Đánh giá tác động môi trường viết tắt ĐTM (Environmental Impact Assessment- EIA) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ khi triển khai dự án đó
Ngày đăng: 21-07-2016
4,137 lượt xem
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường
Trong nền kinh tế hiện đại, song song với sự phát triển kinh tế xã hội thì mối lo ngại về môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Cùng với sự quan tâm đó là sự ra đời của các quy định pháp luật mới làm thay đổi mối quan hệ giữa phát triển và môi trường. Đánh giá tác động môi trường viết tắt ĐTM (Environmental Impact Assessment- EIA) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ khi triển khai dự án đó (Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13). Hiện nay, ĐTM là khâu tất yếu phải có trong các thủ tục xét duyệt các dự án phát triển và quản lý các cơ sở sản xuất đang hoạt động. Đánh giá tác động môi trường góp phần cung cấp tư liệu khoa học cần thiết cho các quyết định liên quan đến các hoạt động phát triển, được đặt ra để các chủ thế phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, kiểm soát tác động xấu đến môi trường hướng đến xu hướng phát triển bền vững.
Tùy theo những mức độ tác động đến môi trường của những đơn vị kinh doanh, sản xuất, những dự án cho đến những công trình khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, xã hội,..Với tính chất chi tiết, cụ thể, mang tính ứng phó với các tác động tiêu cực của dự án và áp dụng các phương pháp đánh giá tác động như phương pháp ma trận, mô hình hóa, mạng lưới, danh mục kiểm tra, chuyên gia… Qua việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp đưa ra những phương án, giải pháp khả thi và tối ưu nhất về kinh tế cũng như kỹ thuật nhằm giải quyết một cách triệt để những tác động đến môi trường góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ chính sức khỏe của con người và sinh vật sống. Vì vậy, ĐTM được xem là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu đồng thời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào nội dung dự án.
Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh nằm trên đại bàn xã La Chim, Phành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum với công suất 8.000 tấn/năm là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum. Cùng với sự phát triển và định hướng phát triển kinh tế xã hội cao, cây công nghiệp trong nhóm cây trồng là cây cao su đặc biệt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hơn nữa, CÔng ty TNHH MTV Cao su Kon Tum hiện đang quản lý và khả thác 9840,74 ha cây cao su mang lại nguồn thu đáng kể hằng năm. Với sản lượng phân vi sinh sản xuất hiện tại chưa đảm bảo đủ cung cấp cho hoạt động chăm sóc cây cao su của công ty, do đó Công ty đã trình và nhận được đồng thuận của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cho phép đầu tư mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh với công suất 8.000 tấn/năm nhằm mục đích tận dụng các nguồn hữu cơ vi sinh sẵn có tại địa phương, phục vụ nhu cầu phân bón cho các vườn cây cao su, nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư cho cây cao su, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
Theo nghị định 18/2015/NĐ-CP thì dự án Công trình mở rộng xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng mở rộng xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh nhằm đánh giá hiện trạng trước và trong khi dự án được đưa vào hoạt động, phân tích và dự báo một cách khoa học các tác động tiêu cực do quá trình hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh, bên cạnh đó còn dự báo đưuọc rủi ro về môi trường có thể xãy ra trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Từ đó xây dựng và đề xuất các biện pháp cụ thể để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến con người và môi trường tự nhiên.
Đề nâng cao tính khả thi nên áp dụng các phương pháp trong đánh giá tác động môi trường như phương pháp danh mục kiểm tra để xác định các tác động môi trường, thấy được mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng bị tác động do dự án; Phương pháp ma trận để đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân- hậu quả; Hay những phương pháp so sánh, phân tích hệ thống.. Việc chọn các phương pháp để đánh giá tác động môi trường nhằm mang lại hiệu quả và cách nhìn toàn diện hơn cho dự án để dựa vào đó có thể lựa chọn hành động và đề xuất biện pháp xử lý hiệu quả cho dự án mở rộng xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Căn cứ thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực ngày 01/04/2015.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về việc thực hiện Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2015.
- Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn