Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa

báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất, đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa, lập báo cáo đánh giá tác đông môi trường nhà máy sản xuất hạt nhựa,

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa

  • Mã SP:DTM NM NHUA
  • Giá gốc:165,000,000 vnđ
  • Giá bán:160,000,000 vnđ Đặt mua

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất, đánh giá tác động môi trường nhà máy nhựa, lập báo cáo đánh giá tác đông môi trường nhà máy sản xuất hạt nhựa, 

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Trong những năm gần đây bao bì nhựa là một thành phần không thể thiếu ngoài chức năng chứa đựng bảo quản sản phẩm thì nó còn là bộ mặt, hình ảnh của doanh nghiệp. Theo những khảo sát về kinh tế gần đây nhất thì với một loại sản phẩm có cùng chất lượng, giá thành sản phẩm như nhau nhưng khi trưng bày quảng bá thì sản phẩm nào có mẫu mã bao bì đẹp hơn thì doanh số bán ra cao gấp 2,6 lần so với sản phẩm cùng loại.

Như vậy mẫu mã bao bì đóng một phần quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Theo các báo cáo tài chính người ta tổng kết cho thấy mẫu mã bao bì chiếm đến 45% mức tăng doanh thu của doanh nghiệp. Nhận thấy được điều này mà các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì nhằm phù hợp hơn các loại sản phẩm đang kinh doanh.

Bên cạnh đó việc thúc đẩy gia tăng tiêu dùng trong gia đình người Việt Nam đang tăng mạnh trong giai đoạn hiện nay trong khi các ngành công nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là hàng hóa tiêu dùng sử dụng các sản phẩm phụ trợ chính là bao bì nhựa. Từ đó mức chi tiêu cho các sản phẩm sử dụng bao bì nhựa sẽ tăng theo tạo động lực cho ngành nhựa phát triển trong thời gian tới.

Công nghiệp sản xuất bao bì nhựa là một trong những ngành công nghiệp cơ bản có tác động đến các ngành công nghiệp khác và hoàn thiện sự phát triển kinh tế. Thị trường đầu ra cho ngành bao bì nhựa khá đa dạng như: Ngành tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống,… Ngoài ra còn phải kể đến các ngành có nhu cầu bao bì nhựa cao như ngành xây dựng, ngành nông nghiệp, ngành phân bón. Những thị trường này là tiềm năng và cơ hội rất lớn để thúc đẩy ngành sản xuất bao bì nhựa phát triển nhảy vọt.

Nhận thấy khả năng phát triển thị trường về sản xuất nhựa bao bì nhựa, Công ty TNHH TLP Tân Phú quyết định đầu tư vào ngành công nghiệp này. Công ty tiến hành xây dựng dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bao bì nhựa – Công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm” tại thửa đất số 241, tờ bản đồ số 7, Cụm công nghiệp Hoàng Gia, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Căn cứ theo mục số 87, phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bao bì nhựa - Công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm” thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó, Công ty tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động theo đúng quy định.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Công ty TNHH TLP Tân Phú được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0314128699 đăng ký lần đầu ngày 24 tháng 11 năm 2016, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 23 tháng 05 năm 2018 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Long An cấp.

Báo cáo đầu tư của Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bao bì nhựa - công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm” tại thửa đất số 241, tờ bản đồ số 7, Cụm công nghiệp Hoàng Gia, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An sẽ do Công ty TNHH TLP Tân Phú phê duyệt.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

Dự án đặt tại CCN Hoàng Gia, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, có vị trí tiếp giáp với nhà dân, đất trống và đường nội bộ của CCN Hoàng Gia (đối diện Cơ sở sản xuất các loại ống nước nhựa PVC Hùng Minh).

Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 ăm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long an về việc phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Cụm Công nghiệp Hoàng Gia. Cụm công nghiệp Hoàng Gia hoạt động với các ngành nghề hoạt động như dệt may, gia công kim loại, vật liệu xây dựng, chế biến hàng nông sản, lắp ráp cơ khí, ô tô, máy móc nông nghiệp, chế biến nguyên liệu cho các ngành khác… do Công ty TNHH Hoàng Gia Long An làm chủ đầu tư xây dựng.

Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty TNHH TLP Tân Phú có ngành nghề phù hợp Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 mở rộng Cụm công nghiệp Hoàng Gia xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An theo Quyết định số 4733/QĐ-UBND ngày 06/12/2005 của Ủy ban nhân tỉnh Long An và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0314128699, đăng ký lần đầu ngày 24 tháng 11 năm 2016, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 23 tháng 5 năm 2018, tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Long An.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc lập báo cáo ĐTM của dự án

2.1.1. Các văn bản pháp luật

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.

- Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

- Luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2012;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 06 năm 2015;

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 04 năm 2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

2.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD do Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt, Bộ xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 04 năm 2008.

- QCVN 06:2009/BTNMT: Chất lượng không khí. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi, khí thải công nghiệp đối với một số chất vô cơ.

- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi, khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

- QCVN 26:2010/BTNMT: Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép.

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 22:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – Giá trị cho phép trong khu vực công cộng và dân cư.

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định, ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

1. Văn bản pháp lý thành lập Công ty:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0314128699 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp lần đầu ngày 24 tháng 11 năm 2016, đăng ký thai đổi lần thứ 1 ngày 23 tháng 5 năm 2018.

2. Văn bản pháp lý địa điểm Công ty, ý kiến văn bản của các cấp có thẩm quyền về Dự án:

- Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thửa đất số 241 tờ bản đồ số 7, Xã Mỹ Hạnh Nam, Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

- Hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất ngày 26 tháng 10 năm 2017 giữa Ông Thang Toàn Hòa và Công ty TNHH TLP Tân Phú.

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể, các công trình bản vẽ.

- Kết quả đo đạc, phân tích mẫu nước mặt, vi khí hậu và chất lượng không khí tại Công ty TNHH TLP Tân Phú.

- Báo cáo đầu tư dự án.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bao bì nhựa – Công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm” được lập theo đúng Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015, do Công ty TNHH TLP Tân Phú làm chủ đầu tư, kết hợp với đơn vị tư vấn Công ty Minh Phương corp để thực hiện:

Chủ đầu tư:

Tên công ty: Công ty TNHH TLP Tân Phú.

Địa chỉ: Thửa đất số 21 tờ bản đồ số 7, CCN Hoàng Gia, Xã Mỹ Hạnh Nam, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.

Đại diện: Ông Phàm Văn T Chức vụ: Giám đốc

Sinh ngày: 15/5/97 Số CMND: 02686439 cấp ngày 16/1/2007 tại CA.TP HCM

Địa chỉ: Số 23 Trịnh Đình Trng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM.

Điện thoại: 028 6268769

Đơn vị tư vấn: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất, đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa, lập báo cáo đánh giá tác đông môi trường nhà máy sản xuất hạt nhựa, 

Tên công ty: Công ty Minh Phương corp

Địa chỉ: 20/ Nguyễn Thi Minh Khai, Phường Dakao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Đại diện: Ông Nguyễn Hữu Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 028 6294 445 Fax: 028 6294 446

3.2. Danh sách của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án

Danh sách những người trực tiếp tham gia báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bao bì nhựa – Công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm” gồm:

Bảng 1.1: Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM

Stt

Họ và tên

Học vị/học hàm/chức danh

Đơn vị

Nội dung phụ trách

Chữ ký

1

Phàm Văn

Giám đốc

Công ty Minh Phương

Chịu trách nhiệm chính về pháp luật của Công ty

 

3

Nguyễn Thị Thanh

Phó Giám đốc

Công ty Minh Phương

Cung cấp thông tin, hồ sơ pháp lý Dự án, phụ trách môi trường

 

4

Nguyễn Hữu

Kỹ sư môi trường – Giám đốc

Công ty Minh Phương

Chịu trách nhiệm tư vấn

Trên 11 năm kinh nghiệm

 

5

Lưu Thị Hương

Thạc sỹ luật – Cán bộ tư vấn

Công ty Minh Phương

Tư vấn luật liên quan đến dự án

Trên 12 năm kinh nghiệm

 

6

Lưu Thị Hải

Thạc sỹ môi trường – Cán bộ tư vấn

Công ty Minh Phương

Thực hiện viết chuyên đề ĐTM

Kiểm tra và tổng hợp toàn bộ báo cáo.

Trên 11 năm kinh nghiệm

 

7

Trịnh Xuân

Cử nhân môi trường

Công ty Minh Phương

Thực hiện viết chuyên đề ĐTM

Viết chương mở đầu và Chương I của báo cáo

Trên 3 năm kinh nghiệm

 

8

Lê Thị hà

Kỹ sư môi trường

Công ty Minh Phương

Thực hiện viết chuyên đề ĐTM

Viết Chương  III của báo cáo

Trên 3 năm kinh nghiệm

 

9

Lê Thị Mỹ

Cử nhân môi trường

Công ty Minh Phương

Thực hiện viết chuyên đề ĐTM

Viết Chương II của báo cáo

Trên 1 năm kinh nghiệm

 

10

Nguyễn
Ngọc Anh

Cử nhân môi trường

Công ty Minh Phương

Thực hiện viết chuyên đề ĐTM

Viết Chương V của báo cáo

Trên 1 năm kinh nghiệm

 

11

Nguyễn Phương Uyên

Cử nhân môi trường

Công ty Minh Phương

Thực hiện viết chuyên đề ĐTM

Viết Chương VI của báo cáo

Trên 3 năm kinh nghiệm

 

4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được xây dựng dựa trên các phương pháp sau:

Các phương pháp ĐTM

a. Phương pháp thống kê

Thống kê các nguồn tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng, thủy văn, kinh tế - xã hội của khu vực dự án và các kết quả đáng tin cậy để đánh giá mức độ phát sinh các nguồn thải và đối tượng, phạm vi bị tác động.

Phương pháp này được áp dụng ở các chương I, II của báo cáo.

b. Phương pháp lập bảng kiểm tra

Bảng kiểm tra là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án.

Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường và xã hội của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất.

Phương pháp lập bảng kiểm tra không những là phương pháp chủ yếu để nhận dạng tác động, mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ dung tài liệu cần thiết cho nghiên cứu ĐTM.

Phương pháp này được áp dụng ở các chương II, III, IV, V của báo cáo.

c. Phương pháp ma trận

Ma trận môi trường là sự phát triển ứng dụng của bảng kiểm tra. Một bảng ma trận cũng là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân hậu quả nhưng ở mức độ định lượng cao hơn.

Phương pháp này được áp dụng ở các chương II, III, IV, V của báo cáo.

d. Phương pháp mạng lưới

Phương pháp này thường được thể hiện qua sơ đồ chuỗi nối tiếp, cho thấy các tác động sơ cấp, thứ cấp và hậu quả môi trường của hoạt động dự án gây ra.

Phương pháp này được áp dụng ở các chương  III, IV, V của báo cáo.

e. Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh có hiệu quả cao trong xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm. Từ đó, có thể dự báo khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm.

Phương pháp này được áp dụng ở các chương  III, IV của báo cáo.

f. Phương pháp đánh giá rủi ro

Đánh giá và liệt kê tất cả những rủi ro có thể xảy ra cho môi trường, con người trong quá trình hoạt động dự án. Áp dụng phương pháp này có thể nhận diện được toàn diện các rủi ro của dự án trong suốt vòng đời thực hiện của dự án.

Phương pháp này được áp dụng ở các chương III, IV, V của báo cáo.

g. Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình … bằng cách xây dựng các mô hình của chúng (các mô hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang nghiên cứu) và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng thực.

Phương pháp này được áp dụng ở các chương III của báo cáo.

Các phương pháp khác

a. Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu

Điều tra, khảo sát vị trí địa lý, kinh tế xã hội khu vực dự án đánh giá sự phù hợp với phát triển kinh tế của địa phương.

Điều tra, khảo sát các hiện trạng môi trường, nguồn tiếp nhận nước thải của dự án.

Nghiên cứu các hoạt động của các dự án có liên quan và hoạt động của dự án trước khi lập lại đánh giá tác động đến môi trường.

Phương pháp này được áp dụng ở phần mở đầu, chương I, II, III, IV của báo cáo.

b.  Phương pháp đo đạc, phân tích

Phương pháp đo đạc, phân tích nhằm mục đích đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án. Từ đó, đánh giá tác động của hoạt động của dự án có ảnh hưởng đến môi trường hay không hoặc áp dụng các biện pháp, công nghệ ảnh hưởng đến môi trường hiện trạng khu vực dự án.

Phương pháp này được áp dụng ở các chương I, II, III, IV của báo cáo.

Các bước thực hiện ĐTM

1. Điều tra, khảo sát

- Điều tra, khảo sát vị trí địa lý, kinh tế xã hội khu vực dự án đánh giá sự phù hợp với phát triển ngành nghề của CCN Hoàng Gia, kinh tế của địa phương.

- Khảo sát các hiện trạng môi trường, nguồn tiếp nhận nước thải của dự án.

- Nghiên cứu các hoạt động của các dự án có liên quan và hoạt động của dự án trước khi lập lại đánh giá tác động đến môi trường.

2. Đo đạc, phân tích chất lượng môi trường tại Công ty

- Đo đạc, phân tích chất lượng môi trường: nước mặt, tiếng ồn, vi khí hậu, chất lượng không khí xung quanh.

- Đánh giá chất lượng môi trường hiện hữu.

3. Thực hiện viết chuyên đề Dự án

- Thực hiện viết đánh giá tác động môi trường dựa trên:

+ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Đánh giá tác động môi trường của Dự án tại Công ty trong giai đoạn chuẩn bị và đi vào hoạt động.

- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực và các rủi ro, sự cố do Dự án gây ra.

- Lập chương trình quản lý và giám sát môi trường.

4. Họp hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường của Dự án.

5. Chủ đầu tư bổ sung, chỉnh sửa theo hướng dẫn của hội đồng thẩm định.

 

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án

Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bao bì nhựa – Công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm”.

1.2. Chủ dự án

Tên chủ dự án: Công ty TNHH TLP Tân Phú

Địa chỉ: Thửa đất số 241 tờ bản đồ số 7, CCN Hoàng Gia, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Đại diện: Ông Phàm Văn Tùng Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 028 62678769

1.3. Vị trí địa lý của dự án

1.3.1. Vị trí địa lý

Dự án nằm trong Cụm công nghiệp Hoàng Gia, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An được chuyển nhượng lại từ Ông Thang Toàn Hòa cho Công ty TNHH TLP Tân Phú với diện tích 7.438m2, có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Đông Bắc giáp đường nội bộ,

+ Tây Nam giáp nhà dân,

+ Tây Bắc giáp đất trống,

+ Đông Nam giáp đường nội bộ.

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí của Dự án

Tọa độ các góc các khu đất dự án theo VN2000 như sau:

Bảng 1.2: Tọa độ vị trí khu đất theo tọa độ VN 2000

Số hiệu điểm

Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

1

1202425

0582743

2

1202329

0582720

3

1202385

0582634

4

1202446

0582692

Nguồn: Công ty TNHH TLP Tân Phú năm 2018.

Sơ đồ vị trí khu đất thực hiện dự án được thể hiện trong Bản vẽ mặt bằng tổng thể được đính kèm trong Phụ lục 1 của báo cáo.

1.3.2. Đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội Khu vực Dự án

Khu vực Dự án nằm trong Cụm công nghiệp Hoàng Gia, có các đặc điểm đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội như sau:

- Các đối tượng tự nhiên:

+ Hệ thống đường giao thông: Khu đất dự án nằm trên đường nội bộ của Cụm công nghiệp Hoàng Gia, cách đường 1A là 30m; nối với tuyến đường số 9, cách cổng Cụm công nghiệp Hoàng Gia 900m.

- Các đối tượng kinh tế - xã hội:

Khu vực dự án có vị trí tiếp giáp với các cơ sở sản xuất: Công ty TNHH Nhựa Gia Hòa hoạt động sản xuất nhựa, Chi nhánh Công ty TNHH Song Bình Benkan hoạt động ngành gia công cơ, khí xử lý và tráng phủ kim loại, Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Xuất khẩu Sài Gòn – Việt Hưng hoạt động chế biến nông sản, đường nội bộ Cụm công nghiệp Hoàng Gia. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 23 km, thị trấn Đức Hòa, Long An 7 km.

Dự án có ngành nghề phù hợp với danh mục ngành nghề tiếp nhận có đầu tư tỉnh Long An theo Quyết định số 787/QĐ-UBND ngày 13/03/2018 của Ủy ban nhân tỉnh Long An; phù hợp với nội dung quy hoạch ngành nghề theo Quyết định số 4733/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2005 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 mở rộng Cụm công nghiệp Hoàng Gia xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; phù hợp với mục đích nhận chuyển nhượng theo Hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất ngày 26 tháng 10 năm 2017 tại Văn phòng Công chứng Lê Văn Hữu.

1.3.3. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án

Dự án nằm trong khu vực đất trống được chuyển nhượng lại từ Ông Thang Toàn Hòa theo Hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất ngày 26 tháng 10 năm 2017. Mục đích sử dụng đất: đất khu công nghiệp; mục đích nhận chuyển nhượng: sản xuất các sản phẩm từ nhựa. Theo đó:

+ Giao thông: Trong khu vực đã có các tuyến đường nối liền với đường tỉnh lộ, Quốc lộ, thuận lợi cho việc các phương tiện di chuyển.

Giao thông nội bộ của Công ty TNHH TLP Tân Phú giáp với đường số 1A của Cụm công nghiệp tại cổng chính (rộng 8m), sân rộng khoảng 80 m2, đường nội bộ trong cơ sở từ 4 m đến 4,5 m. Các trục đường được bê tông thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển các nguyên liệu, sản phẩm ra vào khu vực.

+ Cấp nước: sử dụng hệ thống cấp nước chung CCN Hoàng Gia.

+ Thoát nước: Dự án chưa xây dựng hệ thống thu gom thoát nước mưa và nước thải.

+ Nguồn cung cấp điện, điện chiếu sáng, cáp viễn thông: Khu vực sử dụng nguồn cung cấp điện Công ty Điện lực Long An, lấy từ mạng lưới điện quốc gia huyện Đức Hòa, công suất 400 kVA để cung cấp toàn bộ hoạt động của Công ty.

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án

Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bao bì nhựa – Công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm” khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp lượng bao bì nhựa với công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm, tạo phong phú thêm các kiểu dáng và mang những ưu điểm vượt trội so với những vật liệu khác có trong tự nhiên. Ngoài ra, Dự án góp phần phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho lao động của địa phương.

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

a. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình chính

Dự án được đầu tư máy móc thiết bị mới, xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ mới trên diện tích khu đất 7.438 m2, gồm văn phòng, nhà xưởng kết cấu: Móng cọc, đà bê tông cốt thép, khung kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole, tường gạch + tole, nền bê tông, nhằm phục vụ cho sản xuất bao bì nhựa.

Thời gian xây dựng nhà xưởng, văn phòng dự kiến khoảng 90 – 100 ngày.

Thời gian lắp đặt máy móc thiết bị sản suất dự kiến khoảng 20 – 25 ngày.

b. Khối lượng và quy mô các hạng mục phụ trợ

Dự án sẽ đầu tư trang bị các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, bưu chính viễn thông, cấp điện, giếng khoan cấp nước, đường ống thu gom thoát nước mưa, nước thải, bể chứa nước phục vụ PCCC và các công trình phụ trợ như kho tập kết rác sinh hoạt, rác sản xuất thông thường, kho lưu chứa tạm thời chất thải nguy hại.

c. Quy hoạch sử dụng đất của Dự án

Dự án được thực hiện trên quy mô diện tích khu đất 7.438 m2, trong đó mật độ xây dựng công trình chính 3.710 m2 chiếm 49,88%, diện tích cây xanh 1.710 m2 chiếm 22,99%, đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng.

Trên cơ sở quy mô diện tích khu đất, bố trí mặt bằng được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.3: Quy mô diện tích các hạng mục công trình

TT

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

I

Công trình chính

3.700

49,75

1

Nhà xưởng 1, gồm:

- Kho vật liệu: 400m2

- Kho thành phẩm: 500m2

- Khu vực sản xuất: 1.212m2

2.112

28,40

2

Nhà xưởng 2

1.472

19,79

3

Văn phòng

116

1,56

II

Công trình phụ trợ

3.728

50,25

4

Nhà bảo vệ

16

0,220

5

Trạm điện

16

0,220

6

Bể nước PCCC

80

1,075

7

Kho lưu chứa chất thải sinh hoạt

1

0,013

8

Kho lưu chứa chất thải công nghiệp không nguy hại

20

0,270

9

Kho lưu chứa chất thải nguy hại

5

0,067

10

Nhà vệ sinh

15

0,202

11

Nhà xe

80

1,075

12

Khu vực hệ thống xử lý nước thải

10

0,134

13

Khu vực trồng cây xanh

1.710

 22,99

14

Khu vực sân bãi

1.785

23,99

Tổng

7.438

100

Nguồn: Công ty TNHH TLP Tân Phú, năm 2018.

Các công trình phụ trợ được bố trí phù hợp trên diện tích nhà xưởng của Công ty, phù hợp với các yêu cầu thiết kế công trình.

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

Các hạng mục công trình sẽ được xây dựng và đưa vào sử dụng, đảm bảo các yêu cầu quy định về kết cấu công trình trong Cụm công nghiệp Hoàng Gia.

Kết cấu từng hạng mục công trình như sau:

- Công trình chính: gồm nhà xưởng 1, nhà xưởng 2 và văn phòng

Nhà xưởng 1 xây dựng trên diện tích 2.112m2 (32×66), cao 12m; nhà xưởng 2 xây dựng trên diện tích 1.472m2 (32×46), cao 12m; kết cấu: Móng cọc, đà bê tông cốt thép, khung kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole, tường gạch + tole, nền bê tông, (bao gồm khu sản xuất, kho chứa vật liệu, kho chứa thành phẩm, nhà vệ sinh) nhằm phục vụ cho sản xuất bao bì nhựa.

Văn phòng xây dựng trên diện tích 116m2 (5,6×22), cao 5m; kết cấu móng cọc, mái lợp tole, tường gạch + tole, nền bê tông (gồm các phòng ban làm việc, nhà vệ sinh) nhằm phục vụ cho quá trình quản lý công việc của Công ty.

- Công trình phụ: gồm kho bãi, hệ thống cấp thoát nước, nhà xe, …

+ Hệ thống xử lý nước thải: được xây dựng trên diện tích 10m2.

Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A, Kq=0,9, Kf= 1,2) trước khi thải ra môi trường (do hiện nay CCN Hoàng Gia chưa có hệ thống thu gom XLNT tập trung, khi hệ thống XNT của CCN Hoàng Gia hoàn thành, Công ty sẽ đưa vào vận hành, đấu nối nước thải vào hệ thống XLNT của CCN Hoàng Gia).

+ Kho lưu chứa chất thải:

Dự án sẽ bố trí thiết bị lưu chứa rác sinh hoạt(thùng rác), kho lưu chứa rác thải sản xuất (bao bì giấy caton, …), và kho lưu chứa tạm thời chất thải nguy hại (bao bì dính dầu nhớt, bóng đèn huỳnh quang thải,…) với diện tích phù hợp với lượng rác phát sinh.

+ Hệ thống thông gió, điều hòa không khí:

Hệ thống điều hòa không khí và quạt gió phục vụ công trình được thiết kế như sau: Máy lạnh cho văn phòng; Quạt gió công nghiệp; Hệ thống hút gió trên mái nhà xưởng.

+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy:

Hệ thống PCCC được trang bị cho dự gồm 03 loại: hồ nước dành cho cấp nước chữa cháy (80m2); Hệ thống báo cháy; Các bình chữa cháy.

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành theo báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất bao bì nhựa (lập ĐTM)

Công ty TNHH TLP Tân Phú hoạt động sản xuất bao bì nhựa công suất dự kiến đạt 150.000 tấn sản phẩm/năm, gồm 01 dây chuyền sản xuất bao bì nhựa quy trình hoạt động như sau:

 Quy trình hoạt động sản xuất bao bì nhựa của Công ty

Thuyết minh quy trình:

Công ty TNHH TLP Tân Phú sản xuất bao bì nhựa với công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó, tỷ lệ hạt nguyên sinh chiếm khoảng 92%, hạt nhựa lỗi và bao bì lỗi chiếm khoảng 8%. Với quy trình công nghệ tự động và bán tự động, sử dụng hệ thống điều khiển điện, tuần hoàn tái sử dụng lượng nước trong quá trình sản xuất, thu hồi tái sử dụng hạt nhựa, bao bì nhựa không đạt yêu cầu để giảm chi phí nguyên liệu, điện, nước, nhân công, hạn chế tác động đến môi trường và đảm bảo công suất sản xuất. Các máy móc thiết bị công nghệ cao được trang bị mới 100% có hệ thống điều khiển linh hoạt, dễ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng cùng với đội ngũ công nhân lành nghề đem lại hiệu quả cao.

Quy trình công nghệ được thể hiện qua các bước sau:

Hạt nhựa sẽ được dẫn tự động đưa vào đầu khuôn của máy thổi và được làm mềm trong điều kiện được kiểm soát để khiến hạt nhựa nóng chảy và mềm dẻo (khoảng 200 độ C). Sau đó nhựa bị ép - đùn qua một khuôn dạng ống. Khi vẫn ở nhiệt độ cao, một đầu ra của ống được cố định lại, thổi không khí vào tạo thành dạng bong bóng vừa để thổi phồng ống vừa làm hạ nhiệt màng, sau đó màng được nâng cao, kéo dài đến kích thước và độ dày mong muốn. Khi lên cao khoảng 3000mm, màng nguội đi và được tạo thành dạng phẳng 2 lớp khi chạy qua hệ thống thanh cuộn để gấp hông và tạo hình dạng ban đầu cho túi ni lông. Quá trình in túi nilon được tiến hành in ngay trong trong quá trình thổi màng gọi là in line.

Sau đó, các cuộn màng ni lông tiếp tục được chuyển sang bộ phận cắt bằng xe nâng, để tạo thành các túi ni lông riêng biệt từ các cuộn màng. Cơ chế hoạt động của các máy cắt túi ni lông là được lập trình tự động, dùng nhiệt để tạo đáy túi và cắt miệng túi bằng một dao dạng thanh hoặc hình dạng tuỳ chỉnh phù hợp, nhiệt độ khoảng 200oC. Phần bao bì nhựa bị cắt bỏ sẽ tuần hoàn quay lại quy trình sản xuất, hoàn toàn không thải ra môi trường.

Sau đó, bao bì thành phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng lần cuối. Tiếp đến là công đoạn đóng kiện và lưu kho chờ xuất xưởng.

Bán thành phẩm sau mỗi công đoạn đều được kiểm tra chất lượng, các sản phẩm đạt chất lượng được chuyển đến công đoạn tiếp theo, sản phẩm không đạt chất lượng tùy theo mức độ sẽ điều chỉnh, hoặc tuần hoàn.

Sau công đoạn cắt xếp và đóng gói, phần bao bì bị lỗi, bao bì cắt dư (bao bì sạch, không qua công đoạn tẩy rửa) sẽ được tuần hoàn tái sản xuất, quy trình cụ thể như sau:

Bao bì lỗi, bao bì cắt dư sẽ được thu gom sau đó đưa vào hệ thống băng tải đổ tự động vào một cái phễu ở trên máy nghiền nhựa, máy nghiền được thiết kế khép kín nhằm tránh phát tán bụi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; trong máy nghiền nhựa lưỡi cắt xoay đều và cắt nhựa ra thành nhiều mảnh nhỏ. Các lưỡi cắt quay đều nhờ được gắn motor điện phía sau, motor quay sẽ làm cho dây curoa quay. Phía trên phễu có nắp đậy để tránh những mẩu nhựa bị văng ra ngoài, và tránh làm phát sinh bụi ra môi trường bên ngoài. Nhựa sau khi được nghiền nhỏ sẽ được dẫn tự động qua một vỉ lọc và rơi xuống thùng đặt phía dưới.

Nguyên liệu nhựa sau khi nghiền sẽ được dẫn tự động về hệ thống máy tạo hạt, tại đây nhựa được gia nhiệt lên khoảng 200oC và ép đùn, tại đầu ra của công đoạn đùn có lắp đặt một màng lưới, nhựa sau khi ra khỏi lưới có dạng sợi.

Khi các sợi nhựa ra khỏi hệ thống máy tạo hat, chúng được dẫn tự động qua một bể nước lạnh để rắn lại. Trục lăn sẽ đưa vật liệu vào khuôn cắt để cắt thành những hạt đều nhau dùng làm nguyên liệu sản xuất. Hạt nhựa sẽ được tự động dẫn về máy sàng rung.

Tại máy sàng rung, động cơ thông qua đai V truyền động cho bộ tạo dao động lệch tâm. Từ đó khiến cho tấm sàn tạo ra những rung động liên tiếp thông qua đối xứng chu kỳ, các hạt nhựa trên mặt sàng rời nhau và bị văng ra khỏi mặt sàng. Làm những hạt nguyên liệu nhỏ rơi qua tầng nguyên liệu, phân ly thông qua lỗ sàng. Đồng thời làm văng những hạt vật liệu bị nghẽn trong lỗ sàng, những hạt vật liệu nhỏ chuyền động xuống phần bên dưới và thoát ra ngoài thông qua lưới sàng. Máy phân loại kích thước hạt và có độ chính xác cao.

 Các hạt nhựa không lọt qua lưới sàng (kích thước lớn) sẽ được tuần hoàn về khâu bao bì lỗi. Các hạt nhựa lọt qua lưới sàng rung ( kích thước đạt yêu cầu) sẽ được dẫn về các bao chứa, sau đó tiếp tục được đưa về sản xuất bao bì nhựa.

Xem thêm báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất, đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa, lập báo cáo đánh giá tác đông môi trường nhà máy sản xuất hạt nhựa, 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.lapduan.comwww.lapduan.info ; www.khoanngam.com     

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha