Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng nhằm xác định rõ ràng với doanh nghiệp ngay từ đầu, liệu dự án và quá trình hoạt động dự án bên doanh nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay không.
Ngày đăng: 08-02-2022
2,004 lượt xem
Tư vấn thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường theo luật BVMT 2020 + 08/2022 NĐ-CP+02/2022/TT-BTNMT
1. Khái quát chung về đánh giá tác động môi trường:
Môi trường có những vai trò rất to lớn đối với đời sống của con người. Vấn đề môi trường hiện đang rất được quan tâm. Môi trường tự nhiên là nguồn tài sản thiên nhiên quý giá, nguồn cung cấp đa dạng cho các hoạt động sản xuất và trong đời sống hằng ngày của con người. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn biến nghiêm trọng dẫn đến nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống con người.
Chính bởi vì vậy mà ngày nay, việc giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, bảo vệ môi trường và việc ứng phó với các sự cố về môi trường cần phải có những chính sách cụ thể của Nhà nước. Đánh giá tác động môi trường ra đời trong hoàn cảnh đó và đã góp phần khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. Bài viết dưới đây Minh Phương Corp sẽ giúp người đọc tìm hiểu về báo cáo đánh giá tác động môi trường và trách nhiệm của chủ dự án về báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở pháp lý:
- Luật bảo vệ môi trường 2020
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP
- 02/2022/TT-BTNMT
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Đánh giá tác động môi trường (được viết tắt là ĐTM) là sự đánh giá khả năng tích cực hay tiêu cực của một dự án đầu tư, một kế hoạch, một chính sách hoặc một chương trình được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh của tự nhiên, kinh tế và xã hội trước khi ra quyết định thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp điều chỉnh tác động đến mức độ có thể chấp nhận được hoặc để khảo sát kỹ thuật mới.
Hoạt động sản xuất kinh doanh đang phát triển, kèm theo đó là môi trường của chúng ta đang đứng trước những báo động ô nhiễm vô cùng gây gắt bởi những tác động tiêu cực từ con người gây ra. Chính vì thế, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là thực sự cần thiết và quan trọng vì các lý do sau:
• Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng nhằm xác định rõ ràng với doanh nghiệp ngay từ đầu, liệu dự án và quá trình hoạt động dự án bên doanh nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay không.
• Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhằm nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường, là bằng chứng cho sự chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp nếu sau này khi hoạt động dự án không còn đạt được tiêu chuẩn như hồ sơ xin cấp phép ban đầu
• Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM quyết định xem dự án hoạt động của doanh nghiệp có được thông qua không. Đồng thời chúng thể hiện được tầm nhìn chiến lược dài hạn khi phát triển KT-XH được đi đôi với bảo vệ môi trường.
► ► Vì vậy để tình trạng môi trường trong tương lai không trở nên nghiêm trọng hơn thì mỗi doanh nghiệp cần nhận thức đúng về hoạt động lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và nghiêm túc thực hiện nó một cách hiệu quả nhất.
· Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 có nhiều quy định mới cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết, mà quy định về đánh giá tác động môi trường là một trong những vấn đề doanh nghiệp đang lúng túng hiện nay.
3. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
- Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
+ Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
+ Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Dẫn chiếu đến Khoản 3 và Điểm c, d, đ, e Khoản 4 Điều 28 Luật này thì dự án đầu tư nhóm I và một số dự án đầu tư nhóm II thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường gồm có:
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
4. Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm:
Điều 15 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án (nếu có) theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản nhận xét báo cáo đánh giá tác động môi trường của thành viên hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của thành viên hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Biên bản họp của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Vai trò và ý nghĩa trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
– Vai trò lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa.
+ Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
+ Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có vai trò quan trọng giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định.
+ Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường.
+ Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã góp phần cho phát triển bền vững.
– Ý nghĩa khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa khuyến khích quy hoạch tốt hơn.
+ Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường giúp tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển lâu dài.
+ Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.
ð Như vậy, ta nhận thấy, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư xây dựng công trình có những vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình bảo vệ môi trường và đảm bảo các tác động đến môi trường không gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn