Đề án nông nghiệp công nghệ cao và dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong trồng rau sạch và cây ăn trái, thuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao, mẫu dự án nông nghiệp CNC
Ngày đăng: 20-06-2023
794 lượt xem
Đề án nông nghiệp công nghệ cao và dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong trồng rau sạch và cây ăn trái, thuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao, mẫu dự án nông nghiệp CNC
MỤC LỤC
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6
2. Sự cần thiết phải đầu tư: 8
PHẦN 2. BỐI CẢNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN 8
II. NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 9
III. TÌNH HÌNH NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH LONG AN 11
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN 12
2. Lợi thế và hạn chế phát triển nông lâm nghiệp tại địa phương: 15
3. Tình hình và định hướng phát triển nông lâm nghiệp tại địa phương: 16
PHẦN 3. DỰ ÁN NÔNG LÂM NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 19
1. Đặc hiểm hình thái, sinh thái: 19
1. Đặc điểm hình thái sinh thái 20
III. RAU CỦ QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 22
1. Thị trường rau quả Việt Nam 22
2. Thị trường mục tiêu của dự án 25
3. Tổng quan về Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 26
4. Quy trình sản xuất, xử lý và bảo quản rau quả: 30
PHẦN 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 38
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH
- Tên tiếng Anh:
- Vốn điều lệ: 568.919.000.000 đồng
- Mã số thuế: 2511593789
- Đăng ký lần đầu: 19/07/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp
- Địa chỉ trụ sở: xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
- Đại diện pháp luật: Trần Văn An Chức vụ: Giám đốc
- Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác;
- Trồng trọt chăn nuôi hỗn hợp;
- Hoạt động dịch vụ trồng trọt;
- Hoạt động dịch vụ chăn nuôi;
- Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch;
- Trồng rừng và chăm sóc rừng;
- Khai thác gỗ;
- Khai thác lâm sản khác trừ gỗ;
- Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp;
- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bên;
- Lắp đặt thiết bị cho các công trình xây dựng; xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Đầu tư, xây dựng khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ. Đầu tư xây dựng sân gôn.
- Tên dự án: NÔNG LÂM NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
- Địa điểm đầu tư: Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam
- Mục tiêu dự án: Đầu tư phát triển Nông – Lâm nghiệp theo hướng công nghệ cao
- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Các loại gỗ từ các loại cây keo; rau củ quả trồng theo công nghệ cao tiêu chuẩn GobalGap; Các loại cây cảnh quan đô thị: Cây cọ, cây kè bạc, cây dừa, cây lộc vừng, me tây, …
- Diện tích mặt đất sử dụng: 1.168 ha
- Tổng vốn đầu tư dự án: 3.716 tỷ đồng
- Vị trí khu đất dự án:
+ Khu đất dự án nằm tại Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
+ Vị trí dự án thuận lợi giao thông đường bộ, nằm gần Quốc lộ N2 thuận tiện giao thông đến các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh; nằm gần đường tỉnh 816 chạy qua nối liền Quốc lộ N2 với trung tâm huyện Đức Huệ.
+ Giao thông đường thủy được hỗ trợ bởi hệ thống sông ngòi của Sông Vàm Cỏ Đông, thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long).
Quy mô dự án:
- Diện tích trồng keo lai: 343 ha.
- Diện tích trồng cây cảnh quan: 560 ha.
- Diện tích trồng rau củ quả công nghệ cao: 195 ha.
- Diện tích công trình phụ, đường giao thông, cây xanh…: 10 ha.
Vị trí dự án được xây dựng tại xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ nằm ở vùng khó khăn của tỉnh Long An. Đây là là khu vực đất bị nhiễm phèn, ngập nước và hạn chế các loại cây trồng nên hiện trạng sử dụng đất không mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khu vực không có người dân sinh sống. Do đó, thông qua việc cải tạo đất đai, áp dụng các ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao khi triển khai dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương và khu vực lân cận. Đồng thời khu đất dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Huyện Đức Huệ do UBND tỉnh ban hàng Quyết định số 2783/QĐ-UBND ngày 14/08/2020.
Nông lâm nghiệp là xu hướng tất yếu, đã mang lại hiệu quả kinh tế và đã có những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua. Long An là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí rất thuận lợi về giao thông thủy bộ, đồng thời tỉnh Long An đang có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư. Hiện công ty TNHH đang quản lý hơn 2.368 ha, trong đó có 1.168 ha dành cho dự án phát triển Nông Lâm nghiệp. Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Long An là định hướng phát triển nông nghiệp đến nền sản xuất hàng hoá chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc hình thành các khu NNUDCNC sẽ là hạt nhân về công nghệ và tổ chức sản xuất có sức lan tỏa ra toàn tỉnh. Từ đó làm thay đổi nhận thức và hành động để chuyển từ nền sản xuất truyền thống sang nền sản xuất hiện đại đạt hiệu quả và chất lượng cao. Khi dự án triển khai sẽ góp phần phát triển kinh tế Nông Lâm nghiệp tại địa phương và đáp ứng cho nhu cầu sản xuất tiêu thụ thị trường trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, dự án sẽ tạo việc làm, nơi ở và góp phần ổn định cuộc sống , tăng thu nhập cho người dân tại địa phương, cũng như các vùng lân cận.
Công ty TNHH HP Long An mong muốn tạo lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế, mở rộng thị trường, tạo thương hiệu Nông Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao của địa phương tại thị trường trong nước và quốc tế.
- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 16/11/2014;
- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Quyết định số 4434 QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu huyện Đức Huệ;
- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong đó huyện Đức Huệ thuộc Danh mục địa bàn được đặc biệt ưu đãi đầu tư;
- Công văn số 2331/BNN-KHCN ngày 24/03/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Long An;
- Nghị quyết số 254/2016/NQ-HĐND ngày 26/04/2016 của HĐND tỉnh Long An về thông qua Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp;
- Thông báo số 393/TB-UBND ngày 06/09/2019 của UBND tỉnh Long An về kết luận của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện dự án của công ty TNHH MTV trên địa bàn xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ;
- Quyết định số 1361/QĐ-UBND ngày 26/04/2020 của UBND tỉnh Long An về việc điều chỉnh tên người sử dụng đất, diện tích đất và cho phép công ty TNHH MTV chuyển từ hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất;
- Quyết định số 2659/QĐ-UBND ngày 06/08/2020 của UBND tỉnh Long An về việc điều chỉnh tên chủ sử dụng đất tại Quyết định số 1361/QĐ-UBND ngày 26/04/2020;
- Quyết định chủ trương đầu tư số 3592/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh Long An;
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, năm 2019 có thể trở thành điểm khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới của Việt Nam với tốc độ tăng GDP cao hơn và bền vững hơn. Hết năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,08%, đánh dấu lần đầu vượt ngưỡng 7% sau một thập kỷ GDP hằng năm chỉ dao động quanh mức 6%.
Phân tích đóng góp vào tăng trưởng GDP từ phía tổng cung cho thấy khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,65%, đóng góp 8,8% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,89%, đóng góp 48,7%, riêng ngành công nghiệp chế biến - chế tạo tăng trưởng lên đến 12,65% - tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam; khu vực dịch vụ tăng 6,89%, đóng góp 42,5%.
Nhìn từ phía tổng cầu, tiêu dùng tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 7,71%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,52%; nhập khẩu tăng 14,22%. Tổng đầu tư trong nền kinh tế chiếm 34% GDP, trong đó tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và FDI đều tăng, trong khi tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước lại giảm so với các năm trước.
Nhìn lại sự phát triển kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, có thể đánh giá nền kinh tế những năm qua “có sự đột phá đa chiều”. Theo đó, khu vực công nghiệp khai khoáng có sự giảm sút do điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phụ thuộc ít hơn vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, chuyển sang công nghiệp cơ khí chế tạo. Chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hướng tốt khi giảm dần tỷ lệ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, chuyển sang dịch vụ (hiện đạt gần 42%). Chất lượng tăng trưởng chuyển dịch tích cực, có đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp được cải thiện.
Đáng chú ý, ổn định kinh tế vĩ mô là điểm sáng khá rõ nét khi lạm phát duy trì ở mức ổn định. Trong 3 năm qua, mức lạm phát được kiềm chế dưới 4%. Bên cạnh đó, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, đạt mục tiêu thâm hụt thương mại dưới 3% kim ngạch xuất khẩu. Đối với tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc kiểm soát; chính sách tiền tệ có thận trọng nhất định như đặt mức tăng trưởng tín dụng năm 2020 là 17% song thực tế có thể đạt mức 15%.
Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong năm 2020 có nhiều chuyển biến tích cực. Có 131.275 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với 1,48 triệu tỷ đồng tổng vốn đăng ký và 1,12 triệu người lao động trong các doanh nghiệp này, 34.010 doanh nghiệp trở lại hoạt động, và chỉ có 90.651 doanh nghiệp ngừng hoạt động.
Kỳ vọng tăng trưởng
Nếu nhìn ở góc độ ổn định vĩ mô, có thể nói rằng Việt Nam đã duy trì ổn định khá tốt. Năm 2020 gần khép lại và một kế hoạch cho năm 2021 đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2021 từ 6,6-6,8%, tức tăng thêm 0,1 điểm phần trăm so với mục tiêu của năm 2020. Các mục tiêu kinh tế khác gần như không đổi so với mục tiêu năm trước. Cụ thể, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục duy trì trong khoảng từ 33-34% GDP, kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%, tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Chính phủ có thể có cơ sở để lạc quan các mục tiêu này với những điểm tích cực như năng suất lao động được cải thiện, tín dụng thời gian qua được điều hành hỗ trợ tăng trưởng; mặt bằng lãi suất duy trì ổn định; lạm phát và tỷ giá được kiểm soát là tiền đề cho ổn định vĩ mô và tăng trưởng. Tình hình trong nước có vẻ sáng sủa hơn khi thương mại được thúc đẩy thông qua thực hiện và tham gia vào các hiệp định thương mại (FTA); tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh được tăng cường; tăng tiêu dùng do gia tăng tầng lớp trung lưu…
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam phải đương đầu với nhiều thách thức lớn trước mắt. Đầu tiên là các vấn đề nội tại, đó là, dư địa cho chính sách tài khoá và tiền tệ đang dần hạn hẹp, do vậy sức ép đến ổn định kinh tế vĩ mô thời gian tới sẽ lớn hơn. Nền kinh tế đang tồn tại một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro tác động đến tăng trưởng như phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, ví dụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài, hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị; tăng trưởng tín dụng và cung tiền ở mức cao, kéo dài tiềm ẩn rủi ro về nợ quốc gia. Đáng lo hơn là độ mở tài chính quốc gia đang cao hơn trình độ phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, năng suất lao động tuy được cải thiện xong vẫn ở mức thấp; tác dụng của cải thiện môi trường kinh doanh chưa rõ nét; nợ công thời gian qua tuy có giảm nhưng nợ nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ đang có xu hướng tiệm cận với giới hạn an toàn.
Về tác động ngoại lực từ tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Có một xu hướng chung là kinh tế thế giới và thương mại quốc tế được dự báo sẽ suy giảm trước những biến động của giá hàng hoá quốc tế và việc thắt chặt chính sách tiền tệ của một số nước lớn hay chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia. Và đặc biệt là ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã bước sang hiệp thứ ba và tính chất căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu dịu nhiệt.
Sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình với tốc độ gần 4%/năm giai đoạn (1986-2020). Thành tựu của ngành trong vài thập kỷ qua thực sự ấn tượng, góp phần ổn định chính trị - xã hội cho đất nước, đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu.
Ngành đạt mức tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản 3,76%, là mức cao nhất trong bảy năm gần đây, đóng góp trực tiếp vào phát triển đất nước; thực hiện tái cơ cấu đúng hướng, nhờ đó nhiều loại sản phẩm có sản lượng lớn, kim ngạch xuất khẩu cao, từ đó, đóng góp quan trọng vào xuất khẩu cả nước vượt mức kế hoạch, vươn lên đứng thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á. Theo Bộ NN-PTNT, năm 2020, hầu hết nông sản được tiêu thụ kịp thời, giá ở mức có lợi cho nông dân. Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp ước đạt 40,02 tỷ USD, tăng 9,6 % so năm 2019; thặng dư thương mại đạt 8,72 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 19,51 tỷ USD, tăng 1,4%; thủy sản ước đạt 9,01 tỷ USD, tăng 8,5%; đồ gỗ và lâm sản ước đạt 9,34 tỷ USD, tăng 15,7%. Tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, trong đó 5 mặt hàng có kim ngạch hơn 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ: 8,86 tỷ USD; tôm: 3,59 tỷ USD; rau quả: 3,81 tỷ USD; cà phê: 3,46 tỷ USD; hạt đỉều: 3,43 tỷ USD).
Nông lâm nghiệp được nhận định là một phần không thể thiếu của bất cứ quốc gia nào kể cả các nước phát triển, nó là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm và đời sống cho xã hội.
Những thuận lợi trong phát triển nông lâm nghiệp:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi với khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với những vùng miền trên cả nước. Môi trường sinh thái ở nông thôn được đầu tư và bảo vệ, tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững, nguồn lao động dồi dào có khả năng học hỏi nhanh và sáng tạo ra những máy móc phục vụ sản xuất cùng với truyền thống và tập quán cần cù chịu khó của người nông dân trong sản xuất sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của nông nghiệp.
- Các chính sách của nhà nước cũng như khoa học công nghệ ngày càng phát triển phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Có nhiều chính sách hỗ trợ từ trung ương để hỗ trợ sản xuất. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn được tăng cường từ thủy lợi đến giao thông, có nhiều chương trình phát triển nông nghiệp bền vững ở khắp các tỉnh thành.
- Trình độ khoa học kỹ thuật công nghiệp, mức độ cơ giới hóa công nghiệp từng bước được cải thiện và áp dụng vào trong sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp trên diện rộng. Các giống cây mới thích nghi phát triển, tạo ra sự đột phá mới về số lượng và chất nông sản trong thời gian qua góp phần nâng cao tình cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Các cam kết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)… cùng với những cơ chế đã và đang tiếp tục được ký kết sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Bên cạnh đó, vị thế của ngành Nông nghiệp gia tăng thông qua các thị trường trung gian, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Từ hội nhập, nông nghiệp có cơ hội đón những dòng đầu tư mới, nhất là đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành nông lâm nghiệp, trong thời gian vừa qua, ngành nông lâm nghiệp còn bộc lộ nhiều khó khăn và điểm yếu:
- Thiên tai thường xuyên xảy ra hàng năm gây thiệt hại nặng nề như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí quyển và hiệu ứng nhà kính. Nhiều loại dịch bệnh phát triển và trở nên khó kiểm soát. Tính chất nhiệt đới gió mùa làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
- Tình trạng lạm dụng hóa chất hiện nay đã đến mức đáng báo động dẫn tới nguy cơ đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu, ngành chế phẩm sinh học yếu nên thường nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều sản phẩm bị cấm sử dụng. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa được chú trọng, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm.
- Diện tích đất canh tác nông nghiệp bị giảm mỗi năm và việc sản xuất nông nghiệp nhiều khi còn mang tính tự phát và không đạt được hiệu quả cao.
- Hệ thống hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở nông thôn còn chưa đạt yêu cầu và có nhiều bất cập dẫn tới khó khăn để thu hút lao động kỹ thuật cao trong ngành và thu hút vốn đầu tư.
- Đội ngũ khoa học nông nghiệp tuy đông nhưng không mạnh, còn thiếu cán bộ đầu ngành giỏi; nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Công nghệ sinh học thiếu nhân lực trình độ cao nên chậm được triển khai; điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo còn lạc hậu, không đồng bộ, dẫn đến tình trạng đào tạo nhân lực cho khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn chưa gắn lý thuyết với thực hành, thiếu các nghiên cứu chuyên sâu trên một đơn vị sản phẩm.
- Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến phát triển chậm, sản phẩm xuất bán ra thị trường chủ yếu là sản phẩm thô, chưa nhiều mặt hàng nông sản đã qua chế biến có giá trị cao.
- Công tác phát triển thị trường xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một số thị trường chính của nông sản Việt Nam thiếu ổn định. Tình trạng được mùa mất giá vẫn thường diễn và chưa có những giải pháp hữu hiệu.
III. TÌNH HÌNH NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH LONG AN
Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
Tuy tốc độ tăng trưởng của ngành chưa cao trong 5 năm qua và tỷ trọng đóng góp vào khu vực kinh tế của tỉnh có xu hướng điều chỉnh giảm. Nhưng Long An có một số thế mạnh về nông nghiệp nên việc tập trung phát triển lĩnh vực này luôn được quan tâm đặc biệt là thực hiện tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đặc biệt là triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chủ yếu xây dựng 4 vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao (vùng sản xuất lúa, rau, thanh long và vùng chăn nuôi bò thịt), nhằm tạo bước đột phá phát triển của tỉnh đến năm 2020. Đánh giá 6 tháng đầu năm 2020, khu vực nông – lâm – thủy sản có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng ngành đạt 5,12%; trong đó, nông nghiệp 5,4%, lâm nghiệp giảm 0,69%.
Từ năm 2019 đến nay, ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng khá, nhiều cây trồng và giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như cây thanh long; chanh; rau ăn lá; lúa và các giống vật nuôi bò ngoại, lợn ngoại; các giống gia cầm hướng trứng, hướng thịt. Nhiều loại nông sản hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu như: Lúa 2,8 triệu tấn/năm; rau, đậu các loại 180 ngàn tấn/năm; hoa quả 158 ngàn tấn/năm (trong đó, thanh long 78 ngàn tấn/năm; chanh 75 ngàn tấn/năm); sản lượng thịt hơi các loại 72 ngàn tấn/năm; trứng gia cầm 160 triệu quả/năm. Công tác quy hoạch của tỉnh bước đầu đã triển khai hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại.
Long An có 44.481 ha diện tích rừng, cây trồng chủ yếu là cây tràm, cây bạch đàn. Nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích đất rừng chuyển sang đất trồng lúa. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, chính quyền địa phương đã có hướng tập trung quy hoạch lại vùng phát triển trồng cây lâm nghiệp, tuy tốc độ phát triển ngành chưa ổn định nhưng đến nay đã có những chuyển biến tích cực.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì ngành nông lâm nghiệp của Long An còn có những tồn tại, hạn chế như: phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là theo hình thức kinh doanh hộ gia đình, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ lực; chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao; áp dụng công nghệ mới chưa đồng bộ.
Cùng với đó, mô hình hợp tác giữa các bên tham gia còn lỏng lẻo, thiếu chức năng điều phối của sự kết hợp và chưa có một cơ chế rõ ràng cũng như độ tin cậy lẫn nhau, nên tình trạng phá vỡ hợp đồng thường xảy ra khiến phương thức tiêu thụ theo mô hình hợp tác giữa các bên chưa trở thành phương thức tiêu thụ chủ đạo trong hệ thống tiêu thụ nông sản của tỉnh.
Huyện Đức Huệ nằm ở phía bắc tỉnh Long An với diện tích tự nhiên (DTTN) 43.162,9 ha, chia thành 11 đơn vị hành chính (10 xã và 01 thị trấn). Ranh giới hành chính huyện Đức Huệ tiếp giáp với 4 huyện của tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh và Campuchia, cụ thể phía Đông Bắc giáp huyện Đức Hòa, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thủ Thừa và Bến Lức, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An và Campuchia.
Đức Huệ ở vào vị trí là rìa phía Đông Bắc vùng Đồng Tháp Mười, tiếp giáp vùng Đông Nam bộ, là nơi chuyển tiếp từ Đông Nam bộ xuống ĐBSCL. Từ vị trí địa lý kể trên, tiếp nhận nguồn nước ngọt bổ sung từ hồ Dầu Tiếng, Đức Huệ phát huy thế mạnh sản xuất nông sản hàng hóa đặc trưng của ĐBSCL như: lúa, mía đường, thịt (heo, bò, vịt), tôm cá và lâm sản (tràm). Đồng thời, với vị trí là cửa ngõ gần nhất từ biên giới Campuchia - qua thị trấn Hậu Nghĩa về TP. Hồ Chí Minh, nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại (xuất nhập khẩu qua biên giới), thu hút vốn đầu tư từ ngoài vào (kinh tế trang trại, dịch vụ, thương mại,. . .).
Bên cạnh những thế mạnh nêu trên, huyện Đức Huệ một số hạn chế: huyện nằm ở vùng khó khăn của tỉnh Long An, hạ tầng chưa được đầu tư hoàn thiện nên khả năng gia thông đường bộ còn hạn chế; vùng đất bị nhiễm phèn, phân bố không đều đan xen giữa giồng, bưng, trũng nên sẽ gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp theo vùng. Đặc biệt huyện là vùng có nguồn nước ngầm rất thấp và có độ khoáng cao. Do đó, khi phát triển cần tận dụng nguồn nước mặt từ Hồ Dầu Tiếng; gần biên giới Campuchia.
1.2 Khí hậu – Thời tiết:
Khí hậu huyện Đức Huệ mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa.
Theo số liệu quan trắc của trạm Hiệp Hòa nhiệt độ bình quân năm là 26,80C, với nhiệt độ trung bình cao nhất 31,10C và nhiệt độ thấp nhất 23,80C. Lượng mưa trung bình năm 1.840 mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình tương đối ổn định giao trung bình hàng năm là 83,4%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đặc biệt là cây mía, lúa, ngô, rau đậu thực phẩm.
Đức Huệ nằm ở vùng dự án thủy lợi kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây; song nguồn nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống . . . chủ yếu từ sông Vàm Cỏ Đông. Dòng chính dài 260 km, phần sông Vàm Cỏ Đông là ranh giới phía Đông Bắc của Đức Huệ dài 32 km, đây là đoạn trung lưu (Hiệp Hòa), sông rộng bình quân 200m, sâu -17m, lưu lượng mùa kiệt tại Gò Dầu hạ 12,9 m3/s.
Hiện nay, nhờ có hồ Dầu Tiếng xả nước qua kênh Tây và nước hồi quy nên mặn 4g/l đã lùi xuống Xuân Khánh, phần sông Vàm Cỏ Đông thuộc Đức Huệ đã được ngọt hóa quanh năm. Bằng hệ thống các kênh nối trực tiếp với sông Vàm Cỏ Đông kéo nước ngọt vào nội đồng (hướng Đông - Tây) đã tạo động lực quan trọng và có ý nghĩa gần như quyết định thúc đẩy phát triển sản xuất và cải thiện đời sống cho nhân dân ở huyện Đức Huệ.
Trên bề mặt đất huyện Đức Huệ có 62,86% diện tích được phủ bởi lớp trầm tích Holocene (QIV), còn gọi là phù sa mới; còn lại 36,02% phủ bằng trầm tích cổ Pleistocene (QI - QIII). Trong trầm tích Holocene, nước ngầm bị nhiễm phèn, độ sâu xuất hiện tầng nước ngầm từ 120 - 200m, có độ khoáng hóa cao (> 3g/l). Nước ngầm ở trầm tích cổ có hàm lượng tổng số độ khoáng hóa : 1 - 3 g/l. Quá trình thực hiện chương trình nước sạch nông thôn và khoan khai thác nước ngầm của UNICEF thường phải khoan sâu > 150m, nước giếng khoan muốn sử dụng an toàn phải qua thiết bị lọc. Như vậy, Đức Huệ là nơi nghèo nước ngầm, nước có độ khoáng hóa cao, đầu tư khoan khai thác (giếng) phải đủ độ sâu và bắt buộc phải có thiết bị lọc nước mới sử dụng cho sinh hoạt được, nên cần đầu tư lớn và đồng bộ.
Sông rạch huyện Đức Huệ chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông, thời gian một ngày triều là 24 giờ 50 phút, có hai đỉnh và hai chân triều, song biến động không đều theo tháng. Đỉnh triều lớn nhất vào tháng 12, nhỏ nhất vào tháng 4, tháng 5; biên độ triều trung bình mùa kiệt 0,75 - 0,85m, mùa lũ 0,45 - 0,60m. Do vậy, vào mùa khô có thể lợi dụng thủy triều để tưới nước hoàn toàn tự chảy; song do biên độ triều không lớn và cường độ triều không đủ mạnh như ngoài dòng chính nên khả năng đẩy nước từ sông Vàm Cỏ Đông vào sâu trong nội đồng bị yếu dần.
Lũ lụt ở Đức Huệ do ảnh hưởng của hai nguồn sinh lũ là: lũ từ thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông và lũ từ sông MêKông chuyển qua sông Vàm Cỏ Tây gây ra. Lũ đến muộn (tháng 9, 10), độ sâu ngập dao động từ 0,7 - 1,5m, nơi ngập sâu nhất là các xã phía Nam như Bình Hòa Hưng, Bình Thành, Bình Hòa Nam. Nói chung, lũ có tác động ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, nhưng không ác liệt như ở các huyện đầu nguồn.
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 năm 1998 của Phân viện Quy hoạch - TKNN cho thấy: Toàn huyện có 3 nhóm đất với 9 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó, nhóm đất phù sa nhiễm phèn 3.063 ha (chiếm 7,11% DTTN), nhóm đất xám có 15.523 ha (chiếm 36,02% DTTN) và nhóm đất phèn 24.024 ha (chiếm 55,75% DTTN). Như vậy, 100% diện tích đất của huyện Đức Huệ thuộc loại ''đất có vấn đề'', đất huyện Đức Huệ xếp ở cấp ít thích nghi hoặc phải cải tạo mới thích nghi. Do đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được xem là một hạn chế lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Huệ.
Địa chất: Đất đai của huyện Đức Huệ hình thành từ hai loại trầm tích: Trầm tích phù sa non trẻ (Holocene) và trầm tích phù sa cổ (Pleistocene); trong đó đa số là trầm tích Holocene có chứa vật liệu sinh phèn.
- Trầm tích Holocene bao phủ trên 60% DTTN của huyện, nó phủ trùm lên trầm tích phù sa cổ.
- Mẫu chất phù sa cổ bao trùm gần 36% DTTN.
- Trầm tích không phân chia khoảng 4% DTTN.
Do vậy, khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cần tính toán đầu tư đảm bảo độ ổn định bền vững.
- Với vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hóa sản xuất tại Đức Huệ dễ dàng vận chuyển bằng đường bộ vào tham gia thị trường hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh – thị trường có sức mua lớn nhất cả nước. Đồng thời, có cơ hội tiếp nhận những tiến bộ khoa học – công nghệ áp dụng trong lĩnh vực công – nông lâm - ngư nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học lớn nhất nước.
- Các cơ sở công nghiệp chế biến và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản liên kết đầu tư và thu mua nông thủy sản tại Đức Huệ có tiềm năng sản xuất, nhất là: rau, sữa tươi và thịt gia súc.
- Tiềm năng đất cho phát triển công nghiệp khá phong phú. Là vùng đất xám, cao và có nước tưới, thích hợp trồng đậu phộng, rau, các loại cây dùng làm thức ăn cho gia súc (bắp, cỏ) và kết hợp nuôi bò. Bò và đậu phộng là 2 nông sản truyền thống nổi tiếng của Đức Huệ được thị trường Đông Nam Bộ biết đến. Nếu biết phát huy kinh nghiệm, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được nâng cấp, xây dựng mới, nhất là hệ thống thủy lợi (tiếp nước ngọt, tiêu úng, kiểm soát lũ, sổ và ém phèn ...), giao thông, điện khí hóa nông thôn; vừa tạo tiền đề vừa là động lực thúc đẩy công nghiệp và nông - thủy sản hàng hóa theo hướng thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi ... ở mức cao hơn.
- Công nghiệp Đức Huệ phát triển ổn định và vững chắc với quy mô lớn sẽ hỗ trợ đắc lực cho nông nghiệp, kể cả đầu vào và đầu ra nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, đồng thời đây cũng là thị trường quan trọng tiêu thụ nông thủy sản hàng hóa mà huyện sản xuất ra.
- Trong công cuộc đổi mới cùng chính sách hòa nhập, toàn cầu hóa, khu vực hóa kết hợp các chính sách hỗ trợ tại địa phương sẽ tạo cơ hội để huyện Đức Huệ thu hút nguồn vốn đầu từ bên ngoài nếu điều kiện cơ sở hạ tầng được đáp ứng tốt.
- 100% diện tích đất nông nghiệp ở Đức Huệ thuộc loại đất “có vấn đề”. Đất xám có độ phì nhiêu thấp (nghèo và mất cân đối về dinh dưỡng trong dung dịch đất), đất phèn có nồng độ độc tố cao (SO42-, Al3+, Fe2+) trong khi nguồn nước sử dụng cho nông nghiệp lại có hạn
- Ngập lũ và úng cục bộ, cộng với diễn biến phức tạp của thời tiết gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp (nhất là hạn hán do hiện tượng Elnino gây ra với tần suất ngày càng nhiều hơn).
- Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên nước ngầm do khai thác quá ngưỡng cho phép đã và đang tiếp tục xảy ra khá phổ biến, đồng thời với nguy cơ ô nhiễm môi trường nước - đất - không khí do rác thải, nước thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp chưa được xử lý hoặc chưa được xử lý triệt để. Tình trạng lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chất thải chăn nuôi và bụi đất cát do các công trình xây dựng, làm đường giao thông, san lấp mặt bằng ... đang ngày càng đe dọa đời sống người dân và làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
- Hạ tầng cơ sở phát triển chưa cao: giao thông đối nội, đối ngoại chưa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Trình độ học vấn của nhân dân chưa cao, các cơ sở y tế, giáo dục còn nghèo về vật chất, mức độ đô thị hóa chưa cao. Chất lượng nguồn lao động và nhân lực trên địa bàn huyện còn thấp, đặc biệt là số lượng cán bộ kỹ thuật, quản lý chuyên sâu về chuyên môn nông nghiệp, công nghiệp.
- Thị trường tiêu thụ một số nông sản hàng hóa của Đức Huệ có nhiều biến động ,trong khi đó năng suất và chất lượng hàng hóa sản xuất tại Đức Huệ còn thấp, giá thành sản phẩm cao nên sức cạnh tranh kém.
Là huyện thuần nông, còn nhiều khó khăn nhưng sau nhiều năm nỗ lực, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tổng giá trị sản xuất năm 2019 đạt 4.280 tỉ đồng (theo giá năm 2010), tăng 10,91% so năm 2018. Trong đó, lĩnh vực nông - lâm - thủy sản có giá trị sản xuất toàn ngành gần 2.800 tỉ đồng, tăng 7,01% so với năm 2016.
Để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thời gian qua hệ thống thủy lợi ở huyện được tập trung đầu tư, các kênh, mương nội đồng được nạo vét và mở rộng. Bên cạnh đó, việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh; đồng thời các chương trình khuyến nông triển khai hiệu quả nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá khả quan.
Cùng với định hướng chung của tỉnh, ngành nông lâm nghiệp tại Đức Huệ tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch cây trồng, vật nuôi theo các tiêu chuẩn một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Địa phương sẽ xây dựng mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Bên cạnh ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất, huyện Đức Huệ tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, điện, thủy lợi nội đồng,… đáp ứng yêu cầu ứng dụng được cơ giới hóa, vận chuyển hàng hóa, máy móc, trang thiết bị, nông sản. Đặc biệt, tỉnh thực hiện cơ chế thu hút các thành phần kinh tế tham gia; trong đó, quan tâm đến doanh nghiệp đầu tàu, ngành, sản phẩm chủ lực dẫn dắt, tiềm năng.
Địa phương tập trung chủ yếu vào một số vùng, lĩnh vực, loại cây, con có thế mạnh và vào một số khâu quan trọng nhằm tạo đột phá mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, an toàn, hiệu quả và bền vững. Một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng và giá trị cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), phục vụ trong nước và xuất khẩu được chú trọng như thanh long, chanh không hạt, bò thịt.
Thành quả trong năm 2019 đã triển khai tốt Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trên địa bàn huyện Đức Huệ đã xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao tại các xã Bình Hòa Bắc, Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Thạnh Bắc và Mỹ Thạnh Tây. Huyện có 2 mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao với diện tích 64,5 ha (56,4 ha theo tiêu chuẩn GlobalGAP; 8,10 ha theo hướng hữu cơ); mô hình sản xuất thiên lý đạt chuẩn VietGAP với diện tích 9,6 ha ứng dụng hệ thống tưới phun tự động, sử dụng phân hữu cơ vi sinh ở xã Mỹ Thạnh Đông và Bình Hòa Bắc; mô hình sản xuất rau theo hướng an toàn với diện tích 0,5 ha ứng dụng trồng rau trong nhà lưới, cơ giới hóa trong khâu làm đất, hệ thống tưới phun tự động…
Cây keo lai thuộc họ thực vật: Đậu, họ phụ: Trinh nữ. Cây gỗ cao đến 25-30m, đường kính 30-40cm. Thân gỗ thẳng, tròn đều, tán phát triển cân đối, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt. Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc và rễ bàng, đầu rễ cám có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.
Cây Keo Lai có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, cho chất lượng gỗ cao, ổn định. Hơn nữa, so với Keo Lá Tràm hay Keo Tai Tượng, Keo Lai có thể chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với thời tiết khô hạn, sống trên đất ít dinh dưỡng. Vì thế, Keo Lai được trồng nhiều trên địa bàn Bình Phước và các tỉnh Nam Bộ. Chọn nơi trồng có vĩ độ 10-220Bắc, độ cao dưới 500m so với mực nước biển, dốc dưới 250. Nhiệt độ bình quân 21-270C, tối cao tuyệt đối 42,10C, tối thấp tuyệt đối -0,80C. Lượng mưa 1.400-2.400 mm, lượng bốc hơi 540-1.200 mm. Số tháng mưa trên 100mm là 5-6 tháng tập trung trong mùa Hè. Đất dày trên 50-60cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, chua pHKCl từ 3,5-5,0. Mùn từ trung bình đến giàu, trên 2% ở tầng mặt. Trảng cỏ cây bụi, không hoặc có cây gỗ rải rác, nứa tép, lồ ô,…, nương rẫy bỏ hoá, rừng thứ sinh nghèo kiệt.
Keo lai là một trong các loài cây chủ lực cung cấp gỗ nguyên liệu giấy. Tỷ trọng gỗ 0,542, hàm lượng xenlulô 45,36%, tổng các chất sản xuất bột giấy 95,2%, hiệu suất bột giấy 52,8%, độ nhớt của bột 36,6, độ chịu gấp, chịu đập cao hơn hoặc trung gian của 2 loài keo bố mẹ.
Những cây Keo Lai lớn có thân gỗ tròn, vân gỗ đẹp sẽ được thu mua với giá cao để sản xuất làm hàng cao cấp, hàng xuất khẩu. Những “phụ phẩm” ngoài thân Keo như cành, nhánh, cây nhỏ cong, xấu có thể bán cho nhà máy giấy, ứng dụng làm copha trong xây dựng thay vì dùng làm củi như trước đây.
Với giá trị kinh tế cao, Cây Keo Lai đang được mở rộng với quy mô lớn nhanh chóng. Ngoài tác dụng chính là lấy gỗ phục vụ lợi ích kinh tế, Keo Lai còn có khả năng cải tạo đất, chống xóa mòn, chống cháy rừng. Keo Lai mọc nhanh, cành lá phát triển mạnh, xanh quanh năm, sau khi trồng 1-2 năm rừng đã khép tán giúp cải thiện được tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng, che chắn hạn chế dòng chảy, trả lại 1 lượng cành khô lá rụng cho đất, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Nhiều nơi như công viên, đường, xung quanh nhà cũng trồng Keo Lai để chắn nắng gió, chắn bụi…
Keo lai hiện đang được trồng nhiều tại các khu vực Duyên hải miền trung: Bình Định, Quảng Trị; khu vực Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Phước; khu vực Tây Nguyên: Lâm Đồng, Gia Lai; khu vực Đông Bắc Bộ: Quảng Ninh, Lạng Sơn; và gần đây được mở rộng phát triển trồng tại các tỉnh Nam Bộ.
Cây keo lai đang chứng minh được hiệu quả kinh tế với những ưu điểm là sản phẩm thương mại, giá bán cao. Cây trồng chỉ 3 - 5 năm cho thu hoạch, mỗi ha cho sản lượng khoảng 200 - 250m3 gỗ (mỗi m3 nặng 800kg). Giá gỗ mấy năm nay ổn định trên dưới 1.500.000 đồng/tấn. Các phụ phẩm cành, nhánh cũng bán được giá 500.000 đồng/tấn. Bình quân mỗi ha cho tổng thu khoảng 100 - 150 triệu đồng, lợi nhuận thu về trung bình khoảng 30 – 50 triệu đồng.
Hiện tại công ty TNHH Hvà công ty TNHH Vin đã ký biên bản về việc hợp tác trồng rừng. Công ty TNHH Vin thuộc Tập đoàn - Nhật Bản, công ty có nhà máy sản xuất ván gỗ nhân tạo với vốn đầu tư là 100 triệu USD, công suất 250.000 m3/năm. Trong đó, công ty TNHH Vin sẽ hỗ trợ khảo sát và hỗ trợ kỹ thuật trồng rừng; đồng thời, cam kết thu mua nguồn gỗ từ rừng trồng của công ty TNHH H. Hai bên ưu tiên mua bán theo giá nguyên liệu thị trường.
Không chỉ mang tính chất trang trí thẩm mĩ, cây cảnh còn giúp điều hoà nhiệt độ, mang lại bầu không khí an toàn, dễ chịu. Nắm bắt được nhu cầu này, lĩnh vực kinh doanh cây cảnh đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Một số loại cây cảnh quan để đầu tư như: Bằng lăng nước, Móng bò, Muồng hoa đào, Lộc vừng, Sò đo cam, Cây chuông vàng, Kèn hồng, Phong linh vàng, Cây Kè bạc, Cây Dầu rái, Cây Sao đen, Cây Bàng Đài Loan, …
Các loại cây trên được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á: phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Australia. Cây có chiều cao trung bình 7-16 m, nhiều trường hợp cây cũng có thể cao đến 30 m, đường kính thân có thể lên tới 1 m.
Tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với với nhiều loại đất khác nhau phù hợp trồng trên khuôn viên, vỉa hè, đường phố, vườn nhà.
2. Lợi ích kinh tế
Hầu hết người dân trong các đô thị lớn ngày nay thường sống trong các căn hộ chung cư, nhà ống diện tích nhỏ. Mặc dù rất yêu thích thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của cây cảnh đối với sức khỏe nhưng họ không có đủ không gian để trồng cây xanh. Đó là lý do tại sao các loại cây cảnh, đặc biệt là cây cảnh nhỏ ngày càng trở nên phổ biến. Hơn nữa, với vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đã và đang càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc ở các khu đô thị, nơi đất chật người đông, ít cây cối, thì nhu cầu về sử dụng cây cảnh để cải thiện môi trường sống của mọi người ngày càng tăng. Cây cảnh được ưa chuộng từ nhà ở đến các cơ quan làm việc, đến từ mọi lứa tuổi khác nhau.
Không chỉ mang tính chất thẩm mỹ, cây cảnh còn giúp điều hoà nhiệt độ, mang lại bầu không khí an toàn, dễ chịu. Từ đó, nảy sinh nhu cầu mua hàng lớn đến từ người tiêu dùng. Vì vậy mà hiện tại, kinh doanh cây cảnh có tỷ suất sinh lời lớn.
Thị trường cây cảnh quan hiện nay rất lớn. Với nhu cầu đô thị hoá ngày càng nhanh, nhu cầu về cây cảnh quan cũng ngày càng tăng theo.
Sự phát triển “ vượt bậc” của các khu đô thị cùng với sự khắc nghiệt của thời gian và thời tiết khiến cảnh quan môi trường đứng trước nguy cơ xuống cấp và thoái hóa nghiêm trọng.
Quá trình đô thị hóa và những tác động từ lối sống đô thị cũng dần dần phai nhạt các cảnh quan thiên nhiên có sẵn. Rất nhiều cảnh quan tự nhiên được thay thế bởi các công trình xây dựng, kiến trúc mới.
Do đó, tầm quan trọng của việc gây dựng lại cảnh quan môi trường tự nhiên ngày càng được đánh giá cao. Trọng điểm là cải thiện cảnh quan các khu đô thị, đường xá, các khu công nghiệp,…
Tuy nhiên, với hiện trạng diện tích đất để trồng cây không còn quá nhiều cùng sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết, khí hậu thì giải pháp kiến tạo cảnh quan môi trường như thế nào để toàn vẹn nhất.
- Thứ nhất, các mặt hàng rau quả chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như các điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu, địa hình, nguồn nước… Những nhân tố này tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và ảnh hưởng đến giá cả, nguồn hàng rau quả cho xuất khẩu. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp thì cây trồng sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu dẫn tới cả năng suất và chất lượng đều giảm.
- Thứ hai là mang tính thời vụ: Việc sản xuất, thu hoạch thường được tiến hành theo mùa vụ rõ ràng cụ thể với từng loại cây và từng khu vực nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc của con người cũng như sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, do đó chất lượng, giá cả có sự biến động nhất định với từng loại rau quả theo từng mùa vụ. Vào chính vụ thì chất lượng đồng đều, số lượng lớn, phong phú về chủng loại giá cả vì thế mà cũng sẽ rẻ hơn. Nếu trái vụ hoặc thời tiết không thuận lợi thì hàng rau quả khan hiếm chất lượng không đồng đều, giá cả sẽ cao hơn.
- Thứ ba là mang tính phân tán và tính địa phương: Mỗi loại cây khác nhau phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau do đó sẽ trồng và phát triển ở những vùng khác nhau như cây chè thường phù hợp với điều kiện thời tiết đất đai của các tỉnh miền núi phía Bắc trong khi đó cây cà phê lại thích hợp với môi trường đất đỏ bazan của các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng… Mặt khác, hàng rau quả phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân nhưng sức tiêu thụ lại tập trung ở thành phố và các khu công nghiệp tập trung. Phương thức lưu thông hàng rau quả là phân tán – tập trung, nông thôn – thành thị vì vậy việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên.
- Thứ tư là có tính tươi sống: Hàng rau quả phần lớn là các loại rau quả tươi, số ít là rau quả đã qua chế biến, nên trong quá trình thu hoạch và vận chuyển dễ bị dập, nát dẫn đến kém phẩm chất. Hơn nữa chủng loại, số lượng chất lượng cũng rất khác nhau khi thu mua cần đặc biệt lưu ý phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển nhằm làm cho phương thức kinh doanh phù hợp đặc điểm của từng loại. Thu mua, vận chuyển phải nhanh chóng, kịp thời tránh hao tổn.
- Thứ năm là hàng rau quả phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, chất lượng của nó tác động trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt coi trọng và quy định chặt chẽ trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản. Ngày nay chất lượng sản phẩm đã trở thành công cụ cạnh tranh hiệu quả và để xâm nhập vào các thị trường khó tính thì đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết mà thị trường đó đặt ra.
- Thứ sáu là hàng rau quả gồm nhiều chủng loại và chất lượng của từng mặt hàng cũng rất khác nhau. Mỗi loại hàng khác nhau có tính chất, đặc điểm khác nhau, sinh trưởng và phát triển trong các điều kiện không giống nhau, thu hoạch và chế biến theo những cách thức riêng nên chất lượng cũng khó đồng đều, ngay trong mỗi mặt hàng thì chất lượng cũng đã được quy định thành nhiều loại khác nhau.
Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành trồng trọt đang tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển mạnh đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác phù hợp nhu cầu thị trường, nhất là các loại cây ăn quả có thị trường tiêu thụ tốt. Đặc biệt, năm nay đầu ra cho rau quả rất khả quan khi giá hầu hết các loại quả đều tăng và giá lúa cũng ổn định. Các địa phương đã chuyển đổi được 185,7 nghìn ha gieo trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả và các cây màu, cây làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang các nước bạn ngày càng tăng, trong đó có nhóm mặt hàng rau quả xuất khẩu với kim ngạch ước tính xấp xỉ 4 tỉ USD trong năm 2020. Đây là ngành hàng có sự tăng trưởng rất tốt, ấn tượng nhất của ngành nông nghiệp trong năm qua nói riêng cũng như những năm gần đây. Xuất khẩu rau, quả đang tăng trưởng bền vững, và đang còn rất nhiều cơ hội và dư địa phát triển.
Theo số liệu nghiên cứu của Viện Kinh Tế Nông Nghiệp, hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả cho mỗi người mỗi năm (không bao gồm tiêu thụ rau quả như một phần sản phẩm chế biến và tiêu thụ ở nhà hàng). Con số này con cao hơn tại 2 thành phố lớn là người Hà Nội tiêu thụ 86 kg rau và 68 kg quả/năm và người TP HCM tiêu thụ 84,6 kg rau/năm và 74,6 kg quả/năm.
Thói quen tiếp cận nguồn thực phẩm của người tiêu dùng trong nước có những thay đổi cơ bản và hướng chuỗi siêu thị và cửa hàng tiên ích, nhưng vẫn phân bố tập trung tại các chợ.
Theo Điều 3 của Luật Công nghệ cao năm 2008, Công nghệ cao (CNC): là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp. Đặc trưng của sản xuất tại các khu NNCNC: đạt năng suất cao kỷ lục và hiệu quả kinh tế rất cao.
Theo Luật Công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 5 chức năng cơ bản là: (1) nghiên cứu ứng dụng; (2) thử nghiệm; (3) trình diễn CNC; (4) đào tạo nguồn nhân lực; (5) sản xuất sản phẩm NNCNC. Trong đó 3 chức năng: sản xuất, thử nghiệm, trình diễn mang tính phổ biến, 2 chức năng còn lại tùy đặc điểm của từng khu.
Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ (Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Các tiêu chí cho khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của khu nông nghiệp ứng dụng CNC;
- Có khả năng thu hút đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước thực hiện sản xuất sản phẩm NNUDCNC.
- Có điều kiện xây dựng kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện …) đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong nông nghiệp;
- Lấy con người làm gốc, dựa vào đội ngũ cán bộ khoa học.
- Có sự tham gia của giới doanh nghiệp.
- Có môi trường kinh tế, xã hội, môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, hoạt động theo nguyên tắc của cơ chế thị trường.
- Vai trò của khu NNUDCNC: Phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực, là đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ.
Khái niệm NNCNC đã được nhắc đến từ những năm 2000, tuy nhiên do nhiều yếu tố, chỉ đến năm 2004 một số doanh nghiệp mới dè dặt áp dụng ở Lâm Đồng, Cần Thơ.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, kinh tế và khoa học phát triển hơn, khả năng tài chính tốt hơn, nhận thức về NNCNC tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh những cảnh báo trầm trọng trong vấn đề an toàn thực phẩm tăng lên, nhiều tỉnh thành và doanh nghiệp cả nước mới chính thức bắt tay vào chiến dịch đầu tư cho NNCNC.
Hiện cả nước có 29 Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch ở 12 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 7 khu đã đi vào hoạt động, tập trung vào khâu nhân giống và phát triển ở 3 lĩnh vực trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi.
Chính phủ cũng có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển nông nghiệp CNC, điển hình là các chính sách về đất đai, gói tín dụng 100.000 tỷ đồng mới thông qua gần đây, hay mức thuế suất ưu đãi cho doanh nghiệp kinh doanh NNCNC đang được dự thảo ban hành…
Rất nhiều công ty lớn ngoài ngành đã nhận thấy sự tiềm năng của ngành NNCNC và không bỏ lỡ cơ hội tham gia thị trường này. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư nông nghiệp bài bản với quy mô lớn như Vingroup, PAN Group, Hoàng Anh Gia Lai, Lộc Trời, NutiFood, Dalat Hasfarm, Ecofarm:
- Vingroup với thương hiệu Vineco triển khai mô hình liên hết với 1000 hợp tác xã và hộ nông dân từ năm 2016.
- Hoàng Anh Gia Lai với kết quả thực hiện đến năm 2020 dành 20.000ha trồng cây ăn quả, lượng bò thịt là trên 100.000 con và bò sữa là 20.000 con.
- PAN Group với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đi hơn 20 quốc gia trên thế giới và đang tiếp tục đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng vào nông nghiệp thông qua các thương vụ M&A.
- NutiFood cũng mới đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2019 để phát triển cà phê tại Đắc lắc.
- Công ty Lộc Trời với chuỗi giá trị nông nghiệp từ giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm dinh dưỡng hữu cơ sinh học, sản phẩm gạo, đóng gói bao bì tạo ra một vòng đời khép kín cho sản phẩm. Mới đây, Lộc Trời đã kí kết đầu tư 7.800 tỷ đồng vận hành chuỗi khép kín trên diện tích đất 2.000ha tại Thái Bình.
Dễ thấy các ứng dụng nhà kính, tưới tiêu, công nghệ gene, theo dõi mã cây trồng vật nuôi… được áp dụng rộng rãi trong nhiều trang trại ở Việt nam hiện nay.
Tỉ lệ đóng góp GDP của nông nghiệp cho nền kinh tế hiện đạt 22% và tỉ lệ xuất khẩu tăng lên 23 - 35%, trong khi tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 50%.
Đó là những bước tiến khá rõ nét, tuy nhiên nếu nhìn trên bản đồ NNCNC thế giới với những thành tựu và hiệu quả cụ thể, có thể thấy Việt nam vẫn còn đứng đoạn cuối trên con đường công nghệ hóa nông nghiệp.
Rất nhiều khó khăn cản trở các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và chinh phục NNCNC, điển hình như đầu ra chưa đảm bảo, năng lực công nghệ khoa học yếu kém, nhân lực có tay nghề và trình độ trong ngành thiếu trầm trọng, không có quỹ đất lớn để sản xuất, hợp tác với nông dân còn nhiều rủi ro vì tính tuân thủ hợp đồng yếu, hệ thống cung cấp vốn cho doanh nghiệp chưa phát triển, tiếp cận các chính sách ưu đãi còn nhiều trở ngại... Có thể nói, đầu tư NNCNC ở Việt nam còn muôn vàn khó khăn dù đã có những thành công bước đầu.
Ðể đạt mục tiêu đến năm 2020 có các vùng chuyên canh sản xuất những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương như lúa cao sản, thanh long, chanh, rau màu và chăn nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh Long An đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC). Mục tiêu là giúp nhà nông giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất, tăng thu nhập, phát triển ổn định và thân thiện với môi trường.
Về trồng lúa chất lượng cao, qua gần một năm triển khai thực hiện đề án, tỉnh Long An đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, toàn tỉnh hiện có hơn 30% trong số 233 nghìn héc-ta đất trồng lúa chất lượng cao và theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 1.500 ha lúa ƯDCNC với 500 ha áp dụng máy cấy, 1.000 ha ứng dụng tia la-de để san phẳng mặt ruộng. Ngoài ra, 20.000 ha đất nông nghiệp của 8.141 hộ tham gia trồng lúa theo mô hình cánh đồng lớn, ƯDCNC đã được 16 doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm.
Tỉnh còn tập trung ứng dụng công nghệ cao vào chuyên canh rau, quả xuất khẩu. Ðến nay, toàn huyện đã có hơn 125 ha thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Năm nay, huyện sẽ thực hiện 685 ha thanh long ƯDCNC tại các xã, với 1.848 hộ tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và áp dụng mô hình tưới tiết kiệm… Hiệu quả của việc ƯDCNC vào quá trình sản xuất đã giúp giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính bền vững với môi trường. Hiện sản phẩm thanh long Tầm Vu đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan...
Bên cạnh đó, cây chanh là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh, đứng thứ ba sau lúa gạo và thanh long. Thời gian qua, cây chanh đã giúp nông dân trong tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhanh chóng. Toàn tỉnh hiện có khoảng 6.000 ha trong số 8.400 ha đang cho trái, sản lượng ước đạt hơn 110 nghìn tấn/năm. Trong đó, có gần 50% sản lượng chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, được 35 cơ sở và hai HTX tổ chức sản xuất, thu mua xuất khẩu sang Thái Lan, Malaysia, Singapore, EU, Trung Quốc và các nước Trung Ðông, với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 45 triệu USD/năm.
Định hướng phát triển của tỉnh Long An:
- Long An phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 20 nghìn héc-ta cánh đồng lớn trồng lúa cao sản ở các huyện thuộc vùng Ðồng Tháp Mười; 2.000 ha thanh long ở huyện Châu Thành; 3.000 ha rau tại huyện Cần Giuộc, huyện Ðức Hòa, TP Tân An. Ngoài ra, để phát huy thế mạnh của cây chanh, Long An đã xây dựng đề án “Sản xuất và tiêu thụ chanh thương phẩm” gắn ƯDCNC trong vùng chuyên canh đến năm 2020 là 10.000 ha.
- Bên cạnh đó, tỉnh đang đẩy mạnh phương án vận động, hỗ trợ nông dân ƯDCNC trong chuyên canh rau màu để từng bước tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, bảo đảm sức khỏe người trồng và người tiêu dùng tập trung ở hai huyện Cần Giuộc và Cần Ðước như: xây dựng các nhà lưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn nông dân những kỹ thuật mới như trồng theo phương pháp thủy canh và bón phân hữu cơ, hệ thống tưới nước tiết kiệm,…
- Riêng đối với ngành chăn nuôi, việc ƯDCNC bắt đầu được quan tâm từ năm 2004 và đến nay đã có khoảng 15% số gia trại chăn nuôi lợn được áp dụng phương pháp “chuồng lồng”, trang bị hệ thống phun sương làm mát, núm nước uống và máng tự động; 15% số hộ chăn nuôi bò sữa tại các huyện Ðức Hòa, Ðức Huệ có trang bị máy vắt sữa; hộ chăn nuôi gà, nuôi lợn cũng đã ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học vào sản xuất...
- Dự kiến đến cuối năm 2020, thu nhập của người dân khu vực nông thôn của tỉnh sẽ tăng gấp 1,6 lần so với năm 2018, đạt mức khoảng 49 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo dưới mức 3% theo tiêu chí mới; hơn 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, và có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thôn mới…
- Ðể đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Long An đang đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia phát triển nông nghiệp ƯDCNC, nhất là ưu tiên về công nghệ sinh học, công nghệ thâm canh, chế biến sau thu hoạch, công nghệ thông tin và tự động hóa.
- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi giá trị các trang thiết bị cần thiết thực hiện kiểm định nhanh tại hiện trường để tự giám sát chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, thiết kế bao bì, tem nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Ðẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm công nghệ sinh học Ðồng Tháp Mười để làm đầu mối cung cấp dịch vụ ươm công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác… xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản nông sản.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại trên cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại.
- Tổng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân và hộ nông dân tham gia thực hiện cánh đồng lớn gắn với cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2020 là hơn 213 tỷ đồng.
Công ty TNHH Ho sẽ tổ chức sản xuất rau theo đúng quy trình mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành (Số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 về Quyết định Ban hành quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn) - quy trình VietGAP và một số sản phẩm trọng tâm theo quy trình GlobalGAP. Sản phẩm rau củ quả sản xuất ra sẽ được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp chứng nhận.
2.1 Quy trình 1: Sản xuất cây giống
Trong sản xuất nông nghiệp, muốn đạt được năng suất cao thì khâu chuẩn bị cây giống phải tốt. Yêu cầu quy trình sản xuất cây giống rau phải được thực hiện nghiêm ngặt, tránh bị tác hại do sâu, bệnh và các yếu tố môi trường bất lợi khác. Như vậy, quá trình ươm cây phải thực hiện được theo các bước sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị khay và giá thể trồng
+ Nếu là khay cũ thì phải được xử lý tiêu diệt nguồn bệnh.
+ Giá thể phải không độc hại với cây con, có khả năng thoát nước tốt, phải chứa dinh dưỡng để cây đủ khoẻ. Quan trọng là giá thể cũng phải không chứa nguồn sâu, bệnh.
- Bước 2: Đóng giá thể vào khay (30-50 lỗ) và gieo hạt.
Công ty sẽ sử dụng máy gieo hạt để có năng suất cao. Sau khi gieo hạt, các khay được ủ trong nhà cho hạt nảy mầm mới đưa ra ngoài nhà kính.
- Bước 3: Chăm sóc cây giống trong nhà màng
+ Khi hạt mọc mầm, sẽ chuyển các khay ươm ra vườn. Vườn ươm được thiết kế là những nhà kính đảm bảo thật kín không để côn trùng xâm nhập. Nhà được thiết kế có màng che mưa trên mái, xung quanh là lưới mắt nhỏ (100 lỗ/cm2) có thể ngăn cản được côn trùng nhỏ như bọ phấn, bọ trĩ, rệp. Khay được sắp xếp trên giàn cách mặt đất tối thiểu 70 cm. Làm như vậy để tránh nguồn bệnh từ đất do nước tưới bắn lên cây.
Đề án nông nghiện công nghệ cao và dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong trồng rau sạch và cây ăn trái, thuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao, mẫu dự án nông nghiệp CNC
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn