Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân vi sinh

Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân vi sinh bằng công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp thông thường không nguy hại sẽ giải quyết vấn đề xử lí rác thải phát sinh trên địa bàn huyện Trà Ôn và tỉnh Vĩnh Long, tích lũy quỹ đất và giảm thiểu các tác động đến môi trường và cộng động dân cư.

Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân vi sinh

  • Giá gốc:150,000,000 vnđ
  • Giá bán:145,000,000 vnđ Đặt mua

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.4.1. Các văn bản pháp lý về đầu tư

I.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ

II.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long

II.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên

II.1.2. Dân số

II.1.3. Vị trí kinh tế:

II.1.4. Địa hình

II.1.5. Khí hậu, thời tiết

II.2. Phân tích nhu cầu xử lý nguồn rác thải

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

III.1. Mục tiêu đầu tư.

III.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng

III.2.1. Sự cần thiết đầu tư

III.3. Mục tiêu cụ thể

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

IV.2. Vị trí khu đất

IV.3. Phân tích địa điểm xây dựng dự án

IV.4. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án

IV.5. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất

IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng

CHƯƠNG V: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI

V.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ DÂY CHUYỀN XỬ LÝ RÁC SINH HOẠT

V.1.1. Quy trình tổng thể công nghệ xử lý rác PTML

V.1.2. Thuyết minh chi tiết của từng dây chuyền công nghệ.

V.1 .3 Sản phẩm Phân hữu cơ.

V.1.3. Cơ cấu sản phẩm

V.1.4. Chất lượng sản phẩm

V.2. Gạch Block và bê tông nhẹ

V.2.1. Gạch Block

V.2.2. Bê tông siêu nhẹ

V.2.3. Nguyên liệu đầu vào

V.2.4. Sơ đồ quy trình:

V.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI NGUY HẠI

IV.3.1. Công nghệ xử lý và tái chế dầu nhớt

IV.3.2. Công nghệ tái chế dung môi thải.

IV.3.3. Công nghệ tẩy rửa nhựa, kim loại dính thành phần nguy hại.

IV.3.4. Công nghệ súc rửa thùng phuy, bao bì có dính thành phần nguy hại

IV.3.5. Công nghệ phá đèn huỳnh quang.

IV.3.6. Công nghệ phá dỡ, xử lý pin, ắc quy thải.

IV.3.7. Công nghệ tiền xử lý bo mạch, linh kiện điện tử

IV.3.8. Công nghệ hóa rắn, ép gạch Block

IV.3.9. Công nghệ lò đốt chất thải.

IV.3.10. Công nghệ Hầm chứa chất thải

V.3.1. Sau đó trồng cây xanh trên bề mặt để đảm bảo cảnh quan và môi trường cho khu vực xung quanh.

IV.3.11. Công nghệ xử lý nước thải

IV.3.12. Xử lý nước thải nhiễm dầu

IV.3.13. Công nghệ hấp xử lý chất thải lây nhiễm

CHƯƠNG VI: DANH MỤC DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ NHÀ MÁY RÁC

VI.1. Mô tả thiết bị lò đốt rác:

VI.2. Hệ thống thiết bị phân loại và tái chế rác:

VI.3. Hệ thống thiết bị trọn bộ lò đốt rác sinh hoạt 10T/h ( 2 lò )

CHƯƠNG VII: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG  

VII.1. Quy mô đầu tư dự án

VII.1.1. Khu điều hành và sản xuất

VII.1.2. Khu xử lý phân, khu xử lý nước thải

VII.1.3. Hạ tầng kỹ thuật

VII.2. Đầu tư máy móc thiết bị

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG  LAO ĐỘNG

VIII.1. Sơ đồ tổ chức công ty

VIII.1.1. Mô  Hình  Tổ Chức

VIII.1.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành

VIII.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động

VIII.3. Cơ cấu tiền lương

CHƯƠNG IX: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

IX.1. Tiến độ thực hiện

IX.2. Giải pháp thi công xây dựng

IX.2.1. Phương án thi công

IX.3. Sơ đồ tổ chức thi công

IX.4. Hình thức quản lý dự án

CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN

X.1. Đánh giá tác động môi trường

X.1.1. Giới thiệu chung

X.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

X.1.2.1. Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

X.1.2.2. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án

X.1.2.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án

X.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng

X.1.3.1. Điều kiện tự nhiên

X.1.3.2. Địa hình

X.1.3.3. Tác động của dự án tới môi trường

X.1.3.4. Nguồn gây ra ô nhiễm

X.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường

X.1.4.1. Ảnh hưởng đến chất lượng không khí:

X.1.4.2. Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:

X.1.4.3. Ảnh hưởng đến giao thông

X.1.4.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

X.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường

X.1.6. Trong thời gian hoạt động

X.1.6.1. Các loại chất thải phát sinh

X.1.6.2. Khí thải

X.1.7. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường

X.1.7.1. Xử lý chất thải rắn

X.1.8. Kết luận

CHƯƠNG XI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

XI.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư

XI.2. Nội dung Tổng mức đầu tư

XI.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt

XI.2.2. Chi phí thiết bị

XI.2.3. Chi phí quản lý dự án:

XI.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

XI.2.5. Chi phí khác

XI.2.6. Dự phòng phí:

XI.2.7. Lãi vay trong thời gian xây dựng:

CHƯƠNG XII: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

XII.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án

XII.2. Nguồn vốn

XII.3. Phương án hoàn trả vốn vay

CHƯƠNG XIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

XIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

XIII.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán

XIII.1.2. Cơ sở tính toán

Bảng tổng hợp doanh thu của dự án:

XIII.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án

XIII.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội

CHƯƠNG XIV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XIV.1. Kết luận

XIV.2. Kiến nghị

Lập dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân vi sinh

2.2. Mục tiêu dự án

2.2.1. Mục tiêu của dự án:

Nhà máy xử lí chất thải rắn Trà Ôn bằng công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp thông thường không nguy hại sẽ giải quyết vấn đề xử lí rác thải phát sinh trên địa bàn huyện Trà Ôn và tỉnh Vĩnh Long, tích lũy quỹ đất và giảm thiểu các tác động đến môi trường và cộng động dân cư.

STT

Mục tiêu hoạt động

Tên ngành

(Ghi tên ngành cấp 4 theo VSIC)

Mã ngành theo VSIC

(Mã ngành cấp 4)

Mã ngành CPC (*)

(đối với các ngành nghề có mã CPC, nếu có)

1

Giải quyết vấn đề xử lí chất thải rắn tại địa phương (đốt rác thải sinh hoạt, công nghiệp hằng ngày và rác đã chôn lấp tại bãi trước đây) và các khu vực lân cận giúp cải thiện môi trường sống

Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại.

3821

 

2

Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại.

3822

 

3

Tái chế phế liệu

3900

 

4

Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác.

 

 

5

Thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước

 

 

6

Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải

3821

 

 

 

Kho lưu trữ chất thải nguy hại

 

 

2.2.2. Sự cần thiết đầu tư:

Huyện Trà Ôn nằm ở phía tây nam của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái, cùng với các địa phương khác, huyện Trà Ôn đang tập trung huy động khai thác mọi nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng Trà Ôn thành huyện nông thôn mới. Bên cạnh đó, chất lượng cảnh quan, môi trường cũng được quan tâm đầu tư, tăng cường công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt đối với đô thị 100%, nông thôn 88%, khuyến khích các hoạt động phân loại rác tại nguồn và cải thiện chất lượng môi trường tại bãi trung chuyển rác thải.

Bãi trung chuyển rác thải của huyện Trà ôn nằm tại ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ có diện tích là 27.893,6 m2, đi vào hoạt động cuối năm 2010, phục vụ lưu trữ rác thải từ các xã sau đó ý trung chuyển về bãi rác của tỉnh để xử lý. Tuy nhiên, đến giai đoạn hiện tại, toàn bộ rác thải đã chuyển qua chôn lấp tại chỗ, khối lượng ước tính là 79,875 tấn (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trà Ôn), rác thải lộ thiên, chưa xử lý, làm phát sinh nước rỉ rác đặc biệt là đang vào giai đoạn mùa mưa, lũ làm ô nhiễm nguồn nước đặc biệt phát tán mùi hôi, côn trùng, ruồi nhặng… đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và đời sống của người dân xung quanh. Hiện tại, các ô chứa rác đang quá tải, rác thải nhổn nhan chưa được thu dọn gọn gàng, hằng ngày phải tiếp nhận thêm 30 tấn rác thải từ đơn vị thu gom, do vậy để định hướng phát triển đô thị, khối lượng rác thải này cần có giải pháp xử lí triệt để, hiệu quả và bền vững.

Cùng với xu hướng xử lý chất thải rắn chung của cả nước, rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói chung, huyện Trà ôn nói riêng cần được xử lý bằng phương pháp đốt. Vì vậy, dư án đầu tư “nhà máy xử lý chất thải rắn Trà Ôn” của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Thông là rất cần thiết, với kinh nghiệm đã đầu tư nhà máy xử lý chất thải tại khu xử lý chất thải rắn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, dự án “nhà máy xử lý chất thải rắn Trà ôn” sẽ xử lý hiệu quả chất thải rắn của huyện Trà Ôn và nhà máy xử lý rác thải dự phòng cho tỉnh, dự án hoạt động sẽ khắc phục ô nhiễm môi trường, cải thiện đời sống cho cộng đồng, tiết kiệm được quỹ đất và giải quyết vấn đề cấp bách về môi trường huyện Trà ôn.

2.3. Quy mô đầu tư

Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:

- Công suất xử lý thiết kế: Qua khảo sát,chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của địa bàn huyện Trà Ôn có khối lượng khoảng 30 tấn/ngày và chất thải chôn lấp tại bãi tính đến cuối quý III năm 2020 là 79,875 tấn.

+ Giai đoạn I: Công ty Đầu tư Xây dựng nhà máy xử lý có công suất 60 tấn/ngày, lắp đặt 02 lò đốt MT-36 (công suất 50 tấn/lò. ngày). Nhà máy sẽ xử lý rác thải phát sinh hằng ngày của huyện, đồng thời xử lý 30 – 60 tấn/ngày rác thải đang tồn đọng tại bãi hiện hữu (dự kiến xử lý dứt điểm trong 3 – 6 năm).

+ Giai đoạn 2: Công ty sẽ đầu tư mở rộng công suất xử lý của nhà máy để tiếp nhận và xử lý rác thải trên địa bàn Vĩnh Long theo Quy hoạch xây dựng của tỉnh.

- Thông tin cơ bản của lò đốt MT-36:

+ Công suất: 50 tấn/ngày. đêm/ lò đốt

+ Xuất xứ công nghệ: xuất xứ Việt Nam, công nghệ Việt Nam.

+ Tỷ lệ xử lý rác: tiêu hủy hoàn toàn trên 95% rác thải sinh hoạt. (Trong đó còn lại dưới 5%).

- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp:

+ Xử lý đốt chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại đảm bảo vệ sinh môi trường và đạt các tiêu chuẩn có liên quan.

+ Đơn giá xử lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Đồng thời công ty đề xuất đơn giá xử lý là 364,810 đồng/ tấn (theo Quyết định số 4768/UBND-XDĐT của UBND thành phố Cần Thơ về đơn giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt của công ty TNHH DV TM Minh Thông tại khu xử lý chất thải rắn huyện Cờ Đỏ).

- Diện tích mặt đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng (m2 hoặc ha): Bãi trung chuyển rác huyện Trà ôn có diện tích là 27.893,6 m2, gồm đường nội bộ, bãi chứa rác, ao chứa nước rỉ,… nhưng đến thời điểm hiện tại bãi rác đang quá tải, lộ thiên, chôn lấp không hợp vệ sinh. Do vậy, dự án nhà máy xử lý chất thải Trà Ôn cần sử dụng đất khoảng 8,0 ha, trong đó, xây dựng nhà xưởng, nhà làm việc, các công trình bảo vệ môi trường, còn lại xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác (điện, nước, cây xanh,…)

- Quy mô kiến trúc xây dựng nhà xưởng:

Diện tích xây dựng: 15.800 m2;

Diện tích sàn: 15.800 m2;

Số tầng: 1.0 tầng;

Chiều cao công trình: 9.0m;

2.4. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất

2.4.1. Địa điểm khu đất

- Giới thiệu tổng thể về khu đất (địa chỉ, ranh giới, vị trí địa lý):

+ Địa chỉ: ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

+ Ranh giới (vị trí địa lý):

Phía Đông giáp đất ruộng

Phía Tây giáp đất ruộng

Phía Nam giáp đất ruộng

Phía Bắc giáp đất vườn và Quốc lộ 54.

- Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất (nếu có):

Bãi trung chuyển rác thải huyện Trà ôn có diện tích khoảng 27.893,6 m2, hiện tại đã sử dụng làm bãi chôn lấp của khu xử lý chất thải rắn huyện Trà Ôn chiếm khoảng ½ tổng diện tích khu đất, còn lại là các ao lưu trữ nước rỉ rác và đường giao thông nội bộ. Việc xây dựng “nhà máy xử lý chất thải rắn Trà Ôn” cần được bố trí mở rộng khoảng 8.0 ha, dự án xin đề nghị Chủ đầu tư bố trí thu hồi và giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng cho khu xử lý.

2.4.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Trà Ôn đã được chính quyền địa phương quy hoạch có diện tích khoảng 27.893,6 m2 đã được địa phương đưa rác và chôn lấp.

Hình 2.1. Hiện trạng sử dụng đất bãi trung chuyển rác huyện Trà Ôn

2.4.3. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất

Bảng 2.1: Các hạng mục chính của dự án

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

 

5

Lò đốt

1.800

2,25

Khu tập kết rác chờ đốt

4.000

5,0

Khu chứa rác và phân loại

10.000

12,5

Khu chứa tro xỉ và các công trình giảm thiểu tác động môi trường

20.000

25

Nhà làm việc, nhà ở công nhân viên

2.400

3

6

Đường nội bộ

6.000

7,5

7

Các công trình phụ trợ

1.000

1,25

8

Hạ tầng, công viên cây xanh và vùng đệm

34.800

43,5

 

Tổng

80.000

100

2.4.4. Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

Nhà đầu tư đề nghị cơ quan Nhà nước có thầm quyền xem xét cho nhà đầu tư thu hồi giải phóng mặt bằng giao dự án khu đất dự kiến là 8,0 ha tại khu bãi trung chuyển rác huyện Trà Ôn để thực hiện dự án nhà máy xử lý chất thải rắn Trà Ôn.

Sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, Công ty sẽ thực hiện các thủ tục thuê đất với cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.4.5. Dự kiến kế hoạch, tiến độ giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai

Sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cho công ty triển khai thực hiện dự án Nhà máy xử lý rác thải tại huyện Trà Ôn và thực hiện các thủ tục về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.4.6. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có): dự án đề nghị chủ trương đầu tư mở rộng, thu hồi và giải phóng mặt bằng theo dự án đề nghị

2.5. Vốn đầu tư

2.5.1. Tổng vốn đầu tư: 41.105.610.000 đồng (Bốn mươi mốt tỷ, một trăm linh năm triệu sáu trắm mười nghìn đồng), trong đó:

- Vốn cố dịnh: 12.000.000.000 đồng (bảy tỷ đồng)

- Vốn vay: 29 tỷ đồng, vay từ ngân hàng TM CP Bản Việt CN Cần Thơ và các tổ chức tín dụng trong nước.

Trong đó:

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có): 0 đồng

- Chi phí thuê đất, mặt nước,…: theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Chi phí xây dựng công trình: 11,7 tỷ đồng

- Chi phí máy móc, thiết bị, công nghệ: 26,910 tỷ đồng

- Chi phí khác hình thành tài sản cố định: 0 đồng

- Chi phí dự phòng: 1,957 tỷ đồng

2.5.2. Nguồn vốn đầu tư

a) Vốn góp để thực hiện dự án đầu tư (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):

TT

Tên nhà đầu tư

Số vốn góp

Tỷ lệ (%)

Phương thức góp vốn (*)

Tiến độ góp vốn

VNĐ

Tương đương USD

1

Công ty TNHH DV TM Minh Thông

12.000.000.000

 

29

 

 

b) Vốn huy động và tiến độ dự kiến:

- Vay vốn của ngân hàng TM CP Bản Việt chi nhánh Cần Thơ và các tổ chức tín dụng trong nước là 29 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71%.

c) Vốn khác: không.

2.6. Thời gian thực hiện/ hoạt động của dự án: 50 năm kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

2.7. Tiến độ thực hiện dự án: Dự kiến tiến độ thực hiện dự án là 12 tháng kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cụ thể như sau:

- Chuẩn bị đầu tư: thời gian dự kiến Quý I năm 2021;

- Thời gian xây dựng: từ Quý I/2021 đến Quý IV/2021 (khoảng 12 tháng kể từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư và quyết định giao đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền);

- Thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ: Quý IV năm 2021;

2.8. Nhu cầu về lao động

- Giai đoạn xây dựng và lắp đặt thiết bị dự kiến là 40 người (trong đó sử dụng 30 lao động địa phương và 10 nhân sự của công ty) làm việc trong 12 tháng.

- Giai đoạn dự án đi vào hoạt động sẽ sử dụng đa số lao động tại địa phương, khoảng 30 người và 6 cán bộ quản lý và kỹ thuật.

2.9. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

2.9.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội

- Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng.

+ Đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải rắn của địa phương và các vùng lân cận. Giải quyết được nhu cầu xử lý không chôn lấp chất thải rắn của tỉnh và các vùng lân cận;

+ Không đòi hỏi phân loại chất thải tại nguồn. Tận dụng được nguồn phế liệu tái sử dụng;

- Đóng góp của dự án với ngân sách, địa phương, người lao động:

+ Dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước, mang tính khả thi cao, hiệu quả cả về kinh tế và môi trường;

+ Nộp thuế VAT hàng năm;

+ Giải quyết việc làm cho lao động địa phương;

- Tác động tiêu của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát tác động này (nếu có):

Dự án góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra.

- Các công nghệ sử dụng trong dự án đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn về môi trường nên không gây ô nhiễm không tác động xấu đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người.

- Tiết kiệm quỹ đất do chôn lấp, hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí… do rác thải chôn lấp.

Thời gian hoàn vốn kinh tế có chiết khấu là 10 năm.

2.9.2. Đánh giá tác động và các biện pháp giảm thieur đến môi trường

Bãi trung chuyển rác huyện Trà Ôn đi hoạt động cuối năm 2010, chỉ tiếp nhận rác thải trên địa bàn huyện, có khối lượng khoảng 30 tấn/ngày đã giải quyết được vấn đề cấp bách và đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện. Đến thời điểm bãi trung chuyển tiếp nhận khoảng 79,875 tấn. Đây là bãi tập kết rác thải từ các xã sau đó trung chuyển về bãi rác của tỉnh xử lý. Tuy nhiên, hiện tại khối lượng rác thải đã được chôn lấp tại đây, rác thải lộ thiên, không hợp vệ sinh, phát sinh nước rỉ rác, mùi hôi,… đã gây tác động đến môi trường đất, nước , không khí và ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh. Vì vậy, dự án nhà máy xử lý chất thải Trà Ôn hoạt động bằng phương pháp đốt sẽ xử lý dứt điểm khối lượng rác thải phát sinh hằng ngày và rác thải tập kết chôn lấp tại dây, cải thiện chất lượng môi trường, tích lũy quỹ đất cho huyện và đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn tại Việt Nam. Bên cạnh nhiều lợi ích mà dự án mang lại, hoạt động của dự án cũng tác động ảnh hưởng đến môi trường khu vực, cụ thể như sau:

Nguồn phát sinh ô nhiễm và mức độ gây ô nhiễm trong quá trình triển khai dự án sẽ khác nhau theo từng giai đoạn thực hiện. Có hai giai đoạn chính phát sinh chất thải:

- Giai đoạn xây dựng;

- Giai đoạn dự án đi vào hoạt động.

a. Tác động và các biện pháp giảm thiểu trong xây dựng

a.1. Nguồn tác động

a.1.1. Nguồn gây tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn

- Ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi công trường phát tán vào không khí. Việc phát sinh bụi và tiếng ồn do các phương tiện vận tải (ô tô chở đất, máy công tác, ô tô chở nguyên – vật liệu,…)

- Hoạt động các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2,… Do đó bắt buộc các máy móc tham gia thi công phải đang là thời gian hiệu lực của giấy phép an toàn do các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước cấp.

Tuy nhiên vị trí xây dựng khu xử lý chất thải cách người dân hơn 300m nên cũng không gây tác động lớn.

a.1.2. Nguồn gây tác động đến môi trường nước:

Phát sinh chủ yếu từ nước thải sinh hoạt của công nhân và một lượng thải dầu mỡ của các phương tiện thi công.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân bao gồm nước vệ sinh, tắm rửa: nhà thầu thi công phải xây dựng lán trại và xây dựng nhà vệ sinh có bể phốt cho cán bộ, công nhân thi công công trình sử dụng. Lượng nước thải này tương đối nhỏ, được xử lý bằng hầm tự hoại.

- Dầu mở thải của các phương tiện thi công phải thu gom vào thùng, sau đó nhà thầu thi công sẽ ký hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng theo đúng quy định.

a.1.3. Nguồn gây tác động do chất thải rắn

Chất thải rắn trong quá trình thi công bao gồm:

- Chất thải xây dựng: bao gồm đất đá, xi măng, bê tông thừa, bao bì,… phải được thu gom và nhà thầu tư chuyên chở hoặc thuê Công ty thu gom, vận chuyển trên đại bàn đến bãi chôn lấp.

- Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm bao bì nilon, thức ăn thừa,… cũng phải được thu gom và vận chuyển đến nơi quy định để xử lý.

a.1.4. Rủi ro và sự cố môi trường

- Tai nạn lao động do công nhân bất cần, thi công không dám đảm bảo chất lượng

- Tai nạn giao thông do các phương tiện thi công

- Tai nạn do các sự cố cháy nổ, chập điện trong quá trình thi công

- Và một số tai nạn về thiên tai, bão, lũ lụt.

a.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng

a.2.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí tiếng ồn

- Dùng bạt che kín các thùng xe vận chuyển các trang thiết bị máy móc.

- Kiểm định, thường xuyên kiểm tra các xe vận tải và các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này giúp hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường, giảm độ ồn, rung.

- Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như: nút tai chống ồn, khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt,…

a.2.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

- Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân trên công trường: Nước thải sinh hoạt phải được xử lý trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận, đảm bảo nồng độ ô nhiễm trong nước thải sau xử lý nhỏ hơn giá trị giới hạn cho phép. Khống chế lượng nước thải bằng việc tăng cường tuyển dụng nhân công xây dựng tại khu vực, có điều kiện tự túc ăn ở. Tổ chức nhân lực hợp lý trong các giai đoạn thi công. Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân thải ra sẽ được xử lý bằng bể tự hoại xây dựng theo phương thức đơn giản tạm thời.

- Đối với nước mưa và nước thải từ thi công xây dựng:

Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa. Các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát nước.

Trong quá trình thi công phải thường xuyên nạo vét đường thoát nước, không để bùn đất, lẫn rác xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc ngẽn.

a.2.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

- Chất thải rắn xây dựng:

+ Gạch vỡ, cát, sỏi, xà bần được đem đi san lấp nền còn thấp không đồng bộ trong công trình do khối lượng phát sinh tại công trường không nhiều.

+ Sau khi kết thúc giai đoạn thi công, các loại cốp pha bằng gỗ sẽ được tập kết và cho các hộ dân có nhu cầu làm củi đốt;

+ Các loại sắt, thép vụn được thu gom lại và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu;

+ Các loại chất thải khác như bao xi măng, thùng nhựa thu gom riêng và bán cho cơ sở tái chế.

- Chất thải sinh hoạt:

+ Tất cả các chất thải rắn sinh hoạt từ các khu vực tạm của công nhân được thu gom và tập trung vào các thùng rác.

+ Yêu cầu công nhân không vứt rác bừa bãi mà phải bỏ rác vào thùng chứa rác.

+ Cuối ngày sẽ phân công nhân viên mang rác đi đổ vào bãi rác liền kề.

_ Chất thải rắn nguy hại:

Các chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công xây dựng chủ yếu là bóng đèn hư cũ, bình acquy, giẻ lau dính dầu nhớt. Lượng chất thải nguy hại này sẽ được tập kết lại và chứa trong 01 thùng chứa loại 120 lít có nắp đậy kín có dán nhãn ký hiệu ghi chữ chất thải nguy hại để vào khu vực quy định và thuê đơn vị xử lý theo quy định tại Thông tư 3/2015/TT – BTNMT.

a.2.4. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội

- Tuyển chọn, đào tạo công nhân lao động gần khu vực dự án;

- Tổ chức quản lý sinh hoạt của công nhân, hạn chế tác động xấu có thể xảy ra, nhắc nhở công nhân không gây ảnh hưởng tới các khu dân cư lân cận;

- Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng;

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân, bố trí cho công nhân thi công được khám, chữa sơ cứu tại trạm ý tế của nhà máy hiện hữu.

Tóm lại, những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường đất, nước không khí, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, sự cố cháy nổ,… sẽ được ghi nhận trong hợp đồng đối với nhà thầu nhằm đảm bảo hạn chế tác động môi trường đến mức thấp nhất và đạt các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường theo quy định của Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 và các văn bản dưới Luật.

a.2.5. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị.

Các biện pháp an toàn lao động trên công trường

- Các biện pháp an toàn lao động trên công trường

- Các biện pháp an toàn khi dùng điện;

- Trang bị bảo hộ lao động: nón, ủng, găng tay, kính,…

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại công trường.

Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ

Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định về PCCC trong quá trình xây dựng, cải tao nhà xưởng và lắp đặt thiết bị từ khâu thiết kế, thi công và nghiệm thu đưa vào sử dụng;

b. Tác động và các biện pháp giảm thiểu giai đoạn dự án đi hoạt động

b.1. Nguồn gây ra tác động

b.1.1. Nguồn gây tác động đến môi trường không khí

Các tác nhân gây ô nhiễm chính trong giai đoạn này là mùi hôi, bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển và khí thải từ lò đốt rác.

- Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển đến nhà máy

Nhà máy tiếp nhận rác thải từ đơ nvij vận chuyển bằng các xe vận chuyển chuyên dừng khoảng cách tiếp nhận ngắn nên tác động do bụi và khí thải từ các phương tiện vậ nchuyeenr được đánh giá là không đáng kể.

- Khí thải từ hệ thống lò đốt rác

Khí thải từ hệ thống lò đốt rác là kết quả của quá trình oxy hóa khử, trong đốt xảy ra giữa chất đốt với oxy ở nhiệt độ cao và sản phẩm cuối cùng là tạo ra khí CO2, hơi nước và các sản phẩm khử. Khí thải phát sinh từ lò đốt rác thường có các chất: Bụi tổng, CO, Sox, Nox, dioxin/furan các chất này nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

b.1.2. Nguồn gây tác động đến môi trường nước

- Nước rỉ rác:

Rác thải sau khi tiếp nhận sẽ được đưa vào xử lý đốt nên nước rỉ rác phát sinh tương đối ít. Tuy nhiên nước rỉ rác phát sinh nhiều vào giai đoạn mùa mưa, lượng nước thải này sẽ được thu gom và xử lý tại hồ xử lý nước thải của nhà máy.

- Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt từ nhà máy chủ yếu từ các công trình vệ sinh (dùng tắm, rửa). Nước thải từ các công trình vệ sinh sẽ được thu gom riêng để xử lý. Nước thải sinh hoạt tại nhà máy sẽ được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra môi trường. Cặn lắng được định kỳ hút và chuyển chôn lấp.

b.1.3. Nguồn gây tác động do chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Khối lượng rác thải này được xử lý đốt tại nhà máy.

- Chất thải rắn sản xuất: bao gồm các loại chất thải không thể sử dụng trong dây chuyền sản xuất của nhà máy được phân loại sơ bộ trước khi đi vào xử lý. Thành phần kim loại, cao su, vỏ lon bia, chai lọ bể, đất đá.

- Chất thải rắn nguy hại: Khối lượng rác thải này phát sinh không nhiều chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân như: bóng đèn, ác quy, pin,… mặc dù phát sinh ít nhưng khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất, gây tác hại lâu dài đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

- Chất thải rắn nói chung nếu không được quản lý, xử lý thích hợp sẽ gây ra tác động đến môi trường và đời sống con người.

b.1.4. Nguồn gây tác động do tiếng ồn

- Tiếng ồn do hoạt động của băng chuyền,…

- Tiếng ồn hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong phạm vi nhà máy.

b.1.5. Tác động đến môi trường đất

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của dự án dưới mọi hình thức, dù đã xử lý hay chưa xử lý đều được tiếp nhận bởi môi trường đất. Nồng độ các chất ô nhiễm cao, thành phần chất ô nhiễm phức tạp sẽ làm thay đổi khả năng phục hồi của đất, ảnh hưởng đến các tác động giữa đất – nước – không khí, thay đổi môi trường sống của các loài động thực vật, làm mất cân bằng sinh thái.

b.1.6. Tác động đến hệ sinh thái

Hoạt động xử lí chất thải không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, làm giảm về số lượng, giảm khả năng sinh trưởng hoặc chết. Vì vậy, dự án cần có các biện pháp giảm thiểu các tác động gây hưởng tiêu cực.

b.1.7. Rủi ro và sự cố môi trường

- Rủi ro trong lao động là vấn đề quan trọng cần được kiểm soát. Công nhân cần được quan tâm chu đáo về an toàn lao động trong suốt thời gian hoạt động của dự án. Nguyên nhân có thể do bất cần trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động,…

- Sự cố về các loại dịch bệnh: Trong rác thải chứa rất nhiều VSV gây hại đến sức khỏe con người như khuẩn tả, thương hàn, trứng giun… Đặc biệt thời tiết nóng ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các VSV phát triển mạnh; đó là tác nhân chính lây lan, truyền bệnh cho cộng đồng.

- Sự cố khi có mưa lớn kéo dài hoặc bão gây ngập ún: Làm trôi, phát tán rác thải chưa xử lý ra khu vực xung quanh; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường nước mặt, không khí và dịch bệnh.

- Sự cố môi trường đối với hệ thống thu gom và xử lý nước (bể tuần hoàn): Vỡ đường ống, tắc ngẽn hệ thống thu gom nước rỉ rác gây tràn nước thải ra khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và không khí; ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư khu vực.

- Sự cố với lò đốt: Hư hỏng lò đốt rác, hỏng hệ thống xử lí khí thải; không thể vận hành lò đốt do rác thải không đạt yêu cầu về độ ẩm; sự cố quá tải lò đốt do lượng rác tăng đột biến (thường trong dịp lễ, tết).

- Sự cố cháy nổ: nguyên nhân do vận chuyển do các chất dễ cháy nổ lại gần tia lửa, hư hỏng các thiết bị điện, rò rỉ nguyên, nhiên liệu, sự bất cẩn của công nhân. Sự cố cháy cố gây thiệt hại các thành phần môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí) hơn nữa gây thiệt hại về tài sản và có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.

b.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động trong giai đoạn hoạt động.

b.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải

b.2.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí

Giảm thiểu mùi hôi từ điểm tập kết rác và xung quanh nhà xưởng

Rác thải sau khi được vận chuyển, tập kết về khử xử lý của dự án được đưa vào dây chuyền phân loại. Dây chuyền phân loại này có chức năng phân loại các loại chất

Trang 19

- Nạo vét định kỳ hố ga, hệ thống rãnh thu gom nước rỉ rác hố thu và bể xử lý nước rác, ao sinh học với tần suất 02 lần/năm.

- Tuân thủ chặt chẽ các bước trong quy trình vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước của dự án.

- Khi xảy ra sự cố, nước thải sau xử lý không đảm bảo Quy chuẩn cho phép phải dừng việc xả nước thải ra môi trường; thu gom và lưu giữ nước thải tại bể xử lý nước thải và ao sinh học chờ xử lý; kiểm tra toàn bộ hệ thống để khắc phục sự cố.

Sau khi khắc phục sự cố, Ban quản lý dự án phải hợp đồng lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo Quy chuẩn cho phép thì mới tiếp tục xả nước thải ra môi trường.

Phòng chống dịch bệnh

Do đặc thù là Khu xử lý rác thải nên đây là nơi tập trung một lượng rác các loài sinh vật có hại như ruồi, muỗi, gián, VSV gây bệnh… Các loài sinh vật này là những vật trung gian gây bệnh cho con người và động vật khác, gây mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường. Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu như: Phun chế phẩm, khu vực khuôn viên dự án, các hố ga, rãnh thu nước rỉ rác, ao sinh học… để khử mùi hôi, diệt côn trùng; giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.

2.10. Giải trình về công nghệ sử dụng

Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng lò đốt MT-36

Xuất xứ: Việt Nam

Sơ đồ quy trình công nghệ

Nguyên lý hoạt động của lò đốt MT-36 là nhiệt phân tạo ra các hỗn hợp khí. Nguyên lý của phản ứng nhiệt phân trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt là: chất thải rắn nhiệt phân thành các chất bay hơi hay khí gas (gồm CxHy, H3, Cox, Nox, Sox và hơi nước) và cặn rắn (gồm carbon cố định và tro). Nguyên lý chung để xử lý chất thải rắn sinh hoạt thải theo công nghệ nhiệt phân như sau:

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.comwww.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha