Báo cáo đánh giá môi trường Cụm Công nghiệp Thạnh Phú-Thiện Tân sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, sẽ có những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực đối với môi trường
Ngày đăng: 08-08-2016
2,421 lượt xem
SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Việc quy hoạch xây dựng Cụm Công nghiệp Thạnh Phú-Thiện Tân sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, sẽ có những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực đối với môi trường. Sau đây là những nghiên cứu sơ bộ đánh giá tác động đối với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội của đồ án quy hoạch.
I. Cơ sở đánh giá tác động môi trường
Dựa vào các căn cứ sau:
- Luật Bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam số 52/2005/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT.
- Hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội & môi trường khu vực xây dựng CCN Thạnh Phú-Thiện Tân.
II. Đánh giá tác động môi trường của cụm công nghiệp
Hiện tại khu vực dự án, các nhà máy, xí nghiệp hiện hữu đang hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, tính chất ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đã xuống cấp nghiêm trọng và việc xây dựng tùy tiện về cốt nền của các dự án đã tạo cho địa hình của cụm công nghiệp mấp mô, không đồng đều nên rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch. Đây cũng là các nguyên nhân chính tác động xấu đến chất lượng các thành phần môi trường tại khu vực dự án:
a. Môi trường không khí - Cơ sở đánh giá tác động môi trường
Trong khu vực dự án phát sinh nhiều bụi, khói thải (CO, NOx, SO2, HC), tiếng ồn của các phương tiện vận tải ảnh hưởng đến môi trường không khí. Tuy nhiên, mức độ tác động này không lớn do khu vực dự án tập trung chủ yếu là các nhà xưởng sản xuất. Tại các xưởng sản xuất có thể phát sinh tiếng ồn, khí thải (khu vực lò hơi, lò sấy...), nhưng trong khu vực này đa số các ngành nghề ít phát sinh ô nhiễm, công nhân làm việc trong các nhà máy được trang bị bảo hộ lao động.
Vì vậy, môi trường không khí trong khu vực dự án cũng có những dấu hiệu bị ô nhiễm.
b. Môi trường nước
Tại khu vực dự án, hệ thống thoát nước mưa và nước thải chưa hoàn chỉnh. Nước mưa được thoát tự nhiên ra suối Bà Ba hoặc cầu ông Hường rồi chảy ra sông Đồng Nai. Nước thải tại các nhà xưởng và khu nhà ở công nhân được xử lý tự thấm qua bể tự hoại rồi thoát tự nhiên ra suối.
Đây là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước (nước mặt và nước ngầm) trong khu vực này. Do vậy, cần phải có biện pháp quy hoạch hệ thống thoát nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý nước thải chung của khu vực trước khi thải ra ngoài môi trường đảm bảo các quy chuẩn của nguồn tiếp nhận theo quy định.
c. Chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu tại khu vực là rác thải sinh hoạt của khu vực văn phòng các nhà máy, khu nhà ở công nhân và rác thải của quá trình sản xuất tại các nhà xưởng. Trên một số tuyến đường, rác thải được xã bừa bãi gây mất cảnh quan và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Do vậy, khu vực dự án cần phải có biện pháp thu gom và xử lý theo quy định.
d. Môi trường đất
Khu vực quy hoạch có địa hình tương đối phức tạp, độ dốc địa hình không đồng đều, hướng dốc địa hình ra nhiều hướng khác nhau gây ra tình trạng ngập trũng cục bộ. Tích tụ ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất tại các khu vực đổ rác bừa bãi.
Trong thời gian tới, nếu khu vực dự án không được điều chỉnh quy hoạch, thêm vào đó, mức độ phát thải (đặc biệt là rác thải và nước thải) ngày càng tăng của các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người thì môi trường đất sẽ bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
III. Dự báo các tác động và xu hướng diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch
1. Các tác động môi trường của các thành phần quy hoạch
a. Tác động của quy hoạch hệ thống giao thông - cơ sở đánh giá tác động môi trường
Phát triển hệ thống giao thông bao gồm phần đất quy hoạch giao thông và mật độ giao thông. Ô nhiễm do giao thông vận tải gây ra cũng là một nguồn lớn và là nguồn gây ô nhiễm phân tán nên rất khó kiểm soát. Các khí độc thông thường như cacbon monoxit (CO), khí hydro cacbon (HC) và khí nitơ oxit (NO). Đặc biệt ôtô còn gây ô nhiễm bụi đất đá đối với môi trường không khí (bụi thứ cấp) và bụi rất độc hại qua ống xả là bụi hơi chì và tàn khói.
b. Tác động của quy hoạch hệ thống thoát nước
Khi hệ thống thoát nước được xây dựng hoàn chỉnh, thì chất lượng môi trường biến đổi theo chiều hướng tích cực.
Chất lượng nước ngầm mạch nông trong khu vực sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi nước thải chảy tràn trên mặt đất.
Tuy nhiên, khi các hệ thống cống thoát được đưa vào sử dụng, một số tác động tiêu cực cũng có thể xảy ra nếu quá trình vận hành không được thực hiện tốt: Nếu các hệ thống chắn rác hoạt động không tốt như hư hỏng hoặc bị mất, hay quá trình thu gom rác không được kịp thời thì rác thải sẽ đi vào đường ống cống gây tắc nghẽn, làm mất khả năng dẫn nước thải, nghiêm trọng hơn là gây ngập úng cục bộ, tác động lớn đến dân cư xung quanh. Ngoài ra, nếu xảy ra hiện tượng nứt, vỡ, gãy đường ống thoát nước mà không được phát hiện kịp thời, nước thải sẽ bị rò rỉ ra ngoài, thấm vào lớp đất xung quanh, gây ô nhiễm môi trường đất và gây ô nhiễm các tầng nước ngầm phía dưới.
2. Các tác động và xu hướng diễn biến các thành phần môi trường do hoạt động của dự án
2.1. Giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng
Môi trường kinh tế - xã hội: Tranh chấp giữa người dân có quyền lợi liên quan đến dự án với chủ đầu tư có thể xảy ra nếu việc đền bù không thỏa đáng. Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân (có nhà, vườn nằm trong khu vực điều chỉnh quy hoạch) có quyền lợi liên quan đến dự án. Tuy nhiên đây là tác động tạm thời, trong thời gian ngắn.
2.2. Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng
a. Môi trường không khí
Trong quá trình san lấp, giải phóng mặt bằng và thi công của dự án không tránh khỏi tác động đến ba yếu tố môi trường chính là: đất, nước và không khí. Tuy nhiên các tác động này không kéo dài và kết thúc khi thực hiện xong dự án.
Ảnh hưởng của dự án đến môi trường không khí chủ yếu là giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công.
Hoạt động của các thiết bị thi công gây ra tiếng ồn, độ rung, bụi và khí thải. Khí thải của các phương tiện vận tải có chứa bụi (kích thước hạt nhỏ hơn 10µm), SO2, NOx, CO, tổng hydrocacbon (THC) và chì (Pb) có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí. Các chất ô nhiễm này có độc tính cao hơn so với bụi từ mặt đất, tác động của chúng đến môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình, khí tượng và mật độ phương tiện trong khu vực.
Bụi sinh ra từ quá trình đào, vận chuyển bùn đất và thi công xây dựng các tuyến cống. Lượng bụi sinh ra khá lớn, cộng với nồng độ bụi thứ cấp sinh ra từ hoạt động phương tiện giao thông.
Trong quá trình vận chuyển đất cát còn thừa sau khi đào, lắp đặt các tuyến cống, một lượng bụi có thể sinh ra gây ô nhiễm tuyến đường vận chuyển do rơi vãi, gió thổi….
Tiếng ồn chủ yếu phát sinh của các thiết bị thi công từ hoạt động giải phóng mặt bằng. Lượng xe tải vận chuyển vật liệu, thiết bị phục vụ thi công cũng góp phần gia tăng tiếng ồn trong khu vực dự án.
b. Môi trường nước
Nước thải và chất thải của công nhân trong quá trình thi công, nhằm phục vụ cho dự án, một lượng lớn công nhân tập trung và ở lại trong khu vực dự án sẽ làm cho nguồn nước gây ô nhiễm cục bộ. Tuy nhiên, nguồn gây ô nhiễm này không đáng kể, thời gian không kéo dài khi tiến hành xây dựng các công trình vệ sinh cho công nhân sử dụng.
Dầu mỡ thải từ các thiết bị thi công; việc bảo trì, vệ sinh các thiết bị trong quá trình thi công sẽ thải ra lượng dầu mỡ vào môi trường nước. Sự rò rỉ, rơi vãi dầu nhớt từ các phương tiện thi công vào nguồn nước sẽ dẫn đến một số tác động do ô nhiễm nguồn nước bởi màng dầu và các sản phẩm phân giải của chúng.
Một phần các sản phẩm dầu lắng xuống và phân huỷ ở đáy khiến nguồn nước bị ô nhiễm bởi các sản phẩm phân giải không hoà tan. Cặn dầu tích luỹ ở suối là nguồn ô nhiễm cố định, gây độc hại cho hệ sinh vật đáy.
Khi nguồn nước bị ô nhiễm dầu, các sản phẩm dầu phân giải gây chết các loài sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy có khả năng phân huỷ chất hữu cơ trong nước, từ đó làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
Do đó, trong quá trình hoạt động thi công của dự án cần có những biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu sự rơi vãi dầu nhớt vào nguồn nước.
Đánh giá tác động môi trường trong Quá trình thi công lắp đặt các tuyến cống cấp và thoát nước ít nhiều cũng gây cản trở đến sự thoát nước trong khu vực Dự án. Tuy nhiên ảnh hưởng này không kéo dài và không đáng kể nếu quá trình thi công đảm bảo đúng yêu cầu tiến độ và yêu cầu kỹ thuật.
c. Môi trường đất
Môi trường đất có thể bị ô nhiễm bởi rất nhiều loại chất thải sinh ra từ các hoạt động của dự án, nhưng ảnh hưởng ở đây chủ yếu là chất thải rắn, phát sinh từ các nguồn sau:
Lượng đất cát sinh ra từ quá trình đào các tuyến cống. Lượng đất này trong quá trình được vận chuyển đến nơi cần san lấp hoặc bãi đổ có thể rơi vãi dọc đường gây ô nhiễm.
Lượng chất thải rắn của công nhân trên công trình xây dựng, bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn từ hoạt động xây dựng (sắt vụn, bao bì xi măng, đất cát thừa….) lượng này tuy nhỏ nhưng cần phải được xử lý.
d. Kinh tế - xã hội - đánh giá tác động môi trường
Tình trạng ngập úng cục bộ tại những vị trí có địa hình trũng, thấp hoặc hệ thống thoát nước không hoàn chỉnh ảnh hưởng đến trở giao thông và lối đi lại của người dân và các hoạt động sản xuất trong khu vực dự án.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình cần đảm bảo an toàn để tránh xảy ra tai nạn lao động.
LIÊN HỆ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn