấn/ngày. Như vậy, lượng nước cấp cho công đoạn này là: Q2 = 1,68 m3/tấn x 10 tấn/ngày ≈ 17 m3/ngày.

+ Nước cấp cho quá trình chế biến thịt từ thịt nghêu lụa sẵn:

Định mức sử dụng nước khoảng 6 m3/tấn nguyên liệu. Khối lượng nguyên liệu thịt nghêu lụa sẵn là 2020 tấn/năm tương đương 6,7 tấn/ngày. Như vậy, lượng nước cấp cho công đoạn này là: Q3 = 6 m3/tấn x 6,7 tấn/ngày ≈ 40 m3/ngày.

+ Nước cấp cho quá trình cấp đông thuỷ hải sản khác:

Định mức sử dụng nước khoảng 10 m3/tấn sản phẩm. Khối lượng sản phẩm cá tra phi lê từ cá tra nguyên con là 1010 tấn/năm tương đương 3,33 tấn/ngày. Như vậy, lượng nước cấp cho công đoạn này là: Q4 = 10 m3/tấn x 3,33 tấn/ngày ≈ 33 m3/ngày.

+ Nước cấp cho quá trình vệ sinh nhà xưởng, giặt quần áo bảo hộ: 20 m3/ngày.

+ Nước cấp cho chuyền cấp đông: 30 m3/ngày.

Nước cấp cho công đoạn khác (được sử dụng từ nước mặt sông Tiền):

+ Cấp bổ sung cho hệ thống làm mát: 3 m3/ngày.

+ Cấp cho tưới cây xanh: 1m3/ngày.

Bảng 1.6: Nhu cầu sử dụng nước và xả thải của cơ sở

TT

Mục đích sử dụng

Đơn vị

Nhu cầu sử dụng

Nhu cầu xả thải

1

Nước cấp cho sinh hoạt

m3/ngày

18

18

2

Nước cấp cho hoạt động sản xuất

m3/ngày

220

190

-

Nước cấp cho quá trình chế biến cá tra nguyên con

m3/ngày

80

80

-

Nước cấp cho quá trình chế biến nghêu thịt từ nghêu nguyên con

m3/ngày

17

17

-

Nước cấp cho quá trình chế biến nghêu thịt từ thịt nghêu lụa sẵn

m3/ngày

40

40

-

Nước cấp cho quá trình cấp đông thuỷ hải sản khác

m3/ngày

33

33

-

Nước cấp cho quá trình vệ sinh nhà xưởng, giặt quần áo bảo hộ

m3/ngày

20

20

-

Nước cấp cho chuyền cấp đông

m3/ngày

30

0

3

Nước cho hoạt động khác

m3/ngày

4

0

-

Cấp bổ sung cho hệ thống làm mát

m3/ngày

3

0

-

Cấp cho tưới cây xanh

m3/ngày

1

0

 

Tổng cộng (1+2+3)

m3/ngày

242

208

d)Nhu cầu sử ​dụng nhiên liệu

  • Nguồn cung cấp từ Hệ thống cấp điện quốc gia do Điện lực huyện Châu Thành quản lý.
  • Lượng điện bình quân sử dụng của dự án khoảng 900.000 kWh/tháng.

5.Các thông tin khác

Không có.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án Nhà máy sản xuất bao bì

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha