Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải dự báo được các tác động lên các điều kiện tự nhiên, môi trường, và các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan,
Ngày đăng: 12-07-2016
4,004 lượt xem
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là một công cụ được thiết kế, tính toán để xác định và dự báo tác động của dự án đến môi trường sinh học, địa vật lý và sức khoẻ và hạnh phúc của con người, để giải thích và truyền đạt thông tin về tác động, để phân tích môi trường, lựa chọn thay thế và cung cấp các giải pháp xử lý môi trường phù hợp, hoặc giảm thiểu những hậu quả tiêu cực đối với con người và môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập lại trong các trường hợp như : Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, không triển khai thực hiện dự án trong thời gian 36 tháng, thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường.
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM phải dự báo được các tác động lên các điều kiện tự nhiên, môi trường, và các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan, phải có kết quả tham vấn cộng đồng, các biện pháp khắc phục cũng như cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp đó. Phương pháp đánh giá cho phép bất cứ ai (chuyên hoặc không) để hiểu những ảnh hưởng khác nhau của dự án (đối với môi trường, sức khỏe con người và an toàn) và để được thông báo về các lựa chọn thay thế được lựa chọn và các biện pháp giảm nhẹ mà phải được thực hiện.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư & thiết kế xây dựng Minh Phương với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường cũng muốn chia sẻ kiến thức sau nhiều năm trải nghiệm trong quá trình Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM để Các chủ Dự án có thể tham khảo. Sau đây là các bước thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
• Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005, chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử- văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.
• Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM quy định tại điểm a, b, c khoản 1, Điều 10 của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
a) Dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 và mục 145 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP; dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy mô tương đương các dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
b) Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
c) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
Ví dụ: Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy sản xuất công suất lớn, các dự án về chăn nuôi, trồng trọt, khu du lịch, sân golf, khu dân cư đô thị, trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện, trường học…
1. Thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).
2. Quy trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT - XH;
- Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
- Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
Một số hình ảnh lấy mẩu không khí, tiếng ồn, mẫu đất và mẫu nước trong quá tình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn