Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý rác thải

Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý rác thải và quy trình vận hành nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp

Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý rác thải

  • Mã SP:dn rac
  • Giá gốc:170,000,000 vnđ
  • Giá bán:165,000,000 vnđ Đặt mua

Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý rác thải và quy trình vận hành nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ 5

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8

1. Tên chủ dự án đầu tư 8

2. Tên dự án đầu tư 8

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư: 8

3.1. Công suất của dự án đầu tư: 8

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 9

3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 9

3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 11

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư 11

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: 11

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu 11

4.2. Nhu cầu sử dụng nước 12

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 13

5.1. Hiện trạng công trình của dự án đầu tư 13

5.2. Tính toán khả năng chứa rác của ô chôn lấp xây mới 15

5.3. Giải pháp thiết kế của dự án đầu tư 16

5.3.1. Ô chôn lấp rác thải (ô số 2) 16

5.3.2. Hệ thống đường ống thu gom nước rỉ rác 17

5.3.3. Đường giao thông 18

5.3.4 Giải pháp san nền 19

5.3.5. Cải tạo, mở rộng khu xử lý nước rỉ rác 19

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 21

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 21

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 22

Chương III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 23

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 23

1.1. Dữ liệu hiện trạng môi trường không khí 23

1.2. Dữ liệu hiện trạng môi trường nước mặt 25

1.3. Dữ liệu về tài nguyên sinh vật 25

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 26

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 27

3.1. Môi trường không khí và tiếng ồn 27

3.2. Môi trường nước 29

Chương IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 33

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư 33

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 33

1.1.1. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất 33

1.1.2. Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng 33

1.1.3. Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị 33

1.1.4. Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng 37

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 43

1.2.1. Về nước thải 43

1.2.2. Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại 44

1.2.3. Về bụi, khí thải 44

1.2.4. Về tiếng ồn, độ rung 45

2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 45

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động: 45

2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải 45

2.1.2. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung) 50

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 50

2.2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải 50

2.2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 54

2.2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn 56

2.2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường 56

2.2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 57

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 58

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo: 59

Chương V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 61

1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải 61

1.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường 61

2.2. Nội dung cải tạo môi trường 62

2.2.1. Tính toán khối lượng các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường 62

2.2.2. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường 66

2.3. Kế hoạch thực hiện 67

2.3.1. Tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 67

2.3.2. Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình 68

2.3.3. Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường 68

2.3.4. Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận 68

2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường 70

Chương VI. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 74

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 74

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 75

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 75

Chương VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 76

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 76

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 76

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 76

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 77

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 77

2.2. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 77

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 78

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 79

PHỤ LỤC BÁO CÁO 80

Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý rác thải và quy trình vận hành nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp

 

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 

TT

KÝ HIỆU

DIỄN GIẢI

1

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

3

BXD

Bộ Xây dựng

4

BYT

Bộ Y tế

5

CP

Chính phủ

6

CTR

Chất thải rắn

7

GPMB

Giải phóng mặt bằng

8

KT-XH

Kinh tế - xã hội

9

Nghị định

10

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

11

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

12

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

13

Quyết định

14

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

15

TT

Thông tư

16

UBND

Ủy ban nhân dân

17

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

 

Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý rác thải và quy trình vận hành nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải 10

Bảng 1.1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng các vật liệu chính của Dự án 12

Bảng 1.2. Công trình cải tạo, mở rộng HTXL nước thải 20

Bảng 3.1. Dữ liệu vị trí lấy mẫu không khí 23

Bảng 3.2. Dữ liệu hiện trạng môi trường không khí 24

Bảng 3.3. Dữ liệu vị trí lấy mẫu nước mặt 25

Bảng 3.4. Dữ liệu hiện trạng môi trường nước mặt 25

Bảng 3.5. Mô tả vị trí lấy mẫu không khí và tiếng ồn 27

Bảng 3.6. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn 28

Bảng 3.7. Mô tả vị trí lấy mẫu nước mặt 29

Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 29

Bảng 3.9. Mô tả vị trí lấy mẫu nước dưới đất 30

Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất 30

Bảng 3.9. Mô tả vị trí lấy mẫu nước thải 31

Bảng 3.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải 31

Bảng 4.1. Bảng quy đổi khối lượng nguyên vật liệu 34

Bảng 4.2. Số lượt xe cần thiết để vận chuyển 34

Bảng 4.3. Giá trị giới hạn khí thải của động cơ xe chạy bằng dầu diezel 35

Bảng 4.4. Nồng độ khí thải do phương tiện vận chuyển vật liệu 36

Bảng 4.5. Mức ồn phát sinh từ hoạt động của phương tiện giao thông và máy móc thiết bị trong giai đoạn thi công 42

Bảng 4.6. Mức ồn phát sinh từ các hoạt động thi công tại khoảng cách x(m) 42

Bảng 4.7. Mức độ rung của các máy móc thi công 43

Bảng 4.8. Các nguồn tác động trong giai đoạn vận hành 45

Bảng 4.9. Thành phần đặc trưng khí thải từ bãi chôn lấp chất thải 46

Bảng 4.10. Nồng độ chất ô nhiễm không khí bãi chôn lấp thị trấn Diên Sanh 47

Bảng 4.12. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải 49

Bảng 4.13. Nồng độ các chất ô nhiễm sau khi đi qua bãi lọc ngầm 53

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ bố trí hệ thống ống thu gom khí rác 55

Bảng 5.1. Đơn giá ca máy có điều chỉnh theo thực tế 63

Bảng 5.2. Đơn giá san gạt đã điều chỉnh 63

Bảng 5.3. Tổng dự toán trồng và chăm sóc 1ha cây Keo lá tràm 65

Bảng 5.4. Tổng hợp khối lượng công tác cải tạo phục hồi môi trường của dự án 66

Bảng 5.5. Thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 66

Bảng 5.6. Tiến độ thực hiện cải tạo môi trường của dự án 69

Bảng 5.7. Tổng hợp dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường dự án 71

Bảng 6.1. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn chất ô nhiễm 75

Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: Nâng cấp, mở rộng bãi rác tập trung huyện tại thị trấn Diên Sanh.

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị; Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Quảng Trị.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án thuộc lĩnh vực xử lý rác thải có tổng mức đầu tư 6,5 tỷ đồng thuộc dự án nhóm C.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

- Công suất hạng mục công trình đã đầu tư:

+ 01 ô chôn lấp rác thải kiểu nữa chìm nửa nổi diện tích 8.850m2, chiều dày chôn rác 5,6m. Công suất xử lý 20 tấn rác/ngày.

+ Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ bể lọc ngầm trồng cây (gồm 01 bể lắng, 01 bể lọc sỏi, 01 bể lọc ngầm trồng cây). Công suất xử lý 63,4 m3/ngày.

+ Đường bê tông vào bãi rác: tuyến đường dài 1.197m nối nối từ đường liên xã Hải Lâm - thị trấn Diên Sanh vào bãi rác.

- Công suất hạng mục công trình đầu tư mới:

- Xây dựng mới 01 ô chôn lấp rác thải có diện tích bề mặt 8.695 m2, diện tích đáy 6.538 m2, chiều sâu trung bình 4,5m. Công suất xử lý là 30 tấn rác/ngày. Thời gia hoạt động của ô chôn lấp tính toán là 7,0 năm.

- Xây dựng nâng cấp tuyến đường vào ô chôn lấp số 2 bằng BTXM M200 đá 2x4, dày 180mm, tổng chiều dài tuyến 300m.

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước rỉ rác đáp ứng hiệu quả xử lý nước thải khi dự án nâng cấp.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 

3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Dự án thuộc loại hình đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải, công nghệ xử lý được lựa chọn dựa trên Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 15/7/2013. Quy hoạch bãi chôn lấp CTR huyện Hải Lăng tại xã Hải Thọ (nay là thị trấn Diên Sanh) với diện tích 20 ha, công nghệ xử lý chôn lấp hợp vệ sinh (BCL chìm); Căn cứ vào hiện trạng của bãi chôn lấp hiện đang vận hành (ô số 1); các tài liệu tham khảo và kết quả phân tích địa chất công trình của khu vực, địa chất thủy văn, các quy định trong Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của Liên bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn; Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 261-2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế. Chủ dự án quyết định chọn mô hình xử lý rác thải cho ô chôn lấp mới (ô số 2) theo mô hình bãi chôn lấp nửa chìm nửa nổi. Với sơ đồ công nghệ xử lý như sau:  

 

Thuyết minh công nghệ xử lý:

Tại ô chôn lấp, rác được san phẳng thành từng lớp có chiều dày không vượt quá 60cm (để đạt được độ đầm nén tối đa) và được đầm nén kỹ bằng xe chuyên dụng đảm bảo tỷ trọng tối thiểu sau đầm nén 0,8 tấn/m3. Sau thời gian hoạt động tiếp nhận rác, chiều dày lớp rác sau đầm nén đạt 2,0 - 2,2m sẽ được phủ lên 1 lớp đất trung gian dày 15cm (đã được đầm chặt). Ô chôn lấp được thiết kế với 3 lớp rác, sau khi hoàn thành đầm nén xong, lớp rác trên cùng sẽ tiến hành phủ lớp đất sét đầm chặt 0,6m, lớp cát 0,5 m và lớp đất thổ nhưỡng 0,3m để trồng cây.

Trong quá trình chôn lấp sẽ tiến hành đồng thời nối cao hệ thống thu gom khí rác, lượng khí này sẽ thoát ra ngoài môi trường.

Nước rỉ rác từ ô chôn lấp được thu gom theo đường ống HDPE bố trí dưới đáy ô chôn lấp dẫn về khu vực xử lý nước thải để xử lý trước khi thoát ra môi trường.

3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

 

Công nghệ xử lý của Dự án “Nâng cấp, mở rộng bãi rác tập trung huyện tại thị trấn Diên Sanh” được lựa chọn trên cơ sở vị trí dự án đã được Quy hoạch cho xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn (kiểu nữa chìm nữa nổi) với diện tích 6,35 ha. Trong đó, giai đoạn 1 (năm 2012) đã xây dựng với diện tích 1,2 ha gồm 01 ô chôn lấp diện tích 8.850 m2, hệ thống xử lý nước rỉ rác, tuyến đường vào bãi rác. Mặt khác, tại Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ: Quy hoạch bãi chôn lấp CTR huyện Hải Lăng với diện tích 20ha gồm xây dựng ô chôn lấp rác thải (BCL chìm), xây dựng lò đốt rác,… Như vậy, công nghệ xử lý bằng ô chôn lấp kiểu nữa chìm nữa nổi cho dự án là phù hợp.

Ngoài ra, việc đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn bằng công nghệ lò đốt rác đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và yêu cầu kỹ thuật vận hành cao, trong khi điều kiện kinh tế của địa phương hiên tại còn hạn chế. Do đó, việc lựa chọn công nghệ chôn lấp như hiện nay là phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

 

Dự án thuộc loại hình đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn. Do đó, sản phẩm của dự án sau khi xây dựng hoàn thiện gồm 01 ô chôn lấp (ô số 2) diện tích 8.695 m2, độ sâu trung bình 4,5m và cải tạo hệ thống xử lý nước rỉ rác sẽ đảm bảo công suất xử lý 30 tấn rác/ngày khi dự án được nâng cấp, mở rộng.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu

 

* Đối với giai đoạn thi công

Nguồn nguyên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công bao gồm:

- Cát: Lấy tại bãi cát sông Thạch Hãn (thị xã Quảng Trị).

- Đá: Lấy tại mỏ đá Đầu Mầu, Km 29, Quốc lộ 9, thuộc huyện Cam Lộ.

- Xi măng, sắt thép và các vật liệu khác: Lấy từ các đơn vị cung cấp tại thành phố Đông Hà. 

Nhu cầu nguyên vật liệu cung cấp cho hoạt động thi công xây dựng được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng các vật liệu chính của Dự án

TT

Nguyên vật liệu

Đơn vị

Số lượng

1

Đất đào, đắp

m3

39.127,5

2

Màng HDPE

m2

6.914,7

3

Đất sét

m3

1.496,7

4

Cát

m3

292,5

5

Đá 1×2

m3

160,2

6

Đá 2×4

m3

153,9

7

Dây thép

kg

57,5

8

Gạch

viên

13.365,0

9

Thép tròn

kg

5.321,9

10

Xi măng

kg

63.025,8

11

Ống nhựa HDPE 1 lớp D150mm

m

174,8

12

Ống nhựa HDPE 1 lớp D300mm

m

165,3

13

Sỏi 4x6

m3

1.036,4

Nguồn: Theo Dự toán tổng mức đầu tư của Dự án

 

* Đối với giai đoạn vận hành

Khi đi vào vận hành, với công nghệ chôn lấp và xử lý nước thải bằng công nghệ bể lọc ngầm trồng cây của Dự án không sử dụng đến các loại hóa chất phục vụ quá trình xử lý. Tuy vậy, tùy theo thời điểm và thành phần rác thì có thể phun bổ sung chế phẩm sinh học EM (tần suất 2 lần/tháng) vào rác trước và trong quá trình chôn lấp. Liều lượng phun theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Ngoài ra, theo thiết kế trong quá trình vận hành, tại mỗi lớp rác sẽ sử dụng một lớp đất trung gian để đầm nén chặt giữa các lớp rác với bề dày 15cm. Khối lượng đất phủ trung gian cho 1 ô chôn lấp khoảng 3.261 m3.

Ngoài ra, khi đóng cửa các ô chôn lấp cần một lượng đất phủ gồm: đất sét dày 0,6m, cát dày 0,5m, đất phủ trồng cây dày 0,3m. Dự kiến tổng lượng đất phủ cần cho công tác đóng cửa các ô chôn lấp là 24.564 m3.

4.2. Nhu cầu sử dụng nước

 

* Đối với giai đoạn thi công

Trong giai đoạn này, nhu cầu sử dụng nước từ hoạt động sinh hoạt của công nhân và hoạt động thi công các hạng mục công trình.

- Đối với nước sử dụng cho sinh hoạt của công nhân, sử dụng bình nước đóng chai loại 20L với khối lượng khoảng 2 bình/ngày. Lượng nước này sẽ được mua từ các cửa hàng kinh doanh nước sạch trên địa bàn thị trấn Diên Sanh

- Đối với lượng nước sử dụng cho hoạt động thi công: chủ yêu là nước trộn vữa bê tông, bảo dưỡng công trình, được lấy từ nguồn nước thuỷ vực lân cận.

* Đối với giai đoạn hoạt động

Trong giai đoạn hoạt động của dự án chỉ sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt của công nhân. Hiện tại, công nhân vận hành tại bãi rác chỉ có 01 người và làm việc theo ca trực, không sinh hoạt hay ăn ở tại khu vực. Do đó, nước sử dụng chỉ yếu là nước uống đóng chai.

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

Các hạng mục công trình của dự án như sau:

 

Bảng 1.2. Các hạng mục công trình đầu tư của Dự án

STT

Hạng mục

Thông số kỹ thuật

Ghi chú

I

Công trình đã xây dựng

 

 

1

Ô chôn lấp số 1

8.850 m2

- Công trình xây dựng và đi vào vận hành năm 2012, hình thức bãi chôn lấp nữa chìm, nữa nổi.

- Công suất: 20 tấn rác/ngày

2

Đường vào bãi rác

Dài 1.197m, mặt đường rộng 3m

Đường bê tông nối từ đường liên xã vào bãi rác

3

Hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác

 

- Công nghệ xử lý: bể lọc ngầm trồng cây.

- Công suất hệ thống: 63,4 m3/ngày

-

Bể điều hoà

KT (21×17×2,5)m

-

Bể lọc cát sỏi

KT (21×6,5×3)m

-

Bể lọc ngầm trồng cây

KT (21×21×3)m

II

Công trình nâng cấp, mở rộng

 

 

1

Xây mới Ô chôn lấp số 2

8.695 m2

- Hình thức xử lý: Bãi chôn lấp nữa chìm, nữa nôi.

- Công suất: 30 tấn rác/ngày

2

Xây mới đường bê tông vào ô chôn lấp số 2

Dài 300m, mặt đường rộng 3m

Đường bê tông, nối từ đường bê tông hiện trạng đi vào ô chôn lấp số 2

3

Cải tạo hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác

 

 

-

Bể điều hoà

KT (21×17×2,5)m

Giữ nguyên hiện trạng

-

Bể lọc cát sỏi 1

KT (21×6,5×4)m

Cải tạo lại

-

Bể lọc cát sỏi 2

KT (21×21×3)m

Cải tạo bể lọc ngầm trồng cây thành bể lọc cát sỏi

-

Bể lọc ngầm trồng cây

KT (21×21×3)m

Xây mới

5.1. Hiện trạng công trình của dự án đầu tư

 

Bãi rác tập trung huyện Hải Lăng được đầu tư xây dựng vào cuối năm 2011 tại xã Hải Thọ (nay là thị trấn Diên Sanh) do Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư và bàn giao cho Trung tâm Môi trường và Đô thị huyện Hải Lăng quản lý, vận hành vào quý IV năm 2012. Công trình đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xử lý đóng cửa và nâng cấp bãi rác tập trung huyện Hải Lăng (giai đoạn 1)” tại Quyết định số 1001/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 và Cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 1204/GXN-UBND ngày 25/3/2019.

Bãi rác được quy hoạch trên diện tích 6,35ha tại xã Hải Thọ (nay là thị trấn Diên Sanh), huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với quy mô đầu tư giai đoạn 1 bao gồm:

- Xây dựng 01 ô chôn lấp rác kiểu nửa chìm nửa nổi, diện tích 8.850m2, để chôn lấp rác vô cơ - hữu cơ trên địa bàn huyện.

Cấu tạo đáy bao gồm: Lớp đất sét đầm chặt dày 60cm, lớp màng chống thấm HDPE dày 1mm, lớp sỏi thoát nước dày 30cm. Cấu tạo thành gồm: lớp đất đầm chặt K = 0,85, phủ lớp màng chống thấm HDPE dày 1mm có neo ở đỉnh. Cấu tạo lớp phủ mặt gồm: lớp đất sét dày 60cm, lớp màng chống thấm HDPE dày 2mm và lớp đất sét đầm chặt dày 60cm. Giữa hố rác bố trí ống thoát khí rác nhựa PVC D200 dày 7,7mm, đục lỗ thu khí rác, mặt ống nằm ngoài ô chôn lấp được gắn tê chắn nước mưa và lưới chống côn trùng.

Toàn bộ rác tồn đọng của bãi rác cũ tại Khu 6, thị trấn Hải Lăng được chuyển đến chôn lấp tại ô chôn lấp. Bãi rác cũ được san gạt tạo mặt bằng, kết hợp xử lý bằng chế phẩm vi sinh EM.

- Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác:

Công nghệ xử lý: Nước rác được thu gom qua các ống nhựa PVC, ống nhánh (PVC D150) có đục lỗ, bố trí tại đáy các ô chôn rác, tại đáy ô chôn lấp có các hố ga, hố ga có đáy đúc BTCT M200, thành gạch đặc vữa XM M75, đan nắp BTCT M200. Nước từ ống chính (PVC D300) dẫn về bể điều hòa, bể lọc cát sỏi qua bãi lọc ngầm rồi thoát ra mương rãnh tự nhiên. Toàn bộ ống dẫn nước chính bằng ống nhựa PVC D300.

+ Bể điều hòa có kích thước 21m x 17m. Cấu tạo đáy bao gồm: Lớp đất tự nhiên đầm chặt k = 0,9, lớp màng chống thấm HDPE dày 1mm, lớp đất sét dày 50cm với k = 0,9.

+ Bể lọc cát sỏi: có kích thước 21m x 6,5m. Cấu tạo đáy bao gồm: Lớp đất tự nhiên đầm chặt k = 0,9, lớp màng chống thấm HDPE dày 1mm, lớp đất sét dày 50cm với k = 0,9. Lớp đá dăm 1 x 2 dày 300mm và cát thô dày 300mm

+ Bãi lọc ngầm có có kích thước 21m x 21m. Cấu tạo bãi bao gồm: Lớp đất sét dày 30cm, lớp màng chống thấm HDPE dày 1mm, lớp sỏi 3x4 dày 35cm, lớp đá dăm 1x2 dày 35cm, lớp trên cùng là lớp cát phủ và đất trồng cây dày 40cm và trồng cây cỏ ventiver mật độ 25 cây/m2.

- Xây dựng tuyến đường vào bãi rác: Tổng chiều dài tuyến 1.197m được nối từ đường liên xã huyện Hải Lăng, Nền đường đắp đất cấp 3 đầm chặt hệ số k=0,95 và lớp mặt dày 0,3m, đầm chặt k=0,98.

Tuy nhiên, hiện nay ô chôn lấp số 1 tại bãi rác thị trấn Diên Sanh hiện đã lấp đầy cao hơn mặt xung quanh trung bình 1,5m. Theo thiết kế của bãi rác, phần nổi của ô chôn lấp nếu được xử lý vận hành và đóng cửa đảm bảo quy trình (có lớp đất nén lu lèn đóng cửa, lớp đất trồng cây bên trên) thì độ cao đến đỉnh ô chôn lấp có thể lên đến 5,0m vuốt dốc tự nhiên lên đỉnh ô. Với khối lượng như trên thì ô chôn lấp hiện trạng có thể vận hành tối đa thêm khoảng 2,0 năm. Hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác hiện tại do lâu ngày không có kinh phí duy tu, cải tạo nên cơ bản đã bị lấp đầy bởi lượng bùn, sìn phát sinh trong quá trình xử lý rác.

Do đó, để đảm bảo công tác xử lý cần phải có phương án nâng cấp cải tạo, mở rộng để đảm bảo xử lý được cho ô chôn lấp xây mới.

5.2. Tính toán khả năng chứa rác của ô chôn lấp xây mới

 

* Tính thể tích chứa đối với ô chôn lấp xây mới:

- Diện tích mặt của ô chôn lấp xây mới là 8.695,0 m2, diện tích đáy ô chôn lấp xây mới 6.538,0 m2.

- Chiều sâu trung bình của ô chôn lấp tính đến ngang mặt đường nội bộ là: 4,5m. Với chiều cao mỗi lớp rác tối đa từ 2,0-2,2 m, chọn 2,2m (theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD) thì số lớp rác có thể chôn lấp là 4,5m/2,2m = 2 lớp rác. Tổng chiều dày lớp phủ trung gian là 0,15m×2,0 = 0,3m và chiều cao rác trung bình có thể chôn lấp tính đến mặt đường nội bộ là: 4,5 - 0,3 = 4,2m.

Tổng thể tích rác có thể chôn lấp tại ô số 2 (ô xây mới) được tính đến ngang mặt đường nội bộ của ô số 1 là: 4,2/2 x ((8.695,0+6.538,0+√(8.695,0x6.538,0)) = 47.822,7 m3.

Với việc tạo hình đỉnh rác cao hơn mặt phẳng ngang mặt đường nội bộ 5m, tương ứng với 3 lớp rác, chiều dày lớp phủ trung gian là 0,15m x 2 = 0,3m, và chiều cao rác trung bình có thể chôn lấp tính đến đỉnh ô chôn lấp là: 5,0 - 0,3 = 4,7m. Như vậy, thể tích rác có thể chứa được trên phần nổi là: 4,7/3 × 8.695,0= 13.622 m3

Tổng thể tích rác có thể chứa được của ô chôn lấp xây mới là: 47.822,7 m3+ 13.622 m3 = 61.444,7 m3

* Thời gian hoạt động của ô chôn lấp:

Với khối lượng thu gom rác thải trung bình theo năm (có tính đến lượng tăng hàng năm đến 2027) là 30,0 tấn/ngày, tương đương 10.950 tấn/năm (theo số liệu thu gom thực tế của Trung tâm Môi trường và Công trình đô thị Hải Lăng).

Lấy hệ số lu lèn rác là 0,8 tấn/m3; thể tích thực có thể chứa rác của ô chôn lấp thiết kế là: 61.444,7/0,8 = 76.850,8 m3. Thời gian hoạt động của bãi chôn lấp rác là: 76.850,8/10.950 = 7,0 năm.

Như vậy, thời gian hoạt động thực tế của bãi chôn lấp rác huyện hải Lăng sau khi đầu tư xây mới ô chôn lấp số 2 có thể hoạt động thu gom được 7,0 năm.

5.3. Giải pháp thiết kế của dự án đầu tư

5.3.1. Ô chôn lấp rác thải (ô số 2)

 

Ô chôn lấp số 02 có diện tích bề mặt 8.695,0 m2, diện tích đáy 6.538,0 m2. Độ sâu trung bình từ 4,5.

Sau khi đào đất đến độ sâu tính toán, lớp đất tự nhiên sẽ được tạo phẳng theo độ dốc thiết kế và lu lèn kỹ. Phía trên lớp đất tự nhiên là lớp đất trộn bentonite (5%) đầm chặt dày 0,25 m. Tiếp theo lớp đất này sẽ là lớp màng chống thấm HDPE với độ dày thích hợp (lớp màng này có hệ số thấm K <5*10-9). Phía trên lớp màng chống thấm là lớp đá 4x6 dày 0,25 m. Lớp đá này có tác dụng bảo vệ lớp màng chống thấm HDPE và giúp việc tách rác, thu nước rỉ rác được dễ dàng. Đáy bãi rác được thiết kế gồm các lớp từ trên xuống như sau:

+  Lớp đá 4x6 dày 0,25 m;

+  Màng chống thấm HDPE 1,0mm;

+  Đất lu lèn K98, dày 0,25 m;

+  Đất tự nhiên đầm chặt;

Tại các mái taluy, việc chống thấm sẽ được tiến hành bằng cách trải màng chống thấm HDPE và neo màng chống thấm vào tường neo được xây đổ bằng bê tông mác 150, đá 2x4, kích thước 400x600 mm. Chiều dài tường neo màng HDPE ở ô chôn lấp là 432,6 m.

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

 

Giai đoạn vận hành thử nghiệm được thực hiện dự kiến trong khoảng thời gian 03 tháng, bắt đầu từ khi ô chôn lấp xây dựng hoàn thiện đi vào vận hành. Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, lượng nước thải phát sinh khoảng 50% công suất thiết kế, có khối lượng khoảng 245,5 m3/ngày.

Kế hoạch dự kiến vận hành thử nghiệm như sau:

Tên công trình

Thời gian vận hành thử nghiệm

Công suất đạt được

Bắt đầu

Kết thúc

Hệ thống xử lý nước rỉ rác

ngày 01/01/2024

ngày 31/3/2024

50%

 

Lượng nước thải phát sinh chứa nhiều thành phần ô nhiễm bao gồm: BOD5, COD, tổng N, Amoni,…  công nghệ xử lý nước thải của dự án được thực hiện bằng hệ thống các bể lắng, lọc và bể lọc ngầm trồng cây, công suất thiết kế tối đa 491 m3/ngày.đêm. Khi có sự cố hoặc xử lý nước thải không đạt chuẩn thì tạm dừng hệ thống để sửa chữa và khắc phục.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

 

Dự án chỉ có công trình xử lý nước rỉ rác thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Đồng thời, theo quy định tại khoản 5, điều 21, Thông tư số 02/2022/TTT-BTNMT quy định việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải. Do đó, khi đi vào vận hành ổn định, Chủ dự án đầu tư sẽ lấy mẫu 3 ngày liên tiếp (tháng 03/2024) tại đầu ra bãi lọc ngầm trồng cây để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý nước thải. Cụ thể:

- Số lượng quan trắc: 01 vị trí tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải (sau bãi lọc ngầm trồng cây).

- Loại mẫu: mẫu đơn.

- Thông số quan trắc: BOD5, COD, tổng N, Amoni (theo N).

- Tần suất quan trắc: Thực hiện quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định công trình xử lý nước thải.

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn (cột B2).

- Chủ dự án dự kiến sẽ phối hợp với đơn vị có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên địa bàn để thực hiện là Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

 

* Quan trắc nước thải

- Số lượng: 02 vị trí;

+ 01 vị trí tại đầu vào của hệ thống xử lý nước thải (hố gom nước rỉ rác);

+ 01 vị trí tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải (sau bãi lọc ngầm trồng cây).

- Thông số quan trắc: BOD5, COD, tổng N, Amoni (theo N).

- Tần suất: 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn (cột B2).

2.2. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án

 

* Quan trắc môi trường không khí xung quanh:

- Vị trí quan trắc: 02 điểm

+ 01 điểm tại khu bãi rác tập trung của dự án (ô chôn lấp số 2).

+ Điểm cách bãi rác khoảng 200 m về phía Tây Nam

- Thông số quan trắc: bụi, độ ồn, SO2, NO2, CO, NH3, H2S.

- Tần suất quan trắc: 06 tháng/lần.

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

* Quan trắc chất lượng môi trường nước mặt:

- Vị trí quan trắc: 01 điểm tại khe Đạc Đài, phía hạ lưu khu vực tiếp nhận nước thải.

- Thông số quan trắc: pH, DO, TSS, BOD5, COD, NH4-N, PO4-P, Coliform, lưu lượng thải.

- Tần suất quan trắc: 06 tháng/lần.

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự);

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

 

Kinh phí quan trắc môi trường hằng năm dự kiến khoảng 80.000.000 đồng/năm.

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

Nhằm đảm bảo công tác BVMT trong quá trình hoạt động, chủ Dự án cam kết thực hiện như sau:

- Chúng tôi cam kết về lộ trình thực hiện các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nêu trong giấy phép môi trường.

- Tất cả các biện pháp BVMT sẽ thực hiện theo quy định và hoàn thành đúng thời gian quy định.

- Áp dụng, chương trình quan trắc môi trường cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ môi trường hiện hành

- Chúng tôi cam kết sẽ xử lý nước thải đảm bảo đạt cột B2 của QCVN 25:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý rác thải và quy trình vận hành nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.lapduan.comwww.lapduan.info ; www.khoanngam.com     

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha