ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG

Đánh giá tác động môi trường với chất thải rắn ở đây là do hoạt sinh hoạt hàng ngày của công nhân trong khu vực. Rác thải ở đây chủ yếu là rác thải vô cơ và hữu cơ, như lá cây, thức ăn thừa, bọc nilon, giấy, lon, chai lọ, bóng đèn …..

Ngày đăng: 08-08-2016

2,173 lượt xem

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG

Giai đoạn dự án đi vào hoạt động đánh giá tác động môi trường
a. Tác động đến môi trường nước:
Khi dự án đưa vào hoạt động thì việc gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm các nguồn gây ô nhiễm chính như sau:
Nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở cho công nhân.
Nước thải từ các điểm tập trung rác thải thu gom sẽ phát sinh một lượng nước thải phát sinh nếu không được thu gom theo quy định. Thành phần nước thải bao gồm các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, N,P, vi khuẩn… và mùi hôi. Đặc trưng của loại nước thải này là lưu lượng nhỏ, nồng độ ô nhiễm cao.
Nước mưa chảy tràn: loại nước này được quy ước là sạch nếu không chảy tràn qua khu vực gây ô nhiễm. Tuy nhiên, việc chảy tràn nước mưa theo địa hình tự nhiên sẽ kéo theo các chất ô nhiễm trên bề mặt, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước suối, sông: tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng; các chất ô nhiễm...
b. Tác động của chất thải rắn đến môi trường
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở đây là do hoạt sinh hoạt hàng ngày của công nhân trong khu vực. Rác thải ở đây chủ yếu là rác thải vô cơ và hữu cơ, như lá cây, thức ăn thừa, bọc nilon, giấy, lon, chai lọ, bóng đèn …..
Tác hại của chất thải rắn khi thải vào môi trường không phân huỷ sẽ tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại... là môi trường sống lý tưởng cho ruồi, gián, chuột. Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát triển mạnh thành dịch làm ô nhiễm nguồn nước, gây tắc nghẽn đường cống thoát nước gây tác hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước. Quá trình phân huỷ rác thải sinh hoạt phát sinh ra các khí gây nên mùi hôi thối (H2S), mercaptan, tác động đến chất lượng không khí khu vực, ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng. Các tác hại này sẽ ảnh hưởng không đáng kể nếu rác thải được quan tâm, xử lý đúng mức.
c. Tác động đến môi trường không khí
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:
- Phương tiện giao thông vận chuyển hàng hóa trong khu vực dự án.
- Hoạt động công nghiệp trong các xưởng sản xuất.
Các tác động do ô nhiễm môi trường không khí:
- Ảnh hưởng của bụi: Bụi trong không khí có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp, da, mắt,… tùy theo tính chất của bụi mà nó có những tác động khác nhau đến từng cơ quan của cơ thể. bụi bám trên da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát xót. Vào phổi, bụi gây kích thích cơ họcvà sinh ra phản ứng xơ hoá phổi, gây ra các bện về đường hô hấp, viêm phổi, ung thư phổi, viêm mũi dị ứng. Tiếp xúc với bụi kim loại gây suy tim, bội nhiễm phổi, bệnh thường kết hợp với viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên phát sinh trong giai đoạn này rất nhỏ nên tác hại sẽ không đáng kể.
- Ảnh hưởng của khí thải: Khí thải phát sinh bao gồm: CO, NOx, SO2... chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân tham gia lao động trong các xưởng sản xuất. Các khí thải này gây ra các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản....
- Ảnh hưởng của tiếng ồn: Tiếng ồn có thể gây ra những tác động như sau:
+ Thường xuyên quấy rầy giấc ngủ.
+ Tác dụng đối với thính giác.
+ Tác dụng đối với thông tin.
+ Tác dụng đối với tâm thần, thể lực và hiệu quả làm việc.
d. Các tác động khác
Sự cố cháy nổ chỉ có thể xảy ra từ hoạt động sinh hoạt của người dân, nếu không tuân thủ việc quản lý tốt những chất đốt ở dạng khí, rắn và lỏng. Đôi khi vấn đề cháy nổ ở đây cũng do nguyên nhân chập điện. Thông thường sự cố cháy nổ xảy ra có thể dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và làm ô nhiễm 3 hệ thống sinh thái nước, đất, không khí một cách nghiêm trọng. Do đó việc phòng chống cháy nổ là một nhiệm vụ rất quan trong và phải thực hiện thường xuyên. Công tác phòng chống cháy nổ của dự án sẽ đuợc thực hiện đúng theo luật phòng cháy chữa cháy hiện hành.
IV. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục tác động môi trường
1. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục tác động môi trường
1.1. Tuân thủ các phương án quy hoạch
a. Tuân thủ các ngành nghề thu hút đầu tư
Cụm công nghiệp Thạnh Phú - Thiện Tân được quy hoạch cho các loại hình công nghiệp ít gây ô nhiễm với hướng ưu tiên cho các ngành sử dụng nhiều lao động tại chỗ, áp dụng các kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, công nghệ “sạch” hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tất cả các doanh nghiệp đầu tư trong cụm công nghiệp Thạnh Phú – Thiện Tân phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường phải được cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường thông qua.
b. Quy hoạch về bố trí mặt bằng cụm công nghiệp
- Bố trí nhà máy trên cơ sở phân chia thành nhóm ngành có mức độ ô nhiễm nặng nhẹ khác nhau nhằm giảm thiểu và tránh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
- Thiết kế vùng cách ly vệ sinh công nghiệp là vùng đệm cách ly giữa CCN và khu dân cư xung quanh, điều này rất cần thiết để đảm bảo giảm thiểu các tác động môi trường đến khu vực ngoài cụm công nghiệp bằng việc xây dựng tường rào và vành đai cây xanh xung quanh CCN đảm bảo khoảng cách cách ly theo qui định.
- Đảm bảo tỷ lệ đất xây dựng, đất hạ tầng công trình đầu mối và đất cây xanh trên toàn diện tích đất.
- Đảm bảo hệ thống hạ tầng cơ sở của dự án bao gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, bãi trung chuyển chất thải rắn, hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước...
1.2. Các biện pháp giảm thiểu trong hoạt động của dự án
a. Giai đoạn thi công xây dựng:
- Quan tâm ngay từ đầu vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho công nhân trong quá trình thi công.
- Tổ chức thi công một cách hợp lý để bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
b. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
* Giảm thiểu ô nhiễm không khí
- Trồng cây xanh đồng bộ.
- Các nhà máy đảm bảo xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát, khuyến cáo đối với đơn vị không tuân thủ quy định.
- Cách ly và bố trí các vật liệu cách âm.
- Gắn lò xo đàn hồi trên các bệ máy kiên cố của các thiết bị gây ồn, rung.
* Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
- Các nhà máy phải có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. Các hệ thống phải đấu nối với hệ thống thoát nước chung của CCN.
- CCN sẽ đầu tư trạm xử lý nước thải tập trung và có tiêu chuẩn nước thải đầu ra quy định cho các nhà máy trước khi xả vào hệ thống thu gom chung.
* Quản lý chất thải rắn:
- Các đơn vị, nhà máy có trách nhiệm phân loại, thu gom, lưu trữ rác thải đúng nơi quy định và ký hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành để có kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý đến nơi quy định.
- Bên cạnh chất thải rắn phát sinh từ qui trình sản xuất, chất thải rắn sinh hoạt tại các nhà máy, xí nghiệp cũng cần được thu gom theo qui định về thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong khu vực
Trên đây là một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường & bảo đảm sự bền vững cho môi trường khi CCN đi vào hoạt động.

LIÊN HỆ  ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha