Biên bản nhận xét báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường và hồ sơ giải trình xin cấp giấy phép hoạt động của bệnh viện 1000 giường

Biên bản nhận xét báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường và hồ sơ giải trình xin cấp giấy phép hoạt động của bệnh viện 1000 giường

Ngày đăng: 04-02-2023

376 lượt xem

Biên bản nhận xét báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường và hồ sơ giải trình xin cấp giấy phép hoạt động của bệnh viện 1000 giường

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường ngày 09/12/2022 và các Biên bản nhận xét Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của thành viên Hội đồng thẩm định.

Căn cứ công văn số      /BTNMT-KSONMT ngày    /    /2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện rà soát, thống nhất thông tin trong toàn bộ hồ sơ, báo cáo; bổ sung, làm rõ thông tin theo ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định.

Chi tiết nội dung chỉnh sửa: (theo Bản giải trình đính kèm).

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp giấy phép môi trường của dự án “Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, quy mô 1.000 giường”./.

BẢN GIẢI TRÌNH

Ý KIẾN TIẾP THU CHỈNH SỬA, BỔ SUNG VÀ GIẢI TRÌNH THEO Ý KIẾN CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

(Đính kèm công văn số :      /BQLDADDCN-QLDA ngày    /02/2023 của Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình dân dụng và công nghiệp)

Stt

Ý kiến của thành viên HĐTĐ

Ý kiến tiếp thu chỉnh sửa, bổ sung và giải trình

Trang chỉnh sửa tại báo cáo

Ông T– Chuyên gia môi trường vấn cấp giấp phép môi trường cho dự án bệnh viện 1000 giường

1

Về thông tin, số liệu làm cơ sở để lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

1.1

Nội dung trong Chương II: Trong Mục “Sự phù hợp của Dự án đầu tư với QH BVMT QG, QH tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)” (trang 34-35) không cần liệt kê các văn bản không có liên quan đến các vần đề môi trường như trong Báo cáo; mà chỉ cần nêu rõ sự phù hợp như thế nào, với nội dung nào trong 3 loại văn bản được yêu cầu (nếu các văn bản này đã có, còn QH BVMT QG chưa có nên không có cơ sở để đánh giá sự phù hợp); do vậy đánh giá “Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường” (ở trang 35) chưa chính xác.

Đã chỉnh sửa, bổ sung

Trang 38

1.2

Mục “Sự phù hợp của Dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)” (trang 35-40) tính sai với thông số BOD (Bảng 2.3 trang 38) nên Rạch Cầu Bến Chùa không còn khả năng tiếp nhận nước thải, cần phải kiểm tra lại các số liệu tính toán, cũng như mục đích sử dụng thực tế của Rạch Cầu Bến Chùa; nếu nước của Rạch Cầu Bến Chùa chỉ chảy 1 chiều ra sông Bảo Định thì đây chỉ là rạch thoát nước, không có mục đích tưới tiêu

Đã chỉnh sửa, bổ sung

Trang 38-43

1.3

- Cần kiểm tra lại thông số kỹ thuật của bể khử trùng bằng đèn UV, nếu lưu lượng lớn nhất chỉ 55m3/h (trang 61) thì chưa đủ công suất của HTXLNT 1.500m3/ngày tương đương 62,5m3/h;

- Sửa đơn vị đo điện năng ở Bảng 3.14 trang 72-73 thành “kWh/m3 nước thải”, kiểm tra các số liệu tính toán trong Bảng này - có lẽ không chính xác.

- Dự án sử dụng 2 đèn UV (55m3/h mỗi đèn), tức 110m3/h>62,5m3/h. Như vậy với việc sử dụng 2 đèn UV đủ công suất của HTXLNT 1.500m3/ngày tương đương 62,5m3/h.

- Đã chỉnh sửa, bổ sung

 

 

 

- Bảng 3.17, trang 82-83

2

Về những đề xuất cấp phép trong Chương IV

2.1

Nên bổ sung rõ từng khu vực các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt (16 bể tự hoại, nước từ canteen), từng khu vực phát sinh nước thải y tế từ những khu vực khám chữa bệnh riêng biệt (ví dụ: ít nhất là từ các khối nhà khác nhau trong Bệnh viện, dẫn về bể thu gom của HTXLNT).

Đã chỉnh sửa, bổ sung

Trang 143

2.2

Đối với khí thải: nên bổ sung nguồn thải/dòng thải khí từ các máy phát điện dự phòng (phát sinh không thường xuyên).

Đã chỉnh sửa, bổ sung

Trang 144-145

3

Những yêu cầu đối với chủ dự án đầu tư

 

3.1

Thực hiện hiệu chuẩn, kiểm định các thiết bị quan trắc tự động liên tục nước thải và kết nối truyền dữ liệu đo về Sở TN&MT theo quy định của pháp luật. Nếu đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đánh giá đối với các thiết bị quan trắc tự động liên tục nước thải theo quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BTNMT thì được miễn quan trắc định kỳ đến hết năm 2024.

Tiếp thu, cam kết thực hiện

Trang 152

Ông – Chuyên gia môi trường tư vấn cấp giấp phép môi trường cho dự án bệnh viện 1000 giường

1

Sự phù hợp của các giải pháp bảo vệ môi trường

1.1

Phương án thu gom, quản lý chất thải

Hồ sơ cần làm rõ phương án quản lý nước xả thải từ Lò hấp tiệt trùng. 

Đã bổ sung

Trang 50-51

1.2

Biện pháp, công nghệ xử lý nước thải

Theo góp ý ở mục 8 của BNX này

Đã bổ sung

 

1.3

Biện pháp, công nghệ giảm thiểu, xử lý bụi, khí thải

Hồ sơ cần làm rõ quy trình và thông số kỹ thuật của hệ thống hút khí độc cưỡng bức

Đã chỉnh sửa

Sau khi rà soát lại hiện trạng thực tế và hồ sơ, dự án không đầu tư hệ thống hút khí độc cưỡng bức, chỉ sử dụng các biện pháp lắp đặt hệ thống điều hòa không khí bằng các máy lạnh, thông gió tự nhiên, trang bị hệ thống quạt trần, phun thuốc khử trùng,..

Trang 89-90

1.4

Phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

Hồ sơ cần làm rõ Lò hấp tiệt trùng hiện đã được đăng ký cho DA nào khác hay chưa? Và hiện thiết bị này đã được lắp đặt tại DA hay chưa để có cơ sở cấp phép vì GPMT chỉ cấp phép cho các công trình/thiết bị đã hoàn thành lắp đặt trên thực tế

Lò hấp tiệt trùng chưa được đăng ký cấp phép xử lý cho DA nào khác.

Lò hấp tiệt trùng dự án đã tiếp nhận và lắp đặt (được di dời từ cơ sở cũ là Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang sang lắp đặt tại dự án). Hệ thống đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt đầu tư cho Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang (Tại Quyết định số 3158/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế (giai đoạn 2). Hệ thống đã có kết quả đánh giá hiệu quả khử, tiệt khuẩn đạt theo QCVN 55:2013/BTNMT – Quy định kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm.  (Tại kết quả đánh giá số 007397/VYTCC  ngày 18/04/2022 của Viện y tế công cộng thành phố Hồ Chí Mình). Ngoài ra hệ thống cũng có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, đạt yêu cầu kiểm định và có hiệu lực đến ngày 22/09/2024.

Trang 100-101

2

Nội dung đề nghị cấp phép môi trường

2.1

Nước thải

Cần liệt kê chi tiết số lượng nguồn thải, dòng thải theo quy định

Đã bổ sung

Trang 143

2.2

Khí thải

Cần đăng ký cấp phép cho số lượng nguồn thải, dòng khí thải trên thực tế.

- Lưu ý bổ sung khí thải phát sinh từ 03 máy phát điện dự phòng,

- Từ hệ thống hút khí độc cưỡng bức

 

 

- Đã bổ sung

- Thực tế dự án không có hệ thống hút khí độc cưỡng bức

 

- Trang 144-146

2.3

Công trình, thiết bị xử lý chất thải nguy hại

Cần đăng ký cấp phép cho Lò hấp tiệt trùng

Đã bổ sung

Trang 147

2.3

Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý

Cần bổ sung mã CTNH với các loại CTYT nguy hại đăng ký tự xử lý

Đã bổ sung

Trang 147

3

Sự phù hợp của kế hoạch vận hành thử nghiệm và chương trình giám sát môi trường; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng

 

Đối với nước thải

- Hồ sơ cần lưu ý thời điểm đăng ký VHTN từ 02/01/2023 liệu còn phù hợp.

- Ngoài ra, do hệ thống XLNT gồm 6 modules riêng biệt nên cũng cần kiểm tra lại xem trên thực tế sẽ vận hành một lúc cả 06 module này hay không?

- Và có cần thiết phải lấy mẫu của cả 6 modules này hay không

 

- Đã chỉnh sửa, bổ sung

 

- Thực tế sẽ vận hành một lúc 06 module.

 

- Không cần thiết phải lấy mẫu cả 06 module vì:

+ 06 module hoạt động riêng lẻ nhưng cùng chung bể thu gom và bể điều hòa, nước thải sau xử lý của 06 module tại ngăn chứa nước cuối cùng sẽ tự chảy qua ngăn chứa của 2 modul chứa bơm chìm để bơm nước thải tới 2 đèn UV khử trùng và chảy qua bể quan trắc.  

+ Theo quy định tại Khoản 1, khoản 5 Điều 20 Thông tư 02/2022-BTNMT, dự án chỉ cần lấy mẫu đầu vào và đầu ra của công trình xử lý nước thải, không cần lấy mẫu đầu và và đầu ra của từng công đoạn xử lý.  

 

- Trang 149-150

4

(Mục số 8) Những yêu cầu đối với chủ dự án đầu tư

4.1

Hồ sơ cần kiểm tra để đảm bảo các văn bản thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công & dự toán xây dựng công trình của BQL Dự án ĐTXD công trình DD&CN;  của Cục QLHĐ Xây dựng vào các năm 2018 2019 vẫn phù hợp với các điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết 1/500 và các điều chỉnh trong quyết định phê duyệt DAĐT của UBND tỉnh

Đã rà soát, kiểm tra và cam kết:

Các văn bản thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công & dự toán xây dựng công trình của BQL Dự án ĐTXD công trình DD&CN;  của Cục QLHĐ Xây dựng vào các năm 2018 2019 vẫn phù hợp với các điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết 1/500 và các điều chỉnh trong quyết định phê duyệt DAĐT của UBND tỉnh

 

4.2

Hồ sơ cần cập nhật lại các Hình ảnh sơ đồ vị trí Dự án vì chất lượng in quá mờ để có thể theo dõi

Đã cập nhật, bổ sung và in màu để làm rõ hình ảnh

Trang 10-11

4.3

- Trang 32: Hồ sơ có thể tham khảo số liệu thực tế từ BVĐK cũ để ước tính chính xác lượng nước thải phát sinh do hiện nay lượng nước cấp 1000 m3/ngđ << nhiều so với lượng nước thải dự kiến phát sinh là 1.500 m3/ngđ nên sẽ thiếu thuyết phục nếu đề nghị cấp phép xả thải với lưu lượng tối đa là 1.500 m3/ngđ?

 

 

 

 

 

 

- Ngoài ra, hồ sơ cũng cần dự báo thời điểm mà MLCN thủy cục của Tp. Mỹ Tho sẽ về tới khu vực dự án để đảm bảo DA có nguồn nước ổn định để hoạt động?

- Hồ sơ đã bổ sung tham khảo số liệu thực tế từ BVĐK cũ (các số liệu theo dõi lưu lượng xả nước thải trong 12 tháng năm 2022 của BVĐK).

Tuy nhiên, lưu lượng nước thải của cơ sở cũ hoạt động chưa hết công suất Bệnh viện, hiện trạng cơ sở có 18 khoa khám chữa bệnh trong khi dự án triển khai với quy mô lớn 28 khoa khám chữa bệnh, nên nhu cầu xả thải của dự án sẽ căn cứ theo tính toán với lưu lượng lớn nhất tại báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

 

 

 

 

- Đã bổ sung

Mạng lưới cấp nước thủy cục dự kiến vào ? sẽ hoàn thiện. (Theo Văn bản số 5964/UBND-KT ngày 01/11/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang V/v phương án cấp nước bền vững cho khu vực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang: Chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang thực hiện phương án cấp nước bền vững cho dự án; Giao Sở xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Mỹ Tho và các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang khẩn trương thực hiện theo quy định, đảm bảo nguồn nước sạch ổn định phục vụ hoạt động của khu vực bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, định kỳ ngày 15 và cuối tháng báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện).

- Trang 33-34

Số liệu theo dõi lưu lượng xả nước thải đính kèm phụ lục báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

- Trang 37

Văn bản số 5964/UBND-KT đính kèm phụ lục báo cáo

4.4

Trang 37: kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của rạch Cầu Bến Chùa dựa trên kết quả phân tích mẫu do CĐT thực hiện không đủ giá trị pháp lý mà phải do cơ quan quản lý nhà nước ban hành

Theo Văn bản số 223/SNN&PTNT-CCTL ngày 17/01/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ý kiến về vị trí xả nước mưa, nước thải của dự án đầu tư vào công trình thủy lợi: Dự án sửa tên nguồn tiếp nhận “rạch Cầu Bến” Chùa thành “Kênh Bến Chùa”

Kênh Bến Chùa chưa có văn bản đánh giá khả năng tiếp nhận của cơ quan nhà nước nên dự án tự đánh giá theo hướng dẫn của Thông tư 76/2017/TT-BTNMT và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT để tham khảo thêm.

Ngoài ra, dự án đã có các văn bản của cơ quan nhà nước có ý kiến về nguồn tiếp nhận rạch Bến Chùa: Căn cứ vào văn bản số 1171a/PQLĐT ngày 19/10/2017 của Phòng Quản lý đô thị V/v Thỏa thuận hướng thoát nước cho dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang trên địa bàn xã Phước Thạnh; Văn bản số 6974/UBND-VP ngày 20/10/2017 của Ủy Ban nhân dân thành phố Mỹ Tho V/v Hướng thoát nước cho dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang trên địa bàn xã Phước Thạnh; Văn bản số 904/PQLĐT ngày 10/09/2020 V/v hướng thoát nước cho dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang; Văn bản số 5205/PQLĐT-NV ngày 14/09/2020 của Ủy Ban nhân dân thành phố Mỹ Tho V/v Hướng thoát nước cho Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang

Văn bản số 223/SNN&PTNT-CCTL ngày 17/01/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ý kiến về vị trí xả nước mưa, nước thải của dự án đầu tư vào công trình thủy lợi: Đề nghị chủ đầu tư dự án có giải pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả thải vào kênh Bến Chùa – Chợ Bưng và thường xuyên kiểm tra, quan trắc chất lượng nguồn xả thải để không làm ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong khu vực. Về sau này, nếu lòng kênh khu vực vị trí xả thải bị bồi lắng do ảnh hưởng hoạt động xả thải của dự án, đề nghị chủ đầu tư có giải pháp nạo vét không để lòng kênh bị ách tắt nhằm đảo bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.

Trang 38-39

Các văn bản ý kiến đính kèm phụ lục báo cáo

4.5

Trang 43: Tất cả các số liệu, thông số kỹ thuật các công trình BVMT cung cấp trong hồ sơ cần lấy từ thực tế thi công xây dựng hoặc bản vẽ hoàn công thay vì từ “Thuyết minh thiết kế thi công” do quá trình thi công có thể có nhiều điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế?

Đã chỉnh sửa, bổ sung

Trang 65-67

4.6

- Trang 46: Với công nghệ XLNT đề xuất có sự khác biệt với công nghệ được phê duyệt trong báo cáo ĐTM, khuyến nghị CĐT xem xét bổ sung thêm cột lọc áp lực/than hoạt tính để đảm bảo khả năng xử lý của hệ thống để đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột A.

 

 

 

- Ngoài ra, hồ sơ cần kiểm tra xem trong thực tế có đường cấp khí cho ngăn thiếu khí hay không và nếu có thì cho mục đích gì?

- Đã bổ sung việc tính toán hiệu suất xử lý của công nghệ XLNT để chứng minh hiệu quả xử lý. Hơn nữa dự án đã đầu tư hệ thống quan trắc, tự động liên lục nước thải nếu gặp sự cố chất lượng nước không đạt, dự án sẽ đưa về bể sự cố để xử lý tuần hoàn. Vì vậy, việc lắp đặt thêm cột lọc áp lực/than hoạt tính là không cần thiết.

- Đường cấp khí trong ngăn thiếu khí là có.

Ngăn 1 - xử  lý thiếu khí: Nhằm chuyển hóa nitrat thành khí nito.

Phản ứng diễn ra như sau:

NO3- → NO2- → N2

Để cho quá trình này diễn ra thì cần phải xảy ra thêm 2 quá trình Nitrit hóa và Nitrat hóa ở điều kiện hiếu khí (Việc cấp khí thêm cho ngăn thiếu khí là cần thiết) để xảy ra các quá trình như sau:

Quá trình nitrit hóa: NH4 + O2 —Nitrosomonas—> NO2-

Quá trình nitrat hóa: NH4 + O2 —Nitrobacter—> NO3-

- Trang 59-60

 

 

 

- Trang 55

4.7

Trang 51: chưa rõ ý nghĩa của phương án:” 2 trong 6 module sẽ được đặt máy bơm chìm trong ngăn 5 – chứa nước…… nước thải đầu ra”?

Đã làm rõ và chỉnh sửa như sau:

Ngăn 5 - chứa nước: 2 trong 6 module sẽ được đặt máy bơm chìm tại ngăn này. Nước từ ngăn chứa nước của 4 module còn lại sẽ tự chảy sang ngăn chứa nước của 2 module được đặt bơm. Hai module có đặt bơm chìm ở ngăn chứa nước sẽ bơm nước tới đèn UV khử trùng trước khi chảy tới bể quan trắc nước thải đầu ra.

Trang 56

4.8

Trang 80: hồ sơ cần bổ sung làm rõ quy trình xử lý của “hệ thống hút khí độc cưỡng bức có đường ống dẫn khí thoát ra ngoài” để làm cơ sở đề nghị cấp phép nguồn, dòng khí thải phát sinh trình bày ở Chương 5;

Đã chỉnh sửa

Sau khi rà soát lại hiện trạng thực tế và hồ sơ, dự án không đầu tư hệ thống hút khí độc cưỡng bức, chỉ sử dụng các biện pháp lắp đặt hệ thống điều hòa không khí bằng các máy lạnh, thông gió tự nhiên, trang bị hệ thống quạt trần, phun thuốc khử trùng,..

Vì vậy dự án không đề nghị cấp phép  nguồn, dòng khí thải phát sinh trình bày ở Chương 5.

Trang 89-90

4.9

Trang 93: hồ sơ cần làm rõ lưu lượng và biện pháp quản lý đối với nguồn nước thải từ “bộ lọc nước RO” và “nước xả thải” từ lò hấp tiệt trùng để làm cơ sở đề nghị cấp phép nguồn, dòng nước thải phát sinh trình bày ở Chương 5

Đã bổ sung, làm rõ nội dung lưu lượng

 

Đã bổ sung, làm rõ biện pháp quản lý

Đã bổ sung nội dung cấp phép nguồn tại Chương 5

Tại Bảng 1.15 trang 35-36

Tại trang 50-51

Tại trang 143

4.10

Trang 119: hồ sơ cần làm rõ Lò hấp tiệt trùng hiện đã được đăng ký cho DA nào khác hay chưa? Và hiện thiết bị này đã được lắp đặt tại DA hay chưa để có cơ sở cấp phép vì GPMT chỉ cấp phép cho các công trình/thiết bị đã hoàn thành lắp đặt trên thực tế?

Lò hấp tiệt trùng chưa được đăng ký cấp phép xử lý cho DA nào khác.

Lò hấp tiệt trùng dự án đã tiếp nhận và lắp đặt (được di dời từ cơ sở cũ là Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang sang lắp đặt tại dự án). Hệ thống đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt đầu tư cho Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang (Tại Quyết định số 3158/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế (giai đoạn 2). Hệ thống đã có kết quả đánh giá hiệu quả khử, tiệt khuẩn đạt theo QCVN 55:2013/BTNMT – Quy định kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm.  (Tại kết quả đánh giá số 007397/VYTCC  ngày 18/04/2022 của Viện y tế công cộng thành phố Hồ Chí Mình). Ngoài ra hệ thống cũng có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, đạt yêu cầu kiểm định và có hiệu lực đến ngày 22/09/2024.

Trang 100-101

4.11

Trang 125: hồ sơ cần làm rõ rạch Cầu Bến Chùa có thuộc công trình thủy lợi và có đơn vị nào quản lý hay không?

Kênh Bến Chùa thuộc công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang quản lý.

(Căn cứ vào Văn bản số 223/SNN&PTNT-CCTL ngày 17/01/2023)

Trang 138

4.12

Trang 129: hồ sơ cần kiểm tra lại và bổ sung các nguồn, dòng nước thải phát sinh từ hệ thống lọc RO và Lò hấp tiệt trùng (nếu có).

Đã kiểm tra và bổ sung

Trang 143

4.13

Trang 130: hồ sơ cần bổ sung nguồn khí thải phát sinh (không liên tục) từ 03 máy phát điện dự phòng (i.e. trang 29 & 82) và từ “hệ thống hút khí độc cưỡng bức có đường ống dẫn khí thoát ra ngoài” trình bày ở trang 80;

- Đã bổ sung nguồn khí thải phát sinh (không liên tục) từ 03 máy phát điện dự phòng

- Thực tế dự án không có hệ thống hút khí độc cưỡng bức nên không đề nghị cấp phép

Trang 144-146

4.14

Trang 131: hồ sơ cần đăng ký bổ sung nội dung đề nghị cấp phép công trình xử lý CTNH bằng Lò hấp tiệt trùng theo quy định;

Đã bổ sung

Trang 147

4.15

Trang 132: hồ sơ cần lưu ý thời điểm đăng ký VHTN từ 02/01/2023 liệu còn phù hợp. Ngoài ra, do hệ thống XLNT gồm 6 modules riêng biệt nên cũng cần kiểm tra lại xem trên thực tế sẽ vận hành một lúc cả 06 module này hay không? Và có cần thiết phải lấy mẫu của cả 6 modules này hay không?

- Đã chỉnh sửa, bổ sung thời điểm thông báo VHTN

- Thực tế sẽ vận hành một lúc 06 module.

- Không cần thiết phải lấy mẫu cả 06 module vì:

+ 06 module hoạt động riêng lẻ nhưng cùng chung bể thu gom và bể điều hòa, nước thải sau xử lý của 06 module tại ngăn chứa nước cuối cùng sẽ tự chảy qua ngăn chứa của 2 modul chứa bơm chìm để bơm nước thải tới 2 đèn UV khử trùng và chảy qua bể quan trắc.  

+ Theo quy định tại Khoản 1, khoản 5 Điều 20 Thông tư 02/2022-BTNMT, dự án chỉ cần lấy mẫu đầu vào và đầu ra của công trình xử lý nước thải, không cần lấy mẫu đầu và và đầu ra của từng công đoạn xử lý.  

- Trang 149-150

4.16

Lỗi chính tả:” Từ đcường N2 – T41”;”Xuấ xứ – T91”

Đã chỉnh sửa

Trang 44 và trang 103

Bà  - Cục Bảo vệ môi trường miền Nam, Thành viên vấn cấp giấp phép môi trường cho dự án bệnh viện 1000 giường

1

Về thông tin, số liệu làm cơ sở để lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trườn

1.1

* Nước thải:

- Rà soát, cung cấp các số liệu thực tế về nhu cầu sử dụng nước thực tế trong các năm gần đây.

- Làm rõ việc phát sinh nước thải tại các khoa, phòng chuyên môn cụ thể.

- Làm rõ vị trí xả thải

- Mục đích sử dụng nước của Rạch Cầu Bến Chùa (tiêu thoát nước?).

- Bổ sung các hình ảnh thực tế của các công trình, hệ thống, thu gom, xử lý nước thải;

 

- Dự án chưa đi vào hoạt động nên chưa có các số liệu thực tế về nhu cầu sử dụng nước thực tế.

- Đã làm rõ, bổ sung

- Đã bổ sung, làm rõ vị trí xả thải

- Đã bổ sung mục đích sử dụng nước

 

- Đã bổ sung hình ảnh

 

 

- Tại trang 34-35

- Hình 3.4 trang 48

- Trang 38

 

- Trang 60-64

1.2

* Khí thải:

- Bổ sung các biện pháp xử lý khí thải tại khoa truyền nhiễm (nếu có phát sinh khí thải đặc biệt).

- Dự án không phát sinh khí thải đặc biệt tại khoa truyền nhiểm. Dự án sử dụng các biện pháp các biện pháp lắp đặt hệ thống điều hòa không khí bằng các máy lạnh, thông gió tự nhiên, trang bị hệ thống quạt trần, phun thuốc khử trùng,..

Trang 89-90

1.3

* Kho lưu giữ chất thải:

- Bổ sung các hình ảnh về kho lưu giữ chất thải; chi tiết cụ thể đối với kho lưu giữ CTNH (cụ thể về các thông số kỹ thuật, hình ảnh, thiết bị lưu chứa);

- Khối lượng chất thải cụ thể phát sinh;

- Theo báo cáo, chất thải lây nhiễm sau khi hấp tiệt trùng sau đó được xử lý như chất thải thông thường. Đề nghị xem xét lại; việc xử lý bằng phương pháp hấp tiệt trùng hiện nay chưa được triển khai.

 

- Đã bổ sung hình ảnh, thông tin cụ thể về kho CTNH

- Đã bổ sung khối lượng chất thải cụ thể phát sinh

- Hệ thống hấp tiệt trùng đã lắp đặt tại dự án. Hệ thống đã có kết quả đánh giá hiệu quả khử, tiệt khuẩn đạt theo QCVN 55:2013/BTNMT – Quy định kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm.  (Tại kết quả đánh giá số 007397/VYTCC  ngày 18/04/2022 của Viện y tế công cộng thành phố Hồ Chí Mình). Ngoài ra hệ thống cũng có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, đạt yêu cầu kiểm định và có hiệu lực đến ngày 22/09/2024. Vì vậy chất thải lây nhiễm sau khi hấp tiệt trùng được xử lý như chất thải thông thường.

 

- Trang 101-103

- Trang 99-100

1.4

* Nội dung Giấy phép môi trường:

Nếu chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp hấp tiệt trùng thì còn nước thải từ nguồn lại; đề nghị bổ sung chi tiết về thành phần, khối lượng phát sinh.

Đã bổ sung

Trang 34-36

1.5

* Vận hành thủ nghiệm:

Điều chỉnh thời gian vận hành thử nghiệm cho phù hợp; thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm là sau khi được cấp Giấy phép môi trường.

Đã điều chỉnh, bổ sung

Trang 149-150

1.6

* Nội dung khác:

- Bổ sung các kết quả thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường tại Bệnh viện từ năm 2020 đến nay (nếu có).

Dự án chưa triển khai đi vào hoạt động nênchưa có thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường

-

2

Về mức độ thỏa đáng của các đánh giá, kết luận nêu trong báo cáo

 

Cần cung cấp thêm các tài liệu, thông tin đề minh chứng các nội dung trong báo cáo.

Đã bổ sung

 

Ông  – Tổng cục thủy lợi, Thành viên vấn cấp giấp phép môi trường cho dự án bệnh viện 1000 giường

1

Nội dung đề nghị cấp phép môi trường

Nước thải

Bổ sung Văn bản thỏa thuận với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang

Chủ dự án đầu tư đã làm văn bản xin ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về vị trí xả nước mưa, nước thải vào công trình thủy lợi (kênh Bến Chùa) và nhận được văn bản số 223/SNN&PTNT-CCTL ngày 17/01/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tại văn bản không yêu cầu dự án phải thực hiện văn bản thỏa thuận với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang mà chỉ đề nghị chủ đầu tư thực hiện như sau:

+ Đề nghị chủ đầu tư dự án có giải pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả thải vào kênh Bến Chùa – Chợ Bưng và thường xuyên kiểm tra, quan trắc chất lượng nguồn xả thải để không làm ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong khu vực.

+ Về sau này, nếu lòng kênh khu vực vị trí xả thải bị bồi lắng do ảnh hưởng hoạt động xả thải của dự án, đề nghị chủ đầu tư có giải pháp nạo vét không để lòng kênh bị ách tắt nhằm đảo bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.

Vì vậy, dự án xem xét thấy không cần Văn bản thỏa thuận với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang .

Văn bản số 223/SNN&PTNT-CCTL ngày 17/01/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đính kèm phụ lục.

2

Những nhận xét khác:

1.1

Về thông tin, số liệu làm cơ sở để lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (mức độ đầy đủ, chi tiết, chính xác của các thông tin, số liệu): Bổ sung các thông tin thiếu, gồm:

-

Chương 3:  Đề nghị bổ sung:

- Nhiệm vụ thiết kế của kênh Cầu Bến Chùa, các thông số kỹ thuật của kênh;

- Mô tả chi tiết cửa xả nước mưa chảy ra rạch Cầu Bến Chùa (cao độ đáy cống BTCT D2000, cao độ đáy kênh, mực nước kênh, việc gia cố mái kênh …)

 

- Đã bổ sung

 

- Đã bổ sung

 

Trang 44

 

Ttrang 44-46

-

Chương 4:  Đề nghị bổ sung:

-  Lưu lượng nước thải các nguồn 1, 2, 3 và 4;

- Mô tả chi tiết nước thải sau xử lý qua mương quan trắc nước thải tự động, dẫn bằng ống HDPE D250 xả ra rạch Cầu Bến Chùa và chảy vào sông Bảo Định thuộc hệ thống thủy lợi Bảo Định, do Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang vận hành, khai thác.

- Bổ sung thông tin kênh tiếp nhận nước thải (lưu lượng, kích thước BxH,…)

 

- Đã bổ sung

- Đã bổ sung

 

 

 

- Đã bổ sung

 

- Trang 34-36

- Trang 143

 

 

 

- Trang 38

-

Chương 5: Bổ sung

- Kết quả quan trắc định kỳ nước thải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và thủy lợi theo quy định.

- Kết quả phân tích mẫu nước mặt nguồn tiếp nhận.

 

- Đã bổ sung

- Đã bổ sung

 

- Trang 150

- Trang 151

3

Những yêu cầu đối với chủ dự án đầu tư:

3.1

Chấp hành các quy định của pháp luật về thủy lợi, cụ thể:

-

- Đối với vị trí xả nước mưa, vị trí xả nước thải và lưu lượng xả thải lớn nhất (1.500 m3/ngàyđêm): Chủ dự án phải thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý, khai thác Rạch Cầu Bến Chùa (Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang) và xin ý kiến của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tiền Giang trước khi đề nghị cấp giấy phép môi trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cửa xả nước mưa đảm bảo nối tiếp với công trình dẫn nước là rạch Cầu Bến Chùa, không gây xói lở, không ảnh hưởng đến việc vận hành kênh Cầu Bến Chùa.

- Vị trí cửa xả nước thải đảm bảo thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải và lấy mẫu nước; phải có thiết kế chi tiết cửa xả, hố ga quan trắc và lắp đặt biển báo, đảm bảo không gây xói lở bờ, không ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, các công trình xung quanh và hoạt động trong khu vực.

- Làm rõ trách nhiệm nạo vét kênh Cầu Bến Chùa đảm bảo khơi thông dòng chảy khu vực cửa xả.

- Chủ dự án đầu tư đã làm văn bản xin ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về vị trí xả nước mưa, nước thải vào công trình thủy lợi (kênh Bến Chùa) và nhận được văn bản số 223/SNN&PTNT-CCTL ngày 17/01/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tại văn bản không yêu cầu dự án phải thực hiện văn bản thỏa thuận với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang mà chỉ đề nghị chủ đầu tư thực hiện như sau:

+ Đề nghị chủ đầu tư dự án có giải pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả thải vào kênh Bến Chùa – Chợ Bưng và thường xuyên kiểm tra, quan trắc chất lượng nguồn xả thải để không làm ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong khu vực.

+ Về sau này, nếu lòng kênh khu vực vị trí xả thải bị bồi lắng do ảnh hưởng hoạt động xả thải của dự án, đề nghị chủ đầu tư có giải pháp nạo vét không để lòng kênh bị ách tắt nhằm đảo bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.

Vì vậy, dự án xem xét thấy không cần Văn bản thỏa thuận với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang.

- Dự án tiếp thu, cam kết đảm bảo

 

 

- Dự án tiếp thu, cam kết đảm bảo

 

 

 

- Căn cứ vào văn bản 223/SNN&PTNT-CCTL ngày 17/01/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trách nhiệm nạo vét kênh Bến Chùa thuộc trách nhiệm của chủ dự án đầu tư nếu nếu lòng kênh khu vực vị trí xả thải bị bồi lắng do ảnh hưởng hoạt động xả thải của dự án. Dự án cam kết thực hiện giải pháp ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang để nạo vét không làm lòng kênh bị ách tắt nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trang 153

 

- Trang 153

 

 

 

- Trang 153

-

Báo cáo định kỳ xả nước thải: Thực hiện báo cáo quan trắc theo quy định gửi về Tổng cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang.

Tiếp thu và cam kết thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động vận hành theo Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi về Tổng cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang.

Trang 152

-

Báo cáo đột xuất xả nước thải theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Dự án tiếp thu, cam kết thực hiện

Trang153

-

Khi có sự cố ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận và môi trường do việc xả nước thải gây ra, phải báo cáo kịp thời về Tổng cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang.

Dự án tiếp thu, cam kết thực hiện

Trang 153

-

Ký kết và thực hiện Hợp đồng với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang về việc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác theo quy định của pháp luật về Thủy lợi.

Dự án tiếp thu, cam kết thực hiện nếu lòng kênh khu vực vị trí xả thải bị bồi lắng do ảnh hưởng hoạt động xả thải của dự án. Dự án cam kết thực hiện giải pháp ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang) để nạo vét không làm lòng kênh bị ách tắt nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.

Trang 153

-

Công tác phối hợp giữa Chủ dự án với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang về việc chấp hành quy định pháp luật về xả nước thải vào công trình thủy lợi.

Dự án tiếp thu, cam kết thực hiện

Trang 153

Ông  – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang, Thành viên

1

Sự phù hợp của giải pháp bảo vệ môi trường

1.1

Phương án thu gom, quản lý chất thải

Cần làm rõ thêm cao độ hệ thống thoát nước thải sau khi qua hệ thống xử lý (đoạn cống dài 1.015m ra sông Bến Chùa), các giải pháp bảo vệ môi trường của khu vực

 

Đã làm rõ, bổ sung

 

Trang 46 và trang 48

1.2

Biện pháp, công nghệ xử lý nước thải

- Việc thay đổi quy trình xử lý bằng 02 modul (750 m3/modul) thành 01 modul có công suất 1.500 m3/ngày đêm cần phải đánh giá các ưu/nhược điểm của công nghệ xử lý đã thay đổi so với công nghệ đã nêu tại báo cáo ĐTM (đặc biệt trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố).

- Làm rõ phương pháp lựa chọn để xử lý sơ bộ nước thải khu xạ trị? Sao không xử lý riêng nguồn này đạt QCVN với các nguồn nước thải y tế khác: Bổ sung thuyết minh xử lý sơ bộ thông số tổng hoạt độ phóng xạ a trước khi đưa về bể điều hòa.

- Ngoài ra lưu ý sau khi xử lý sơ bộ thì thông số ß đạt = 1,0 BP/l (tức bằng ngưỡng thải), làm thế nào để duy trì luôn đạt QCVN 28:2010/BTNMT.

 

- Đã nêu trong báo cáo

 

 

 

- Đã làm rõ và bổ sung

 

 

 

- Đã bổ sung

 

 

- Trang 48-49 và 57

 

 

 

- Trang 52-53

 

 

 

- Trang 54

1.3

Biện pháp, công nghệ giảm thiểu, xử lý bụi, khí thải

 

Bổ sung giải pháp BVMT của hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại bằng phương pháp hấp tiệt trùng ….(di dời từ bệnh viện hiện hữu về)

Đã bổ sung

Trang 97-98

2

Nội dung đề nghị cấp phép

2.1

Nước thảit

Bảng 4.1: Đề nghị nghiên cứu bổ sung 02 chỉ têu tổng hoạt độ phóng xạ (a, ß (nếu có)) theo quy định QCVN 28:2010/BTNMT

 

Đã bổ sung

 

Bảng 4.1Trang 144

2.2

Công trình, thiết bị xử lý chất thải nguy hại

Bổ sung đề nghị cấp GPMT bụi, khí thải lò xử lý CTR y tế nguy hại (nếu có)

 

Đã bổ sung

 

Trang 144-145

3

Những yêu cầu đối với chủ dự án đầu tư

3.1

Hệ thống quan trắc nước thải phải đảm bảo các yêu cầu cơ quan, đặc tính kỹ thuật, việc quản lý vận hành và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường phải đảm bảo theo các quy định tại Điều 33 đến 55 của Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT.

Tiếp thu, cam kết thực hiện

Trang 152

3.2

Gửi hồ sơ liên quan đến hệ thống quan trắc nước thải tự động về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang theo quy định tại khoản 3 Điều 35 của Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT.

Tiếp thu, cam kết thực hiện

Trang 152

Ông – Vụ Quản lý chất thải, thành viên, thư ký vấn cấp giấp phép môi trường cho dự án bệnh viện 1000 giường

1

Về thông tin, số liệu làm cơ sở để lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

1.1

Công ty cần trình bày đầy đủ tất cả các nguồn phát sinh khí thải, nước thải từ các hoạt động của bệnh viện khi đi vào hoạt động, ví dụ các nguồn phát sinh nước thải từ khu nhà ăn, từ phòng khám chữa bệnh, từ khu vực điều trị nội trú, từ phòng thí nghiệm, khu vực vệ sinh dụng cụ y tế, nước từ hệ thống hấp chất thải y tế công suất 70 kg/giờ…

Đã bổ sung

Trang 34-35

1.2

Đề nghị Công ty làm rõ các đường ống thu gom nước thải, nước mưa trong khuôn viên bệnh viện về hệ thống xử lý và ra nguồn tiếp nhận

Đã làm rõ, bổ sung

Trang 44-48

1.3

Đối với bùn thải khu xử lý nước thải: Đề nghị bổ sung kết quả phân định, phân loại bùn thải của modun nước thải bệnh viện để có phương án quản lý, xử lý phù hợp theo quy định.

Căn cứ vào Danh mục chi tiết của các CTNH, CTCNPKS, CTRCNTT tại Thông tư 02/2022/TT-2022/TT-BTNMT, Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của dự án, xử lý với công nghệ sinh học có mã chất thải 12 06 13, ký hiệu phân loại là TT. Vì vậy bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của dự án là chất thải rắn công nghiệp thông thường trong mọi trường hợp. do đó dự án không đưa đi phân định, phân loại và không vào danh mục CTNH mà quản lý và thu gom bùn thải như chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Trang 100

1.4

Bảng dự báo chất thải nguy hại phát sinh tại bảng 3.15 đề nghị bổ sung vào mục chất thải không lây nhiễm mực in từ việc in ấn hồ sơ bệnh án tại các khu khám chữa bệnh, văn phòng

Đã bổ sung

Bảng 3.22 trang 99-100

1.5

- Xem lại việc vận hành thử nghiệm hệ thống hấp chất thải y tế và lấy mẫu vi sinh thwo QCVN 55:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm. Trường hợp chất chỉ thị vi sinh vật không đạt thì phương án quản lý chất thải y tế không đạt như thế nào.

 

 

 

- Nước thải phát sinh từ hệ thống hấp chất thải y tế được bệnh viện quản lý ra sao.

- Hệ thống hấp chất thải rắn y tế nguy hại đã tiếp nhận từ cơ sở cũ Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã có Kết quả đánh giá hiệu quả khử, tiệt khuẩn đạt theo QCVN 55:2013/BTNMT – Quy định kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm.  (Tại kết quả đánh giá số 007397/VYTCC  ngày 18/04/2022 của Viện y tế công cộng thành phố Hồ Chí Mình). Ngoài ra hệ thống cũng có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, đạt yêu cầu kiểm định và có hiệu lực đến ngày 22/09/2024.Vì vậy dự án không thực hiện vận hành thử nghiệm đối với hệ thống.

- Đã bổ sung

Nước thải từ hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: Nước thải từ bộ lọc RO, nước từ quá trình xả hơi nước trong buồng khử khuẩn ra qua bộ trao đổi thành nước xả ra ngoài; nước từ quá trình vệ sinh hệ thống được thu gom về hệ thống hố ga thoát nước qua đường ống chảy về bể thu gom. Sau đó tập trung về hệ thống công suất 1.500 m3/ngày đêm để tiếp tục xử lý.

- Trang 101

Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý và giấy chứng nhận kiểm định đính kèm báo cáo.

 

 

Trang 50-51

1.6

Bệnh viện có khoa điều trị ung thư, đề nghị làm rõ phương án lưu giữ và xử lý các loại hóa chất điều trị và xạ trị tại bệnh viện như thế nào.

Đã làm rõ và bổ sung phương án lưu giữ

Đã làm rõ và bổ sung phương án xử lý

Trang 28-29

Trang 100

2

Về mức độ thỏa đáng của đánh giá, kết luận nêu trong báo cáo

2.1

Điều chỉnh lại thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm để lấy mẫu, xem xét vận hành hệ thống lò hấp chất thải y tế

Đã điều chỉnh

Dự án xem xét không vận hành lò hấp chất thải y tế vì: Hệ thống hấp chất thải rắn y tế nguy hại đã tiếp nhận từ cơ sở cũ Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã có Kết quả đánh giá hiệu quả khử, tiệt khuẩn đạt theo QCVN 55:2013/BTNMT – Quy định kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm.  (Tại kết quả đánh giá số 007397/VYTCC  ngày 18/04/2022 của Viện y tế công cộng thành phố Hồ Chí Mình). Ngoài ra hệ thống cũng có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, đạt yêu cầu kiểm định và có hiệu lực đến ngày 22/09/2024..

Trang 148-150

2.2

Bổ sung nội dung cam kết là “ Thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất theo Điều 119 Luật BVMT và Điều 66 THông tu 02/2022/TT-BTNMT

Đã bổ sung

Trang 152

3

Những yêu cầu đối với chủ dự án đầu tư

 

Thực hiện hiệu chuẩn, kiểm định các thiết bị quan trắc tự động liên tục nước thải và kết nối truyền dữ liệu đo về Sở TN&MT theo quy định của pháp luật.

Tiếp thu, cam kết thực hiện

Trang 151

Ông V– Vụ Quản lý chất thải – Phó chủ tịch hội đồng

1

Về thông tin, số liệu làm cơ sở để lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

1.1

Rà soát lại các nguồn thải, dòng thải và đề nghị cấp phép với đầy đủ các loại chất thải phát sinh

Đã rà soát và bổ sung

Trang 143-147

1.2

Rà soát các công trình bảo vệ môi trường trong báo cáo, thống nhất với nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt

Đã rà soát và thống nhất

Trang 44- 126 và

Trang 130- 132

1.3

Trang 119 cần làm rõ nội dung lò hấp tiệt trùng đã được đăng ký cho Dự án nào khác hay chưa, cần làm rõ hồ sơ pháp lý nêu trên khi đưa vào nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường.

Đã làm rõ và bổ sung

Lò hấp tiệt trùng chưa được đăng ký cấp phép xử lý cho dự án nào khác.

Hệ thống đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt đầu tư cho cơ sở cũ là Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang (Tại Quyết định số 3158/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế (giai đoạn 2). Hệ thống đã có kết quả đánh giá hiệu quả khử, tiệt khuẩn đạt theo QCVN 55:2013/BTNMT – Quy định kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm.  (Tại kết quả đánh giá số 007397/VYTCC  ngày 18/04/2022 của Viện y tế công cộng thành phố Hồ Chí Mình). Ngoài ra hệ thống cũng có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, đạt yêu cầu kiểm định và có hiệu lực đến ngày 22/09/2024.

Trang 100-101

1.4

Bổ sung sơ đồ phân khu chức năng, dây truyền sản xuất, công trình bảo vệ môi trường; sơ đồ thu gom nước mưa, nước thải, bảng tổng hợp cân bằng vật chất, chất thải phát sinh, biện pháp xử lý

Đã cập nhật, bổ sung

Trang 20, Trang 31, trang 44, trang 47, trang 48 -125

1.5

Rà soát lại nội dung đề nghị cấp phép cho phù hợp với các nguồn thải phát sinh, công trình xử lý chất thải đầu tư, xây dựng và tình hình thực tế triển khai, đặc biệt là việc xả nước thải; bổ sung phương án quản lý, lưu trữ nước thải nhiễm xạ để đảm bảo loại chất thải này được quản lý đúng theo quy định.

Đã rà soát

Đã bổ sung phương án quản lý, lưu trữ nước thải nhiễm xạ

Trang 143-147

Trang 50, trang 52-54

1.6

Bổ sung đầy đủ bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu, bàn giao của các công trình bảo vệ môi trường theo quy định

Đã bổ sung

Đính kèm tại phục lục báo cáo

2

Về mức độ thỏa đáng của đánh giá, kết luận nêu trong báo cáo

2.1

Điều chỉnh lại thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm để lấy mẫu, xem xét vận hành hệ thống lò hấp chất thải y tế

Đã điều chỉnh

Dự án xem xét không vận hành lò hấp chất thải y tế vì: Hệ thống hấp chất thải rắn y tế nguy hại đã tiếp nhận từ cơ sở cũ Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã có Kết quả đánh giá hiệu quả khử, tiệt khuẩn đạt theo QCVN 55:2013/BTNMT – Quy định kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm.  (Tại kết quả đánh giá số 007397/VYTCC  ngày 18/04/2022 của Viện y tế công cộng thành phố Hồ Chí Mình). Ngoài ra hệ thống cũng có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, đạt yêu cầu kiểm định và có hiệu lực đến ngày 22/09/2024..

Trang 148-150

2.2

Bổ sung nội dung cam kết là “ Thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất theo Điều 119 Luật BVMT và Điều 66 Thông tu 02/2022/TT-BTNMT

Đã bổ sung

Trang 152

3

Những yêu cầu đối với chủ dự án đầu tư

 

Thực hiện hiệu chuẩn, kiểm định các thiết bị quan trắc tự động liên tục nước thải và kết nối truyền dữ liệu đo về Sở TN&MT theo quy định của pháp luật.

Tiếp thu, cam kết thực hiện

Trang 151

Biên bản nhận xét báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường và hồ sơ giải trình xin cấp giấy phép hoạt động của bệnh viện 1000 giường

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha