Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trạm trộn bê tông và quy trình xin chấp thuận đầu tư nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trạm trộn bê tông và quy trình xin chấp thuận đầu tư dự án trạm trộn bê tông và nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông

Ngày đăng: 12-04-2023

1,129 lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trạm trộn bê tông và quy trình xin chấp thuận đầu tư dự án trạm trộn bê tông và nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1.1 Tên dự án  “Nhà máy sản xuất  tông thương phẩm  cấu kiện  tông đúc sẵn công

nghệ cao”

1.1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Sơn.

- Địa chỉ: Tân Kỳ, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

- Điện thoại: 093868652

- Người đại diện: Ông Nguyễn Hải Anh; Chức vụ: Giám đốc.

1.1.3. Địa điểm thực hiện dự án

Khu vực thực hiện Dự án thuộc địa giới hành chính Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với tổng diện tích quy hoạch là 55.004m2. Khu đất có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp: Đất quy hoạch cây xanh cảnh quan;

+ Phía Nam giáp: Đường quy hoạch rộng 60m;

+ Phía Đông giáp: Đất Của dân;

+ Phía Tây giáp: KKT Vũng Áng.

1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT CẤU KIỆN BÊ TÔNG

1.2.1. Mục tiêu của dự án

Xây dựng, lắp đặt hoàn thiện hệ thống dây chuyền sản xuất bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn công nghệ cao và các cấu kiện bê tông đúc sẵn khác.

1.2.2. Quy mô của Dự án

* Quy  công suất dự án:

- Giai đoạn 1: Sản xuất bê tông thương phẩm (bê tông tươi) công suất 75.000m3/năm;

- Giai đoạn 2: Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn (ống cống bê tông các loại và các cấu kiện bê tông đúc sẵn khác) công suất 250.000 tấn/năm.

* Quy  các hạng mục công trình:

Dự án đã được Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phê duyệt chấp thuận điều chỉnh (lần 2) bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 03/QĐ-KKT ngày 12/01/2022.

- Tổng diện tích đất quy hoạch: 45.004 m2.

 

- Quy mô các chỉ tiêu quy hoạch các công trình:+ Diện tích xây dựng công trình nhà: 12.085 m+ Diện tích xây dựng kho bãi chuyên dụng: 14.234 m2

+ Diện tích cây xanh mặt nước: 9.009 m2

+ Diện tích giao thông sân đường: 9.676 m2

+ Tổng diện tích sàn xây dựng: 27.014 m2

+ Tầng cao tối đa: 2 tầng.

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp  cấu sử dụng đất

 

TT

Tên hạng mục công trình

Đơn vị

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Cổng công trình

m

15

 

2

Nhà điều hành

m2

265

0,59

3

Nhà nghỉ ca+nhà ăn

m2

206

0,46

4

Nhà để xe

m2

232

0,52

5

Sân thể thao

m2

312

0,69

6

Kho và xưởng sữa chữa ô tô

m2

1.147

2,55

8

Bãi chứa thành phẩm

m2

7.807

17,35

9

Bãi chứa vật liệu (cát, đá )

m2

6.427

14,28

10

Trạm trộn bê tông 2x150m3/h

m2

5.975

13,28

11

Nhà chứa cốt liệu

m2

1.300

2,89

12

Xưởng sản xuất cấu kiện BT

m2

2.635

5,86

13

Bể xử lí nước sản xuất

m2

18

0,04

14

Hồ chứa nước sản xuất

m2

222

0,49

15

Hồ nước sinh thái

m2

1.829

4,06

16

Khu vực rửa xe

m2

224

0,50

17

Nhà bảo vệ

m2

25

0,06

18

Trạm biến áp

m2

15

0,03

19

Trạm bơm

m2

15

0,03

22

Trạm cân tải trọng xe

m2

98

0,22

23

Bãi tập kết xe

m2

896

1,99

24

Trạm cấp dầu nội bộ

m2

90

0,20

25

Bể lắng lọc

m2

24

0,14

26

Cây xanh, thảm cỏ

m2

7.180

15,95

27

Sân đường nội bộ

m2

8.022

17,83

Tổng

45.004

100

 

 

1.2.3. Loại hình dự án

Dự án đã được xây dựng và đi vào hoạt động với quy mô Sản xuất bê tông thương phẩm (bê tông tươi) công suất 75.000m3/năm (giai đoạn 1) từ năm 2014. Trong giai đoạn tới thực hiện giai đoạn 2 do đó đây là dự nâng quy mô công suất.

1.2.4. Các sản phẩm của dự án

- Bê tông thương phẩm đạt chất lượng cao từ M150 – M600.

- Ống cống bê tông các loại và các cấu kiện bê tông đúc sẵn khác.

1.2.5. Các hạng mục công trình của dự án

a. Các hạng mục đã đầu  xây dựng:

Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng các hạng mục của dự án bao gồm: Nhà điều hành, nhà nghỉ ca

+ nhà ăn, trạm trộn bê tông thương phẩm, nhà bảo vệ, trạm biến áp, trạm cân và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác.

b. Các hạng mục xây dựng mới:

Ø Các hạng mục công trình chính:

- Nhà chứa cốt liệu:

Nhà chứa cốt liệu là nhà công nghiệp 1 tầng có diện tích xây dựng là 1.310m2, Chiều cao công trình là +10.75m so với cốt sàn tầng 1. Giải pháp mặt bằng công trình với khối hình chữ nhật, bước cột 6,0m, nhịp của nhà là (23m+3m)x2 nhịp. Công trình được bố trí không xây tường, tấm tôn tường chắn mặt đứng trục A-C, 2-1, 1-2 đến mái. Mái được lợp bằng tôn cả nhà và đua ra mỗi bên 3m.

- Kho và xưởng sửa chữa ô tô:

Kho và xưởng sửa chữa ô tô là nhà công nghiệp 1 tầng có diện tích xây dựng là 1.010m2, Chiều cao công trình là +8.658m so với cốt sàn tầng 1. Giải pháp mặt bằng công trình với khối hình chữ nhật, bước cột 6,0m, nhịp của nhà là 24m+3m x 2 nhịp. Toàn bộ diện tích của công trình được đổ bê tông mác 250#. Công trình được bố trí xây tường 2 bên cao 2.5m, tấm tôn tường chắn mặt đứng trục A-C đến mái. Mái được lợp bằng tôn cả nhà và đua ra mỗi bên 3m.

- Xưởng sản xuất cấu kiện bê tông:

Nhà chứa cốt liệu là nhà công nghiệp 1 tầng có diện tích xây dựng là 2.635m2, Chiều cao công trình là +12.30m so với cốt sàn tầng 1. Giải pháp mặt bằng công trình với khối hình chữ nhật, bước cột 6,0m, nhịp của nhà là (20m+10m) nhịp. Toàn bộ diện tích của công trình được đổ bê tông mác 250#. Công trình được bố trí xây tường 2.6m dọc trục C và đoạn C-B với chiều cao xây 2.6m, tấm tôn tường chắn mặt đứng trục C và đoạn C-B đến mái , xung quanh mở các ô cửa kính lấy sáng. Mái được lợp bằng tôn cả nhà và trục A đua ra 3m.

 

- Trạm trộn bê tông 2x150m3:

Trạm trộn bê tông được đầu tư xây dựng mới thay thế trạm trộn bê tông cũ hiện có. Trạm trộn bê tông mới có chiều cao 17.5m gồm 2 hệ thống trộn bê tông với công suất 2x150m3/h. Diện tích xây dựng 5.975m2.

Ø Các hạng mục công trình phụ trợ:

- Nhà văn phòng điều hành 2 tầng có diện tích xây dựng là 265m2. Chiều cao công trình là +9,50m so với cốt sàn tầng 1, trong đó chiều cao tầng 1: 3,60m, cốt nền nhà so với sân: -0,45m.

- Nhà nghỉ ca, nhà ăn 2 tầng bao gồm: Tầng 1 là bếp và phòng ăn; Diện tích xây dựng là 206m2. Chiều cao công trình là +9,50m so với cốt sàn tầng 1, trong đó chiều cao tầng 1: 3,60m, cốt nền nhà so với sân: -0,45m.

- Nhà bảo vệ: Được xây dựng có diện tích xây dựng là 25m2. Nhà cấp 4, chiều cao nhà là 4,3m. Giải pháp mặt bằng công trình với khối tầng 1 hình vuông. Nhà bảo vệ được bố trí ngay sát cổng ra vào để quản lý người ra vào nhà máy.

- Nhà để xe có khung thép, lợp tôn với diện tích 232m2.

- Sân thể thao có S=312m2, sân được lát nền bê tông.

- Trạm cấp dầu nội bộ có S=90m2. Trạm này cung cấp cấp nhiên liệu dầu cho các máy móc, phương tiện vận chuyển cho hoạt động của nhà máy. Dầu được chứa trong các tẹc chứa dầu để bơm lên cung cấp cho các phương tiện hoạt động.

- Trạm biến áp đặt tại khu vực có diện tích 15m2.

- Trạm cân tải trọng xe có S=90m2.

- Bãi chứa vật liệu sản xuất, bãi chứa thành phẩm và bãi tập kết xe: Được san nền bằng phẳng với diện tích lần lượt là 6.427m2, 7.807m2 và 896m2.

- Cây xanh, thảm cỏ với diện tích 7.180m2, chiếm khoảng 15,3% tổng diện tích đất của dự án. Cây xanh trồng chủ yếu là các loài cây như: keo lá tràm, xoài..

- Sân đường nội bộ: Đường bãi bê tông đá dăm mác 250# dày 20cm với diện tích 8.022m2.

Ø Các hạng mục công trình xử  chất thải  bảo vệ môi trường:

- Hệ thống thu gom thoát nước mưa:

Hệ thống mương thoát nước được thiết kế độc lập với hệ thống mương thoát nước thải. Nước mưa được thiết kế theo hình thức tự chảy.

Kích thước các tuyến cống được lựa chọn đáp ứng được trận mưa có tần suất lặp lại P= 2 năm;

Độ dốc đường ống, mương thoát nước chọn trên cơ sở đảm bảo tốc độ nước chảy trong cống v>=0,7m/s. Vận tốc lớn nhất Vmax=4m/s;

 

Cao độ đỉnh cống tại điểm đầu tuyến phải đảm bảo chiều sâu lớp đất phủ tới đỉnh cống =>0.7m đối với cống đặt dưới đường và 0.4-0.6m đối với cống đặt trên vỉa hè;

Nối cống có kích thước khác nhau tại các giếng thăm theo kiểu nối đỉnh cống; Hệ số nhám Manning của tất cả các cống được lấy n= 0,013;

* Giải pháp xây dựng mạng lưới:

Cống thoát nước dùng cống BTCT D600, D800

Hố ga thăm: Dọc theo các tuyến cống với khoảng cách trung bình <=50m hoặc tại các tuyến cống giao nhau, chuyển hướng bố trí ga thăm. Các hố ga nằm dưới lòng đường có cấu tạo bằng BTCT, trên nắp hố có bố trí cửa thăm, đậy nắp BTCT hoặc composite đúc sẵn kích thước định hình 900x900mm.

Các hố ga trên hè xây kết hợp giữa BTCT và gạch. Với các hố ga có chiều sâu lớn hơn >=1.0m.

- Hệ thống thu gom, thoát nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt: Đối với nước thải sinh hoạt từ quá trình đào thải của con người (Phân, nước tiểu…) sử dụng bể tự hoại cải tiến BASTAF. Nước sau bể tự hoại kết hợp với nước rửa chân tay, nước từ nhà ăn được dẫn về bể xử lý nước thải sinh hoạt để xử lý, nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, hệ số K=1,2 rồi mới thải ra môi trường tiếp nhận.

+ Nước thải sản xuất: Nước thải từ quá trình vệ sinh các máy móc thiết bị sau mỗi ca sản xuất, nước của quá trình sục rửa xe bồn chứa khi vận chuyển bê tông thương phẩm về, nước của quá trình rửa cốt liệu theo hệ thống rồi dẫn về bể gán vạng dầu mỡ kết hợp lắng cơ học, điều chỉnh pH tại bể keo tụ tạo bông, và dẫn vào bể lắng để xử lý. Lượng nước thải này không thải ra ngoài mà được dẫn về hồ nước mặt tại vị trí số 15 trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của dự án để tuần hoàn và tái sử dụng cho hoạt động sản xuất. Khi lượng nước tại hồ không lớn hơn lượng sử dụng sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải với công nghệ hóa lý để xử lý đạt xử đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A rồi mới thải ra môi trường tiếp nhận.

- Công trình lưu trữ, xử lý chất thải rắn:

Kho chứa chất thải nguy hại 10m2, kho chứa rác sinh hoạt rộng 5m2. Các kho chứa chất thải rắn đều có biển báo các khu vực tập kết rác được bố trí sau khu vực nhà điều hành. Giải pháp thiết kế: Nền bê tông xi măng M200; dày 20cm; liên kết với trục giao thông thuận lợi cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải đi xử lý; Lắp đặt kết cấu khung thép cao 3m, mái che tôn chống nóng về một phía, đảm bảo thuận tiện cho hoạt động ra vào của xe thu gom rác chuyên dụng.

 

1.2.6. Tiến độ thực hiện dự án

Giai đoạn 1: Từ quý IV/2012 đến hết quý IV/2012

Đầu tư xây dựng các hạng mục trạm trộn bê tông thương phẩm công suất tối đa 90m3/h, và một phần các hạng mục phụ trợ cần thiết đảm bảo dự án đi vào khai thác hiệu quả.

Hiện tại nhà máy đã đưa vào hoạt động hạng mục trạm trộn bê tông thương phẩm được hơn 4 năm và đạt được hiệu quả cao.

Giai đoạn 2: Từ quý IV/2021 đến quý IV/2022

Đầu tư xây dựng các hạng mục nhà máy sản xuất cấu kiện đúc sẵn (ống cống bê tông các loại, các cấu kiện bê tông đúc sẵn khác); các hạng mục phụ trợ khác bao gồm kho và xưởng sữa chữa ô tô, bể xử lí nước thải, hồ xử lí nước thải, hồ nước sinh thái, khu vực rửa xe, bãi chứa thành phẩm, bãi chứa vật liệu sản xuất, sân đường nội bộ….

Đầu tư mua sắm thiết dây chuyền công nghệ gồm: thay mới dây chuyền trạm trộn bê tông thương phẩm và lắp đặt dây chuyền sản xuất ống cống theo công nghệ rung ép.

1.2.7. Tổng mức đầu tư:

Tổng mức đầu tư xây dựng của Dự án: 106.294.000.000 VNĐ

(Bằng chữ: Một trăm linh sáu tỷ, hai trăm chín mươi bốn triệu đồng)

Trong đó, giai đoạn 1: Chi phí đầu tư xây dựng, thiết bị : 56.155.706.000 VNĐ

(Bằng chữ: Năm mươi sáu tỷ một trăm năm mươi lăm triệu bảy trăm linh sáu

nghìn)

1.2.8. Nguồn vốn đầu tư:  Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trạm trộn bê tông và quy trình xin chấp thuận đầu tư dự án trạm trộn bê tông

- Vốn góp của nhà đầu tư: Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Sơn (45% tổng vốn đầu tư): 48.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi tám tỷ đồng)

- Vốn huy động (55% tổng vốn đầu tư): 58.294.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm mươi tám tỷ hai trăm chín mươi  triệu đồng).

1.2.9. Tổ chức thực hiện  quản  dự án:

Chủ dự án chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật.

Toàn bộ lao động của Dự án sẽ được tuyển dụng dưới hình thức hợp đồng lao động. Tùy theo yêu cầu công việc, các vị trí sẽ yêu cầu trình độ khác nhau.

Công ty sẽ ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương, đặc biệt là người dân sống lân cận khu vực dự án. Những đối tượng lao động phổ thông sẽ được Công ty đào tạo để phù hợp với những vị trí làm việc theo sự phân công của Ban Giám đốc Công ty.

 

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XàHỘI

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

Khu vực dự án nằm trong KKT Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh. Địa hình dạng đồng bằng thuộc lưu vực sông Quyền. Phía Bắc KKT Vũng Áng là Vịnh Bắc bộ (biển Đông), được che chắn bởi dãy núi Sang, núi Bò Càn, núi Giòn. Phía Tây là huyện Kỳ Anh, phía Nam là huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Khu vực xung quanh dự án là đất trũng thấp, có cao độ hiện trạng từ +0,16m đến +2,28m, vào những lúc mưa lớn có ngập cục bộ với cosd ngập khoảng +2,5m, tuy nhiên khu vực gần kênh thoát nước KKT nên khả năng tiêu thoát khá tốt, không bị ngập lụt lâu.

Khu đất thực hiện dự án đã được san nền cơ bản với cosd từ +3,25 đến +3,5m, trung bình +3,37m, phù hợp với quy hoạch san nền của Khu kinh tế, đảm bảo thoát nước tự chảy từ phía Đông – Tây và tránh ngập lụt.

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khu vực triển khai Dự án thuộc địa bàn thị xã Kỳ Anh, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Trung Bộ. Về mùa Đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho khí hậu khu vực trở nên lạnh và khô hanh. Mùa Hè, khu vực dự án chịu tác động của gió mùa Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã biến tính và trở nên khô nóng do hiệu ứng phơn.

2.1.4. Điều kiện về kinh tế -  hội

Khu vực xây dựng Dự án thuộc địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh. Qua điều tra, tổng hợp, tình hình kinh tế - xã hội của xã năm 2021 có thể thấy phường Kỳ Thịnh là phường có nền kinh tế tương đối phát triển, Cơ sở hạ tầng đang được từng bước nâng cấp để phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế.

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG  TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC DỰ ÁN

Để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường vật lý trên khu vực Dự án, qua đó có thể xác định được chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên trước khi triển khai thực hiện dự án, làm căn cứ giúp Chủ đầu tư đưa ra được các biện pháp bảo vệ môi trường; khai thác và xử lý nguồn nước dưới đất một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi lích kinh tế cho Chủ đầu tư, đồng thời góp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường trong thời gian thực hiện dự án. Chủ dự án cùng với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Môi trường Hà Tĩnh đã phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ và Kỹ thuật Hatico Việt Nam tiến hành khảo sát và lấy mẫu hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường nước mặt, nước dưới đất, không khí và đất. Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu của các thành phần môi trường đều đang nằm trong giới hạn cho phép, môi trường khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

 

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN  ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,

ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.1. Đánh giá tác động  đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

a. Tác động do nước thải

- Các loại nước thải phát sinh: Nước thải thi công xây dựng; Nước thải sinh hoạt của công nhân; Nước mưa chảy tràn.

- Đánh giá tác động:

+ Các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy trong chất thải sinh hoạt làm giảm lượng ôxy trong nguồn nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Đặc biệt là nguồn nước mặt gần khu vực Dự án.

+ Nước thải xây dựng có độ pH khá cao, khi thấm vào đất sẽ làm đất trở nên chai cứng, nhưng khối lượng ít, phạm vi tác động nhỏ.

+ Nước mưa chảy tràn qua bề mặt công trường sẽ hòa tan và cuốn theo chất thải làm cho hàm lượng cặn trong nước cao.

b. Tác động của chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Thành phần chất thải rắn: Đất bóc hữu cơ; Chất thải rắn sinh hoạt; Chất thải rắn xây dựng; Chất thải nguy hại.

- Đánh giá tác động:

+ Chất thải rắn sinh hoạt có thể giảm độ tơi xốp của đất, các chất dễ phân hủy theo nước thấm sâu xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất.

+ Chất thải rắn xây dựng nếu không được thu gom xử lý sẽ gây mất cảnh quan và tắc nghẽn dòng chảy.

c. Tác động của bụi và khí thải

- Nguồn phát sinh:

+ Bụi do hoạt động thi công xây dựng.

+ Khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thi công xây dựng.

- Tác động của bụi:

+ Bụi khuếch tán từ quá trình cải tạo các công trình sẽ là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường không khí tại khu vực dự án và vùng lân cận.

+ Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng và bốc dỡ vật liệu, máy móc thiết bị sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí dọc tuyến đường vận chuyển và khu dân cư gần dự án.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trạm trộn bê tông và quy trình xin chấp thuận đầu tư dự án trạm trộn bê tông

+ Bụi xi măng do gió cuốn theo phát tán vào môi trường không khí trên công trường và khu vực tập kết nguyên vật liệu.

- Tác động của khí thải:

+ Khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực triển khai dự án và các khu vực xung quanh.

+ Tác động của khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển tới môi trường không khí là không đáng kể.

d. Tác động đến sức khỏe con người:

- Tiếng ồn độ rung sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của công nhân tham gia trên công trường.

- Ô nhiễm không khí xảy ra trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

- Chế độ nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng đối với người lao động không đảm bảo sẽ gây hiện tượng căng thẳng, mệt mỏi và dễ xảy ra tai nạn lao động.

e. Tác động đến môi trường kinh tế -  hội:

- Việc tập trung đông người, với điều kiện kém vệ sinh ở khu lán trại có thể sẽ phát sinh một số bệnh dịch, các loại bệnh xã hội... gây ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân và nhân dân khu vực lân cận. Tác động này được đánh giá là nhỏ, có thể giảm thiểu, khắc phục được.

- Việc tăng dân số cơ học có khả năng kéo theo nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội, tăng áp lực cho hệ thống y tế địa phương.

- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công với mật độ lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông trên các tuyến đường vận chuyển.

- Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng nếu vượt quá trọng tải có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình cầu cống, đường giao thông,...

f. Các sự cố, rủi ro

* Sự cố cháy nổ:

Sự cố chập điện, cháy nổ có thể làm hỏng các máy móc thiết bị thi công, cháy các khu lán trại, khu tập kết nguyên vật liệu, kho chứa nhiên liệu.

* Sự cố tai nạn lao động:

- Cán bộ, công nhân không tuân thủ quy trình vận hành máy móc, thiết bị, quá trình lao động công nhân không được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

- Tại nạn do vật liệu xây dựng rơi từ trên cao trong quá trình thi công, do cố sập dàn dáo.

- Do sự thiếu hiểu biết và sự thiếu cẩn trọng của công nhân tham gia xây dựng.

 

- Tại nạn xẩy ra do công trường xây dựng không có các biển báo cấm.

- Tai nạn xẩy ra do hiện tượng chập điện, cháy nổ, điện giật trong quá trình lắp đặt đường dây và chạy thử các thiết bị điện.

* Sự cố tai nạn giao thông:

- Tai nạn giao thông xẩy ra do mật độ các phương tiện vận chuyển tăng lên. Tai nạn giao thông sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.

* Sự cố mưa bão:

- Khi có mưa bão lớn sẽ làm hư hại các công trình đang xây dựng.

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

a. Giảm thiểu tác động từ nước thải:

+ Nước mưa chảy tràn: Đào mương thu gom toàn bộ nước phát sinh khi có mưa xuống khu vực thi công, dẫn vào hố lắng trước khi chảy vào nguồn tiếp nhận.

+ Nước thải xây dựng: Phải thu gom xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A, hệ số Kq = 1,0, Kf = 1,2) trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận là sông Quyền. Các công trình, quy trình vận hành thể hiện sơ đồsau:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trạm trộn bê tông và quy trình xin chấp thuận đầu tư dự án trạm trộn bê tông

3.1. Đánh giá tác động  đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động

a. Tác động do nước thải

- Thành phần các loại nước thải: Nước mưa chảy tràn; Nước thải sinh hoạt; Nước thải sản xuất.

- Đánh giá tác động:

+ Nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất bẩn bề mặt dự án như: Chất rắn lơ Lửng, dầu mỡ, bụi kim loại, dung môi hữu cơ… và thoát ra nguồn tiếp nhận là sông Quyền sẽ gây bồi lắng, ảnh hưởng đến dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường nước mặt, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái thủy sinh và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư trên lưu vực sông Quyền.

+ Nước thải sinh hoạt của toàn bộ nhân viên, công nhân trong nhà máy khi thải ra có chứa cặn lơ lửng (TSS), chất dinh  dưỡng (N, P), các chất hữu cơ (BOD, COD), vi sinh… Theo kết quả tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, hầu hết các thông số đều vượt quá quy chuẩn cho phép nhiều lần. Do đó, cần có các biện pháp xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường nước mặt tại sông Quyền đoạn gần khu vực dự án.

+ Nước thải sản xuất: Quá trình sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm thì nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất là rất lớn. Quá trình sản xuất của nhà máy không phát sinh nước thải sản xuất vì quy trình sản xuất khép kín, quá trình phối trộn và cấp liệu được tự động hóa, không phát sinh nước thải sản xuất. Khu vực nhà máy chỉ phát sinh lượng nước quá trình vệ sinh các máy móc thiết bị sau mỗi ca sản xuất, nước của quá trình sục rửa xe bồn chứa khi vận chuyển bê tông thương phẩm về, nước của quá trình rửa cốt liệu. Ước tính lưu lượng nước thải này khoảng 10 m3/ngày. Thành phần của nước thải là pH cao (dao động từ 11-13), chất rắn lơ lửng cao, các cặn cát đá, xi măng, tro bay, xỉ đáy lò, phụ gia, bùn đất… Loại nước thải này phải có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý để khỏi ảnh hưởng tác động đến môi trường nước và môi trường đất trên khu vực dự án.

b. Tác động do bụi, khí thải

- Bụi, khí thải phát sinh bởi các phương tiện giao thông ra vào khu vực dự án sẽ làm cho môi trường không khí bị ảnh hưởng. Thành phần khí thải của các phương tiện giao thông vận tải bao gồm bụi, SOx, NOx, THC... Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng kỹ thuật xe qua lại và tình trạng đường giao thông.

- Bụi từ quá trình bốc xúc, tập kết nguyên vật liệu sản xuất: Bụi là vấn đề đáng quan tâm nhất đối với các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng. Khi đi vào hoạt động hầu hết các công đoạn sản xuất trong Nhà máy này đều phát sinh ra bụi. Bụi sinh ra bắt đầu từ giai đoạn vận chuyển nguyên vật liệu vào Nhà máy, giai đoạn bốc xếp nguyên vật liệu vào kho chứa, giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu (xi măng, cát, đá...), quá trình cấp liệu vào trạm trộn và quá trình bốc xếp vận chuyển nguyên vật liệu đã phối trộn vào sản xuất bê tông thương phẩm. Ở khu vực chuẩn bị nguyên vật liệu chủ yếu là bụi xỉ đáy lò, bụi do đất cát cuốn theo chủ yếu ở khu vực bốc xếp, vận chuyển. Các hoạt động sinh ra bụi chủ yếu nằm trong hàng rào Nhà máy. Tùy theo điều kiện bốc dỡ, tập kết và điều kiện vệ sinh công nghiệp trong nhà máy mà tải lượng ô nhiễm lớn hay nhỏ. Tuy nhiên thời gian gây ô nhiễm không liên tục, kéo dài, chỉ diễn ra trong quá trình tập kết nguyên liệu mà công ty sẽ áo dụng các biện pháp hạn chế ô nhiễm này.

 

- Khí thải từ hệ thống thoát nước thải: Tại khu vệ sinh, bể tự hoại và mương dẫn nước thải. Thành phần của các chất ô nhiễm không khí ở đây chủ yếu là các sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ và các vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh bám vào các Sol khí, hạt bụi theo không khí lan toả khắp nơi có thể là nguồn lây lan bệnh dịch.

c. Tác động do chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu là rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại dự án. Phần lớn rác thải là những chất hữu cơ nên dễ bị phân hủy, gây mùi khó chịu, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.

- Chất thải từ hoạt động sản xuất:

+ Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu vào khu vực sản xuất gây rơi vãi cát, đá, xỉ đáy lò, vụn sắt thép trong sản xuất cấu kiện.

+ Lượng tro bay được vận chuyển bằng xe bồn kín nên không phát sinh lượng tro bay và xỉ than rơi vãi ra ngoài môi trường.

+ Ngoài ra, tại khu vực nhà máy phát sinh khối lượng giấy, bìa carton khu văn phòng, khăn lau bụi bẩn không chứa chất độc hại; khối lượng bao bì, các thùng can đựng phụ gia bê tông; các loại chất thải từ quá trình sữa chữa máy móc như các bộ phận máy móc ước tính khoảng 10kg/ngày.

- Chất thải từ công việc hành chính: Bao gồm các loại chất thải như giấy vụn, thiết bị văn phòng hư hỏng,...

- Chất thải nguy hại: Gồm các loại dẻ lau chứa dầu phát sinh trong quá trình lau chùi, sửa chữa thiết bị, máy móc, xe vận chuyển; hộp đựng sơn phục vụ quá trình sản xuất; bã sơn từ quá trình xử lý nước thải; hộp, can nhựa chứa dầu, dầu nhớt cho quá trình vận hành máy móc, thiết bị, xe vận chuyển thải loại; chai lọ đựng hóa chất. Khối lượng loại chất thải này phát sinh ở các nhà xưởng ước tính khoảng 5-10 kg/ngày.

d. Tác động đến hệ sinh thái

- Chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt sẽ tạo điều kiện cho ruồi, nhặng, chuột, gián, kiến phát triển do đó sẽ hình thành hệ động vật khác so với hệ động vật ban đầu.

- Nước thải sinh hoạt nếu không xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh ở nguồn tiếp nhận như tạo điều kiện tốt về dinh dưỡng để các loài rêu tảo phát triển, có thể gây phú dưỡng nguồn nước.

- Nước thải có chứa dầu mỡ, nước mưa chảy tràn cuốn theo tập chất ô nhiễm trong các nhà xưởng nếu không có biện pháp xử lý mà thải ra môi trường sẽ tác động xấu đến động vật, thực vật thuỷ sinh ở các khu vực lân cận. Một số loài động vật nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sẽ chết khi nước bị nhiễm dầu mỡ, hàm lượng ôxy

 

hoà tan giảm, hàm lượng cặn cao. Nước thải sản xuất có hàm lượng cặn tương đối cao và chứa dầu mỡ nên sẽ làm biến đổi nhanh chất lượng nước của nguồn tiếp nhận và có thể làm chết các động vật thuỷ sinh sống ở đó.

e. Các sự cố  thể xảy ra:

Sự cố cháy nổ:

- Sự cố cháy nổ có thể xảy ra do chập điện, xảy ra do các thiết bị chứa vật liệu dễ cháy, phương tiện vận tải,...

- Bất cẩn trong việc thực hiện các biện pháp an toàn PCCC (Lưu trữ nhiên liệu, gas... không đúng quy định).

Sự cố sét đánh:

- Sét đánh gây nên hiện tượng chập điện cháy nổ, sét có thể làm hư hỏng các thiết bị điện, thiệt hại đến tài sản, nghiêm trọng hơn là thiệt hại đến tính mạng của con người.

Sự cố thiên tai:

- Mưa bão với cường độ lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công trình dự án. Vì vậy, cần có các biện pháp phòng chống hiệu quả để ngăn ngừa sự cố gây ô nhiễm môi trường.

3.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

a. Giảm thiểu tác động từ bụi, khí thải :

+ Ưu tiên lựa chọn các quy trình công nghệ ít tiêu hao năng lượng.

+ Tất cả các xe vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng tại cơ sở phải có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

+ Đường giao thông nội bộ và đường kế cận cơ sở liên quan đến quá trình chở sản phẩm đi tiêu thụ phải được duy tu, bảo dưỡng, đồng thời trong quá trình vận chuyển luôn tưới nước thường xuyên đặc biệt là vào những ngày nắng.

+ Các xe tải khi chở cát phục vụ cho trạm trộn phải có bạt che kín, cát phải được tưới ẩm để tránh phát sinh bụi dọc đường vận chuyển.

+ Đối với tro bay và xỉ đáy lò đưa vào sử dụng là chất thải công nghiệp thôngthường được công bố phù hợp với QCVN 16:2014/BXD quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng mới đưa vào sử dụng. Quá trình vận chuyển tro bay và xỉ đáy lò được Công ty hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng vận chuyển theo Nghị định của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu đến nhà máy. Tro bay được vận chuyển bằng xe bồn chuyên dụng sau đó đưa lên các xi lô kín. Quá trình vận chuyển và lưu trữ tro bay kín nên không phát sinh ra bụi.

+ Bố trí trồng thêm cây xanh dọc đường nội bộ và các khu đất trống thích hợp

 

trong khu vực dự án; trồng thảm cỏ tại khu vực nhà hành chính, dọc đường đi để tăng diện tích cây xanh trong khu vực dự án.

b. Giảm thiểu tác động từ nước thải:

+ Nước mưa chảy tràn: Nước mưa từ các mái nhà được dẫn xuống bằng đường ống PVC rồi đổ vào hệ thống thoát nước mưa bằng cống tròn bê tông cốt thép được bố trí dọc các tuyến đường. Dọc theo hệ thống mương thoát bố trí các hố ga lắng cặn.

+ Nước thải sinh hoạt: Đối với nước thải sinh hoạt từ quá trình đào thải của con người (Phân, nước tiểu…) sử dụng bể tự hoại cải tiến BASTAF. Nước sau bể tự hoại kết hợp với nước rửa chân tay, nước từ nhà ăn được dẫn về Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 10m3/ngày.đêm sử dụng công nghệ sinh học để xử lý, nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, hệ số K=1,2 rồi mới thải ra môi trường tiếp nhận.

+ Nước thải sản xuất: Nước thải từ quá trình vệ sinh các máy móc thiết bị sau mỗi ca sản xuất, nước của quá trình sục rửa xe bồn chứa khi vận chuyển bê tông thương phẩm về, nước của quá trình rửa cốt liệu theo hệ thống rồi dẫn về bể gán vạng dầu mỡ kết hợp lắng cơ học, sau đó được dẫn vào Hệ thống xử lý nước thải sản xuất công suất 20m3/ngày.đêm sử dụng công nghệ hóa lý để xử lý đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A. Lượng nước thải này không thải ra ngoài mà được dẫn về hồ nước mặt tại vị trí số 15 trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của dự án để tuần hoàn và tái sử dụng cho hoạt động sản xuất.

c. Giảm thiểu tác động từ chất thải rắn, chất thải nguy hại:

- Giảm thiểu tác động từ chất thải rắn sinh hoạt:

+ Đối với các loại rác thải có thể tái chế được như giấy vụn, thùng cotton, chai nhựa,. sẽ được phân loại và thu gom sau đó định kỳ bán phế liệu.

+ Trong khuôn viên dự án sẽ bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt ở những điểm thuận tiện để thu gom chất thải rắn sinh hoạt, định kỳ sẽ có bộ phận phụ trách môi trường (02 cán bộ phòng an toàn kỹ thuật kiêm nhiệm) đi thu gom từ các thùng này và phân loại ngay tại nguồn rồi tập kết vào nhà chứa chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn có khả năng tái chế đem bán phế liệu. Phần còn lại sẽ được Chủ dự án hợp đồng với đơn vị chức năng định kỳ thu gom và vận chuyển đem đi xử lý.

- Giảm thiểu tác động từ chất thải rắn sản xuất:

+ Đối với sản xuất cấu kiện đúc sẵn: Chỉ phát sinh một ít nguyên liệu rơi vương vãi như cát, xi măng, sản phẩm bị lỗi,. Những chất thải này sẽ được thu gom và tái sử

dụng sản xuất.

+ Đối với sản xuất bê tông thương phẩm: Khối lượng chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình bốc xúc, vận chuyển do cát, đá, bê tông rơi vãi sẽ được công ty tổ chức một đội thu gom theo định kỳ 1 lần trong ngày (sáng hoặc chiều) và tái sử dụng.

 

- Giảm thiểu tác động từ chất thải nguy hại:

Bao gồm các loại vỏ đựng hóa chất, hóa chất quá hạn sử dụng hay không đảm bảo chất lượng, vỏ thùng sơn, dẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn, ắc quy,...được thu gom vào các thùng rác có bánh xe (120 lít) bằng thép sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm, các thùng có nắp đậy và được dán nhãn ký hiệu “RÁC THẢI NGUY HẠI”, rác thải nguy hại sẽ được lưu trữ từ 3-6 tháng. Định kỳ 6 tháng Chủ đầu tư sẽ liên hệ với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

d. Giảm thiểu tác động tới hệ sinh thái

+ Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi sinh vật cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại dự án.

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân viên làm việc tại dự án về bảo vệ môi trường.

e. Phòng ngừa, ứng phó sự cố, rủi ro môi trường

* Sự cố cháy nổ:

+ Đề ra nội quy an toàn cháy, nổ bố trí tại các tầng, treo nơi dễ nhìn thấy;

+ Trang bị các dụng cụ chữa cháy cầm tay (Bình dập lửa bằng khí CO2), hệ thống chữa cháy bằng nước tại các vị trí dễ phát sinh cháy nổ;

+ Hướng dẫn cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại dự án biết về Luật phòng chống cháy nổ và các phương pháp phòng chống cháy nổ.

+ Phòng chống sự cố chập điện, cháy nổ: Chủ dự án sẽ phối hợp với các cơ quan PCCC địa phương tiến hành thiết lập cụ thể các biện pháp PCCC, tính toán số lượng trang thiết bị chữa cháy cần thiết lập đặt cho từng hạng mục công trình, xây dựng nội quy và tiêu lệnh PCCC, bố trí bảng hiệu này ở từng hạnh mục công trình.

* Sự cố sét đánh:

Sử dụng hệ thống kim thu sét D16 dài 1m tráng thiếc, tiếp địa bằng dây dẫn D12 và thép góc L65x65x6.

* Sự cố thiên tai:

- Thường xuyên nắm tình hình mưa bão trên khu vực qua các phương tiện vô tuyến và chính quyền địa phương.

- Khi có mưa bão: Tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống công trình trong dự án.

- Phối hợp cùng các lực lượng chức năng trong các hoạt động phòng, chống bão lụt tại địa phương.

Xem thêm Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trạm trộn bê tông và quy trình xin chấp thuận đầu tư dự án trạm trộn bê tông và nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha