Giấy phép đăng ký môi trường

Giấy phép đăng ký môi trường và thủ tục cấp giấy phép môi trường

Ngày đăng: 30-05-2022

741 lượt xem

GIẤY PHÉP VÀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Giấy phép đăng ký môi trường và thủ tục cấp giấy phép môi trường

NỘI DUNG CHÍNH

I. GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (GPMT)

1. Đối tượng phải có GPMT

2. Thẩm quyền cấp GPMT

3. Thời điểm cấp GPMT

4. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp GPMT

5. Nội dung của GPMT

6. Tổ chức thẩm định

7. Vận hành thử nghiệm

II. Đăng ký môi trường

III. Các quy định mới về quản lý chất thải

1. CTRSH

2. CTRCNTT

3. CTNH

3. UBND cấp tỉnh:

- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 Luật BVMT;

- Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;

- Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ (trừ Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.

4. UBND cấp huyện: Dự án, cơ sở quy định tại Điều 39 Luật BVMT trừ dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh.

2. Thẩm quyền cấp giáy phép môi trường GPMT (Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường)

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Các dự án, cơ sở đã được Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo ĐTM;

- Đối tượng quy định tại Điều 39 Luật BVMT nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; cơ sở có NKPL từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Các dự án, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

 Thẩm quyền cấp GPMT (Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường)

3. UBND cấp tỉnh:

- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 Luật BVMT;

- Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;

- Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ (trừ Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.

4. UBND cấp huyện: Dự án, cơ sở quy định tại Điều 39 Luật BVMT trừ dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh.

Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT (Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

- Đối với dự án thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM: nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT sau khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án.

- Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM: Chủ dự án tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định nhưng trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí; Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư,…

 Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường GPMT 

- Dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật BVMT đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.

Trường hợp không bảo đảm thời điểm nộp hồ sơ, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm.

Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT (Tiếp theo)

- Đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp: Chủ sở sở tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường theo quy định của Luật BVMT và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.

Khoản 12 Điều 168 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định: “Trường hợp một trong các giấy phép môi trường thành phần của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hết hạn, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này”.

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp GPMT

(Khoản 1 Điều 43 Luật BVMT; Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

1. Văn bản đề nghị cấp GPMT (Phụ lục XIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

2. Báo cáo đề xuất cấp GPMT: 5 trường hợp:

- Báo cáo đề xuất cho dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm (Phụ lục VIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

- Báo cáo đề xuất cho dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (Phụ lục IX Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

- Báo cáo đề xuất cho cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (Phụ lục X Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường (Khoản 1 Điều 43 Luật BVMT; Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

- Báo cáo đề xuất cho dự án nhóm III (Phụ lục XI Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

- Báo cáo đề xuất cho cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III (Phụ lục XII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

3. Bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng (dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM).

Nội dung của GPMT (Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường)

Nội dung của GPMT gồm các nội dung chính như sau:

- Thông tin về chủ dự án, cơ sở; thông tin về dự án, cơ sở;

- Nội dung cấp phép môi trường: Nước thải; khí thải; tiếng ồn; độ rung; công trình, thiết bị xử lý CTNH; loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu.

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Công trình, biện pháp xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; công trình lưu giữ chất thải,…

- Thời hạn của GPMT:

+ 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;

+ 07 năm đối với cơ sở hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

+ 10 năm đối với đối tượng khác.

Thời hạn của GPMT có thể ngắn hơn thời hạn quy định nêu trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

- Các nội dung khác về bảo vệ môi trường (nếu có).

Tổ chức thẩm định cấp GPMT

- Trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc nội dung thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, đồng thời thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường (thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước nhưng không thuộc trường hợp lập báo cáo ĐTM): thành lập hội đồng thẩm định, không tổ chức kiểm tra thực tế.

- Trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường (thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước nhưng không thuộc trường hợp lập báo cáo ĐTM), dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: thành lập tổ thẩm định, không tổ chức kiểm tra thực tế.

Tổ chức thẩm định cấp GPMT

- Trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

+ Thành lập hội đồng thẩm định đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Thành lập tổ thẩm định đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư.

- Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động:

+ Thành lập đoàn kiểm tra đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Tổ chức kiểm tra thực tế đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

 Vận hành thử nghiệm sau khi cấp phép

Chủ dự án đầu tư thực hiện quan trắc chất thải như sau:

- Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: Thực hiện quan trắc chất thải theo trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của từng công trình, thiết bị xử lý ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm và ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh.

- Đối với các dự án, cơ sở không thuộc trường hợp quy định ở trên: việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải.

Vận hành thử nghiệm sau khi cấp phép (tiếp)

Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm

- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường hoặc cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư đối với các trường hợp khác;

- Tiến hành đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải xả ra môi trường. Trường hợp chất thải xả ra môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải, xử lý hoặc chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định và yêu cầu chủ dự án đầu tư phải thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 8 Điều này; tiếp tục tổ chức đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải xả ra môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm lại của chủ dự án đầu tư.

Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm:

Phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối với dự án đầu tư trên địa bàn theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép môi trường.

Đối tượng phải đăng ký môi trường (Khoản 1 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường)

- Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường (bao gồm cả dự án thuộc hoặc không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM)

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật BVMT có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

Đối tượng được miễn đăng ký môi trường (Tiếp theo)

* Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP:

1. Dự án, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

2. Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

3. Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký môi trường quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này.

Thời điểm đăng ký môi trường (Khoản 6 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường)

- Dự án đầu tư có phát sinh chất thải, thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;

- Dự án đầu tư có phát sinh chất thải, không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật BVMT có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật BVMT có hiệu lực.

Thời điểm đăng ký môi trường (Khoản 6 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường)

- Dự án đầu tư có phát sinh chất thải, thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;

- Dự án đầu tư có phát sinh chất thải, không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật BVMT có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật BVMT có hiệu lực.

 

Phân loại CTRSH theo nguyên tắc :

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế: không phải trả chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

Chất thải thực phẩm: Được tận dụng, tái chế làm thức ăn chăn nuôi, phân hữu cơ vi sinh…

Chất thải rắn sinh hoạt khác (UBND tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể, chất thải cồng kềnh).

2. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;

3. Cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định, trừ trường hợp sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng có khối lượng nhỏ hơn 300 kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp.

5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng có khối lượng trên 300 kg/ngày chuyển giao cho các đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 58 NĐ số 08/2022/NĐ-CP

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải theo một trong các trường hợp sau:

Thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt.

Thông qua thể tích thiết bị chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt;

Thông qua việc cân xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đối với các cơ quan, tổ chức) hoặc các hình thức khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Trường hợp thực hiện theo hình thức thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt:

Có quy cách, kiểu dáng, kích thước cụ thể, thể tích khác nhau tương ứng với mức giá bán khác nhau;

Đựng chất thải thực phẩm có màu xanh, đựng chất thải rắn sinh hoạt khác có màu vàng. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định màu sắc khác, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh;

Phù hợp với công nghệ xử lý chất thải của địa phương. Khuyến khích sử dụng bao bì là chất liệu dễ phân hủy sinh học;

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được lưu chứa trong các bao bì thông thường.

Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:

Khai báo khối lượng, loại CTNH trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;

Phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng;

Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý hoặc chuyển giao cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.

Chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh, nếu quá phải báo cáo trong báo cáo MT hàng năm;

Đối với dự án đầu tư, cơ sở có phát sinh CTNH với tổng khối lượng từ 1.200 kg/năm trở lên hoặc từ 100 kg/tháng trở lên trong quá trình vận hành thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường:

Đối tượng được phép vận chuyển CTNH bao gồm:

Chủ nguồn thải chất thải nguy hại: chỉ được vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở bằng các phương tiện vận chuyển chính chủ, phải lắp đặt thiết bị định vị đối với phương tiện vận chuyển và cung cấp tài khoản cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

Cơ sở được cấp giấy phép môi trường.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục CTNH, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và CTRCNTT.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không hạn chế việc thu gom CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh khác về xử lý tại cơ sở trên địa bàn.

5. Một số mã CTNH là bùn thải được gộp lại thành một mã CTNH chung, cụ thể là các mã chất thải nguy hại là bùn thải 01 04 07, 02 05 01, 03 01 08, 03 02 08, 03 03 08, 03 04 08, 03 05 08, 03 06 08, 03 07 08, 04 02 04, 10 02 03, 12 06 06, 12 06 07, 12 06 08, 12 07 05 tại Danh mục mã chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 được thay thế bằng mã chất thải nguy hại số 12 06 05. Trong các mã CTNH nêu trên trước đây có một số là loại ** (loại luôn là CTNH), hiện nay được quy định là chất thải công nghiệp phải kiểm soát.

Việc kê khai, sử dụng chứng từ CTNH
- Sử dụng 4 liên thay vì 6 liên như trước đây (không có các liên gửi cho Sở TNMT và TCMT nữa);

Chủ xử lý CTNH (hoặc đơn vị vận chuyển) là đơn vị đứng ra lập chứng từ, thay vì là chủ nguồn thải.

7. Báo cáo về quản lý chất thải: đã gộp chung vào báo cáo môi trường định kỳ hằng năm.

Phân loại CTRCNTT:

Nhóm CTRCNTT được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;

Nhóm CTRCNTT đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;

Nhóm CTRCNTT phải xử lý.

Không phân loại thì phải quản lý như đối với CTRCNTT phải xử lý; lẫn CTNH thì quản lý theo quy định về CTNH

2. Chủ nguồn thải CTRCNTT tự xử lý hoặc chuyển giao cho:

Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định;

Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;

Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;

Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng nêu trên.

 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP:  

CTRCNTT được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất được quản lý như sản phẩm, hàng hóa;

Tro, xỉ, thạch cao, CTRCNTT khác đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng được quản lý như đối với sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng.

Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT: Ban hành Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Chất thải công nghiệp phải kiểm soát được ký hiệu là KS:

- Chất thải nguy hại trong mọi trường hợp được ký hiệu là NH;

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường trong mọi trường hợp ký hiệu là TT.

- Ký hiệu -R được ghi ngay sau TT là nhóm chất thải được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất theo quy định: quản lý như sản phẩm, hàng hóa

xem thêm Giấy phép đăng ký môi trường và thủ tục cấp giấy phép môi trường

Số: …………………………..

V/v đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án “Khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”

 

Đồng Nai, ngày ..…. tháng ..….. năm 2022

 

Kính gửi:

- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

- SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

 

1. Chúng tôi là: Công ty Cổ phần xây dựng công trình nhà ở Hùng Anh, Chủ đầu tư dự án “Khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” thuộc mục số 2 Phần I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án “Khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

2. Địa chỉ trụ sở chính của Công ty Cổ phần xây dựng công trình nhà ở Hùng Anh: số 487, đường Hùng Vương, KP Phước Lai, Thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

3. Địa điểm thực hiện dự án: xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3600602315 do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp lần đầu ngày 04/09/2002 và đăng ký thay đổi lần thứ 9 ,ngày 10/03/2022.

4. Người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần xây dựng công trình nhà ở Hùng Anh: Ông ; Chức vụ: Giám Đốc.

- Điện thoại:025474; Fax:0251397; E-mail:

5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: Nguyễn Ngọc Anh; Chức vụ: Nhân viên; Điện thoại: 00602 ; Email: .

Chúng tôi xin gửi đến Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai hồ sơ gồm:

- Một (01) bản Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”;

- Một (01) bản Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án “Khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”.

- Một (01) Giấy xác nhận Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia diện tích 92.075 m2 tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai số 26/GXN.UBND ngày 16/06/2008 của Ủy Ban nhân dân huyện Nhơn Trạch cấp.

Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai xem xét cấp giấy phép môi trường của dự án “Khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VP.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA

Công ty Cổ phần xây dựng công trình nhà ở Hùng Anh

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha