Báo cáo đề xuất xin cấp phép môi trường cho dự án tổ hợp thương mai dịch vụ

Báo cáo đề xuất xin cấp phép môi trường cho dự án tổ hợp thương mai dịch vụ

Báo cáo đề xuất xin cấp phép môi trường cho dự án tổ hợp thương mai dịch vụ

  • Mã SP:GPMT TMDV 1
  • Giá gốc:550,000,000 vnđ
  • Giá bán:540,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đề xuất xin cấp phép môi trường cho dự án tổ hợp thương mai dịch vụ

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Chương I 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1. Tên chủ dự án đầu tư 1

2. Tên dự án đầu tư

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 2

3.2.2.1. Giải pháp giải phóng mặt bằng 2

3.2.2.2. Biện pháp và khối lượng thi công san nền 3

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư: 5

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: 5

4.1. Giai đoạn thi công, xây dựng 5

4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động 8

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư: 8

5.1. Vị trí dự án 9

5.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng khu đất thực hiện dự án 10

5.3. Mối tương quan giữa khu vực dự án và các đối tượng xung quanh 12

Chương II 14

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 14

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 14

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 14

Chương III 18

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: 18

1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường 18

1.2. Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật 18

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 18

2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải 18

2.1.1. Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải 18

2.2. Chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải: 19

2.3. Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải 19

2.4. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải 20

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 21

Chương IV 22

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 22

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư 22

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động: 22

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 33

2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 40

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 42

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 43

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 53

3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư; 53

3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường 54

3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 55

3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 56

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo: 57

4.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá 57

4.2. Về độ tin cậy của các đánh giá 58

Chương V 60

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 60

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 60

1.1. Nguồn phát sinh nước thải 60

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa 60

1.3. Dòng nước thải 60

1.4. Các chất ô nhiễm và giát trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 60

1.5. Vị trí, phương thức xả thải và nguồn tiếp nhận nước thải 60

Chương VI 62

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 62

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư: 62

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 62

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 62

2. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 63

2.1. Quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn thi công xây dựng 63

2.2. Quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn vận hành 63

Chương VI 63

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 65

PHỤ LỤC BÁO CÁO


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC HIỆU VIẾT TẮT

 

BTCT:

Bê tông cốt thép

BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa

CBNV:

Cán bộ nhân viên

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH:

Chất thải nguy hại

CTR:

Chất thải rắn

HTXL:

Hệ thống xử lý

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

UBND:

Ủy ban nhân dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC BẢNG

 

Bảng 1.1. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất của dự án 1

Bảng 1.2. Tổng hợp khối lượng công tác đào đắp đất 3

Bảng 1.3. Bảng tổng hợp vật liệu thi công 6

Bảng 1.4. Các loại máy móc, thiết bị thi công 7

Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng nước giai đoạn hoạt động 8

Bảng 1.6. Thống kê tọa độ các điểm ranh giới Dự án 10

Bảng 2.1. Tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nhước mặt có thể tiếp nhận (L) 12

Bảng 2.2. Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguông tiếp nhận (Lnn) 15

Bảng 2.3. Khả năng tiếp nhận nước thải của sông Đào tại khu vực nhận thải 16

Bảng 3.1. Biến trình nhiệt độ không khí qua các năm (Đơn vị: 0C) 19

Bảng 3.2. Độ ẩm không khí đo được từ năm 2018 - 2020 (Đơn vị: %)

Bảng 3.3. Lượng mưa, bốc hơi đo được qua các năm

Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực dự án

Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực dự án

Bảng 4.1. Lượng phát thải các khí độc hại do đốt nhiên liệu đối với động cơ diezen (kg/tấn nhiên liệu)

Bảng 4.2. Nồng độ khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật tư xây dựng

Bảng 4.3. Hệ số phát thải và tải lượng ô nhiễm của thiết bị máy móc thi công do sử dụng dầu DO

Bảng 4.4. Khối lượng các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt

Bảng 4.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 4.6. Nồng độ ô nhiễm của nước mưa chảy tràn

Bảng 4.7. Khối lượng các loại CTNH phát sinh (trừ dầu mỡ)

Bảng 4.8. Mức ồn tối đa của các máy móc, thiết bị

Bảng 4.9. Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới theo khảng cách

Bảng 4.10. Mức rung của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới theo khảng cách

Bảng 4.11. Nguồn gây ô nhiễm có liên quan đến chất thải giai đoạn hoạt động

Bảng 4.12. Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông

Bảng 4.13. Tải lượng các chất ô nhiễm của máy phát điện dự phòng

Bảng 4.14. Tổng hợp dự kiến lượng rác thải sinh hoạt phát sinh

Bảng 4.15. Thành phần của rác thải sinh hoạt

Bảng 4.16. Khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hàng ngày

Bảng 4.17. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Bảng 4.18. Kế hoạch thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Bảng 4.19. Dự trù kinh phí xây dựng các công trình xử lý môi trường

Bảng 4.20. Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá tác động môi trường

Bảng 6.1. Kế hoạch vận hành hệ thống nước thải

Bảng 6.2. Kết hoạch quan trắc nước thải

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Vị trí dự án

Hình 1.2. Hiện trạng khu đất của dự án

Hình 1.3. Khu đất giáp với hành lang đường QL1A tuyến tránh thành phố Vinh

Hình 1.4. Hệ thống mương nội đồng trên khu vực dự án

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải thi công

Hình 4.2. Sơ đồ quy trình thu gom rác thải sinh hoạt

Hình 4.3. Sơ đồ quy trình thu gom rác thải nguy hại

Hình 4.4. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa

Hình 4.5. Phương án thu gom và xử lý nước thải của dự án

Hình 4.6. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn xử lý nước thải sinh hoạt

Hình 4.7. Sơ đồ bể tách dầu mỡ

Hình 4.8. Bể lắng tập trung của dự án

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư - Đề xuất xin cấp giấy phép môi trường và các loại giấy phép môi trường của dự án xây dựng tổ hợp thương mai, dịch vụ

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:

1.1.1. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất

Dự án triển khai đã thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng: Đất nông nghiệp trồng lúa của các hộ dân trên địa bàn xã Hưng Mỹ.

Tác động đến các đối tượng do thu hồi đất sử dụng cho dự án:

- Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân: Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp các hộ dân, làm giảm diện tích đất sản xuất, giảm sản phẩm hàng năm của người dân, dẫn đến giảm thu nhập, tác động đến đời sống kinh tế của các hộ dân nếu không có biện pháp sản xuất, kinh doanh thay thế.

- Ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi nghề nghiệp hoặc việc làm cho người dân: Theo khảo sát các hộ dân bị ảnh hưởng, nguồn thu nhập của các hộ dân chủ yếu ngoài nông nghiệp trồng lúa còn có chăn nuôi, buôn bán nhỏ. Ngoài ra, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp cũng tạo cơ hội cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao mức thu nhập.

- Thu hẹp quỹ đất nông nghiệp của địa phương: Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi bởi dự án chủ yếu ở xã Hưng Mỹ là hơn 5.000 m2. Tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã Hưng Mỹ khá lớn, do đó tác động do thu hẹp diện tích quỹ đất nông nghiệp là không đáng kể.

Các tác động do việc chiếm dụng đất nông nghiệp là lâu dài, đối tượng bị tác động là các hộ dân bị thu hồi đất. Mức độ tác động được đánh giá là trung bình do đặc điểm sinh kế và đời sống của nhân dân khu vực không phụ thuộc vào nông nghiệp.

1.1.2. Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng

Khu đất hiện trạng phần lớn là diện tích đất nông nghiệp trồng lúa và nên khi giải phóng mặt bằng sẽ phát sinh xác thực vật chủ yếu là lúa và cỏ dại. Tuy nhiên, trước thời điểm giải phóng mặt bằng người dân tiến hành thu hoạch trên toàn bộ diện tích nên lượng xác thực vật thải rất nhỏ, bao gồm gốc lúa còn lại và cỏ dại. Khối lượng xác thực vật này được bóc đi chung với đất bóc hữu cơ mà không thu gom riêng biệt.

Việc giải phóng mặt bằng sẽ làm biến mất hệ sinh thái đồng ruộng. Tuy nhiên, hệ động thực vật ở khu vực dự án có độ đa dạng và độ đặc hữu thấp, thường bắt gặp ở các hệ sinh thái đồng ruộng điển hình, không có loài quý hiếm nên các tác động đến đa dạng sinh học là rất thấp.

Khối lượng chất thải này nếu không được đưa đi xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của công nhân làm việc trên công trường.

1.1.3. Đánh giá tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị

a. Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển vật nguyên vật liệu xây dựng

Các chất gây ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng thường là các hợp chất sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ như bụi, SO2, CO2, CO, NOx,VOC… Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống dọc tuyến đường vận chuyển. Tuy nhiên, lượng bụi và khí thải phát sinh trên các tuyến đường vận chuyển được pha loãng vào môi trường nên nồng độ các chất ô nhiễm giảm đi đáng kể. Ngoài ra, quá trình vận chuyển cũng phát sinh bụi ở khu vực tập kết nguyên vật liệu xây dựng nhưng do thời gian đổ nguyên liệu tại bãi tập kết nhanh và bụi vật liệu có kích thước lớn thường khó phát tán xa nên lượng bụi này chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc tại khu vực công trường.

Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển còn có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước cho khu vực xung quanh dự án và ảnh hưởng đến hệ thực vật tại khu vực xung quanh dự án như bám lấy bề mặt lá cây làm giảm quá trình hô hấp và quang hợp của thực vật, dẫn đến cây còi cọc, kém phát triển và giảm năng suất của cây trồng.

Ø Tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển nguyên vật xây dựng của dự án như sau:

Tính toán nồng độ bụi phát sinh từ phương tiện vận chuyển vận chuyển:

Như đã tính toán tại bảng 1.6, khối lượng vật tư xây dựng cho dự án là 38.696,2 tấn. Sử dụng xe tải 10 tấn, nhiên liệu sử dụng là dầu diezel.

Số lượt xe cần để vận chuyển vật tư phục vụ thi công là: 38.696,2 tấn : 10 tấn = 7.740 lượt xe (cả đi lẫn về).

Quãng đường vận chuyển vật liệu xây dựng khoảng 15 km. Như vậy, tổng số km vận chuyển tạm tính là: 7.740 lượt xe x 15 km = 116.100 km.

- Lượng dầu diezel tiêu thụ: 116.100 km x 0,2 lít/km = 23.220 lít.

- Theo hệ số quy đổi dầu diezel (0,5%S) từ lít sang kg là: 1 lít dầu diezel » 0,85kg, thì: 23.220 lít dầu × 0,85 kg = 19.737 kg ≈ 19,7 tấn dầu diezel.

Tiến độ giai đoạn thi công dự án là 12 tháng (365 ngày). Như vậy, lượng dầu tiêu thụ cho hoạt động vận chuyển mỗi ngày là 0,02 tấn/ngày.

Căn cứ lượng khí thải độc hại phát thải khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong theo “Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật, 1999” thì:

Bảng 4.1. Lượng phát thải các khí độc hại do đốt nhiên liệu đối với động cơ diezen (kg/tấn nhiên liệu)

Chất ô nhiễm

CO

NO2

SO2

CH

Andehit và các hợp chất hữu cơ

Bụi khói

Tải lượng

0,45

1,65

0,3

1,0

0,31

0,8

 

 (Nguồn: Trần Ngọc Chấn, “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1, NXB KHKT”)

Dựa vào lượng phát thải từ việc đốt nhiên liệu đối với động cơ diezen, tính được lượng khí thải phát sinh từ hoạt động này là:

Bảng 4.2. Nồng độ khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật tư xây dựng

TT

Chất ô nhiễm

Lượng phát sinh (kg/ngày)

Nồng độ khí thải (*)(mg/m3)

QCVN 05:2013/ BTNMT

Trung bình 1 giờ

(mg/m3)

1

CO

0,36

0,0043

30

2

NO2

1,32

0,313

0,2

3

SO2

0,24

0,003

0,35

4

CH

0,8

0,005

-

5

Andehit và các hợp chất hữu cơ

0,24

0,003

-

6

Bụi khói

0,64

0,008

-

 

Ghi chú:

(*): Nồng độ trung bình (mg/m3) = Tải lượng (kg/ngày) ×106/8/V(m3)

- Ngày làm việc 8h.

- Diện tích vùng chịu ảnh hưởng là quãng đường vận chuyển, diện tích ảnh hưởng 2 bên đường (mỗi bên 10m) và khu vực dự án

+ Diện tích quãng đường vận chuyển: Sđường = d x R

Trong đó: Chiều dài quãng đường trung bình là d = 15km, R = 50m (chiều rộng đường) + 20m (2 bên đường) = 70m; Sđường = 15.000 x 70 = 1.050.000 m2

+ Diện tích khu vực thực hiện dự án: SDA = 5.625m2.

Tổng diện tích vùng ảnh hưởng: S = Sđường + SDA = 1.050.000 + 5.625 = 1.055.625m2.

Ta có: S = 1.055.625 m2, H = 10m (chiều cao phát tán trung bình).

V = S × H = 1.055.625 × 10 = 10.556.250 (m3).

Qua nồng độ ước tính tại Bảng 3.5, so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT thì nồng độ NO2 phát sinh do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng vượt giới hạn cho phép 1,57 lần, các chất ô nhiễm phát sinh còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép.

b. Tác động không liên quan đến chất thải

Các phương tiện vận chuyển đất cát và xi măng, sắt thép ra vào khu vực dự án sẽ làm gia tăng mật độ xe trong một khoảng thời gian ngắn, làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực dự án.

Do quá trình vận chuyển đất, đá phục vụ cho xây dựng đi qua tuyến đường QL 1A và các tuyến đường chính của địa phương... nên không tránh khỏi vấn đề ô nhiễm bụi và khí thải ảnh hưởng tới các hộ dân cư sống hai bên đường, gây ảnh hưởng đến vấn đề đi lại của người dân tham gia giao thông.

1.1.4. Đánh giá tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng

1.1.4.1. Tác động liên quan đến chất thải

a. Khí thải phát sinh từ phương tiện thi công trên công trường

Để đánh giá tác động do khí thải từ tất cả các phương tiện thi công (máy ủi, máy san, máy đào, máy trộn bê tông) ta tính toán trong giai đoạn đầu thi công là giai đoạn tập trung số lượng thi công lớn nhất. Số phương tiện thi công trong giai đoạn thi công lớn nhất khoảng 5 phương tiện trong 1 ngày. Lượng nhiên liệu (dầu DO) tiêu thụ của các phương tiện khác nhau, nhưng theo thực tế vận hành của các thiết bị thi công thì bình quân lượng dầu tiêu thụ trung bình một ngày làm việc 8 tiếng của một phương tiện thi công/ngày. Lượng dầu tiêu thụ trong một ngày của phương tiện thi công là: 5 phương tiện x 30 lít/ngày = 300 lít/ngày = 6,25 lít/h. Khối lượng riêng của dầu DO 0,85 kg/lít, hàm lượng lưu huỳnh 0,05%.

Khối lượng dầu DO sử dụng trong một ngày là: 6,25 l/h x 0,85 kg/l = 5,313 kg/h. Tải lượng ô nhiễm của thiết bị máy móc thi công do đốt dầu DO được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.3. Hệ số phát thải và tải lượng ô nhiễm của thiết bị máy móc thi công do sử dụng dầu DO

Thông số

Bụi

SO2

NO2

CO

VOC

Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)

4,3

20S (S=0,025%)

55

28

12

Tải lượng ô nhiễm (kg/h)

0,024

0,105

0,29

0,15

0,065

 

(Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land pollution. A Guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental control strategies - Part I and II)

Ô nhiễm do khí thải của các phương tiện và máy móc khi thi công cùng với việc tăng cường máy móc xây dựng làm gia tăng lượng khí thải độc hại thải ra từ các động cơ như các khí: CO, NOx, SOx… gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân đang trực tiếp thi công trên công trường.

Tuy nhiên, các máy móc thi công công trình không diễn ra đồng thời cùng một thời điểm mà kéo dài trong vòng 12 tháng nên ảnh hưởng của khí thải từ các thiết bị thi công và từ phương tiện vận tải đến môi trường chỉ mang tính cục bộ, nhất thời. Tác động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân đang làm việc trên công trường thi công, do đó chủ đầu tư cũng như nhà thầu phải có biện pháp kiểm soát tác động này.

b. Tác động đến môi trường nước

Trong giai đoạn thi công xây dựng, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải xây dựng và nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực Dự án.

b.1. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực thi công là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải này chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.

Theo kết quả tính toán tại mục 1.3.1, điểm b, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của công nhân thi công trong giai đoạn xây dựng là 1,4m3/ng.đ, ước tính lượng nước thải phát sinh bằng 100% lượng nước cấp) thì lượng nước thải sinh hoạt phát sinh sẽ là:

Qth = 70 lít × 20 người × 100%/1000 = 1,4 m3/ngày.đêm.

Theo “Báo cáo hiện trạng nước thải đô thị - Viện KHCNMT-ĐH Bách Khoa-HN”, khối lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt do mỗi người đưa vào môi trường hàng ngày nếu không xử lý được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.4. Khối lượng các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt

TT

Chất ô nhiễm

Khối lượng (g/người/ngày)

1

BOD5

45 - 54

2

COD

72 - 86,4

3

Chất rắn lơ lửng (SS)

70 - 145

4

Dầu mỡ

10 - 30

5

Tổng N

6 - 12

6

Tổng P

2,8 - 4,0

7

Tổng Coliform (MPN/100ml)

106 - 109

 

   (Nguồn: Đề xuất xin cấp giấy phép môi trường và các loại giấy phép môi trường của dự án xây dựng tổ hợp thương mai, dịch vụ)

Dựa vào bảng trên, khối lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính như sau:

Bảng 4.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT

Chất ô nhiễm

Thải lượng (kg/ngày)

Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)

QCVN 14:2008/BTNMT

 (Cột B)

1

BOD5

0,9 - 1,08

321,5 – 355,7

50

2

COD

1,44 - 2,175

514,3 – 776.8

-

3

SS

1,4 – 2,9

500 – 1035,7

100

4

Dầu mỡ

0,2 – 0,6

71,4 – 214,3

20

5

Tổng N

0,12 - 0,24

336 - 857

50

6

Tổng P

0,056 - 0,08

20 – 28,55

10

7

Tổng Coliform

(MPN/100ml)

5x104 – 5x107

5x104 – 5x107

5.000

 

Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với QCVN 14:2008/BTNMT (cột B). Đây là nguồn ô nhiễm đáng kể, nếu không được thu gom xử lý mà thải trực tiếp và nguồn tiếp nhận sẽ gây các tác động trực tiếp đến môi trường sống của công nhân và người dân khu vực dự án

b.2. Nước thải từ quá trình xây dựng

Nước thải xây dựng phát sinh chủ yếu từ hoạt động vệ sinh dụng cụ xây dựng sau giờ làm việc và xịt rửa bánh xe ra vào Dự án… Lượng nước thải này ước tính phát sinh khoảng 0,5 m3/ngày. Nước thải từ quá trình xây dựng tuy không lớn nhưng chứa nhiều cặn lơ lửng, vôi vữa, xi măng, có độ pH cao, có thể ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật trong nguồn nước tiếp nhận nước thải.

b.3. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt bằng khu vực Dự án. Khi nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường có chứa các chất gây ô nhiễm dầu mỡ, cát, sạn, xi măng, gỗ vụn,… hay khu vực có chứa chất thải sinh hoạt không được che chắn kỹ sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm và trở thành nguồn nước gây ô nhiễm đến nước mặt, môi trường đất và ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực.

Lưu lượng nước mưa chảy tràn được ước tính cho lượng mưa lớn nhất theo ngày. Áp dụng công thức tính:

Qmưa = 0,278 x K x I x A (m3/ngày.đêm)

Trong đó:

Q: Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn (m3/ngày);

K: Hệ số chảy tràn, phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất;

I: Cường độ mưa (m/ngày).

Dữ liệu tính toán:

1.  Hệ số chảy tràn chọn K = 0,6.

2. Lượng mưa của ngày cao nhất theo tài liệu của Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ, lượng mưa cao nhất là 633 mm (tháng 10/2019).

3.  Diện tích dự án là F = 5.625 m2.

Kết quả tính toán như sau:

Qmin = 0,278 x 0,6 x 0,633 x 5.625 = 593,91 (m3/ngày.đêm) = 6,87.10-3 m3/s

Như vậy, lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án tính tối đa có thể đạt khoảng 593,91 m3/ngày.đêm trên toàn khu vực dự án.

Căn cứ theo tài liệu tham khảo thì nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn là rất thấp cụ thể như sau:

Bảng 4.6. Nồng độ ô nhiễm của nước mưa chảy tràn

Chất ô nhiễm

Đơn vị

Nồng độ

Tổng Nito

mg/l

0,5 - 1,5

Photpho

mg/l

0,004 - 0,03

COD

mg/l

10 - 20

BOD5

mg/l

10 - 20

TSS

mg/l

10 - 20

 

(Nguồn: Đề xuất xin cấp giấy phép môi trường và các loại giấy phép môi trường của dự án xây dựng tổ hợp thương mai, dịch vụ)

c. Chất thải rắn

c.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ công nhân xây dựng tại khu vực Dự án được dự báo là không lớn. Lượng phát thải tính cho 1 công nhân tại khu vực dự án khoảng 0,5 kg/ngày (Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia về CTR năm 2011). Với số lượng công nhân trong giai đoạn này là 20 người, lượng chất thải rắn phát sinh vào khoảng 10 kg/ngày. Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là:

- Các chất hữu cơ: Rau, củ, quả, thực phẩm thừa, giấy, bìa carton,…

- Các chất vô cơ: Túi nilon, vỏ hộp nhựa, vỏ chai thủy tinh, kim loại,…

Tuy nhiên, phần lớn công nhân làm việc là người dân địa phương, chỉ nghỉ lại khu vực dự án vào buổi trưa còn tối về sinh hoạt tại gia đình, do đó khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh có thể nhỏ hơn nhiều so với tính toán.

c.2. Chất thải rắn xây dựng

Quá trình thi công xây dựng sẽ phát sinh các chất thải xây dựng như:

+ Chất thải sinh khối thực vật: 5 m3.

+ Đất bóc hữu cơ: 2.818,5 m3.

- Chất thải rắn từ quá trình xây dựng:

Chất thải rắn trong quá trình xây dựng công trình chủ yếu là: Bao bì đựng xi măng, vữa xi măng rơi vãi, gạch đá vụn, sắt thép vụn… Lượng phế thải xây dựng ước tính bằng 0,05% khối lượng nguyên vật liệu xây dựng (Định mức vật tư trong xây dựng - Ban hành kèm Công văn số 1784/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng). Khối lượng vật tư xây dựng dự tính để thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Dự án là 38.696,2 tấn; ước tính lượng phế thải xây dựng phát sinh là 38.696,2 tấn x 0,05% = 19,35 tấn. Như vậy, khối lượng CTR xây dựng phát sinh là khá lớn. Đây là loại chất thải có thành phần là các chất trơ và không độc hại, một số có thể tái chế hoặc sử dụng cho mục đích khác.

c.3. Chất thải nguy hại

Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là dầu mỡ thải (dạng lỏng sau khi thay cho các phương tiện thi công và giẻ lau dính dầu mỡ từ quá trình vệ sinh...), bình ắc quy cũ, bóng đèn neon sau sử dụng, các vỏ sơn.

Quá trình bảo dưỡng xe định kỳ được thực hiện tại các gara sửa chữa chuyên dụng và không thực hiện trên công trường nên khối lượng chất thải nguy hại tính toán theo bảng dưới đây không bao gồm khối lượng dầu thải từ quá trình bảo dưỡng định kỳ. Trung bình lượng dầu mỡ thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới là 7 lít/lần thay. Chu kỳ thay dầu và bảo dưỡng máy móc, thiết bị lớn nhất là 3 tháng/lần (Theo Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp - CETIA).  Số lượng phương tiện vận chuyển và máy móc thi công cần phải thay dầu mỡ sử dụng chủ yếu tại dự án là 5 phương tiện. Vậy lượng dầu mỡ thải phát sinh trên công trường trung bình là: 5 phương tiện x 7 lít/lần.3 tháng = 35 lít dầu mỡ/3 tháng. Khối lượng riêng của dầu mỡ là 0,89 kg/l, thì khối lượng dầu phát thải là: 31,15 kg/3 tháng tương đương 10,3 kg/tháng.

Chất thải nguy hại khác như giẻ lau dính dầu, ắc quy cũ, bóng đèn neon hỏng... phát sinh trung bình khoảng 1,2 kg/100 m2 sàn xây dựng (Theo Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp - CEETIA, 2007). Dựa trên tổng diện tích sàn xây dựng tại dự án, có thể ước tính được lượng CTNH phát sinh là:

Bảng 4.7. Khối lượng các loại CTNH phát sinh (trừ dầu mỡ)

Diện tích sàn xây dựng (m2)

Hệ số phát thải (kg/100m2)

Thời gian xây dựng (tháng)

Khối lượng chất thải (kg/tháng)

5.625

1,2

18

3,75

 

Vậy tổng khối lượng CTNH ước tính phát sinh trong quá trình xây dựng là 14,05 kg/tháng

Các loại chất thải này nếu không có biện pháp quản lý, xử lý thích hợp cũng sẽ gây tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí: dầu mỡ dính trong vỏ hộp có thể thâm nhập vào đất làm ô nhiễm đất và nước ngầm. nếu không được thu gom và xử lý sẽ phát sinh ra axit, các kim loại nặng và khí độc ảnh hưởng đến chất lượng đất, nước và sức khoẻ công nhân trên công trường.

1.1.4.2. Tác động không liên quan đến chất thải

a. Tiếng ồn

Tiếng ồn do hoạt động xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công (máy xúc, máy trộn bê tông, xe tải,…) Mức ồn các máy móc, thiết bị dự báo phát sinh như sau:

Bảng 4.8. Mức ồn tối đa của các máy móc, thiết bị

TT

Các phương tiện

Mức ồn cách nguồn 1,5m (dBA)

Khoảng

Trung bình

1

Máy ủi

79 ¸ 93

86,0

2

Máy xúc

81,0 ¸ 97,0

89,0

3

Xe tải

82,0 ¸ 94,0

88,0

4

Máy phát điện

71,0 ¸ 82,5

77,2

5

Máy trộn bê tông

75,0 ¸ 88,0

81,5

6

Máy nén khí

73,0 ¸ 88,0

81,0

QCVN 26:2010/BTNMT (6 ¸ 21h)

khu vực thông thường

70 dBA

 

(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, 2003)

Mức ồn cũng như mức độ ảnh hưởng sẽ giảm dần theo sự tăng dần của khoảng cách từ nguồn ồn và có thể dự báo nhờ công thức:

Li = Lp - ΔLd - ΔLc (dBA)

Trong đó:

Li : mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn khoảng cách d (m)

Lp : mức ồn đo được tại nguồn điểm gây ồn (cách 1,5m)

ΔLd : mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i

ΔLd = 20 lg {(r2/r1)1+a}

r1: khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp (m)

r2: khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m)

ΔLc : độ giảm mức ồn qua vật cản (khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và hầu như không có vật cản nên ΔLc được xem như bằng 0).

Từ các công thức trên, chúng ta có thể tính toán được mức ồn trong môi trường không khí xung quanh. Kết quả tính toán được thể hiện như sau:


Bảng 4.9. Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới theo khảng cách

Loại thiết bị

Mức ồn dB

Tiếng ồn giảm theo khoảng cách r2 (m)

 

5

10

15

20

25

30

40

50

60

 

Máy ủi

93

85

79

75,5

73

71,1

69,5

68,1

67

66

 

Máy xúc

97

89

83

79,5

77

75,1

73,5

72,1

71

70

 

Xe tải

96

88

82

78,5

76

74,1

72,5

71,1

70

69

 

Máy phát điện

82,5

74,5

68,5

65

62,5

60,6

59

57,6

56,5

55,5

 

Máy trộn bê tông

88

80

74

70,5

68

66,1

64,5

63,1

62

61

 

Máy nén khí

88

80

74

70,5

68

66,1

64,5

63,1

62

61

 

QCVN 26/2010/BTNMT: Tiếng ồn khu vực thông thường: 70 dBA (6-21h) và 55dBA (21-6h)

 

Như vậy, qua bảng dự báo mức ồn của các phương tiện cho thấy, tiếng ồn phát sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ công nhân làm việc tại khu vực xây dựng bán kính 20m. Từ khoảng cách lớn hơn 60m so với điểm phát sinh tiếng ồn thì mức ồn đạt ngưỡng GHCP của QCVN 26:2010/BTNMT. Do đó, tác động tiếng ồn đến khu vực xung quanh là không đáng kể.

b. Độ rung

Rung động trong quá trình thi công chủ yếu là do hoạt động của các loại máy móc thi công san lấp, vận chuyển nguyên vật liệu. Theo số liệu đo đạc thống kê, mức rung của các thiết bị thi công trong bảng sau:

Bảng 4.10. Mức rung của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới theo khảng cách

TT

Thiết bị thi công

Mức rung cách máy 10m

Mức rung cách máy 30m

Mức rung cách máy 60m

1

Máy ủi

79

69

59

2

Máy gầu ngoạm

77

67

57

3

Máy khoan

75

65

55

4

Máy trộn bê tông

76

66

56

5

Máy phát điện

82

72

62

6

Xe tải

74

64

54

QCVN 27: 2010/BTNMT

75

75

 

 Đối với các vị trí cách nguồn 50m thì mức rung đều nhỏ hơn 75dB (nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - áp dụng với hoạt động xây dựng). Do đó, tác động này được đánh giá ở mức độ nhẹ.

c. Tác động đến môi trường văn hóa, kinh tế xã hội

- Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn;

- Mở rộng các hàng hóa dịch vụ đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

- Hoạt động vận chuyển trên tác động tới chất lượng và mỹ quan của các tuyến đường, như việc làm xuống cấp tuyến đường và rơi vãi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu;

- Trong quá trình thi công, việc vận chuyển vật liệu xây dựng sẽ làm gia tăng số lượng các phương tiện tham gia giao thông, gia tăng nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông tại khu vực.

d. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố

d.1. Sự cố cháy nổ

Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công. Sự cố có thể xảy ra do nguyên nhân sau:

- Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố điện giật, cháy nổ… gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân;

- Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (đun nấu, hàn xì ...) có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa.

-  Sự cố cháy nổ cũng có thể xảy ra do sét đánh

d.2. Sự cố tai nạn lao động

Tai nạn lao động rất dễ xẩy ra đối với các công trình xây dựng, nguyên nhân gây ra các tai nạn lao động như sau:

- Cán bộ, công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành máy móc, thiết bị thi công.

- Quá trình lao động công nhân không được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, không có dây đai an toàn khi làm việc trên cao như xây dựng, sơn tường, lắp đặt đường dây điện, lợp mái...; giàn giáo không đảm bảo an toàn khi xây dựng.

- Tai nạn xảy ra do hiện tượng chập điện, cháy nổ, điện giật trong quá trình lắp đặt đường dây và chạy thử các thiết bị điện.

d.3. Sự cố tai nạn giao thông

Dự án nằm sát trên tuyến đường tránh thành phố Vinh, ở giai đoạn thi công này gia tăng mật độ các phương tiện vận chuyển do vậy tai nạn giao thông rất dễ xảy ra. Tai nạn giao thông có thể xảy ra tại khu vực dự án do sự thiếu chú ý của lái xe trong quá trình tiến lùi xe để bốc xúc và đổ nguyên vật liệu, ngoài ra thì tai nạn cũng có thể xảy ra trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu. Đặc biệt là đoạn đường tránh thành phố Vinh có lượng phương tiện tham gia giao thông khá lớn, dân cư sinh sống 2 bên đường. Tai nạn giao thông sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của công nhân vận hành phương tiện cũng như người dân tham gia giao thông trên các tuyến đường vận chuyển.

d.4. Sự cố sét, sạt lở

Sự cố sét có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe công nhân thi công trên công trường, nghiêm trọng hơn là gây thiệt hại đến tính mạng của công nhân. Sét có thể gây chập, cháy các đường dây dẫn điện, phá hủy công trình, ảnh hưởng đến các máy móc thi công.

Trong quá trình thi công móng của các công trình, nếu gặp trời mưa kéo dài, dễ gây sụt lún đất xung quanh khu vực. Sụt lún có thể gây tai nạn lao động, ảnh hưởng chất lượng công trình thi công và hư hỏng tài sản, thiết bị. Vì vậy, cần có các biện pháp phòng tránh và khắc phục khi thời tiết mưa kéo dài.

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

1.2.1. Giảm thiểu tác động do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị

a. Giảm thiểu bụi phát sinh do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu:

- Các phương tiện vận chuyển vật liệu đến khu vực dự án đảm bảo tiêu chuẩn khí thải theo “TCVN 6438 - 2001. Phương tiện giao thông đường bộ. Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải”.

- Xe chở vật liệu phủ bạt kín thùng xe, chở đúng trọng tải và chạy đúng tốc độ, nguyên vật liệu đều không được chở vượt quá thùng xe và có bạt che phủ.

- Tưới ẩm tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu. Tần suất tưới ẩm 2 lần/ngày vào những ngày thời tiết khô hanh, thời gian tưới ẩm sẽ là 9h sáng và 16h chiều hàng ngày.

- Bố trí 1 vòi xịt nước tại cổng ra vào khu vực công trường và bố trí 1 công nhân làm việc ở đây. Nhiệm vụ của công nhân là tiến hành xịt rửa nếu có bùn, đất bám ở lốp xe, không để bùn đất theo lốp rơi vãi trên đường, gây ra bụi cuốn từ mặt đường.

b. Giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải:

Thực tế các biện pháp giảm thiểu tác động từ khí thải của các phương tiện vận chuyển rất khó thực hiện, vì nguồn thải không tập trung. Tuy nhiên, chủ dự án sẽ yêu cầu các nhà thầu thi công áp dụng một số biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của khí thải, bao gồm:

- Tất cả các xe vận tải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động phục vụ dự án.

- Kiểm tra tất cả các thiết bị tại hiện trường, thực hiện điều chỉnh và sửa chữa cần thiết đáp ứng yêu cầu đảm bảo môi trường và yêu cầu an toàn khi thi công.

- Phân phối lượng xe vận chuyển ra vào khu vực dự án, điều tiết các máy móc làm việc phù hợp tránh làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí.

Ngoài ra khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải cũng chứa các chất ô nhiễm như bụi, SO2, NO2, CO, CO2, VOC… Để giảm thiểu sự phát thải chất ô nhiễm từ nguồn thải này chủ đầu tư sẽ lựa chọn đơn vị thi công có năng lực và thiết bị hiện đại nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng khí thải phát sinh.

- Sử dụng phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 10 tấn để tránh làm hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình giao thông.

- Chủ dự án và nhà thầu thi công sắp xếp, bố trí thời gian, phân luồng, phân tuyến hợp lí trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, tránh tập trung vận chuyển trong một thời gian ngắn vừa làm xuống cấp tuyến đường vừa ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân và hoạt động giao thông trong khu vực.

- Tuân thủ tốc độ quy định đối với từng loại phương tiện trên tuyến đường.

- Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm có mật độ người và phương tiện qua lại cao như giờ tan tầm…

- Đặt biển cảnh báo khu vực thi công, khu vực nguy hiểm.

- Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công nhà thầu cần tuân thủ tải trọng cho phép để tránh gây hư hỏng tuyến đường, ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân trên khu vực và gây mất an toàn giao thông.

- Chủ dự án cam kết yêu cầu đơn vị thi công sử dụng phương tiện vận chuyển đúng tải trọng theo quy định đối với các tuyến đường vận chuyển.

1.2.2. Giảm thiểu tác động do hoạt động thi công các hạng mục công trình

1.2.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn phát sinh chất thải:

a.1. Giảm thiểu bụi từ công trường thi công

- Lập phương án thi công hợp lý, tiến hành thi công đồng bộ, tránh hiện tượng hạng mục thi công sau ảnh hưởng tới các hạng mục thi công trước.

- Bố trí hàng rào bằng tôn cao 2-3m xung quanh khu vực dự án. Tôn được cố định bằng cọc gỗ xung quanh công trường.

- Trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm khói bụi tại công trường, dự án thường xuyên phun nước khi vận chuyển tập kết nguyên liệu, phun nước tại các trục đường nội bộ chính, các sân bãi tập kết vật liệu xây dựng ít nhất 2 lần/ngày nhằm hạn chế bụi, đất cát theo gió phát tán vào môi trường không khí xung quanh. Thời gian phun nước tưới ẩm hạn chế bụi là 9h sáng và 16h chiều.

- Sử dụng trang thiết bị, máy móc đã qua đăng kiểm định kỳ.

- Định kỳ bảo dưỡng máy móc và thiết bị xây dựng để giảm tối đa lượng khí thải ra.

- Tất cả các công nhân xây dựng phải được trang bị bảo hộ lao động như: khẩu trang, găng tay, mũ bảo hộ, áo bảo hộ lao động… khi làm việc trong;

- Tổ chức 01 đội chuyên trách thu dọn các vật liệu rơi vãi tại xung quanh khu vực công trường và các khu vực phụ cận, đội thu gom gồm 2 người, tiến hành thu gom 01 lần/ngày.

b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải

b.1. Nước thải sinh hoạt

- Ưu tiên sử dụng công nhân địa phương, có thể tự túc chỗ ăn ở để hạn chế lượng chất thải phát sinh.

Dự án sử dụng phương án thuê lắp đặt 1 nhà vệ sinh di động tại công trường, gần khu nơi trại tạm. Chất thải từ nhà vệ sinh di động sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ 3 tháng/lần thu gom, vận chuyển đi xử lý.

- Các thông số kỹ thuật của nhà vệ sinh di động như sau:

+ Kích thước: Rộng 90 cm, dài 130 cm, cao 242 cm.

+ Vật liệu: Modul nguyên khối, vật liệu Composite.

+ Nguyên khối đồng bộ có bể chứa chất thải và bồn nước dữ trữ:

+ Bể chứa chất thải: 400lít; Bể dự trữ nước: 350lít.

+ Nội thất đầy đủ: Bồn cầu, gương soi, vòi rửa; quạt thông gió và đèn tiết kiệm điện. Bồn cầu dạng xổm.

- Đối với nước thải vệ sinh tay chân: Thu gom vào hố lắng cát sỏi kích thước 2m x 1,5m x 1m bố trí gần cổng ra vào dự án để xử lý lắng cặn cùng nước thải thi công trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Mức độ khả thi: Quy trình công nghệ, kỹ thuật thu gom xử lý không quá phức tạp, có khả năng thực hiện được.

Hiệu quả của biện pháp: Khi áp dụng các biện pháp nêu trên thì mức độ tác động của nước thải sinh hoạt đến các thành phần môi trường xung quanh được giảm đi đáng kể. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý đảm bảo quy chuẩn cho phép thải ra môi trường (QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, K = 1,2: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt).

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được tháo dỡ và san lấp khi kết thúc quá trình thi công.

b.2. Nước thải từ quá trình xây dựng

- Nước thải xây dựng chủ yếu là nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị xây dựng, nước rửa bánh xe ra và dự án được dẫn vào hố lắng dung tích 1m3 (1m×1m×1m), bố trí gần cổng ra vào dự án để lắng cặn trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận là mương.

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải thi công

Hố lắng nước thải thi công bao gồm 2 ngăn: 01 ngăn lắng và 01 ngăn lọc cát, nước thải sau khi qua ngăn lọc cát được dẫn ra nguồn tiếp nhận là kênh thoát nước thủy lợi.

Khu vực xịt rửa bánh xe được bố trí bên phải cổng ra vào công trường thi công.

b.3. Nước mưa chảy tràn

- Đào các mương thoát nước xung quanh khuôn viên dự án, dọc tuyến có bố trí các hố ga (10 - 15m/1 hố). Mục đích các hố thu là để xử lý sơ bộ nước mưa chảy tràn bằng phương pháp lắng cơ học để tách các chất rắn cuốn theo trước khi đổ ra hệ thống thoát nước của khu vực, hạn chế được hiện tượng bồi lắng.

- Không tập trung các loại nguyên nhiên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa rơi vãi làm tắc nghẽn đường thoát thải.

- Nghiêm cấm vứt rác bừa bãi, che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công các công trình của dự án.

c. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn

c.1.Chất thải xây dựng

- Đối với đất đào phát sinh từ việc giải phóng mặt bằng, bóc đất hữu cơ, đào móng xây dựng công trình phát sinh với khối lượng khá lớn sẽ được hoàn thổ ngay khi hoàn thành móng các công trình và tận dụng để trông cây xanh trong khu vực dự án.

- Chất thải rắn như vôi, vữa, gạch vỡ được thu gom tập trung và phân loại để có thể tái sử dụng hoặc sử dụng đắp đường...

- Bao bì xi măng, kim loại vụn, bìa carton sẽ được tận thu để bán phế liệu.

- Lượng rác thải còn lại không có khả năng tái chế cùng với lán trại được dỡ bỏ sau quá trình xây dựng, Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý.

c.2. Chất thải sinh hoạt

- Ưu tiên công nhân địa phương để hạn chế lượng chất thải sinh hoạt phát sinh.

- Phổ biến cho công nhân các quy định vệ bảo vệ môi trường.

- Bố trí 02 thùng đựng rác tại công trường và lán trại với thể tích mỗi thùng là 120l.

- Hợp đồng với đơn vị thu gom rác sinh hoạt tại địa phương để thu gom, xử lý đúng quy định.

- Lập các nội quy về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong công trường xây dựng.

c.3. Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại giai đoạn này chủ yếu là thùng sơn, dầu mỡ thải, dẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang hỏng… sẽ được phân loại, thu gom vào các thùng composit có nắp đậy đặt tại kho có mái che, gần khu lán trại của công nhân.

Định kỳ 6 tháng/lần liên hệ với đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. Chủ dự án sẽ quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.2.2.2. Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải

a. Giảm thiểu tác động do việc chiếm dụng đất

Giảm thiểu tác động do chiếm dụng đất nông nghiệp vĩnh viễn

Mục đích là giảm thiểu những tổn thất về thu nhập đối với các hộ gia đình bị thu hồi vĩnh viễn đất canh tác nông nghiệp, các biện pháp sau sẽ thực thi:

- Đền bù: đền bù đất và hoa màu theo đơn giá vào thời điểm kiểm đếm chi tiết.

- Hỗ trợ: thực hiện các biện pháp hỗ trợ ổn định sản xuất và đào tạo nghề đề xuất trong phương án bồi dưỡng hỗ trợ và tái định cư. - Đối tượng áp dụng: các hộ bị chiếm dụng vĩnh viễn đất nông nghiệp.

Các chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ ổn định sản xuất và đào tạo nghề đề xuất trong phương án bồi dưỡng hỗ trợ. Ngoài ra, khi tuyển lao động thực hiện các công việc đơn giản của Dự án, những hộ gia đình mất đất sẽ là đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng.

Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã: Hỗ trợ trong trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của các xã.

Các chính sách hỗ trợ khác:

- Đối với các hộ bị mất đất sản xuất sẽ được đào tạo nghề để chuyển đổi sản xuất phù hợp với các nghề phụ tại địa phương hoặc hỗ trợ về đào tạo nghề, sẽ được xem xét trên cơ sở nguyện vọng nghề nghiệp của người dân bị ảnh hưởng.

- Đối với các hộ dân có đất nông nghiệp phải chuyển đổi sản xuất được cho vay ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi sản xuất.

b. Giảm thiểu tác động hoạt động giải phóng mặt bằng

Khi giải phóng mặt bằng sẽ phát sinh xác thực vật chủ yếu là lúa và cỏ dại. Tuy nhiên, trước thời điểm giải phóng mặt bằng người dân tiến hành thu hoạch trên toàn bộ diện tích nên lượng xác thực vật thải rất nhỏ, bao gồm gốc lúa còn lại và cỏ dại. Khối lượng xác thực vật này được bóc đi chung với đất bóc hữu cơ và được chủ đầu tư thuê công đơn vị có chức năng xử lý đúng quy định.

c. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Bố trí thời gian thi công hợp lý, hạn chế thi công cùng một lúc các công đoạn có phát ra tiếng động lớn. Không thi công hạng mục phát sinh tiếng ồn và độ rung lớn vào thời gian nghỉ trưa từ 11h30 ÷ 1h30 và ban đêm từ 20h ÷ 6h sáng hôm sau.

- Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị giảm thanh (như ống xả...) trên các phương tiện thi công nhằm hạn chế phát sinh tiếng ồn.

- Không sử dụng các phương tiện chở quá trọng tải nhằm hạn chế tiếng ồn, độ rung ảnh hưởng đến khu vực công trình, dân cư lân cận.

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân, đặc biệt là những công nhân tiếp xúc trực tiếp với các máy móc, phương tiện phát sinh độ ồn lớn như: Máy trộn bê tông, xe ủi...

d. An toàn lao động và kỹ thuật an toàn trong công trường

- Có biển báo trên các khu vực thi công.

- Có kế hoạch thi công thích hợp.

- Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cho các khu vực làm việc vào ban đêm.

- Lắp đặt các tấm lưới theo các tầng thi công để hạn chế gạch đá rơi vãi,...

- Có đầy đủ trang thiết bị an toàn và phòng chống sự cố trong trường hợp khẩn cấp như bình ôxy, cabin, bình cứu hoả,…

- Trang bị các trang phục bảo hộ cho công nhân như quần áo bảo hộ lao động, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng…

- Khi thi công xây dựng, lắp dựng giàn giáo, thiết bị trên cao bắt buộc phải trang bị dây đeo móc an toàn.

- Tập huấn về an toàn lao động thường xuyên.

e. Giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế, xã hội

- Đưa ra những quy định nghiêm ngặt với lực lượng thi công về tổ chức, ăn, nghỉ, sinh hoạt, tránh phát sinh mâu thuẫn không đáng có giữa công nhân xây dựng với nhân dân gây mất ổn định xã hội và làm giảm tiến độ dự án.

- Ưu tiên tuyển chọn công nhân ở gần khu vực dự án để giảm lại lượng công nhân ở trong lán trại của khu vực dự án.

- Xử lý nghiêm các hành vi gây rối mất trật tự trong quá trình thi công, làm ảnh hưởng chung đến tiến độ của dự án.

g. Giảm thiểu tác động đến an toàn giao thông khi xây dựng

- Đơn vị vận chuyển cam kết thực hiện đúng luật an toàn giao thông, trong quá trình thực hiện phải được ký kết hợp đồng đảm bảo tiến độ và an toàn.

- Bố trí tuyến đường vận chuyển hợp lý.

- Đặt các biển báo báo hiệu khu vực thi công để mọi người tham gia giao thông giảm tốc độ và chú ý khi đi qua khu vực này.

- Trong trường hợp có hiện tượng ách tắc giao thông thì phối hợp đơn vị có chức năng phân luồng và hướng dẫn xe di chuyển.

h. Giảm thiểu tác động do ngập úng

- Ưu tiên thi công hệ thống thoát nước trước để hạn chế hiện tượng ngập úng tại khu vực và đảm bảo cho việc thi công đạt hiệu quả trong mùa mưa.

- Hạn chế thi công các công trình trọng yếu vào mùa mưa bão để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

- Theo dõi thông tin khí tượng thuỷ văn thường xuyên để có kế hoạch ứng phó kịp thời trước tình trạng lũ lụt trong giai đoạn thi công để đảm bảo chất lượng công trình.

g. Hoàn phục môi trường sau quá trình xây dựng

- San lấp trả lại mặt bằng tại các công trình tạm như khu lán trại, hố lắng nước thải, mương thoát nước tạm, kho chứa nguyên, nhiên liệu phục vụ thi công xây dựng.

- Các công trình xử lý môi trường như nhà vệ sinh di động, bể lắng sẽ được vận chuyển và dỡ bỏ rồi hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng để vận chuyển, xử lý.

- Hoàn lấp các hố, mương rãnh thoát nước tạm thời trong giai đoạn thi công để tránh ứ đọng nước.

Xem thêm Đề xuất xin cấp giấy phép môi trường và các loại giấy phép môi trường của dự án xây dựng tổ hợp thương mai, dịch vụ

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.lapduan.comwww.lapduan.info ; www.khoanngam.com     

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha