Mẫu giấy phép môi trường dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp

Mẫu giấy phép môi trường dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, và đối tượng phải lập giấy phép môi trường khu đầu tư dự án mới

Ngày đăng: 15-11-2022

450 lượt xem

Mẫu giấy phép môi trường dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp

MỤC LỤC

 MỤC LỤC i

 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii

 DANH MỤC CÁC BẢNG viii

 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ xi

 CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1. Tên chủ dự án đầu tư 1

2. Tên dự án đầu tư 1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 2

3.1. Công suất của dự án đầu tư 2

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 3

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư 4

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư 16

4.1. Trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư 16

4.2. Trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 17

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có) 18

 CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 21

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 21

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường 21

 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 23

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 23

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 24

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 25

3.1. Môi trường không khí xung quanh 25

3.2. Độ ồn 26

3.3. Môi trường nước biển ven bờ 27

3.4. Môi trường đất 29

 CHƯƠNG IV  ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 31

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư 31

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 31

A. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 32

Ø Bụi, khí thải: 32

1.1.1. Đánh giá tác động bụi do tháo dỡ các công trình hiện trạng không sử dụng 32

1.1.2. Đánh giá tác động bụi, khí thải do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng 33

1.1.3. Đánh giá tác động bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ tập kết nguyên vật liệu xây dựng 36

1.1.4. Bụi do đào đắp đất trong quá trình san nền và đào đắp công trình ngầm 38

1.1.5. Đánh giá tác động khí thải từ thiết bị, máy móc thi công 39

1.1.6. Đánh giá tác động bụi do chà nhám, hơi dung môi hữu cơ từ quá trình sơn 42

Ø Nước thải: 42

1.1.7. Đánh giá tác động nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng) 42

1.1.8. Đánh giá tác động nước mưa chảy tràn 44

Ø Rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại 46

1.1.9. Đánh giá tác động phế thải xây dựng do tháo dỡ các công trình hiện trạng không sử dụng 46

1.1.10. Đánh giá tác động bùn hầm cầu từ tháo dỡ hầm tự hoại (nhà vệ sinh) của công trình hiện trạng không sử dụng 47

1.1.11. Đánh giá tác động rác thải thực vật do chặt hạ, di dời cây cối dọn dẹp mặt bằng thi công 48

1.1.12. Đánh giá tác động rác thải sinh hoạt 48

1.1.13. Đánh giá tác động chất thải rắn xây dựng thông thường 49

1.1.14. Đánh giá tác động chất thải nguy hại trong xây dựng 50

B. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 52

1.1.15. Đánh giá tác động tiếng ồn từ các phương tiện, máy móc thi công 52

1.1.16. Đánh giá tác động rung do thiết bị thi công 55

1.1.17. Đánh giá tác động xã hội do tập trung công nhân xây dựng 57

1.1.18. Đánh giá tác động của ô nhiễm nhiệt 57

1.1.19. Đánh giá tác động đến hoạt động giao thông khu vực 57

1.1.20. Đánh giá tác động từ hoạt động rà phá bom mìn 58

1.1.21. Đánh giá tác động do xây dựng đến các khu vực xung quanh dự án 59

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 59

Ø Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: 59

1.2.1. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng) 59

1.2.2. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực do nước mưa chảy tràn 60

Ø Về công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: 61

1.2.3. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động phế thải xây dựng do tháo dỡ các công trình hiện trạng không sử dụng 61

1.2.4. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động bùn hầm cầu từ tháo dỡ hầm tự hoại (nhà vệ sinh) của công trình hiện trạng không sử dụng 62

1.2.5. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động rác thải thực vật do chặt hạ, di dời cây cối dọn dẹp mặt bằng thi công 62

1.2.6. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động chất thải rắn sinh hoạt 63

1.2.7. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực do chất thải rắn xây dựng thông thường 64

1.2.8. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động do chất thải nguy hại trong xây dựng 65

Ø Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 66

1.2.9. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động bụi do tháo dỡ các công trình hiện trạng không sử dụng 66

1.2.10. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động bụi, khí thải do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng 66

1.2.11. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ tập kết nguyên vật liệu xây dựng 67

1.2.12. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động do đào đắp đất trong quá trình san nền và đào đắp công trình ngầm 68

1.2.13. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động khí thải từ thiết bị, máy móc thi công 68

1.2.14. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động bụi do chà nhám, hơi dung môi hữu cơ từ quá trình sơn 69

Ø Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 70

1.2.15. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động ồn, rung từ các phương tiện, máy móc thi công 70

Ø Các biện pháp bảo vệ môi trường khác: 71

1.2.16. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động xã hội do tập trung công nhân xây dựng 71

1.2.17. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động của ô nhiễm nhiệt 72

1.2.18. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động do hoạt động giao thông khu vực 72

1.2.19. Phòng ngừa, giảm thiểu từ hoạt động rà phá bom mìn 73

1.2.20. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động do xây dựng đến các khu vực xung quanh dự án 73

2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 73

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 74

A. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 74

Ø Bụi, khí thải: 74

2.1.1. Đánh giá tác động bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, vận chuyển ra vào KDL 74

2.1.2. Đánh giá tác động Mùi của nhà bếp 77

2.1.3. Đánh giá tác động Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải, khu tập kết rác thải 78

2.1.4. Đánh giá tác động Khí thải máy phát điện 78

Ø Nước thải: 80

2.1.5. Đánh giá tác động nước thải (Nước thải sinh hoạt; Nước thải từ các công trình công cộng, dịch vụ du lịch) 80

2.1.6. Đánh giá tác động Nước mưa chảy tràn 85

2.1.7. Đánh giá tác động Nước rửa đường, tưới cây 86

Ø Rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại 86

2.1.8. Đánh giá tác động rác thải sinh hoạt 86

2.1.9. Đánh giá tác động bùn thải từ quá trình xử lý nước thải 88

2.1.10. Đánh giá tác động rác ngoại cảnh 90

2.1.11. Đánh giá tác động chất thải nguy hại 90

B. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 91

2.1.12. Đánh giá tác động Tiếng ồn, rung do hoạt động giao thông ra vào khu du lịch 91

2.1.13. Đánh giá tác động Tiếng ồn thiết bị 93

2.1.14. Đánh giá tác động của ô nhiễm nhiệt 94

2.1.15. Tác động đến kinh tế - xã hội 95

2.1.16. Tác động đến giao thông khu vực 95

2.1.17. Tác động do biến đổi khí hậu 96

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 98

Ø Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: 98

2.2.1. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động nước thải (Nước thải sinh hoạt; Nước thải từ các công trình công cộng, dịch vụ du lịch) 98

2.2.2. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn, nước thải tưới cây, rửa đường 108

Ø Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 109

2.2.3. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, vận chuyển ra vào Khu du lịch 109

2.2.4. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động tác động Mùi của nhà bếp 109

2.2.5. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải, khu tập kết rác thải 110

2.2.6. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động Khí thải máy phát điện 111

Ø Về công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: 111

2.2.7. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động rác thải sinh hoạt 111

2.2.8. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động do bùn thải từ quá trình xử lý nước thải 112

2.2.9. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động do rác ngoại cảnh 113

2.2.10. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động chất thải nguy hại 113

Ø Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 115

2.2.11. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiếng ồn, rung 115

Ø Các biện pháp bảo vệ môi trường khác: 115

2.2.12. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động của ô nhiễm nhiệt 115

2.2.13. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến kinh tế, xã hội và giao thông khu vực 115

2.2.14. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu 116

Ø Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành: 116

2.2.15. Dự báo sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 116

2.2.16. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 118

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 120

3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư 120

3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 121

3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác 122

3.4. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 122

3.5. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 125

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 126

4.1. Về mức độ chi tiết của các kết quả đánh giá, dự báo 126

4.2. Về độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 126

 CHƯƠNG V NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 129

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 129

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 130

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 130

4. Nội dung đề nghị cấp phép khác 130

 CHƯƠNG VI  KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 131

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 131

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 132

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 133

 CHƯƠNG VII  CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN 135

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

 

Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Phương Đông Phú Quốc

- Địa chỉ văn phòng: Số 23 Lý Thường Kiệt, Khu phố 2, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Bà Trịnh Thị Hậu.

- Điện thoại: 0297.3972345; Fax: .................;Email: . ………………………

- Quyết định chủ trương đầu tư số 211/QĐ-BQLKKTPQ ngày 18/9/2018, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 179/QĐ-BQLKKTPQ cấp điều chỉnh lần đầu ngày 12/9/2019 của Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc cấp cho Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Phương Đông Phú Quốc.

- Chấp thuận chủ trương chuyển đổi pháp nhân thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Anh Phú Quốc tại thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc từ Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Phương Đông Phú Quốc sang Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Phương Đông Phú Quốc tại công văn 1209/BQLKKTPQ-ĐT&DN của UBND tỉnh Kiên Giang, ngày 09 thang 09 năm 2020.

- Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 217/QĐ-BQLKKTPQ cấp điều chỉnh lần hai ngày 15/10/2020 của Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc cấp cho Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Phương Đông Phú Quốc.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 8753174772 chứng nhận lần đầu ngày 25 tháng 8 năm 2016, chứng nhận thay đổi lần thứ 02 ngày 15 tháng 10 năm 2020.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên mã số doanh nghiệp 1702168196, đăng ký lần đầu ngày 11/7/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 29/01/2021 của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp cho Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Phương Đông Phú Quốc.

2. Tên dự án đầu tư

 

Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Anh Phú Quốc

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: thuộc Quy hoạch phân khu đô thị Dương Đông tại phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

 Cơ quan phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500: Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc:

+ Địa chỉ: 17 Nguyễn Chí Thanh, TT. Dương Đông, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

+ Điện thoại: 0297.3994771 - 077.3994772 Fax: 0297.3994770.

 Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Dự án đầu tư “Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Anh Phú Quốc” thuộc mục số I.2 Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: Dự án nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (dự án đầu tư nhóm II) → Không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 và thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường do UBND tỉnh Kiên Giang cấp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

+ Thuộc dự án nhóm B được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công quy định tại mục B.IV Phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP;

+ Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

+ Không có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

+ Thuộc dự án đầu tư nhóm II quy định tại mục số I.2 Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

 

CHƯƠNG II 

CHƯƠNG III 

3.1. Công suất của dự án đầu tư

 

- Dự án đầu tư “Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Anh Phú Quốc” có quy mô 49.111,19m2 thuộc Quy hoạch phân khu đô thị Dương Đông tại phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Phương Đông Phú Quốc đầu tư dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Anh Phú Quốc” trên đất của nhà đầu tư.

- Ranh giới dự án được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp: Đất du lịch hỗn hợp (theo Quy hoạch phân khu Đô thị Dương Đông);

+ Phía Nam giáp: Trục đường Cách Mạng Tháng 8;

+ Phía Đông giáp: Trục đường Trần Phú;

+ Phía Tây giáp: Biển

- Các điểm mốc giới hạn ranh giới dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng I1: Bảng tọa độ các điểm giới hạn ranh giới dự án

ĐIỂM

Hệ tọa độ VN-2000

TỌA ĐỘ X

TỌA ĐỘ Y

1

1131451.1914

439812.6902

2

1131451.4690

439830.5541

3

1131463.2380

439866.7051

4

1131459.9680

439873.7351

5

1131465.2722

4399036890

6

1131393.3440

439922.6941

7

1131402.5290

439957.0671

8

1131412.0904

439997.7040

9

1131387.3620

44002.8240

10

1131319.4343

440023.2435

11

1131287.8471

440030.7367

12

1131224.5113

440042.5777

13

1131134.2490

440066.6737

14

1131134.2490

440051.4460

15

1131134.2490

439969.9090

16

1131136.4929

439909.8169

17

1131162.8496

439894.6595

18

1131196.1678

439883.4101

19

1131223.7075

439889.8771

20

1131239.3574

439886.7530

21

1131262.2099

439880.0922

22

1131313.1129

439853.5376

23

1131359.5249

439846.0118

24

1131392.1490

439829.0407

25

1131415.8887

439819.1437

 

Nguồn: Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 của dự án

- Dự án dự kiến sau khi hoàn thành có quy mô phục vụ tổng lượng khách và nhân viên khoảng 456 người/ngày, trong đó:

+ Số lượng khách lưu trú khoảng 350 người;

+ Số lượng khách vãng lai khoảng 106 người;

+ Số lượng nhân viên phục vụ khoảng 187người.

3.2.  Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

 

- Dự án đầu tư “Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Anh Phú Quốc” được xác định là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với các chức năng chính như: Khách sạn nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật...đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cho du khách du lịch trong và ngoài nước.

- Việc lựa chọn đầu tư dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Anh Phú Quốc” thuộc lĩnh vực du lịch tại phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là do:

+ Đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc và Quy hoạch phân khu đô thị Dương Đông đã được phê duyệt.

+ Xác định tính chất, quy mô các khu chức năng; tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan; quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành phù hợp với khu vực xung quanh.

+ Quy hoạch các khu khách sạn, dịch vụ du lịch nhằm cung cấp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch, lưu trú nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí.

+ Đưa ra các hình thức kiến trúc các công trình đặc trưng của Việt Nam phù hợp với điều kiện khí hậu của đảo.

+ Nằm trong khu vực trọng điểm đầu tư phát triển của phân khu dô thị Dương Đông cũng như của tỉnh Kiên Giang, vì vậy sẽ tạo nhiều cơ hội để phát triển kinh tế của đảo Phú Quốc và cả tỉnh Kiên Giang.

+ Cách sân bay Quốc tế Phú Quốc 9km, thuộc phường Dương nên rất thuận lợi về mặt giao thông đường bộ và đường hàng không.

+ Có sự đảm bảo nguồn khách du lịch cho dự án khi số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan đảo Phú Quốc ngày càng tăng.

+ Không nằm trong khu vực có hiện tượng sạt lở. Không nằm trong phạm vi môi trường có nguy cơ ô nhiễm.

+ Có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác và tận dụng các lợi điểm về vị trí, hiện trạng về địa hình để xây dựng thành Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao.  

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

 

Sản phẩm của dự án đầu tư là một Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp có không gian đẹp, hiện đại theo đúng Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt (Quyết định số 246/QĐ-BQLKKTPQ ngày 26/10/2021 của Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Quốc về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Anh Phú Quốc (thuộc Quy hoạch phân khu đô thị Dương Đông) tại phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, quy mô 49.111,19m2 thể hiện qua các nội dung sau:

 Cơ cấu sử dụng đất:

Tổng diện tích khu đất dự án rộng 49.111,19m2 được cơ cấu sử dụng như sau:

Bảng I2: Bảng cơ cấu sử dụng đất của dự án

STT

Loại đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

ĐẤT DU LỊCH HỖN HỢP

20326,34

41,4

2

ĐẤT KỸ THUẬT

193,21

0,4

3

ĐẤT HÀNH LANG BIỂN

17387,34

35,4

4

ĐẤT GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI

11204,3

22,8

Tổng

49.111,19

100,00

 Quy hoạch xây dựng công trình:

Dự án được quy hoạch xây dựng các công trình du lịch nghỉ dưỡng gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật...

Tổng diện tích khu đất lập Quy hoạch là khoảng 49.111,19m2, được quy hoạch xây dựng như sau:

Đất du lịch hỗn hợp (ký hiệu ô A): Tổng diện tích chiếm đất là 17.123,47 m2, mật độ xây dựng tối đa là 23,43%, hệ số sử dụng đất tối đa là 2,43 lần, được quy hoạch xây dựng như sau:

- Khách sạn loại 1 (ký hiệu số 1): có diện tích xây dựng là 1.080,0m2,  tầng cao xây dựng 15 tầng và 01 tầng hầm, diện tích xây dựng tầng hầm là 1.080,0 m2 ( được sử dụng làm bãi đậu xe và phòng kỹ thuật).

- Khách sạn loại 2 (ký hiệu số 2): có diện tích xây dựng là 1.080,0m2,  tầng cao xây dựng 15 tầng và 01 tầng hầm, diện tích xây dựng tầng hầm là 1.080,0 m2 ( được sử dụng làm bãi đậu xe và phòng kỹ thuật).

- Khối dịch vụ du lịch loại 1 (ký hiệu số 3): Được quy hoạch 01 khối công trình, bao gồm 11 căn, diện tích xây dựng là 780,01m2, tầng cao xây dựng 05 tầng.

- Khối dịch vụ du lịch loại 2 (ký hiệu số 4,1): Được quy hoạch 01 khối công trình, bao gồm 11 căn, diện tích xây dựng là 519,99m2, tầng cao xây dựng 05 tầng.

- Khối dịch vụ du lịch loại 2 (ký hiệu số 4,2): Được quy hoạch 01 khối công trình, bao gồm 08 căn, diện tích xây dựng là 552,01m2, tầng cao xây dựng 05 tầng.

Đất hỗn hợp (ký hiệu ô B): Tổng diện tích chiếm đất là 3.202,87 m2, mật độ xây dựng tối đa là 30,91%, hệ số sử dụng đất tối đa là 1,55 lần, được quy hoạch xây dựng như sau:

- Khối dịch vụ du lịch loại 3 (ký hiệu số 5): Được quy hoạch 01 khối công trình, bao gồm 10 căn, diện tích xây dựng là 600m2, tầng cao xây dựng 05 tầng.

- Biệt thự nghỉ dưỡng (ký hiệu số BT): bao gồm 05 căn, diện tích xây dựng mỗi căn là 78,0m2, tầng cao xây dựng 05 tầng.

Đất kỹ thuật (ký hiệu ô C): Có diện tích chiếm đất là 193,21m2, mật độ xây dựng tối đa là 18,12%, tầng cao xây dựng 01 tầng và 01 tầng hầm (khu kỹ thuật bố trí ngầm), diện tích xây dựng tầng hầm là 72,4m2, hệ số sử dụng đất là 0,18 lần.

Đất hành lang biển (ký hiệu ô D): Tổng diện tích khu đất là 17.387,34 m2.

Đất giao thông đối ngoại (ký hiệu ô E): Tổng diện tích giao thông đối ngoại : 11.204,30 m2;

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

 

Các tác động đến môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư xuất phát từ các hoạt động: chiếm dụng đất; giải phóng mặt bằng; vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị; thi công các hạng mục công trình xây dựng của dự án,… làm phát sinh các chất thải, các tác động ảnh hưởng đến môi trường được tóm tắt tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 41: Bảng tóm tắt tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư

TT

Các hoạt động của dự án

Loại, tính chất chất thải chính

Quy mô tác động/ khối lượng phát thải dự kiến

1

Chiếm dụng đất

Không gây tác động đến môi trường do:

- Khu đất thực hiện dự án thuộc đất quy hoạch phân khu đô thị Dương Đông theo Quyết định số 2982/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh.

2

Giải phóng mặt bằng

- Bụi và phế thải xây dựng do tháo dỡ các công trình hiện trạng không sử dụng (240 công trình nhà tường và nhà tạm, 7 công trình nhà 2 đến 3 tầng).

- Bùn hầm cầu do tháo dỡ công trình hiện trạng không sử dụng có hầm tự hoại.

- Rác thải thực vật do chặt hạ, di dời cây cối dọn dẹp mặt bằng thi công.

Tác động không lớn: ô nhiễm cục bộ bụi, rác thải chất đống gây mất cảnh quan, bốc mùi tại vị trí cần dọn dẹp giải phóng mặt bằng thi công trong thời gian thi công dọn dẹp công trình hiện trạng/cây cối chuẩn bị mặt bằng thi công

3

Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án

Không có khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án → Không gây tác động đến môi trường

4

Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị

- Bụi, khí thải do vận chuyển: gồm bụi do rơi vãi vật liệu vận chuyển, bụi do bánh xe cuốn lên từ nền đường trong quá trình vận chuyển và khí thải của các phương tiện vận chuyển.

- Bụi do quá trình bốc dỡ tập kết nguyên vật liệu xây dựng.

Ô nhiễm cục bộ bụi, NOx dọc tuyến vận tải và tại vị trí bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng trong thời gian vận chuyển và bốc dỡ vật liệu

5

Thi công các hạng mục công trình xây dựng của dự án

- Bụi do đào đắp đất trong quá trình san nền và đào đắp công trình ngầm.

- Khí thải từ thiết bị, máy móc thi công xây dựng.

- Bụi do chà nhám, hơi dung môi hữu cơ từ quá trình sơn.

- Nước thải xây dựng.

- Nước mưa chảy tràn qua công trường thi công.

- Nước thải sinh hoạt và rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.

- Rác thải xây dựng.

- Chất thải nguy hại.

- Ô nhiễm cục bộ bụi tại vị trí thi công và trong thời gian thi công đào-đắp san nền hay chà nhám, sơn tường.

- Mất cảnh quan, bốc mùi tại các vị trí tập kết rác thải hay tù đọng nước thải không được thu gom xử lý.

Cụ thể các tác động như sau:

A.  Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Ø Bụi, khí thải:

1.1.1. Đánh giá tác động bụi do tháo dỡ các công trình hiện trạng không sử dụng

 

Nguồn phát thải: Quá trình tháo dỡ các công trình hiện trạng không sử dụng để dọn dẹp tạo mặt bằng thi công dự án sẽ làm phát sinh bụi vật liệu.

Khối lượng phát thải:

Căn cứ theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO, tái bản năm 2013 về hệ số phát thải bụi do quá trình tháo dỡ công trình xây dựng là 250 - 400g/m3 và tổng khối lượng cần tháo dỡ quy ra m3 bê tông gạch vỡ là 247 * 5m3 bê tông/căn = 1.235m3 bê tông thì tổng khối lượng bụi vật liệu do phá dỡ kết cấu xây dựng phát thải của dự án tối đa khoảng: 1.235m3 x 400g/m3 = 494 kg bụi.

Với thời gian triển khai xây dựng là 18 tháng, trong đó quá trình dọn dẹp mặt bằng thực hiện trong 6 tháng tương đương 180 ngày, một ngày hoạt động 8 tiếng thì tải lượng phát thải ô nhiễm trên đơn vị thời gian của nguồn phát thải này được tính như sau:

Tải lượng ô nhiễm (g/s) = Tổng lượng bụi (g)/ thời gian thi công (h)

= 494.000/1.440

     = 343 (g/h)

Đối tượng, phạm vi tác động:

- Đối tượng bị tác động: công nhân thi công, môi trường không khí tại khu vực thi công tháo dỡ công trình và khu vực lân cận.

- Phạm vi tác động: diện tích dự án là 49.111,19m2 và các khu vực lân cận.

Đánh giá tác động:

Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí do quá trình tháo dỡ công trình xây dựng được tính bằng công thức:

C = Q/V

Trong đó:

C: nồng độ ô nhiễm (µg/m3)

Q: tải lượng chất ô nhiễm (µg)

V: thể tích vùng tác động (m3)

Giả sử chiều cao ảnh hưởng là H = 10m, diện tích thi công là 49.111,19m2

→ V = 10 x 49.111,19 = 491.111,9 m3.

Nồng độ ô nhiễm bụi do quá trình tháo dỡ công trình xây dựng:

 = 343 (g/h): 491.111,9 (m3) = 0,70 (mg/m3) + 0,13 (môi trường nền) = 0,83 (mg/m3) >0,3 mg/m3 (QCVN 05:2015/BTNMT)

Như vậy, hoạt động tháo dỡ các công trình hiện trạng không sử dụng trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án gây ô nhiễm bụi vượt 2,77 lần quy chuẩn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT.

1.1.2. Đánh giá tác động bụi, khí thải do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng

 

Nguồn phát thải: Trong giai đoạn thi công, hoạt động vận chuyển gây ô nhiễm chính là vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Hoạt động của các phương tiện vận chuyển sẽ làm phát sinh các nguồn ô nhiễm sau:

- Phát sinh bụi do rơi vãi vật liệu khi vận chuyển và do bánh xe cuốn lên từ nền đường trong quá trình vận chuyển, trong đó chủ yếu là khi vận chuyển các vật tư cát, đá xây dựng.

- Phát sinh khí thải do đốt cháy xăng, dầu không hoàn toàn trong động cơ của các phương tiện vận chuyển với thành phần gồm bụi khói, CO, NO2 và SO2.

Khối lượng phát thải:

Nguyên vật liệu cho dự án dự kiến được mua từ các cơ sở VLXD tại địa phương. Theo đó, tuyến vận chuyển từ Cửa hàng VLXD đến công trường dự án là đường ĐT45 – đường Cách Mạng Tháng Tám - đến cổng công trường với chiều dài tuyến tối đa khoảng là 12 km.

Chất lượng đường tuyến vận chuyển là loại đường bê tông nhựa nóng.

Phương tiện vận chuyển là bằng xe tải, tải trọng trung bình 10 tấn.

§ Khối lượng phát thải bụi do rơi vãi vật liệu vận chuyển và do bánh xe cuốn lên từ nền đường trong quá trình vận chuyển

Kết quả tính tải lượng bụi do rơi vãi vật liệu vận chuyển và do bánh xe cuốn lên từ nền đường trong quá trình vận chuyển cho 1 xe như sau:

Trong đó: L: tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm);

  k: kích thước hạt (k=0,2 cho bụi <10 µm);

s:  hệ số tính đến loại mặt đường (s=8,9%);

S:  tốc độ trung bình của xe; lấy bằng 40 km/h khi xe lưu thông trong thành thị, thị trấn

W: trọng lượng có tải của xe; 10 tấn

                    w: số bánh xe; 8 bánh

p: số ngày mưa trong năm (được quy ước là có lượng mưa tối thiểu 0,254 mm); tại khu vực dự án mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11 Þ lấy p =  240 ngày.

Thay số ta được: 0,0025 kg/km/lượt xe/năm.

Khối lượng phát thải trong 1 chuyến vận chuyển = 0,0025 kg/km/lượt xe x 12km/lượt x 2 lượt đi và về/chuyến = 0,061 kg/chuyến đi và về.

Tổng số chuyến vận chuyển đi và về của dự án là 20.560 tấn : 10 tấn/chuyến = 2.056 chuyến.

Thời gian vận chuyển 1 chuyến là 24km (cả 2 lượt đi và về): 40 km/h = 0,6h.

Tổng tải lượng bụi phát thải là 2.056 chuyến x 0,061 kg/chuyến đi và về = 125,58 kg.

§ Khối lượng phát thải khí thải của các phương tiện vận chuyển

Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để dự báo lượng bụi và khí thải phát sinh ra do phương tiện vận chuyển. Trong báo cáo này chúng tôi sử dụng phương pháp hệ số phát thải của WHO, cụ thể như sau:

Bảng 42: Các hệ số phát thải khí thải giao thông từ phương tiện vận chuyển khi lưu thông

Loại phương tiện

Đơn vị (U)

Bụi TSP (kg/U)

SO2 (kg/U)

NOx  (kg/U)

CO (kg/U)

VOC (kg/U)

Xe tải 10 tấn

1,000km

0,9

4,15S

14,4

2,9

0,8

tấn NL

4,3

20S

70,0

14,0

4,0

Nguồn: Theo tài liệu tính toán ô nhiễm không khí của WHO, tái bản năm 2013

Ghi chú: Nhiên liệu xe sử dụng là dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh (S) trong dầu là 0,05%.

Kết quả tính toán tải lượng phát thải cho 1 chuyến vận chuyển đi và về của nguồn phát thải này được tính toán và trình bày trong bảng sau:

Bảng 43:Bảng kết quả tính tải lượng phát thải khí thải trong chuyến vận chuyển đi và về của phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu cho dự án

TT

Thành phần khí thải

Tải lượng phát thải (g/lượt)

1

Bụi TSP

21,6

2

SO2

4,98

3

NO2

345,6

4

CO

69,6

5

VOC

19,2

 

Đối tượng, phạm vi tác động:

- Đối tượng bị tác động: người tham gia lưu thông và công trình kinh tế xã hội dọc tuyến vận chuyển vật liệu cho dự án đi qua. Các tuyến đường vật chuyển nguyên vật liệu dự kiến là đường đường ĐT45 – đường CMT8 đến cổng công trường.

- Phạm vi tác động: Môi trường không khí khu vực trên tuyến vận chuyển và dọc hai bên tuyến vận chuyển vật liệu của dự án.

Đánh giá mức độ tác động:

Xét quãng đường tuyến vận chuyển là 12 km, mức độ ảnh hưởng theo phương ngang 30m, chiều cao ảnh hưởng là 10m.

→ Thể tích vùng bị ảnh hưởng của nguồn thải: 12.000 x 30 x 10 = 3,6x106 (m3)

Nồng độ ô nhiễm do nguồn thải gây ra được tính như sau:

C = Q/V

Trong đó:

C: nồng độ ô nhiễm (µg/m3)

Q: tải lượng chất ô nhiễm (µg)

V: thể tích ảnh hưởng (m3)

Tính toán nồng độ ô nhiễm không khí phát sinh do hoạt động của xe tải vận chuyển nguyên vật liệu trong bảng sau:

Bảng 44: Bảng kết quả tính Nồng độ ô nhiễm khí thải do xe tải vận chuyển nguyên vật liệu

Khí thải

Tải lượng phát thải (g/chuyến đi và về)

Nồng độ khí thải (µg/m3/chuyến đi và về)

Chất lượng môi trường nền

Cộng

QCVN 05:2013/ BTNMT

Lượt xe tối đa

Trung bình
1 giờ

Trung bình
1 giờ

Bụi TSP

82,68

22,97

133,33

156,30

300

1,92

SO2

4,98

1,38

33,33

34,72

350

10,08

NO2

345,60

96,00

20,67

116,67

200

1,71

CO

69,60

19,33

2.030

2049,33

30.000

14,64

VOC

19,20

5,33

-

5,33

-

-

 

Dựa vào kết quả tính toán bảng trên cho thấy cùng với hiện trạng chất lượng môi trường nền khu vực thì hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu của dự án sẽ gây ô nhiễm không khí trên đoạn đường vận chuyển. Sự ô nhiễm không khí do bụi và khí thải sẽ tác động lên sức khỏe của người tham gia lưu thông trên tuyến và các công trình kinh tế, xã hội dọc tuyến đường xe chạy qua.

Căn cứ số chuyến vận chuyển dự án cần là 2.056 chuyến trong thời gian xây dựng khoảng 18 tháng thì tần suất vận chuyển cần là 2.056 chuyến : 18 tháng : 14 ngày/tháng ≈ 8 chuyến/ngày : 8 tiếng/ngày = 1 chuyến/giờ. Như vậy, quá trình vận chuyển vật liệu của dự án sẽ chỉ gây ô nhiễm cục bộ tuyến vận chuyển khi xe vận chuyển đi qua và nồng độ phát thải vẫn nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.

1.1.3. Đánh giá tác động bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ tập kết nguyên vật liệu xây dựng

 

Nguồn phát thải: do quá trình chuyển động vật liệu rắn làm phát sinh bụi trong quá trình xúc bốc, bốc dỡ và tập kết vật liệu tại công trường xây dựng

Khối lượng phát thải:

Theo các tính toán dự toán vật tư, tổng khối lượng vật tư sử dụng cho dự án là khoảng 20.560 tấn (mục 4.1, chương I).

Theo tài liệu tính toán ô nhiễm không khí của WHO, tái bản năm 2013, hệ số phát thải bụi do xúc bốc, tập kết vật tư xây dựng rắn là 0,134 kg/tấn.

→ Tổng khối lượng bụi phát thải = 20.560 tấn x 0,134 kg/tấn = 2.755,04 kg.

Tải lượng bụi phát sinh do bốc dỡ nguyên nhiên vật liệu phát thải vào không khí theo thời gian được tính theo công thức:

Tải lượng (kg/ngày) = Tổng lượng bụi (kg)/ Số ngày thi công (ngày).

Với tổng thời gian thi công dự án dự kiến là 18 tháng và tần suất vận chuyển cần là 2.056 chuyến : 18 tháng : 14 ngày/tháng ≈ 8 chuyến/ngày, một ngày làm việc 8 tiếng, từ đó tính được Tải lượng phát thải bụi của nguồn thải = 10,93 (kg/ngày) = 0,38 (g/s).

1.1. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

 

Dự toán kinh phí sơ bộ cho các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án như bảng sau:

Bảng 450: Bảng Dự toán kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

TT

Hạng mục

Dự toán kinh phí

Công trình/Biện pháp

Kinh phí (VNĐ)

I

Giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư

1

Công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường

6 nhà vệ sinh có bể tự hoại 5 ngăn phía dưới. Dung tích mỗi bể 5,5 m3.

8.000.000/bộ * 6 bộ

Rãnh thu gom nước  (0,5mx0,5m) và hố thu lắng tách cặn (2m x 2m x sâu 2m) nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn qua công trường thi công

20.000.000

Rào chắn tôn, vải bạt, vải lưới cao 2m quanh khu vực thi công.

30.000.000

Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng: 160 bộ

250.000/bộ x 160 bộ

Bố trí đầy đủ Thùng/thiết bị thu gom, lưu chứa rác thải các loại

10.000.000

2

Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

- Ưu tiên sử dụng lao động địa phương, tự túc ăn ở tại nhà.

- Ưu tiên giữ lại hệ thống cây xanh bản địa phù hợp với quy hoạch xây dựng.

- Phủ vải bạc che kín thùng chứa vật liệu của phương tiện khi vận chuyển.

- Thực hiện vệ sinh các bánh xe trước khi ra khỏi khu vực dự án.

- Khi thi công các công trình cao tầng, sử dụng lưới che chắn quanh công trình nhằm giúp giảm bụi và không cho vật liệu xây dựng rơi xuống, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện hoạt động.

- Thu gom phân loại rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại; hợp đồng bàn giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển ra khỏi dự án đi xử lý theo quy định.

500.000/tháng *18 tháng

II

Giai đoạn dự án đi vào vận hành

1

Công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục

Công trình thu gom và xử lý nước thải:

- Hệ thống thu gom nước thải: 26 hố ga, 967m ống HDPE D315

- Bể tự hoại: 10 bể, dung tích 1 ÷ 25m3, BTCT – gạch, xây ngầm.

- Bể gạn tách dầu mỡ: kích thước 590mm x 415mm x 415mm, chất liệu bằng Inox.

- Bể XLNT công suất 200m3/ngđ, công nghệ xử lý: Bể tiếp nhận → Bể điều hòa → Bể lắng đứng → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể lắng ly tâm → Bể chứa nước trong  + Bồn lọc áp lực → Bể tiếp xúc khử trùng. Bể BTCT xây ngầm.

- Bể chứa nước sau xử lý để tận thu tái sử dụng ngay tại dự án đồng thời là bể dự phòng sự cố: 1 bể dung tích 400m3. Bể BTCT xây ngầm.

- Hệ thống thoát nước thải sau xử lý: 75m ống HDPE có áp D110, 1 hố ga thoát nước vào cống thoát nước đường Trần Phú.

2.140.687.040

- Thùng/thiết bị thu gom, lưu chứa rác thải các loại; trạm tập kết trung chuyển rác thải gồm 2 kho: kho chứa CTNH diện tích 15m2 và kho chứa rác thải sinh hoạt, rác thải khác diện tích 15m2.

215.650.000

-  Hệ thống thu thoát nước mưa: 43 hố ga, 533m cống BTCT D400, 495m cống BTCT D800, 125m cống BTCT D1000, 1 cửa xả đấu nối ra đường Trần Phú.

2.639.310.600

2

Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

- Bố trí biển chỉ dẫn, người điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện ra vào dự án.

- Bố trí nhân viên thường xuyên quét dọn khu vực sân, đường giao thông, hành lang khuôn viên dự án.

- Thiết lập và duy trì, chăm sóc hệ thống cây xanh, mặt nước theo đúng thiết kế.

- Sử dụng máy phát điện dự phòng đạt tiêu chuẩn xả thải.

- Bố trí máy hút khói và khử mùi khói bếp tại các khu bếp của các khối công trình nhà hàng/Khách sạn của KDL.

- Thu gom phân loại rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại; hợp đồng bàn giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển ra khỏi dự án đi xử lý theo quy định.

20.000.000/tháng

 

1.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường

 

Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Phương Đông Phú Quốc sẽ kết hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nhằm mục đích quản lý, giám sát môi trường của Dự án từ khi thiết kế, xây dựng, hoạt động và kết thúc Dự án. Chủ dự án sẽ thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư và trong giai đoạn dự án đi vào vận hành theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/2/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng.

Bảng 451: Bảng phân công trách nhiệm quản lý môi trường

STT

Đơn vị

Trách nhiệm chính

Chủ đầu tư

- Thực hiện công tác bảo vệ môi trường cho dự án khi triển khai, bao gồm: thuê đơn vị thiết kế lập đánh giá tác động môi trường và lập các biện pháp hạn chế trong giai đoạn thiết kế dự án, lựa chọn và thuê nhà thầu tư vấn giám sát theo dõi nhà thầu thi công thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của dự án về công tác bảo vệ môi trường thông qua các báo cáo.

- Khi dự án đi vào hoạt động, chủ dự án có trách nhiệm duy trì hoạt động, bảo trì bảo dưỡng các hệ thống công trình xử lý môi trường, thực hiện các biện pháp giảm thiểu và thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT  và Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/2/2018.

Tư vấn giám sát

- Giám sát và đánh giá việc thực hiện theo các biện pháp đã xuất cho giai đoạn thi công, vận hành; Báo cáo định kỳ cho chủ dự án.

- Thực hiện giám sát và đánh giá chất lượng môi trường dựa trên các thông số quan trắc được đề xuất trong báo cáo cho cả giai đoạn thi công xây dựng và vận hành dự án.

 

1. Nhận xét về mức độ chi tiết, tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 

 

Các phương pháp đánh giá, dự báo sử dụng trong nghiên cứu GPMT của dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Anh Phú Quốc” là phương pháp tiên tiến đã được công nhận và áp dụng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Đây là các phương pháp dựa trên các đánh giá của các tổ chức quốc tế (WHO, UNEP,…) và nhiều tác giả nước ngoài đề xuất nên có độ chính xác và tin cậy cao. Các phương pháp này được chúng tôi và nhiều trung tâm nghiên cứu môi trường khác sử dụng trong đánh giá tác động môi trường cho các dự án ở các quy mô tương tự như dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Anh Phú Quốc”.

DỊCH VỤ TƯ VẤN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (moitruongkinhdoanh.com)

2.1. Về mức độ chi tiết của các kết quả đánh giá, dự báo

 

Đánh giá tác động tới môi trường của dự án tuân thủ theo trình tự:

- Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo từng hoạt động gây tác động của dự án.

- Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động.

- Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn gây tác động, quy mô không gian, thời gian và tính nhạy cảm của các đối tượng chịu tác động.

Các đánh giá về các tác động của dự án là khá chi tiết và cụ thể. Cũng chính vì vậy mà trên cơ sở các đánh giá, dự án đã đề ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường một cách khả thi.

2.2. Về độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 

 

Công cụ và các phương pháp được sử dụng để thực hiện là các phương pháp phổ biến nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học và khách quan về các tác động có thể xảy ra trong từng giai đoạn, cho từng đối tượng.

Các phương pháp dự báo tác động môi trường được thực hiện theo các chuẩn mực quốc tế. Các phương pháp dự báo này tương tự như các phương pháp do các đơn vi tư vấn thực hiện cho báo cáo ĐTM các dự án lớn khác.

Các phương pháp dự báo bằng bảng kiểm tra, liệt kê, đánh giá nhanh và hệ thống định lượng có tính khách quan, đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam.

Dùng phương pháp so sánh để đánh giá tác động môi trường trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đâng được áp dụng ở Việt Nam.

Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường tuân thủ đầy đủ các kỹ thuật quan trắc theo quy định. Phòng thí nghiệm phân tích chất lượng môi trường là Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động (Vincert 026) đáp ứng đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tất cả các chỉ tiêu phân tích theo quy định tại Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Ngoài các phương pháp nêu trên, để có số liệu đối chứng với thực tế, chúng tôi còn tham khảo các số liệu về quan trắc môi trường ở các dự án có quy mô và điều kiện tương tự.

Để có được các số liệu chính xác trong quá trình hoạt động của dự án, chủ dự án phải thực hiện chương trình giám sát môi trường và trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm, hạn chế các tác động môi trường không mong muốn.

Như vây, các đánh giá trong báo cáo GPMT của dự án có độ tin cậy, độ chính xác cao.

Mẫu giấy phép môi trường dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, và đối tượng phải lập giấy phép môi trường khu đầu tư dự án mới

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha