Thuyết minh hiện trạng rừng khu vực xin chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích thực hiện dự án
Ngày đăng: 03-03-2023
878 lượt xem
Thuyết minh hiện trạng rừng khu vực xin chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích thực hiện dự án: Nhà máy Điện mặt trời Thanh Hóa I
tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa.
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Khái quát về dự án
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Điện mặt trời Thanh Hóa I tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa được Công ty cổ phần tập đoàn năng lượng MT Việt Nam đề nghị đầu tư xây dựng tại khu đất nằm trên địa giới hành chính xã Phú Lâm trên cơ sở Công văn số 1104/TTg-CN ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự án Điện mặt trời Thanh Hóa I vào quy hoạch điện VII điều chỉnh với công suất 160MWp. Khu đất nằm trong vùng quy hoạch đất công nghiệp theo Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 07/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Và theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tĩnh Gia đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 1638/QĐ-UBND ngày 2 03/5/2019, vị trí khu đất Công ty đề xuất đầu tư dự án được quy hoạch là đất xây dựng Nhà máy điện mặt trời.
Diện tích tự nhiên khu đất: 192,6 ha. Trong đó:
- Diện tích đất rừng: 142,65 ha (đất rừng sản xuất theo Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 về phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025).
- Diện tích đất khác là: 49,95 ha (gồm đất ONT, BHK, CLN, LUC, BCS, DGT, DTL, SON theo Biên bản khảo sát hiện trường ngày 12/1/2021 giữa Công ty và Ban quản lý KKT Nghi Sơn, UBND xã Phú Lâm, các Sở Xây dựng, Sở TNMT, Công thương, NN&PTNT).
Dự án nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng điện, đặc biệt là đang được dự báo thiếu hụt để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong tương lai. Dự án phù hợp với quy hoạch và các quy định của pháp luật hiện hành. Để thực hiện các bước thủ tục đầu tư xây dựng Công ty cổ phần tập đoàn năng lượng MT Việt Nam thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành là Công ty TNHH VMD Thành Hưng tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng rừng khu vực xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích thực hiện dự án: Nhà máy Điện mặt trời Thanh Hóa I tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Lâm nghiệp số: 16/2017/QH14, ngày 15/11/2017; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số: 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc Hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số: 14/2022/QĐ-TTg ngày 25/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định thí điểm về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền cyar Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An tại các Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2.
Căn cứ Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 /11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 07/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050.
Căn cứ Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;
Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh: số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 về phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025; số 721/QĐ-UBND ngày 28/02/2020 về phê duyệt, công bố hiện trạng rừng tỉnh Thanh Hóa năm 2019.
Quyết định số 1638/QĐ-UBND ngày 03/5/2019 UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tĩnh Gia.
Công văn số 1104/TTg-CN ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự án Điện mặt trời Thanh Hóa I vào quy hoạch điện VII điều chỉnh với công suất 160MWp.
Công văn số: 229/SNN&PTNT - KHTC Thanh Hoá, ngày 20/012021 của SỞ NN&PTNT Thanh Hóa V/v tham gia ý kiến về việc Công ty cổ phần tập đoàn năng lượng MT Việt Nam đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn.
Công văn số 36/CCKL-SDPTR, ngày 13/01/2021 của Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa V/v tham gia ý kiến về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án: Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1, tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn của Công ty cổ phần tập đoàn năng lượng MT Việt Nam.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG RỪNG
3.1. Nội dung điều tra đánh giá hiện trạng rừng:
Nội dung điều tra thực hiện theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng. Điều tra xác định ranh giới, vị trí, địa danh hành chính toàn bộ khu đất, xác định ranh giới từng lô rừng trong khu đất; Khảo sát, đánh giá xác định diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, phòng hộ, sản suất), diện tích rừng theo nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, trồng); hiện trạng rừng; trữ lượng rừng của từng lô rừng trong khu vực thực hiện dự án Nhà máy Điện mặt trời Thanh Hóa I tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thông tin đánh giá làm căn cứ để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 và Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật.
3.2. Phương pháp điều tra đánh giá hiện trạng rừng:
3.2.1. Điều tra ngoại nghiệp
- Phương pháp điều tra vị trí, ranh giới, diện tích rừng:
+ Sử dụng Bản đồ mapinfor nguồn làm nền là bản đồ 3 loại rừng đã được phê duyệt theo Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 và bản đồ địa giới hành chính xã Phú Lâm. Hệ quy chiếu bản đồ là VN2000 múi chiếu 30.
+ Sử dụng máy định vị GPS cầm tay tương thích với nền bản đồ trên để tiến hành khoanh đo xác định vị trí ranh giới, diện tích khu đất đề nghị thực hiện dự án.
- Phương pháp điều tra trữ lượng
+ Tiến hành lập Ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2/ô, tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra từ 0,01% - 0,05%.
+ Điều tra cây gỗ: xác định tên loài cây, phẩm chất cây, đo chiều cao vút ngọn bằng cách dùng sào cao 5m kết hợp mục trắc ước lượng phần còn lại của cây và đo đường kính thân tại vị trí 1,3 m tất cả các cây nằm trong ô tiêu chuẩn. Tính toán trữ lượng rừng từ cây có đường kính 6 cm trở lên.
3.2.1. Xử lý, tính toán nội nghiệp
- Sử dụng phần mềm Mapinfo và bản đồ nền hệ quy chiếu bản đồ là VN2000 múi chiếu 30 (nói ở phần điều tra ngoại nghiệp) để tính diện tích, cắt và biên tập về tỉ lệ 1:2000; in bản đồ sau khi đã có số liệu ngoại nghiệp.
- Phương pháp tính trữ lượng như sau:
+ Tính các chỉ tiêu bình quân về đường kính D1,3 và chiều cao Hvn theo phương pháp bình quân theo các OTC và các trạng thái rừng.
- Sử dụng phần mềm Exel để xử lý, phương pháp thống kê toán học tính toán trữ lượng rừng.
3.3. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng rừng:
3.3.1. Phạm vi ranh giới khu đất thực hiện dự án:
- Toàn bộ phạm vi ranh giới khu đất thực hiện dự án nằm trong địa giới hành chính xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa, thuộc Tiểu khu 667, Khoảnh 25a và 25b và được giới hạn bởi các điểm có tọa độ (hệ tọa độ VN2000 KT 1050 múi 30) gồm: Điểm 1 (571465,03; 2148057,39), điểm 2 (571786,34; 2147374,18), điểm 3 (572026,83; 2146872,43), điểm 4 (571333,08; 2146872,83), điểm 5 (570514,52; 2146193,80), điểm 6 (569897,82; 2147273,05), điểm 7 (570220,44; 2147515,47), điểm 8 (570715,32; 570715,32).
- Điều tra đánh giá khẳng định tổng diện tích khu vực đề nghị thực hiện dự án 192,6 ha. Trong đó, toàn bộ diện tích đất rừng theo quy hoạch là 142,65 ha, bao gồm:
+ Đất trống: 10,82 ha, bao gồm đất trống và rừng mới khai thác chưa trồng lại.
+ Đất đã trồng rừng: 131,83 ha, bao gồm diện tích trồng rừng chưa thành rừng: 78,01 ha; Diện tích đã thành rừng: 53,82 ha.
- Địa điểm, diện tích đất rừng từng loại được phân tích đánh giá, thống kê cụ thể xem chi tiết tại Biểu 1,2,3,4,5,6,7 đóng kèm hồ sơ.
3.3.2. Loại đất, loại rừng, đối tượng quản lý:
- Tổng diện tích đất rừng theo quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2025 là 142,65 ha. Toàn bộ diện tích đất này đều thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng trồng theo Quyết định 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa và đã được giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp theo Nghị định Nghị định số 02/CP ngày 15/ 01/ 1994 của Chính phủ. Thông tin về loại đất, loại rừng, đối tượng quản lý cụ thể như sau:
IV. KẾT LUẬN
Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng rừng tại khu vực xin chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án Nhà máy Điện mặt trời Thanh Hóa I tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa như sau:
4.1. Vị trí, ranh giới: Giữa bản đồ và thực địa rõ ràng, được xác định nằm trong ranh giới địa giới hành chính xã Phú Lâm. Khu vực này được quy hoạch đất công nghiệp, đất quy hoạch xây dựng nhà máy điện mặt trời, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước. Khu vực bao gồm diện tích đất rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng trồng phù hợp với các quy định được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật.
4.2. Về diện tích, trữ lượng rừng khu vực xin chuyển đổi mục đích:
Diện tích tự nhiên khu đất: 192,6 ha. Trong đó:
- Diện tích đất khác là: 49,95 ha (gồm đất ONT, BHK, CLN, LUC, BCS, DGT, DTL, SON theo Biên bản khảo sát hiện trường ngày 12/1/2021 giữa Công ty và Ban quản lý KKT Nghi Sơn, UBND xã Phú Lâm, các Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT).
- Diện tích đất rừng trồng là rừng sản xuất: 142,65 ha (đất rừng sản xuất theo Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 về phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025). Trong đó:
+ Đất trống: 10,82 ha.
+ Đất đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng: 78,01 ha (không có trữ lượng).
+ Đất đã trồng thành rừng là: 53,82 ha. Trữ lượng rừng khoảng 37,37 m3/ha và tổng trữ lượng khoảng 1.935,55 m3.
4.3. Về bản đồ:
Khảo sát, đo vẽ và biên tập bản đồ hiện trạng rừng tỉ lệ 1/2000 đúng theo quy định tại Luật đo đạc và bản đồ: 27/2018/QH14, Nghị định số: 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật đo đạc và bản đồ và các quy định hiện hành khác của Nhà nước có liên quan.
(Có bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1/2000 kèm theo)
V. KIẾN NGHỊ
Hiện nay, Công ty cổ phần tập đoàn năng lượng MT Việt Nam đang thực hiện các bước trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật hiện hành; trong đó, cần phải thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng sang mục đích thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về Lâm nghiệp.
Đề nghị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hiện trạng rừng khu vực đề nghị đầu tư dự án để quyết định chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng sang mục đích thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành, làm căn cứ để Chủ đầu tư tiến hành thực hiện các công việc tiếp theo./.
Thuyết minh hiện trạng rừng khu vực xin chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích thực hiện dự án dưới tan rừng
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn